Chữa Chào Mào Khàn Giọng / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Đừng Chủ Quan Khi Bị Khàn Giọng

Khàn giọng (khàn tiếng) không phải là một bệnh nặng nhưng nếu gây khó chịu, bất tiện và mất tự tin khi giao tiếp. Việc phòng tránh hiện tượng khàn giọng này không khó, chỉ cần bạn biết và chú ý làm theo.

Khàn tiếng là một hiện tượng thay đổi bất thường trong giọng nói của bạn với triệu chứng phổ biến là khô, ngứa cổ họng. Khi bạn bị khàn tiếng, giọng nói của bạn sẽ không được trong và mượt như bình thường mà âm bạn phát ra sẽ yếu hơi, nghe trần và nhỏ.

có thể là hậu quả của việc thanh quản bị viêm (viêm thanh quản). Bệnh khàn tiếng thường chỉ kéo dài một vài ngày nhưng nếu bạn bị khàn tiếng kéo dài trong một vài tuần thì bạn phải xem xét cẩn thận hơn, thậm chí bạn cần phải đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ tình trạng bệnh của mình.

Khàn tiếng thường được gây ra do nhiễm virus ở đường hô hấp trên. Có thể xuất hiện khi bạn bị viêm họng, viêm đường hô hấp. Các yếu tố phổ biến khác có thể góp phần, hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng khàn tiếng của bạn bao gồm:

– Do trào ngược axit, tức axit ở dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra hiện tượng ho, khàn tiếng

– Uống thức uống chứa caffeine và cồn

– La hét hoặc lạm dụng dây thanh âm của bạn

– Hít phải các chất độc hại

– Hạn chế nói chuyện và la hét nhiều trong thời gian bị khàn giọng

– Uống nhiều chất lỏng ẩm. Chất lỏng có thể làm giảm một số triệu chứng của bạn và làm ẩm cổ họng của bạn. Tránh chất chứa caffeine và rượu, vì chúng có thể làm khô cổ họng của bạn.

– Hãy tắm nước nóng, vì hơi nước từ vòi sen sẽ giúp mở đường hô hấp của bạn và cung cấp độ ẩm.

– Ngăn chặn hoặc hạn chế hút thuốc lá vì thuốc lá có thể gây kích thích cổ họng của bạn.

– Làm ẩm cổ họng của bạn bằng cách nhai kẹo cao su. Điều này kích thích tiết nước bọt và có thể giúp làm dịu của bạn.

– Loại bỏ chất gây dị ứng từ môi trường của bạn. Dị ứng thường có thể làm trầm trọng thêm hoặc kích hoạt khản giọng.

Cách phòng tránh hiện tượng khàn giọng

– Bỏ hút thuốc và tránh khói thuốc lá. Hít khói thuốc có thể gây ra sự kích thích của dây thanh âm và thanh quản và có thể làm khô cổ họng của bạn.

– Rửa tay thường xuyên. Khàn tiếng thường được gây ra bởi một bệnh nhiễm trùng hô hấp do virus. Rửa tay của bạn sẽ ngăn chặn sự lây lan của vi trùng và giữ cho bạn khỏe mạnh.

– Tránh đồ uống có caffeine và đồ uống có cồn.

– Cố gắng hạn chế việc quá sức cho cổ họng như hét to, nói quá nhiều, hát lâu,..Điều này có thể làm tăng áp lực lên dây thanh âm và gây viêm

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Phương Pháp Chữa Bệnh Khàn Tiếng Cho Chim Họa Mi

Nguyên nhân dẫn đến bệnh khàn tiếng ở chim họa mi rất đơn giản, chỉ cần chim họa mi không may bị nhiễm lạnh thì chúng sẽ bị cảm, dẫn đến viêm hộp minh quản làm hai dây thanh quản bị tổn thương.

Hệ quả của bệnh khàn tiếng ở chim họa mi: trường hợp nhẹ có thể phục hồi hoàn toàn, nếu bị nặng có thể hỏng hẳn tiếng hót vì vết viêm nhiễm sưng đau có mủ và các dây thanh quản dính nhau hoặc dính vào thành mình quản, lúc khỏi bệnh sẽ tạo ra sẹo vĩnh viễn không thể chữa được nữa.

Các cách chữa bệnh khàn tiếng ở chim họa mi hiệu quả nhất

Đối với trường hợp chim họa mi bị bệnh nhẹ, ta có thể áp dụng các cách sau

Cách thứ nhất: Dùng một viên than củi bằng quả trứng gà đang cháy đỏ, ngâm vào nửa bát nước lã sau một đêm, lọc lấy nước đó, vắt thêm mười giọt nước chanh và bỏ thêm vài hạt muối, đổ vào cóng cho chim uống, khoảng một tuần sau tiếng hót sẽ phục hồi dần.Cách thứ hai: Có thể dùng 100g giá đỗ, luộc lên lấy một cóng nước, hòa thêm vài giọt mật ong cho chim uống trong vài ngày sẽ khỏi.Đối với chim họa mi bị bệnh nặng: Trước hết cần dùng kháng sinh để chữa cho chim khỏi viêm họng đã để chim không bị tử vong. Sau đó tiến hành chữa như hai cách trên, nếu dây thanh quản không bị dính do sẹo thì chim sẽ khỏi, trường hợp vết viêm thành sẹo sẽ rất khó lấy lại giọng hót cũ, hiện nay chưa thấy có bài thuốc điều trị một cách hữu hiệu

Lưu ý: Trường hợp chim bị khàn tiếng do hung hăng hót thét lên trong khi thi đấu hoặc gặp chim khác dẫn đến giãn thanh quản và khàn giọng chứ không phải do điều kiện thời tiết thì bạn hãy phủ áo lồng, cho uống nước giá đỗ, đặt nơi yên tĩnh, không cho hót một tuần sẽ hồi phục.

Nguồn: https://camnangthucung.com/phuong-phap-chua-benh-khan-tieng-cho-chim-hoa-mi/

Cách Chữa Khàn Tiếng Bằng Mật Ong Nhanh Chóng Dễ Làm

Dùng mật ong chữa khàn tiếng được nhiều người ưa chuộng từ xưa đến nay vì tính hiệu quả cao mà cách làm lại đơn giản. Có thể sử dụng riêng mật ong hay kết hợp với các nguyên liệu khác cũng cho kết quả tương tự.

Nguyên nhân bị khàn tiếng là do bị viêm thanh quản, khi các dây thanh bị viêm nhiễm sẽ gây nên hiện tượng sưng đau, giọng nói bị rè, khi bị nặng thì có thể bị mất tiếng. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên thì sẽ thành viêm thanh quản mãn tính, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Các nguyên nhân chính gây viêm thanh quản dẫn tới khàn tiếng:

Những người làm các công việc như giáo viên, ca sĩ, MC, diễn giả, nhân viên tư vấn… phải sử dụng giọng nói nhiều gây ảnh hưởng tới thanh quản.

Bị các bệnh viêm xoang, cảm cúm mạn tính, viêm tai…gây nên hiện tượng nhiễm virus ảnh hưởng tới dây thanh quản.

Làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất độc hại.

Sử dụng rượu, bia, thuốc lá thường xuyên.

Trào ngược dạ dày thực quản…

Khi bị viêm thanh quản thì dấu hiệu ban đầu là sốt, mệt mỏi, sổ mũi, đau rát cổ họng, sau đó sẽ xuất hiện tình trạng khàn giọng kèm theo đờm đặc, trong trường hợp nặng thì có thể bị mất tiếng. Phương pháp đơn giản để trị khàn tiếng cấp tính là dùng mật ong cách làm rất đơn giản nhưng cho hiệu quả cao.

1. Cách chữa khàn tiếng bằng mật ong

1.1 Mật ong với nước ấm

Đây là cách làm phổ biến nhất khi sử dụng mật ong chữa khàn tiếng. Mật ong có tác dụng làm ấm, sát khuẩn cổ họng trong khi nước ấm có tác dụng làm dịu cổ họng, rất tốt cho những người bị khàn tiếng.

Nguyên liệu

10ml mật ong (tương đương 2 muỗng cà phê mật ong)

50m nước ấm khoảng 35 độ C. Không được pha nước sôi vì nước sôi sẽ làm mất tác dụng của các enzyme có trong mật ong

Cách thực hiện

Pha mật ong với nước rồi uống từng ngụm nhỏ cho những dưỡng chất của mật ong thấm vào cổ họng, có tác dụng sát khuẩn, trị khàn tiếng.

Nên uống nước ấm pha mật ong vào mỗi buổi sáng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của viêm thanh quản, đau nhức cổ họng gây ra. Nếu thấy cơ thể nóng, thì có thể để nước mát một chút rồi uống, còn nếu thấy cơ thể hơi lạnh, thì nên uống ngay sau khi pha.

1.2 Mật ong và chanh

Ngoài mật ong có công dụng sát khuẩn thì chanh cũng là một nguyên liệu mang lại hiệu quả cao khi bị khản tiếng. Trong chanh chứa nhiều acid hữu cơ nên có thể hỗ trợ sát trùng, ngoài ra, chanh có hàm lượng vitamin C cao nên rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các virus gây bệnh.

Nguyên liệu Cách thực hiện

Ngoài ra, có thể làm số lượng lớn chanh ngâm mật ong trong hủ thủy tinh lớn để dùng dần, khi sử dụng thì lấy nước chanh mật ong pha vào nước ấm uống mỗi buổi sáng rất tốt cho các bệnh về hô hấp.

Mật ong và chanh muối ngâm

Có thể dùng mật ong kết hợp với chanh muối ngâm, hằng ngày pha lấy nước này uống mỗi ngày 2-3 lần. Hoặc dùng mật ong với nước cốt chanh sau đó cho thêm một chút muối cũng có tác dụng trị khàn tiếng.

Mật ong chanh đào

Có thể sử dụng chanh đào ngâm mật ong cho công hiệu cao hơn, cách thực hiện cũng như trên. Chanh đào ngâm mật ong là bài thuốc dân gian trị khàn tiếng, tắc tiếng vô cùng hiệu quả.

1.3 Mật ong, dầu olive và chanh

Dầu olive chứa nhiều chất béo tốt cho cơ thể, ngoài ra còn giúp bôi trơn cổ họng giúp cho cổ họng luôn có một độ ẩm nhất định, không bị khô. Khi kết hợp dầu olive, chanh với mật ong sẽ là hỗn hợp hoàn hảo chữa bệnh khàn tiếng cũng như tăng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Nguyên liệu Cách thực hiện

Cho các nguyên liệu trên vào ly, khuấy đều rồi uống. Nên uống 3 lần/ ngày và uống liên tiếp trong vài ngày cho tới khi tình trạng bệnh được cải thiện.

1.4 Mật ong chưng quất

Quất cùng họ với chanh nên chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng giúp giảm viêm thanh quản, tiêu viêm, trị khàn tiếng hiệu quả.

Nguyên liệu Cách thực hiện

Một ngày sử dụng 2-3 lần, mỗi lần uống 2 muỗng cà phê, dùng kiên trì vài ngày thì sẽ cải thiện được tình trạng khản tiếng, ngoài ra còn có tác dụng bổ phổi.

1.5 Mật ong hấp lá hẹ

Chất allicin trong hẹ hoạt động như một chất kháng sinh, có công dụng làm giảm sự sinh sôi của các vị khuẩn gây bệnh mà không gây tác dụng phụ. Do đó khi kết hợp với mật ong sẽ tạo ra một hỗn hợp giúp đẩy lùi các căn bệnh đau họng do vi khuẩn, trong đó có bệnh khàn tiếng.

Nguyên liệu Cách thực hiện

Lá hẹ rửa sạch, để ráo, sau đó thái nhỏ.

Cho lá hẹ vào chén thủy tinh rồi cho mật ong vào trộn đều.

Đem hỗn hợp này chưng cách thủy cho tới khi lá hẹ nhừ.

Khi sử dụng thì cho vào một xíu muối.

Khi uống thì ngậm một chút để hỗn hợp tan ra rồi mới nuốt. Mỗi lần dùng 2-3 muỗng cà phê, 3 lần/ngày, trước khi ăn thì nên hâm nóng lại.

1.6 Mật ong và tỏi

Mật ong và tỏi đều chứa các chất kháng sinh tự nhiên nên có thể hỗ trợ trị các bệnh khàn tiếng, viêm họng, mất tiếng…

Sự kết hợp của tỏi và mật ong sẽ ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh, kể các các vi khuẩn không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Tỏi mật ong chưng cách thủy Nguyên liệu Cách thực hiện Tỏi ngâm mật ong Nguyên liệu Cách thực hiện

Với số lượng tỏi trên đem bóc vỏ, rửa sạch.

Chuẩn bị hủ thủy tinh sau đó cho mật ong và tỏi vào ngâm, ngâm trong thời gian tùy thích.

Tỏi ngâm mật ong càng để lâu càng dễ ăn và cho tác dụng trị bệnh cao. Có thể ngậm trực tiếp tép tỏi hoặc chắt lấy nước uống đều cho công dụng như nhau. Sử dụng khoảng 1-2 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.

1.7 Mật ong và giấm táo

Giấm táo có nồng độ axit khá cao, khi kết hợp với mật ong sẽ là một hỗn hợp sát trùng hiệu quả, nhanh chóng làm dịu các cơn đau cổ họng

Nguyên liệu

2 muỗng cà phê mật ong

2 thìa canh giấm táo

Cách thực hiện

Cho mật ong và mật ong vào một ly thủy tinh, sau đó cho nước ấm vào trộn đều.

Uống hỗn hợp trên 1-2 lần/ ngày giúp giảm các triệu chứng đau, viêm ở cổ họng.

Ngoài ra có thể súc miệng bằng giấm táo khi cảm thấy đau ở cổ họng, theo nghiên cứu của Reader thì môi trường axit của giấm táo có thể tiêu diệt vi trùng, cách làm rất đơn giản như sau: pha 1/4 giấm táo với 1/4 nước ấm và súc miệng cách một giờ.

1.8 Mật ong và gừng

Gừng có tính ấm, vị cay, đặc tính kháng khuẩn, rất hữu ích trong trường hợp viêm thanh quản gây khản tiếng do lạnh. Kết hợp gừng với mật ong sẽ nhanh chóng làm dịu cơn đau, ngoài ra còn thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường năng lượng.

Mật ong, gừng và chanh Nguyên liệu Cách thực hiện

Cách làm này sẽ giúp cổ họng đỡ đau và khắc phục được khản tiếng. Ngoài ra có thể dùng hỗn hợp trên pha với một chút nước ấm để súc miệng, có tính sát khuẩn nhẹ, giảm sưng viêm ở cổ họng.

Mật ong và gừng nướng Nguyên liệu Cách thực hiện

Khi sử dụng thì ngậm cho hỗn hợp tan ra trong miệng rồi nuốt, mỗi ngày dùng 2-3 lần, dùng liên tục trong 7 ngày cho đến khi bệnh khàn tiếng được cải thiện.

Gừng ngâm mật ong Nguyên liệu Cách thực hiện

Gọt vỏ gừng tươi rồi đem đi rửa sạch sau đó cắt lát gừng.

Cho gừng vào hủ thủy tinh rồi cho mật ong vào ngập hết toàn bộ số gừng trên, ngâm trong khoảng 1 tuần hoặc nếu có thể thì ngâm càng lâu càng tốt.

Khi sử dụng thì lấy 1-2 muỗng cà phê nước gừng mật ong pha với nước ấm rồi uống.

Ngoài chữa khản tiếng thì gừng ngâm mật ong còn chữa nhức đầu, viêm xoang, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa….

Lưu ý: Mật ong và gừng không dành cho những người đang có các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, gan, mật, dạ dày. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, người bị trĩ, xuất huyết cũng không nên dùng cách này chữa khản tiếng.

Ngoài ra có thể thêm mật ong vào các trà thảo dược ấm uống hằng ngày cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

2. Lưu ý khi dùng mật ong chữa khàn tiếng

Mật ong có nhiều giá trị dinh dưỡng, ngoài ra còn có khả năng chữa bệnh, tuy nhiên cũng không được dùng quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên dùng 10-30 gram mật ong nguyên chất.

Mật ong có khả năng làm tăng đường huyết và giảm huyết áp. Do đó những người có bệnh lý về tiểu đường và tim mạch nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này.

Không dùng mật ong cho trẻ dưới 2 tuổi.

Phương pháp dùng mật ong chữa khàn tiếng có thể không hiệu quả với một số người tùy thuộc vào mức độ hấp thụ của người bệnh

Khi sử dụng mật ong kém chất lượng thì cho hiệu quả không cao. Mật ong giả đang tràn lan trên thị trường, rất khó phân biệt được hàng thật. Do đó, khi mua mật ong nên chọn mua ở các cửa hàng uy tín.

3. Chú ý khi chữa khàn giọng mất tiếng

Để phương pháp chữa khàn tiếng bằng mật ong có hiệu quả cao thì nên kết hợp với một số điều sau đây:

Khi nói chuyện thì các màng rung trong cổ họng phải hoạt động nhiều mà không có dịp nghỉ ngơi. Kể cả khi huýt sáo, thì thầm thì cũng tác động tới màng rung trong cổ họng. Do đó khi bị khàn tiếng thì càng ít nói càng tốt cho việc điều trị bệnh.

Khi cổ họng bị khô thì màng rung trong cổ họng và chất nhầy quanh nó trở nên kết dính, khiến cho các âm thanh bị cản trở, khi nói chuyện cần dùng sức nhiều hơn, làm chậm quá trình hồi phục bệnh. Do đó, khi bị khàn tiếng thì nên giữ cho cổ họng luôn có một độ ẩm nhất định.

Uống nhiều nước, tuy nhiên không được uống nước đá lạnh sẽ khiến cổ họng sưng viêm nhiều hơn.

Thở bằng mũi, không thở bằng đường miệng.

Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá sẽ làm cho cơ thể mất nước, làm cho cổ họng bị khô.

Không sống trong môi trường lạnh và môi trường bị ô nhiễm.

Khi thời tiết thay đổi thì nên giữ ấm cơ thể và cổ họng bằng cách mặc áo khoác, chườm khăn choàng cổ.

Khi tắm nên tắm bằng nước ấm, tránh tắm bằng nước lạnh gây ảnh hưởng đến bệnh.

Nên sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh vi khuẩn, khói bụi xâm nhập.

Không nên khạc nhổ nhiều lần vì sẽ gây ảnh hưởng đến các dây thanh quản, làm chậm thời gian hồi phục.

Có thể sử dụng tinh dầu oải hương hay hoa cúc xông hơi có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

Có thể sử dụng viêm ngậm có tinh dầu bạc hà chứa thành phần làm mát cổ họng.

Không uống thuốc aspirin khi bị khàn tiếng vì trong aspirin có một số chất khiến cho cổ họng lâu lành bệnh, khi bị đau quá thì có thể dùng các thuốc có acetaminophen (như Tylenol) sẽ đỡ hại hơn.

Súc miệng nhiều lần, tốt nhất là cách 1 tiếng súc miệng một lần, có thể súc miệng với những cách trên hay dùng nước pha trà và muối ăn, hoặc pha 20 giọt sáp ong (propolis) với nước ấm sẽ hỗ trợ trị bệnh.

4. Khi nào nên đi gặp bác sĩ

Trong trường hợp nhẹ thì có thể dùng mật ong chữa khàn tiếng. Tuy nhiên, khi bị bệnh khản tiếng kéo dài là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể. Khi thấy các triệu chứng sau thì nên đến gặp bác sĩ điều trị:

Phương pháp chữa bệnh khàn tiếng bằng mật ong được rất nhiều người áp dụng và cho hiệu quả cao, tuy nhiên khi bị khàn tiếng mãn tính thì không nên tự ý chữa bệnh mà nên đến các cơ sở y tế khám và chữa bệnh để có một phương pháp điều trị tốt nhất.

Kỹ Thuật Ép Giọng Chim Chào Mào

Chào Mào là loài chim quê mùa, phổ biến có mặt ở hầu hết các vùng nông thôn và rừng núi Việt Nam, tuy vậy mà chất giọng lại rất phong phú đa dạng. Giọng chim vùng nào, miền nào cũng có cái hay riêng, vì thế mà mỗi người lại chọn cho mình một chất giọng yêu thích nhất mà theo đuổi. Ai đã từng chơi chim giọng mới cảm hết nét thanh tao giản dị, đúng chất thanh nhã của thú chơi chim. Sáng sáng, “dọn chim” ra, rồi thì sắm sửa mồi màng, vệ sinh lồng cóng, móc mỗi con mỗi nơi, ngồi nhấm nháp tách trà bên bằng hữu hàn huyên những chuyện nắng mưa ở đời thì còn gì bằng. Nói thế không có nghĩ là phong cách chơi cội (trường) là không thanh nhã, vì chính các nghệ nhân chơi chim giọng vẫn phải đi trường, dợt nhà để chim luôn được sung mãn. Mỗi phong cách đều có nét hay riêng.

Nói về giọng chim Chào Mào, những năm trở lại đây, nhiều phân loài gần như tuyệt chủng, đơn cử như dòng Suối Đá – Tây Ninh, dòng Kim Phụng – Huế, dòng Trung Mang – Quảng Nam, và đáng buồn hơn cả là dòng Thủ Đức -Sài Gòn, vì gần như mất gốc, chỉ còn năm mười so với ngày xưa, âu như vậy cũng là may mắn quá rồi.

Chơi chim giọng việc đầu tiên người nuôi phải nghĩ đến nếu muốn di trùy lâu dài đó là vấn đề chim thầy.

Chim Thầy, phải là con hay, nếu không muốn nói là rất hay, chơi Chào Mào lâu nay tôi mới ngộ ra rằng, không phải con “Thầy” nào cũng tốt, chim thầy đúng nghĩa, phải hót suốt ngày, hót không ngừng nghĩ, luôn sung mãn để di trùy nhịp độ cho cả đàn đi theo. Thường phải mất khá lâu người ta mới chọn được một con Thầy ưng ý, xét về ngoại hình chim thầy cũng không nhất thiết là con đẹp tướng, miễn nết na, dữ tợn lị lợm, và bền chim, siêng hót, chơi ổn định là được.

Một chú chim Thủ Đức thầy già mùa, dìu dắt rất nhiều lứa chim non.

Chim Thầy có thể là một con tuyển ra từ những chú bổi có chất giọng mượt mà, đanh thép, hoặc cũng có thể là một con non ép giọng trở thành lão làng, đạt đến độ tuổi chính mùi để dìu dắt những lứa tơ kế tiếp. Ngoài ra chim Thầy thường là những con khôn, biết cách dìu chim Má Trắng, chứ không đè cho tắt lửa. Nhiều người có chim thầy rất hung, chơi trường rất tốt, nhưng về dạy Má Trắng lại không đạt kết quả, vì chim quá hung, hễ chim non mở miệng thì ché chéc, rất kinh khủng. Chim non bị đè ép, lâu ngày cũng hư chim, quá tuổi học giọng thì xem như thả.

Nói về chim Trò, tức chim Má Trắng, ta phải lưu ý một số vấn đề sau: Chim Má Trắng gọi là chơi được phải là chim non đầu mùa, vào thời gian này, chim rừng đẻ tốt, trứng chim chứa nhiều dinh dưỡng, điều kiện thức ăn cũng phong phú, bởi thế mà chim tơ đầu mùa, luôn là đối tượng săn lùng số một của dân chơi giọng. Độ tuổi thích hợp nhất để tuyển chim, là lúc chim vừa theo mẹ ra ràng, lông lá, chân cánh đã khá cứng cáp,miệng vẫn còn hai mục gạo màu trắng, đây là lứa tơ tốt nhất cho việc ép giọng. Một số người lại thích nuôi chim ổ, bón thức ăn mỗi ngày, nhằm vỗ béo chim có ngoại hình đẹp, nhưng chim ổ, ưu điểm thì ít, song khuyết điểm lại nhiều.

Một chú chim chuyền mỏ trắng, lứa chim thích hợp nhất để ép giọng.

Thời điểm phát triển tốt nhất của chim Chào Mào.

Chim Má Trắng đã trổ mỏ đen, chim đã dính giọng rừng từ cha mẹ, không thích hợp để ép giọng.

Khuyết điểm chim ổ: – Thứ nhất, chim ổ nuôi rất khó, rất mất thời gian, cái dở nhất của con chim ổ là hay ” Sợ bậy”, thấy cái nón của chủ đội cũng nhảy, thấy sào lạ cũng tung, ra khỏi nhà thì không dám hót. Tất nhiên là vẫn có nhiều nghệ nhân có cách khắc phục tình trạng này, nhưng theo tôi phổ biến nhất ta không nên chọn chim ổ, để ép giọng. – Thứ hai, chim ổ rất khó phân biệt trống mái, nhiều nghệ nhân lão làng vẫn bị nhầm, có con nuôi gần năm trời, vừa chéc vừa giang cánh xòe đuôi khá hung, về sau thấy nó không theo kịp “các anh khác”, mới hay là chim mái. Nghề chơi cũng lắm công phu, muôn hình vạn trạng phải không quý nghệ nhân. – Thứ ba, chim ổ rất khó đoán ngoại hình sau này, nhiều con, lúc còn đút cườm rất to, mào cao chót vót. Nhưng sau một mùa lông thì khác hẳn, tướng rất xấu, ở lứa tuổi này ta chưa thế nói gì nhiều về ngoại hình vì chim còn một giai đoạn dài “Trổ mã”.

Chim ổ, tuy có mỏ trắng, nhưng lại mắc nhiều khuyết điểm, dễ sợ bậy (sợ linh tinh như chai lọ, mũ, màu sắc…)

Đó cũng là lí do vì sao Chim mục gạo luôn là ưu tiên số một với chim giọng, nhiều người thấy những nghệ nhân chơi giọng cứ tháng 3 tháng 4 hằng năm hay trầu trực, có khi giành nhau, mua những con tơ thuộc hàng quỷ khóc thần sầu, tướng mạo rất ư xấu xí, lông lá tơi tả, lộ lớp da đen xì nhìn rất khó coi, họ cho rằng những người này không biết chơi nên mới lựa những con đó, chim bổi đẹp thế kia sao không bắt, chim tơ đã trổ mào lân họng bò sao không mua? Xin thưa rằng mua “chim bổi tiệm” chẳng khác nào đem lửa về rừng, bổi tiệm rất khó xác định nguồn gốc, chủ tiệm nào cũng gắn mác chim chim Huế, mà thao thao bất tuyệt, thật chất lại không phải vậy, chim bổi rất tạp nham, đã pha trộn nhiều từ khâu mối lái. Lẽ đó mà chim bổi không phải là đối tượng của phong cách giọng, còn thì chim tơ đã trổ, ôi mào lân họng bò, dáng uy nghi lãm liệt, tiếc thay mỏ chim đã đen, loại này không thể ép giọng được nữa. Chim Thầy hay mấy lâu lâu nó vẫn sổ giọng gốc. Chim đầu vào, đã không chuẩn thì khó mà nghĩ đế chuyện bảo tồn cho đúng chất giọng chim thầy. Người nghệ nhân giỏi là người nhìn hình dạng mà đoán được dáng chim sau này, quả nghề chơi chim nhìn đơn giản song lại là một nghệ thuật “Nuôi chim luyện trí”.

Chim đầu mùa khôn có con chỉ 2 tuần là chơi tay đôi với Thầy, có con chừng 2 tháng rưỡi đã nắm gần hết các giọng chuẩn của chim thầy. Có lần tôi đã bất ngờ với phong cách chơi của một chú chuyền 5 tháng lồng, chim hót giống hệt giọng thầy, càng lớn chim càng hăng máu. Chơi lấn thầy, kẹp chim lạ thì bung cánh xòe đuôi rất đẹp.

Cách ép với số lượng ít. Không gian tối thiểu phải có diện tích đủ rộng cho thầy và trò cùng rèn luyện, con treo trước con treo sau lại càng hay. Chào Mào là giống tinh khôn, chỉ sau vài lần đi gió là nhái được giọng thầy ngay, chim tơ mua về ta khoang hãy kè thầy, như thế sẽ rất dễ hư chim, hay để chim học giọng một cách tự nhiên nhất, cứ con trước con sau, hoặc con trùm con mở, miễn là thầy trò không thấy mặt nhau. Ép như vậy cho tới khi chim non đi được giọng 4 5 trở lên, bắt đầu trổ mã, hăng máu, căng lửa thì cho kè thầy, ban đầu chim thầy sẽ làm rất dữ, ché chéc, chim non chỉ biết cụp mào thỉnh giáo. Hãy yên tâm chim không bể đâu, vạn sự khởi đầu nan, tuy cụp mào, như khi thầy đã quen mặt nó sẽ thôi bắt nạt nữa, chim non lúc này sẽ đi gió mà học theo, cứ vài ngày thì tách riêng ra cho sổ, chim sung thì kè tiếp, cứ nhứ thế chim non sẽ học được giọng thầy một cách nhanh nhất.

Chim bố, người thầy đầu tiên…

Bên cạnh đó ta có thể cho chim non đi dợt ở nhà hoặc cội chim cùng giọng để chim tự tin hơn, học được nhiều giọng hơn, ngược lại chim thầy cũng cho đi đổi gió để nó không lười hót. Nếu được cho cả 2 thầy trò cùng dợt, về thì ủ áo vài hôm, sẽ giữ nhiệt được rất lâu. Với tâm lí luôn lấn át kẻ xâm nhập lãnh thổ, Chào Mào bắt đầu biết hót nếu, lãnh thỗ đã được khẳng định, và kẻ xâm nhập đã quy hàng, luôn thay đổi vị trí treo để chim luôn phải bảo vệ lãnh thổ, sáng treo trên lầu, trưa đổi chỗ xuống đất, làm như vậy thầy trò sung đều, giọng cũng cứng hơn hẳn.

Cách ép với số lượng nhiều. Cách ép này khá đơn giản, và đỡ tốn công hơn cách ép trên, nhưng dàn chim Thầy phải thật hùng hậu để luôn “đuôi bắt” nhau, đè nhau luân phiên cho sung đều, không bị quen mặt, quen giọng. Chim thầy nhiều, chim trò cũng tương đương. Giả sử, trường hợp nhà ép 5 thầy 1 trò, nguy cơ chim trò tịt ngòi là rất cao. Cả đàn sẽ ép nó cho tới khi bể mới thôi, giọng hót có khi còn uy lực và đáng sợ hơn cả cú giang cánh xòe đuôi của chim thầy, chim non, tốt nhất ta nên kẹp 4, 5 con tơ, cùng lứa với nhau, nhất định sẽ có con vượt trôi dìu cả đàn đi lên, chim tơ ganh lẫn nhau, ví dụ hôm nay con lồng thấp hót đấu với thầy rất dữ, hôm sau những con khác cũng bắt nhịp hót theo. Đây là thời điểm thú vị nhất của thú chơi giọng, chim trò nổi dậy, có con còn đạt lửa đè lại thầy. Chim lên đều rât hay. Thỉnh thoảng mượn chim lạ về, kè lồng mỗi con một chút, chim càng hăng hót dữ hơn nữa, hằng ngày nếu rãnh cứ cầm lồng, kè đều khắp dàn để chim đượ xoay vần, vừa dạn hơn, vừa sung mãn hơn, tiện cả đôi đường.

Dàn chim thầy rặc giọng siêng hót, nhân tố chính quyết định sự thành công trong việc ép giọng.

Dàn chim Thủ Đức trò, đa số là chim Huế và chim Bắc – tài sắc vẹn toàn.

Kè lồng xoay vần giúp chim không quen mặt, & hăng máu hơn.

Chim trò 2 mùa lồng, lên lửa chụp lại thầy, cả hai đều rất sung mãn.

Chim non cứng giọng ở tuổi lồng thứ 2, con nhanh thì mất một năm rưỡi để cứ giọng.Chim đã cứng giọng có thể làm thầy được rồi, sẽ có rất nhiều thế hệ sau được dìu dắt, chất giọng nguyên sơ được bảo tồn, chúc quý nghệ nhân thành công. Thiết nghĩ ở khía cạnh của người viết tôi không thể nhìn hết tổng thể của vấn đề, nên không tránh khỏi những sai xót, rất mong quý nghệ nhân lượng thứ.