Chọn Chào Mào Đầu Đàn / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Lạ Mà Hay: Dùng Chim Chào Mào Đầu Đàn Dụ Chim Rừng Về Hót Quanh Nhà

Sinh ra và lớn lên giữa bốn bề núi rừng bản Chừn, từ nhỏ anh Sâm được theo chân người lớn đi khắp núi rừng, được nghe tiếng chim hót véo von. Khiến anh Sâm rất thích thú và có niềm đam mê đặc biệt với chim, nhất là chim chào mào.

Chào mào là loại chim rừng được rất nhiều người yêu thích vì tiếng hót của chúng rất hay.

Không giống như những kẻ chuyên săn bẫy chim để vụ lợi, mua bán hoặc giết thịt, anh Sâm chỉ bẫy chim đầu đàn làm “chim mồi”, dùng tiếng hót dụ đàn chim rừng về đậu quanh vườn nhà để thưởng thức tiếng hót.

Anh Sâm nói rằng: Để bắt được con chim đầu đàn không hề đơn giản chút nào, bởi chúng là những con chim tinh ranh nhất, khôn nhất trong đàn. Để bẫy được chúng, đầu tiên phải nhận biết được mùa, thời kỳ chim sinh trưởng, điều quan trọng là phải có chim đầu đàn khác làm mồi nhử, dẫn dụ chim đầu đàn trên rừng về. Người xưa thường nói “chim tức nhau tiếng gáy”, khi chim đầu đàn bị con chim khác khiêu khích bằng tiếng hót, sẽ rất phấn khích, tức giận, lập tức bay đến để chọi, rồi bị mắc bẫy.

Chim chào mào đầu đàn của anh Quàng Văn Sâm.

Theo anh Sâm, tháng 3 đến tháng 5 là thời điểm thích hợp nhất để bẫy chim đầu đàn, bởi thời gian này là mùa chim giao phối, những con chim chào mào đực đầu đàn rất hung hăng, dễ bị khiêu khích khi có con chim khác hót quấy nhiễu. Ngoài ra, vào những tháng khác thường chỉ bắt được các loại chim mới lớn, chim non, tiếng hót chưa hay. Khi bẫy chim phải chọn nơi vắng vẻ, bụi rậm hoặc bóng cây to đặt bẫy, dụ chim.

Dụng cụ bẫy chim đầu đàn của anh Sâm.

Tuy có sở thích chơi chim nhiều năm nhưng trong nhà anh Sâm lúc nào cũng chỉ lác đác 2 – 3 lồng nuôi chim, những con chim này đều tự tay anh bẫy được, chúng hót rất hay. Ngày nào cũng hót dụ cả đàn chim rừng bay về đậu quanh vườn nhà, nhìn thích mắt, nghe vui tai, không biết chán.

Chim chào mào đầu đàn của anh Sâm.

“Không như trước đây nuôi chim là để nghe chúng hót, bây giờ nhiều người bẫy chim để để bán, để thịt, khiến chim chào mào rừng giảm đi rất nhiều. Mấy năm trước, Nhà nước đã cấm sử dụng súng kíp, súng tự chế, trong bản nhà nào cũng giao nộp súng không còn ai sử dụng nữa. Nhưng bây giờ lại xuất hiện lưới bẫy chim, bán la liệt ngoài chợ với giá rất rẻ, tác hại của chúng còn hơn cả dùng súng săn, cả đàn chim bị sa bẫy chỉ trong chốc lát. Nếu tình trạng này tiếp diễn thì rừng sẽ chẳng còn chim hót nữa”, anh Sâm tâm sự.

Hội Thi Chim Chào Mào Đầu Xuân Quý Tỵ

Sáng nay 13.2 (mồng 4 tết), đông đảo người dân TP.Huế và du khách đã nô nức kéo về Công viên Nguyễn Văn Trỗi (TP.Huế, Thừa Thiên- Huế) để tham dự Hội thi Chim chào mào đầu xuân Quý Tỵ.

Từ sáng sớm, hơn 200 thành viên của Hội chim cảnh Thành Nội (TP.Huế) đã mang những chú chim ưng ý của mình tập trung tại công viên để tham dự cuộc đấu xảo. Một dãy dàn treo chim kéo dài hơn 100 m đã được dựng lên. Sau khi đã sơ loại hàng trăm chú chim không đạt yêu cầu, 190 chú chào mào chiến đã được lựa chọn để tham dự cuộc thi. Trên dàn đấu, những chú chào mào chiến thi nhau hót rộn rả cả không gian của công viên. Cuộc đấu xảo diễn ra với 6 vòng thi để loại dần những chú chim cụp mào, nhảy lộn, rỉa lông… không chịu trình diễn giọng hót cùng những vũ điệu xòa cánh điệu nghệ.

Đông đảo người dân và du khách đã tập trung đến xem hàng trăm chú chào mào xuất sắc nhất của Huế tranh tài tạo ra dàn hòa ca rộn ràng trong ngày xuân. Sau gần 4 tiếng đồng hồ trình diễn, ban giám khám gồm những nghệ nhân chơi chim có tiếng của cố đô Huế và Đà Nẵng đã chọn ra được 10 chú chim chiến nhất để tranh tài trong vòng loại trực tiếp. Kết quả chung cuộc chú chào mào của anh Trần Quang Vũ (ở số 48 đường Hàn Thuyên, TP.Huế) đã giành giải ba, chú chào mào của anh Ngô Thanh Đại (26A/135 đường Đặng Văn Ngữ, TP.Huế) giành giải nhì và giải nhất đã thuộc về chú chào mào của anh Nguyễn Đức Thạnh (ở số 9 đường Thanh Hương, TP.Huế). Vui mừng nhận được giải nhất, anh Nguyễn Đức Thạnh, cho biết: “Mình chơi chim khá lâu rồi, cũng mười mấy năm rồi, đặc biệt chim chào mào anh em ở Huế chơi rất đông. Người chơi chim ở Huế đầu tư không bằng các tỉnh bạn, nhưng bù lại chúng tôi có nhiều kinh nghiệm hơn nên rất được đồng nghiệp các tỉnh bạn tìm đến học hỏi”. Ở Huế, ngày trước thú chơi chim cảnh không chỉ có trong dân gian mà còn được ưa chuộng trong chốn cung đình nhà Nguyễn. Những năm gần đây, người dân Huế đã đam mê thú chơi chim cảnh như chim họa mi, sáo, chích chòe và đặc biệt là chim chào mào – loài chim cất tiếng hót trong trẻo và vút cao. Mỗi chú chim chào mào bình thường có giá từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng, riêng chú chim hay có giá từ 20-30 triệu đồng. Thế nhưng, người mê chim vẫn săn lùng và sở hữu cho bằng được. Được biết, Câu lạc bộ Chim cảnh Huế ra đời đầu năm 2013 nhằm để giúp những người đam mê chim có dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Đến nay, ở TP.Huế đã có 7 câu lạc bộ chim cảnh, thu hút hàng ngàn người chơi chim tham gia. Ông Mai Bá Lộc, Chủ tịch Hội chim cảnh Thành Nội, cho biết: “Đây cũng là lần đầu tiên Câu lạc bộ chim Thành Nội tổ chức hội thi nhân dịp mừng xuân mới Quý Tỵ. Hiện phong trào chơi chim ở Huế lan rộng, số lượng người tham gia chơi chim lên tới vài ngàn người, chủ yếu là chim chào mào. Hội thi là dịp để những người có đam mê chim cảnh tham gia giao lưu học hỏi và tạo nên một sân chơi bổ ích trong ngày xuân.”

Cách Chọn Chào Mào Bổi Hay

Cách chọn chào mào bổi hay

Chào mào bổi (già rừng) chỉ dành cho anh em chơi chào mào lâu năm, và phải có tính kiên trì cao, vì nuôi từ lúc bẫy được đến lúc chơi cội thì phải trải qua quá trình gian khổ. Mất khoảng 2-3 năm mới bắt đầu chơi giàn được.

Vậy tại sao lại thích chim già rừng, đơn giản vì nó có giọng hót hay, đanh và gắt. Cùng với việc sống lâu ngoài thiên nhiên tạo cho chú chim bản tính hung dữ vì phải đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên khắc nghiệt. Cho nên thuần được em nó để đi chơi cội thì chả biết sợ ai, không như mấy em má trắng, má lở thích thì chơi không thích thì “đeo tai phone”.

Chào mào bổi (già rừng) có độ tuổi từ 3 năm trở lên, nếu đi bẫy thì dễ phân biệt, chịu khó quan sát và nghe chim xổ bọng là biết. Cách này chỉ dành cho anh em không có điều kiện đi bẫy mà mua chim ở cửa hàng hoặc của người khác bán lại.

Cách chọn chim Chào mào theo hình dáng:

– Mào: gốc mào to, khi mào dựng lên thì phải thẳng cạnh từ giữa mào xuống hết cổ – không gấp khấc ở cổ (nếu gấp khấc càng to thì gốc mào càng nhỏ – chim kém bền). Ở trên đầu con chim, phần lông nào dựng lên thì tính là mào. Từ giữa mào lên đỉnh mào phải gom gọn. Đỉnh mào nhọn, không loe hoe. Mào càng cao thì nhìn chim càng uy nghi, đĩnh đạc. Mào thẳng đứng gọi là mào đinh, chim bền bỉ, nhiều nước chơi hay, nhìn nó hào hoa phong nhã; Mào cong về phía trước là mào lân, chim dữ dằn, bản năng đàn áp, nhìn nó uy nghi oai dũng.

– Chim phải có đầu to bản đầu phẳng đầu cá trê chim như thế rất lì chim . Chim ngoài tiệm hầu như con nào cũng xếp mũ nên cũng dễ nhận thấy thôi. – Chim có gốc mũ to dày, càng dày càng tốt. cái này tùy vào từng người thích mũ j thì chọn mũ đó. – Chim có bờm ngựa.là chim có lông sau gáy mọc thẳng đan vào nhau tạo thành 1 đường chạy từ cổ lên đến gốc mũ( giống mấy cái mũ thời La mã ) . Tôi thích nhất cái này nhìn chim rất dữ và đẹp. – Hầu và ngực Chim:Khi ta chọn được con chim rồi bắt ra cho chim cắn vào ngón tay, để chim cắn ta lật ngược đầu chim ra và coi bộ hầu chim có phồng lên hay không cái này cũng dễ . Ngực chim hải to khi chim đậu mà có bộ ngực gần chạm với cầu thì quá tốtvới những con chim trong lồngCườm , yếm: Cái này tùy thuộc vào sở thích của từng người có người thích yếm đậm có người thích yếm loan . Cái này tô thêm phần đẹp trai cho chú chim vẫn có 1 số chú chim yếm không có nhưng vẫn chơi rất hay và bền.– Mỏ : Chọn con có bộ mỏ mỏng chim này nhanh miệng mau hót. Chim có bộ mỏ ngắn nhưng có bộ hàm to chim thể hiện được giọng hót gằn và nhặm ré”chéc”-Vai: Vai chọn co nào có bộ vai to tránh chọn những con có bộ vai khép lại nhìn chim không khỏe cái này nhìn ở lồng tập thể dể so sánh. thể so sanh với những con chim trong lồng.– Cánh: Chọn con có bộ cánh hở. hở ở đây là nhìn vào vai và cánh chim khi chim đứng ta có thể thấy được khe hởn nhỏ giữa cánh và vai( đưng nhầm lẫn giữa chim bị xệ cánh và canh hở nha hihi. Cánh chim phải dài quá pho cau. nếu con nào có bộ cánh dài hơn phần đỏ của đít thì rất tốt ( Những chú chim có bộ cánh hở, dài chim thiên về chơi cánh.) và tránh những con có bộ cánh xếp chồng lên nhau.– Đit đỏ chim : càn to càn tốt chim thể hiện được nội lực và nền tảng sức khỏe tốt chim có độ bền. – Đuôi chim: Chim đa số có 12 cộng lông nhưng ta chọn những con có bộ đuội dài. dài nhưng phải liền lạc với thân hình và đuôi phải to ,hông nhất thiết phải tim chú chim đứng xếp 1 cộng vì điều đó không thể có khi ở lồng tập thể. bông đuôi nếu được thì chọn con có 5 bông đuôi mỗi bên( cái này thể hiện được chim ở ngoài rừng ăn uống tốt.) Chim có bộ đuôi dài thì chim sẻ xiêng chơi đuôi khi hót hay xòe đuôi. – Chân phải đầy đủ các ngón không khuyết tật( cái này không nhất thiết vì có con khuyết tật nhưng vẫn hay và nỗi tiếng) cái này chỉ tô lên vẽ đẹp của chú chim của bạn thôi khà khà khà. – Cách phân biệt chim bổi 1 mùa và bổi có nhiều mùa ngoài rừng của tôi cũng khá đơn giản. chim bổi 1 mùa thì thường có bộ lông đen bóng, chân chim cũng đen bóng. còn chim già mùa càn già thì màu lông chim càn chuyển san màu nâu đỏ, chân chim có vãy và nhìn ống chân chim nó tốp lại, các ngón chân cũng thắt theo thời gian.

Đây là cái nhìn tổng quan đầu tiên khi anh em chọn chim. Chim già lồng có màu lông sẫm đen ở phần đầu, yếm, cánh. Không như chim non khoảng 1 năm lồng có màu lông nhạt, phần cổ và gáy có màu trắng. Vì chim chưa thay hết được toàn bộ lông mẹ (từ lúc sinh). Cách này hơi khó nhận biết, vì nếu chim đã thay hết rồi cũng chịu. Chim già lông không bó vào thân, vì chim nhảy nhiều.

Về giọng hót:

Cách này là dễ phân biệt nhất và cũng quan trọng nhất, nhưng cũng khó cho anh em ra tiệm mua chim và chim chưa tách lồng. Chim già hót giọng đanh và gắt. Giọng có độ vang, nảy và luyến láy 2 hoặc 3 âm tiết cuối khi xổ bọng.

Chào Mào Bị Rụng Long Đầu Chữa Như Thế Nào?

Cách chữa trị chào mào bị rụng long đầu

Chim chào mào bị rụng lông đầu không phải do chim thay lông và có dấu hiệu nhận biết như sau thành viên trong hội chim cảnh hải phòng chưa sẻ: đầu tiên chòa mào bị rụng lông quanh mắt và một phần tách đỏ rụng giống như cái họa quanh mắt chim vành khuyên. Mắt chim khi bị loại này hơi mờ và tỏ vẻ chậm chạp hơn nhiều.

Nguyên nhân: Nguyên nhân chính là do cám có nhiều chất kích thích và chất gây nóng, hàm lượng đạm quá cao như: Ớt, táo tàu, kỳ tử, mật ong, tôm…làm cho chú chim luôn nóng và bức rức trong người. cũng có thể chim bị rụng lông do thời tiết vào mùa đông chim ăn cám đó bình thường, giúp giữ ấm cho cơ thể. Nhưng khi sử dụng cám đó vào mùa hè sẽ gây nóng cho chim. Hoặc chim ít được tắm nắng, dợt dãi để xả lửa và điều đặc biệt nữa là chỉ cho ăn cám mà không nhớ rằng bản chất chào mào là loại ăn trái cây. Không phát hiện kịp thời từ lúc rụng lông quanh mắt nên dần chim bị rụng luôn hết đầu.

Cách chữa chào mào bị rụng long đầu: Đầu tiên bạn cần đổi cám cho chim đừng vì sợ chim mất lửa mà để cám đó dẫn đến hỏng chú chim. Bổ sung nhiều trái cây giúp chim mát để kích thích ra lông như : Đu đủ, cam, bình bát dây, cà chua, mướp khía… Nên ngày nào cũng cho ăn và thay đổi các loại trái cây. 1 tuần cũng nên bổ sung cào cào non 1 lần để loài chim cảnh hót hay này có sức đề kháng và dinh dưỡng tự nhiên.

Với những chú chim bị rụng lông đầu bạn nên cho chim tắm 4 lần/ tuần và khi tắm bạn pha vào 1 ít muối để diệt khuẩn hoặc cho 1/2 nước xúc miệng Listerine bạc hà, vừa giúp diệt khuẩn và kích thích cho lông tơ phát triển.

Tránh việc trùm kín áo lồng vì chim đang bức bối trong người trùm nhiều quá làm chú chim càng cuồng hơn. Chỉ nên trùm kín vào lúc chim đi ngủ, sáng ra thì mở 1/3 áo lồng ( đối với lồng tròn ) và vén áo lồng hình chữ A đối với lồng vuông và treo chim ở nơi yên tĩnh. Cho chim tắm xong cũng để áo lồng như vậy và treo chim ở nơi yên tĩnh, có ánh sáng để ăn.

Việc chăm sóc bảo vệ chào mào không bị bệnh cực kỳ quan trọng để đảm bảo chim có sức khỏe, tiếng hót và vẻ đẹp thẩm mỹ. Trị bệnh chào mào bị rụng long đầu không quá khó, chỉ cần bạn làm đúng những hướng dẫn trên, chúc chào mào nhà bạn sẽ không còn rụng long nữa.