Dấu Hiệu Chào Mào Bị Bể / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Raffles.edu.vn

Chào Mào Bị Bể, Chào Mào Mất Lửa Cách Nhận Biết Và Phòng Tránh

Nói đến gà bị bể có lẽ anh em chơi gà ai cũng biết. Gà đi đá mà thua trận, gặp con khác không chịu đá nữa,cũng có con đá nhưng lại đá với con khác màu lông với con nó thua trận, chứ giống màu lông cũng không đá. Những con này thường để ăn thịt hoặc giữ lại lấy giống.

Với chào mào bể thì cần chế độ chăm sóc tốt và phải kiên trì mới may ra phục hồi được. Chào mào bể hay còn gọi vỡ chim là chào mào chơi bị thua trận hoặc sợ 1 cái gì đó, có thể mất lửa do chim khác đè nẹt, cho chim cắn nhau, làm chim hoảng sợ.

Chào mào bể người: Do hay hù chim, hoặc chim đang ngủ tới lấy lồng làm chim giật mình, cũng có thể do bắt chim bổi ra cắt móng, nhổ lông làm cho chim sợ. Dẫn đến chim bay loạn xạ khi người tới gần, hoặc đang chơi gặp người là bay tán loạn, sụp mào. Trường hợp này khác với chim chào mào bổi hoặc bổi già nha. Cách này muốn trị thì siêng chăm sóc, gần chim thì sẽ dần hết thôi.

Chào mào bể với chim khác: Nguyên nhân do bị con khác chét ché, nạt nộ giữ quá. Nguyên nhân này thường do chim chưa được căng lửa, kè gần chim căng lửa, chim già mùa, hoặc cho chim ép sát lồng cắn nhau, dẫn đến bể chim.

Nhận biết chim chào mào bị bể Cách trị chào mào bị bể

Với chim má trắng lên thì cách trị rất khó,còn với chim bổi thì trị thành công cao hơn. Anh em treo chim ở nơi yên tĩnh, không nghe tiếng con chim khác, với chế độc chăm sóc như bình thường nhưng cần bổ sung thêm mồi tươi. Hoặc có chim mái thì ngày cho kè mái khoảng 15 – 30 phút để chim nhanh lấy lại lửa. Cứ chế độ chăm sóc như vậy khoảng 1 – 2 tháng thấy chim sung thì anh em bắt đầu mang chim đi dợt lại nhưng chú ý treo chim ở xa, không kè gần, dợt vậy khoảng 3 lần thì mang kè gần, nhưng chỉ kè với chim yếu lửa và chim ít mùa. Nếu thấy chim bắt đầu chơi lại thì anh em đã thành công,còn chưa chịu chơi thì cứ chế độ chăm sóc, dợt dãi đều đặn như vậy,để lấy lửa lại dần cho chim.

Cách phòng chào mào bị bể

Đừng có chọc hay làm cho chim hoảng sợ. Chơi chim đừng cho cắn nhau,lỡ bị chim người ta cắn thì 90% là bể luôn. Chim mới mang đi cội thì nên treo xa khoảng 2, 3 lần rồi bắt đầu cho lại gần. Không kè với chim già mùa, thấy chim chơi yếu thế thì xách chim ra liền. Đặc biệt là đừng để người ta xúi treo gần làm bể chim.

Đó là những kinh nghiệm của bản thân mình lúc trước đã gặp và may mắn là đã trị thành công. Chúc anh em sức khỏe và có cách nào hay thì chia sẻ cùng anh em nha.

Chào Mào Bị Ho Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Chào mào bị ho làm thế nào để trị hiệu quả

Chào các bạn đam mê chim cảnh, mình xin chia sẻ kinh nghiệm của mình về chào mào bị ho, hay còn gọi là ho gió. Và mình đã chữa thành công cho nhiều con.

Dấu hiệu nhận biết chim bị ho

Chào mào thỉnh thoảng kêu tiếng chắt chắt, tùy nặng hay nhẹ mà tiếng kêu dài hay ngắn. Bệnh này làm cho chim khó chịu, chào mào hót ít hơn bình thường. Nếu để lâu sẽ làm cho bệnh nặng hơn và có thể bỏ ăn hoặc chết.

Nguyên nhân bệnh ho ở chào mào

Thường do thay đổi từ vùng này đến vùng khác, như chuyển từ Bắc vào Nam, hay từ Trung ra Bắc, nên khí hậu thay đổi, do phơi nắng cho chim quá lâu hay nó ngửi các mùi khó chịu của thuốc diệt muỗi, khói thuốc lá…. Cũng không loại trừ trường hợp do ăn, uống, hoặc lồng không được dọn vệ sinh.

Cách chữa trị bệnh ho ở chào mào

Khi thấy chim bị ho, nhiều người thường tìm thuốc cho chim uống. Đây cũng chính là nguyên nhân gây tử vong cao nhất. Bởi chim phát hiện mùi vị lạ thường sẽ không ăn, uống hoặc uống rất ít dẫn đến mất nước, chim suy kiệt dần và chết đi.

Tùy theo mức đô bệnh nặng, nhẹ mà có hướng điều trị thích hợp. Tùy theo cơ địa của từng con chim mà phục hồi sớm hay muộn. Mình xin nêu ra vài cách để trị ho cho chim.

Cách 1 : Sử dụng mật ong

Cho 1 – 2 giọt mật ong vào cóng nước, đánh cho mật ong hòa tan vào nước rồi cho chim uống, canh sao cho chim uống hết ngày rồi ngày mai thay cóng khác, cứ làm vậy khoảng 3 ngày là hết. Treo chim ở nơi thoáng mát, đây là cách rất tốt để chim nhanh phục hồi.

Cách 2 : Cho chim ăn cam Cách 3 : Dùng hành tím

Dùng củ hành tím thái mỏng ra, sau đó dùng vải hoặc tấm mùng ( màn ) đặt trên nóc lồng rồi trùm áo lồng lại, treo chim nơi có ánh sáng để chim nghỉ ngơi, tránh để nơi hướng gió lùa. Mình thường sử dụng cách này kết hợp với uống mật ong thì thấy hiệu quả nhất. Những chú chim ho liên tục không dứt sau khi dùng hành tím và trùm khoảng 3 ngày là hết hẳn.

Cách 4 : Sử dụng thuốc EFFERALGAN

Sử dụng Viên sủi Efferalgan 500mg đối với chim ho quá nặng và yếu, thuốc này có tác dụng làm giảm đau và hạ sốt rất tốt. Bằng cách pha 1 viên với 200ml nước để cho chim uống, chim uống khoảng 3 ngụm thì có thể lấy thuốc ra và cho nước sạch vào.

Đối với chim quá yếu hoặc không uống thì bắt ra cho uống. Khi bắt chim thì cần bắt nhanh, tránh làm chim bay nhiều mệt. Nhỏ khoảng 3 – 4 giọt nước pha thuốc cho chim uống, nhỏ từ từ tránh chim sọc nước.

Khi chim đã tự uống nước hoặc nhỏ được 3 – 4 giọt thì khoảng 30 phút là chim sẽ tỉnh táo và ăn được. Lúc này các bạn nên cho chuối vào cho chim ăn để lấy lại sức, nên thay đổi trái cây từng ngày cho chim.

Chim đã có dấu hiệu phục hồi thì có thể pha thuốc ho trẻ em cho chim uống hoặc dùng mật ong như cách trên thì chim sẽ hết bệnh thôi.

Cách Chữa Chào Mào Bị Ho Đơn Giản Hiệu Quả

Chào mào bị ho là điều mà rất nhiều anh em quan tâm bởi bệnh này rất phổ biến và nguy hiểm. Chào mào bị ho thường là do thay đổi khí hậu, thời tiết hoặc một số do ăn cám hạt lớn dẫn đến. Nhìn chung khi các bạn thấy chào mào kêu khẹt khẹt, chét chét… là chào mào của bạn đã bị ho rồi đấy. Việc đầu tiên là chúng ta phải đi chữa bệnh cho em nó thôi.

Dấu hiệu nhận biết chịm bị ho Nguyên nhân chim bị ho

Nguyên nhân khiến chim chào mào bị ho đầu tiên đó là sự thay đổi khi hậu, nơi ở. Ví dụ như ở ngoài bắc trời đang nóng bỗng lạnh đột ngột. Hoặc do các bạn di chuyển chim từ vùng này sang vùng khác chim chưa kịp thích ứng dẫn đến bị ho. Thường thì anh em hay cầm chim di chuyển từ Bắc vào Nam hay các vùng miền là chim dễ bị bệnh này.

Nguyên nhân tiếp đến là do bạn phơi nắng chim quá lâu, hoặc vừa tắm xong cho phơi nắng lâu dẫn đến chim bị cảm. Hoặc chim ngửi phải các mùi khó chịu khác như thuốc lá, thuốc muỗi, mùi sơn…

Cách chữa chào mào bị ho Dùng mật ong Cho chim uống nước chè

Nghe có vẻ khó tin nhưng đây là sự thật đấy. Nếu chim chào mào của bạn mới bị ho và bị nhẹ thì các bạn pha một ít nước chè cho chim uống. Cách này dành cho các bạn không có mật ong và chim đang bị ho nhẹ.

Cho ăn cam

Khi chim bắt đầu bị ho hay bị nhẹ thì các bạn cắt đôi quả cam để cho chim ăn. Với những chú chim mới bị ho thì cách này đơn giản và hiệu quả nhanh chóng, chỉ khoảng 1 ngày là chim đã khỏi rồi.

Sử dụng hành tím

Sử dụng hành tím là một cách trị cho cho chim chào mào vô cùng tốt. Các bạn thái mỏng củ hành tím ra rồi cho vào vải hoặc vải màn đặt lên lóc lồng. Tiếp đến các bạn trùm áo lồng lại và treo chim vào nơi có ánh sáng để chim nghỉ ngơi, không treo chim ở nơi có gió lùa.

Bật Mí Dấu Hiệu Bồ Câu Sắp Đẻ Trứng Chuẩn Nhất

I. Kinh nghiệm nhận biết dấu hiệu bồ câu sắp đẻ trứng chuẩn nhất 1. Bồ câu đẻ mấy trứng?

Tùy vào giống bồ câu sẽ cho sản lượng và năng suất trứng khác nhau. Một số giống bồ câu được nuôi phổ biến tại nước ta là Bồ câu Pháp, bồ câu Gà và bồ câu ta. Ngoài ra còn một số giống bồ câu nuôi làm cảnh. Năng suất trứng cụ thể của từng loài như sau:

Bồ câu Pháp sinh trưởng và phát triển nhanh, độ tuổi sinh sản khá dài từ 4-5 năm, mỗi năm đẻ trung bình từ 8 -10 lứa. Con mái đẻ liên tục trong 5 năm, sau 3 năm thì khả năng sinh sản giảm sút. Từ 4-5 tháng tuổi, bồ câu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng, ấp sau 16-18 ngày sẽ nở. Chim bố sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc và nuôi dưỡng chim con. Chim mái nghỉ dưỡng sức từ 7-10 ngày sẽ đẻ lứa tiếp theo và tiếp diễn liên tục như vậy.

Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, bồ câu Gà đẻ trứng, mỗi lứa đẻ 1 cặp trứng, ấp sau 18 ngày sẽ nở ra chim con.

Bồ câu ta là giống chim khá mắn đẻ, mỗi năm đẻ từ 5-6 lứa với sản lượng trứng từ 10-12 quả/năm. Thời gian ấp trứng khoảng 15 ngày sẽ nở.

2. Nhận biết dấu hiệu bồ câu sắp đẻ trứng

Trung bình, bồ câu thường đẻ từ 5-8 lứa/năm. Nuôi sau 5-6 tháng có thể bán chim bồ câu thương phẩm. Thông thường chim bồ câu bố mẹ sẽ nuôi con từ 40 -60 ngày trước khi để lứa kế tiếp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc, chế độ dinh dưỡng bồ câu sẽ đẻ số lượng và mật độ khác nhau.

Dấu hiệu bồ câu sắp đẻ thường có các biểu hiện như sau:

Xù lông

Xệ đít và xệ xương đít để đủ rộng giúp trứng có thể chui ra

Vùng lông ở ức sẽ bị rụng nhiều

Xương ghim mở rộng

Bồ câu mái xuất hiện nhiều biểu hiện đặc trưng như: Vỗ cánh theo nhịp, thường nhảy ổ và nằm, đồng thời tha rác về lót ổ

3. Cách nuôi bồ câu nhanh đẻ

Để bồ nhanh đẻ trứng, bà con cần quan tâm tới cách ghép đôi, chuẩn bị ổ đẻ và chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc chim bồ câu trong thời kì sinh sản.

Cách ghép đôi bồ câu

Lựa chọn những con chim sở hữu các đặc điểm sau làm giống: có lông bụng dày, mượt, mỏ xẻ, không có dị tật, lanh lợi, đuôi nhọn. Nuôi chim đến gần 6 tháng sau đó mới tiến hành ghép đôi và nuôi riêng lẻ từng cặp. Mỗi cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, sau 3 năm hiệu suất đẻ trứng giảm nên thay mới.

Tiến hành ghép cặp sau khi xác định chính xác đâu là con trống, đâu là con mái. Nếu quan sát thấy hiện tượng chim đuổi theo nhau, con trống gù gọi con mái hoặc khi đôi chim rỉa lông cho nhau có nghĩa là đôi chim đã trở thành 1 cặp. Bà con tiến hành đánh dấu chim trống, chim mái để phòng khi chim bị lẻ đôi do một trong hai con chết, con còn lại sẽ bỏ đi nơi khác tìm bạn. Khi đó phải ghép đôi cưỡng bức cho con chim lẻ.

Ghép cưỡng bức bằng cách tách đôi ra, và đưa trống mái vào theo lựa chọn của mình. Chỉ một thời gian ngắn khi bồ câu ưng nhau, thì có thể thả ra, để tự do bay trong chuồng nuôi. Đôi khi có một vài trường hợp đánh nhau chảy máu, thì phải tách ra, ghép cặp với con khác.

Ghép đôi chim bồ câu có sự chọn lọc để đem lại hiệu quả tốt nhất. Con chim cái cần lựa chọn những con đầu đẹp, mình thanh, mau ăn còn con đực đầu to hơn, khỏe mạnh. Nếu đàn chim số lượng lớn, cách tốt nhất để ghép cặp là cho chim tự do chọn đôi.

Để bắt được chính xác cặp chim ghép đôi tự nhiên cần phải quan sát kĩ và không làm chim hoảng loạn. Tốt nhất nên thực hiện vào buổi tối khi cặp chim đứng cạnh nhau ngủ.

Bện vòng rơm lót ổ có đường kính bên trong khoảng 25cm, cao từ 12 -15cm hoặc hộp gỗ vuông có kích thước mỗi chiều 25cm, cao 12 -15cm rồi lót rơm dài, khô và sạch vào để làm ổ đẻ cho chim bồ câu. Tránh làm ổ bé quá dễ làm vỡ trứng khi chim xoay mình. Đặt ổ ở nơi yên tĩnh, hạn chế âm thanh, ánh sáng ảnh hưởng tới sự tập trung ấp trứng của bồ câu mái.

Thức ăn cho chim bồ câu sinh sản

Lượng thức ăn cần cung cấp cho bồ câu trong giai đoạn sinh sản rơi vào khoảng 60g/ngày và cân bằng giữa các loại thức ăn giàu tinh bột, đạm, béo và khoáng chất.

Bồ câu rất thích ăn các loại hạt như lua, ngô, đậu, bobo, kê… Do vậy, bà con thường trộn các loại thức ăn này với nhau, kích thích chim ăn nhiều.

– Thức ăn chính: bao gồm lúa, ngô do thực phẩm này dễ kiếm, hàm lượng dinh dưỡng cao và rẻ tiền. Do kích thước hạt ngũ cốc lớn, không nên để nguyên hạt cho chim ăn, vừa lãng phí thức ăn, vừa dễ gây hóc hoặc chim không tiêu hóa được. Nên sử dụng máy nghiền ngô vỡ mảnh 3A2,2Kw để làm nhỏ thức ăn ra theo kích thước khác nhau, phù hợp với từng lứa tuổi của chim, giảm công sức và thời gian sơ chế thức ăn. Bà con chỉ cần làm một mẻ lớn rồi đem cất trữ, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát để cho bồ câu ăn dần.

– Thức ăn phụ: các loại đậu như: đậu xanh, đậu đen, đậu nành… Tuy nhiên, do thành phần chất béo khá lớn, nên chỉ cho ăn với một lượng vừa phải và khuyến khích rang chín trước khi cho ăn.

– Sạn sỏi nhỏ: bà con nên sử dụng các sạn sỏi nhỏ đường kính hạt nhỏ hơn 3mm và trộn chung với muối, khoáng Premix để cho chim ăn, hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Thông thường, bà con phối trộn thức ăn hàng ngày cho bồ câu, vừa đảm bảo cung cấp đủ và cân bằng dinh dưỡng vừa ổn định lượng thức ăn chăn nuôi. Một số công thức phối trộn thức ăn đem lại hiệu quả kinh tế cao như:

– Thức ăn dùng nguyên liệu thô: 55% ngô, 25% đậu, 20% gạo đem trộn với nhau, nghiền nhỏ và dùng máy ép cám chim 3A1100W nén lại thành những viên có kích thước vừa miếng rồi cho chim ăn. Hoặc có thể điều chính công thức như sau: 50% ngô, 35% đậu, 15% gạo cũng đem lại kết quả tương tự.

– Thức ăn thô kết hợp với thức ăn tinh: sử dụng 50% cám viên kết hợp với 50% ngô.

– Thức ăn bổ sung: cho ăn bằng máng riêng với thành phần bao gồm: 80-85% khoáng Premix, 5% NaCl, 10 -15% sạn nhỏ và cho ăn đều đặn hàng ngày.

Bồ câu ăn gì nhanh đẻ trứng? Ngoài cung cấp đủ lượng thức ăn và cân bằng hàm lượng dinh dưỡng, bà con cần tăng khẩu phần ăn các loại như: đậu xanh, gạo lức, ngô, thóc… được sàng lọc kĩ, có chất lượng tốt và giảm các loại cám công nghiệp để chim có đủ dinh dưỡng và sức khỏe tốt, duy trì khả năng sinh sản cũng như chất lượng trứng. Bà con cần đảm bảo cho ăn 2 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhau 8 tiếng với lượng đều đặn và đúng giờ.

II. Bí quyết dùng trứng bồ câu giả tăng năng suất sinh sản

Một trong những cách kích thích bồ câu đẻ nhiều lần hơn chính là sử dụng trứng giả để giảm thời gian nghỉ giữa các lứa, tăng năng suất sinh sản. Kĩ thuật này được thực hiện bằng cách đưa trứng giả vào ổ để đánh lừa chim mẹ, trứng thật được lấy ra và cho vào lồng ấp (tăng tỉ lệ ấp nở thành công lên đến 90%). Chim mẹ ấp trứng giả hơn chục ngày sẽ tiết ra sữa diều nuôi con, lúc đó ghép con lại để chim mẹ nuôi, lấy trứng giả ra ghép cho ổ khác. 9-10 ngày sau chim mẹ có thể đẻ lứa trứng tiếp theo.

Phương pháp này giúp bà con nông dân tiết kiệm đến 3/4 thời gian so với phương pháp ấp trứng thủ công truyền thống, khi mà chim mẹ cần 40 – 45 ngày mới đẻ lứa kế tiếp. Từ đó giảm chi phí thức ăn, tăng năng suất và hiệu quả sinh sản.

Mời quý vị và bà con theo dõi video sử dụng Máy vỡ ngô thành mảnh 3A2,2Kw

11 Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Qua Phân Chim

Để chẩn đoán bệnh của chim nhanh nhất là dựa vào tình trạng phân chim. Việc kiểm tra lồng chim hàng ngày có thể cho bạn biết chim bị căng thẳng hoặc sắp bị bệnh, để báo động cho bạn chuẩn bị những biện pháp chăm sóc đúng đắn và kịp thời.

Từ đó, bạn có thể biết rõ tình trạng phân chim có bình thường hay không? Và nếu có gì bất thường thì nhanh chóng tìm cách chữa trị.

Phân là những chất thải rắn được thải ra từ hệ thống tiêu hoá của chim.

Cũng như động vật có vú, nước tiểu được tạo ra từ thận.

Thận của loài chim cũng thải ra chất urate, tức là axit uric cô đặc (là một chất thừa tạo ra trong quá trình bẻ mạch protein)

Phân, nước tiểu và urate được tập hợp ở lỗ huyệt, là điểm tận cùng của hệ thống tiêu hoá, nước tiểu và đường sinh sản. Ba chất thải thường đi ra ngoài cùng một lúc như là một đống phân.

Mặc dù, phân chim nhanh chóng bị lão hoá và khi phân bị lão hoá các chất hoà vào nhau làm cho chúng ta khó mà chẩn đoán đúng.

Những đặc tính của phân chim bình thường là:

Phân chim không có mùi

Tuỳ theo loại chim và chế độ ăn uống mà phân đặc và có màu nâu sậm hoặc xanh. Nếu bữa ăn chính là hạt thì phân sẽ có màu xanh đậm, trong khi nếu bữa ăn chính là thức ăn công nghiệp (thức ăn chế biến sẵn dạng viên), phân sẽ có màu của hạt thức ăn. Khi phân khô, nó thường có màu đen.

Nước tiểu trong suốt

Thông thường chim vẹt đuôi dài thải 35 đến 50 đống phân một ngày, trong khi loài chim lớn hơn lại thải ra ít hơn. Chim ăn phấn hoa như loài vẹt Lory (Ấn Độ, Úc) có số lượng lớn là phân lỏng hơn.

Bạn cần có khả năng phân biệt được giữa sự thay đổi nhiệt độ, ví dụ như về bệnh tiêu chảy. Cũng như sự thay đổi màu sắc, khối lượng, độ đặc và số lượng phân chim thải.

Một vài dấu hiệu bất thường của phân chim bao gồm:

Phân có màu hơi nhạt, màu vàng mù tạt, màu nâu gỉ sét, hoặc có lẫn máu.

Phân lớn khác thường hoặc phân có kết cấu không mịn, nhiều nước hoặc mềm xốp

Phân có chứa thức ăn không tiêu hoặc có mùi hôi

Nước tiểu có màu

Urate có màu vàng hoặc xanh lá

Có sự tăng, giảm đáng kể số lượng phân mà chim thải ra

Thay đổi màu sắc của sạn urat (phần thường có màu trắng chứa trong phân chim), nước thiểu (phần trong suốt), hoặc phần phân còn lại.

Thay đổi trong độ rắn: lỏng (lượng nước tiểu tăng), phân lỏng (tiêu chảy), phân rắn (táo bón)

Phân có chứa máu

Phân có chứa thức ăn chưa được tiêu hoá

Sạn urate tăng

Để tránh hiểu những dấu hiệu sai, cần phải kê khai bữa ăn gần nhất của chim:

Cây việt quất hoặc cây củ cải đường sẽ thay đổi đáng kể màu sắc của phân chim cảnh. Thức ăn có nhiều nước như trái cây, rau củ sẽ gia tăng lượng nước tiểu.

Sotaynongnghiep.com mong rằng các bạn đã có được những kinh nghiệm cảnh báo bệnh của chim qua việc quan sát phân chim hàng ngày.