Hoa Quả Nhập Khẩu, 2 Lời Khuyên Cho Người Mắc Bệnh Tiểu Đường Ăn Hoa Quả

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả sau:

Đu Đủ: Đu đủ là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng cách, trong đó nổ bật là bệnh tiểu đường. Cách dùng: dùng 2 miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate và thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng.Cam : Cam được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, carb thấp và chứa chất kali. Cam cũng được cho là một trong những loại quả an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.Đào : Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường Anh đào có đặc tính chống oxy hóa, cộng với ít hydrat-cacbon (phân tử đường trong trái cây) giữ cho mức đường huyết ổn định. Bạn chỉ nên ăn 12 trái anh đào mỗi ngày là đủDưa hấu rất giàu vitamin B và C, cũng như beta-carotene, kali và lycopene thấp nên là loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với loại quả này bạn chỉ nên ăn ít.Việt quất. Đây là những loại quả chứa nhiều chất chống ôxy hóa đặc biệt có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra, loại quả này giúp cung cấp hàm lượng carbs thấp, nhiều chất xơ và các vitamin.Bưởi là lựa chọn rất lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày. Roi. Giống như bưởi, roi cũng là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Thậm chí cả hạt roi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn có thể ăn roi sau đó lấy hạt phơi khô và tán thành bộ, uống với nước. Cách làm này không những tốt đối với bệnh nhân đái tháo đường mà nó còn giúp thỏa mãn cơn khát và ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần. Kiwi. Đây là loại quả chứa nhiều kali, chất xơ và vitamin C, hàm lượng carbs thấp, có tác dụng điều chỉnh mức đường huyết cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường.Táo: Là loại Hoa quả chứa nhiều chất ôxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.

Đáp ứng yêu cầu của khách hàng về nhu cầu hoa quả nhập khẩu tại Hà Nội , Ngoài cung cấp tại cửa hàng 570 Thụy Khuê và 54 Lạc Long Quân. Ngọc Châu fruits còn nhận đặt hàng và ship hàng tận nơi tại các quận huyện sau: , quận Đống Đa huyện Mỹ Đức, huyện Phúc Thọ, Phú Xuyên, huyện Quốc Oai, huyện Sóc Sơn, huyện Thanh Trì, quận Bắc Từ Liêm, , quận Hà Đông, , huyện Đan Phượng, huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm, huyện Hoài Đức, huyện Mê Linh, huyện Ba Vì, huyện Chương Mỹ, huyện Thường Tín, quận Hoàn Kiếm, quận Long Biên, quận Nam Từ Liêm, , huyện Thạch Thất, huyện Ứng Hòa, , quận Hoàng Mai

Hoa quả nhập bán tại Ngọc Châu fruits

Hoa quả là một nguồn chất xơ rất tốt cho cơ thể vì có cả 2 nhóm chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ tan là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi ở đường ruột, gắn kết với các axit mật trong ruột làm giảm nhũ tương hóa chất béo của thức ăn (làm dễ tiêu), thẩm thấu, nối kết với các cholesterol và thải trừ chúng ra khỏi cơ thể. Chất xơ không tan giúp hạn chế sự tăng đường máu sau khi ăn ở bệnh nhân đái tháo đường, phòng chống tăng cholesterol trong máu và phòng chống ung thư trực tràng.Hoa quả chứa nguồn chất xơ, chất chống ôxy hóa và nguồn khoàng vi lượng phong phú.Hoa quả chứa nguồn chất xơ, chất chống ôxy hóa và nguồn khoàng vi lượng phong phú.Không chỉ vậy, trái cây còn là một nguồn chất chống ôxy hóa tế bào như vitamin C và A. Trung bình 100 – 150g trái cây có thể cung cấp cho một người lớn đủ nhu cầu vitamin C hàng ngày. Vitamin C còn giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn. Những loại trái cây có màu vàng sậm và đỏ cam như xoài, đu đủ, cam, dưa lê, dưa hấu, hồng, lại là một nguồn carotene rất tốt, có khả năng kháng ung thư. Vitamin nhóm B cũng hiện diện nhiều trong trái cây như mãng cầu, chuối, táo.Hoa quả còn chứa nguồn khoáng tố vi lượng phong phú. Trong dứa, hồng xiêm, quýt, ổi, thanh long chứa nhiều Na, K, Ca. Chanh, ổi, dưa hấu, còn có chứa Fe và nhiều chất vi lượng khác, đây đều là những chất có ích cho cơ thể

Loại hoa quả làm tăng đường huyết nhiều như nhãn, vải, nho, mít, dưa hấu… người tiểu đường nên hạn chế. Những người kiểm soát đường huyết tốt có thể ăn ở mức độ giới hạn nhưng người không kiểm soát đường huyết không tốt hãy kiêng tuyệt đối

lời khuyên cho người mắc bệnh tiểu đường ăn hoa quả

Ăn uống rất quan trọng đối với người tiểu đường, với 2 lời khuyên cho người mắc bệnh tiểu đường ăn hoa quả thể hiện việc ăn gì và kiêng ăn gì nó quyết định đến việc duy trì sự ổn định của đường huyết và giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, Ăn đúng cách sẽ giúp người bệnh tiểu đường có được sức khỏe tối ưu nhất, nên biết kiêng ăn hoa quả gì và ăn trái cây gì là rất quan trọng

​Người tiểu đường phải hiểu rằng kiêng ăn hoa quả không có nghĩa là không , vì khi ăn, có thể chọn những loại quả chín, trái cây ngọt với một số lượng vừa phải, từ 150 – 200g mỗi ngày để cơ thể không bị thiếu hụt các nhóm chất kể trên mà vẫn không bị thừa đường. Ví dụ như một quả xoài nặng 300g thì chỉ nên ăn khoảng 50g tức tương đương khoảng ½ một bên má của quả xoài. Nếu vẫn muốn ăn có thể ăn tiếp ½ quả xoài sau 2 giờ tiếp theo. Việc này giúp cơ thể dễ dàng hấp thu và chuyển hóa tốt hơn. Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường nên ăn toàn bộ quả chứ không nên dùng ở dạng nước ép, vì nước ép sẽ mất nhiều chất xơ, mất một nửa lượng vitamin và khoáng tố. Ăn cả quả cũng sẽ tạo cảm giác mau no hơn so với uống một ly nước ép cùng lượng

Nên Cho Chim Chào Mào Ăn Những Loại Hoa Quả Gì?

Chim Chào mào có tên khoa học là Pycnonotus jocosus, chúng thuộc họ nhà chim sẻ biết hót. Loài này phân bố ở châu Á. Chúng chính là loài được du nhập ở các nước nhiệt đới châu Á. Do đó, chúng có những khu vực dành riêng do chúng tạo lập. Chào mào ăn trái cây và côn trùng nhỏ và dễ thấy trên các nhánh cây vì tiếng hót có từ 1 – 4 âm tiết.

Chúng có mào đen, má trắng, lưng màu nâu. Màu đỏ dưới lông đuôi và một cái đuôi màu trắng có đầu dài. Cả con đực và cái là tương tự trong bộ lông.

Chim Chào Mào thường sống thành đàn, khá đông đúc và ầm ĩ. Chim chào mào ăn các loại thức ăn chủ yếu là loại trái cây bản địa , côn trùng và nụ hoa.

Bạn biết không, chào mào có thể ăn được hầu hết các loại trái cây mà con người ăn được. Như đu đủ, cam, chuối, xoài, ráy, cà chua, ớt… Hoa quả trái cây là loại thức ăn không thể thiếu đối với Chào mào. Trong quá trình bạn nên luân phiên thay đổi nhằm giúp cho chim đỡ phải nhàm chán thức ăn. Ngoài ra việc luân phiên trái cây còn giúp cho chim hấp thụ được nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Chế độ hoa quả và cám khoa học cũng giúp kích lửa chim chào mào nhanh và bền nhất.

Đây là loại quả được coi là đặc sản ở các vùng quê Việt Nam. Tất nhiên với Chào mào cũng vậy, nhưng bạn nên cho ăn chuối tiêu nha. Chuối là một loại thức ăn chứa rất nhiều tinh bột, dễ tiêu hóa. Ngoài ra trong chuối có 1 lượng kali rất lớn, giúp cung cấp trở lại các chất điện phân cơ thể đang cần.

Đu đủ là một loại trái cây rất rất tốt đối với dòng chim này. Đu đủ chín chứa khoảng 70% nước, 13% đường. Không có tinh bột, có nhiều carotenoit, axit hữu cơ, vitamin, canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin…Lượng beta caroten trong đu đủ có nhiều hơn trong các rau quả khác. Đây là thức ăn khoái khẩu của Chào mào. Bạn nên bổ sung cho chúng thường xuyên để đảm bảo dưỡng chất cho chúng phát triển.

Đối với chào mào, gần như chúng không ăn được loại trái cây này ngoài thiên nhiên. Vì cam có lớp vỏ khá dày. Cho chào mào ăn cam vào những ngày nắng nóng sẻ giúp cơ thể chim thanh nhiệt và giúp chim mau phục hồi sức khỏe. Cam chứa tinh dầu thơm và vitamin C, rất mát và bổ dưỡng cho cơ thể.

Đau Dạ Dày Ăn Hoa Quả Gì? Lời Khuyên Của Chuyên Gia

1. Hoa quả tốt cho dạ dày?

Trái cây là một trong những thực phẩm được khuyên nên ăn mỗi ngày, tuy nhiên với người bị đau dạ dày thì không phải loại nào cũng nên ăn, có những loại cần hạn chế ăn hoặc tuyệt đối kiêng khem. Vậy đau dạ dày ăn hoa quả gì?

Nghiên cứu đã chỉ ra, nước dừa có chứa hàm lượng Axit lauric, khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành monolaurin giúp kháng khuẩn, chống nhiễm trùng tiêu hóa ở cả người lớn và trẻ em.

Uống nước dừa hàng ngày giúp bổ sung năng lượng, tốt cho hệ tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó làm giảm các triệu chứng do đau dạ dày gây ra.

Tuy nhiên không nên uống quá 1 quả dừa trong ngày, uống nhiều nước dừa có thể gây khó tiêu, đầy bụng.

Bên cạnh đó, bơ còn là loại trái cây mềm, dễ tiêu, dễ hấp thụ, do đó sẽ giúp làm giảm áp lực cho dạ dày, hạn chế sự va chạm, cọ xát khiến niêm mạc bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Táo là trái cây nằm trong nhóm thực phẩm giàu Pectin, rất tốt cho người bệnh đau dạ dày.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lượng chất xơ trong táo đóng vai trò như một hệ đệm giúp kiểm soát và làm giảm nồng độ axit trong dạ dày.

Đồng thời, chất xơ này giúp hỗ trợ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng chậm tiêu, đầy bụng, từ đó làm giảm các triệu chứng đau dạ dày.

Tuy nhiên chỉ nên ăn 3 – 4 quả/tuần, ăn xen kẽ thêm các loại trái cây khác, nên ăn bữa sáng và bữa trưa hoặc bữa trưa và bữa chiều, chú ý nhai kỹ mới nuốt vì táo là trái cây cứng.

1.4 Thanh long

Hiện nay, ở Việt Nam phổ biến 2 loại thanh long: Thanh long trắng và đỏ, tùy khẩu vị của mỗi người.

Trong thanh long có chứa hàm lượng vitamin và chất xơ hòa tan lớn, hàm lượng axit hữu cơ không cao, từ đó hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón, đi ngoài.

Lưu ý: Không nên ăn thanh long vào buổi tối vì có thể gây lạnh bụng.

Ngoài ra, hàm lượng các chất chống oxy hóa, chống viêm giúp ức chế sự tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Hp.

Có thể ăn trực tiếp hoặc uống nước ép việt quất đều tốt cho người bị đau dạ dày.

1.6 Chuối

Chuối là loại quả tốt cho người đau dạ dày, đặc biệt là chuối chín.

Vừa là loại quả chín mềm, dễ tiêu, chuối còn chứa nhóm chất Pectin giúp cải thiện chức năng tiêu hòa, giảm đầy bụng khó tiêu, đồng thời ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường ruột.

Lưu ý: Người đau dạ dày nên ăn từ 1 – 2 quả chuối, không nên ăn chuối khi đói bụng và nên ăn trước bữa ăn 30 phút.

Người bị đau dạ dày thường thiếu vitamin C, một loại vitamin giúp tăng cường miễn dịch, sức đề kháng và chống oxy hóa rất tốt, ổi là một loại trái cây điển hình.

Lưu ý: Rửa sạch ổi ăn cả vỏ vì vitamin C có chứa nhiều vỏ ổi, nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh bị nghẹn hoặc hóc hạt ổi, không ăn ổi còn quá xanh.

1.8 Đu đủ

Đu đủ cũng là một đề xuất khá hợp lý cho thực đơn trái cây của người đau dạ dày.

Trong đu đủ có chứa hàm lượng enzyme Papain, Chymopapain có khả năng thủy phân protein trong thức ăn, giúp dạ dày dễ tiêu, giảm áp lực co bóp của dạ dày.

Ngoài ra, đu đủ còn giúp cân bằng dịch vị axit trong dạ dày, từ đó làm giảm các triệu chứng đau dạ dày gây ra.

Lưu ý nên ăn đu đủ chín, không ăn khi bụng đói và nên ăn trước bữa chính 30 phút.

Hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất trong quả nho giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Đồng thời, một số hoạt chất trong quả nho giúp bảo vệ niêm mạc và thành dạ dày, từ đó ngăn chặn sự tấn công của dịch vị axit.

Hoạt chất Tanin trong quả sung giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp, phòng ngừa biến chứng, đồng thời tanin làm giảm lượng axit tiết ra từ dạ dày, hạn chế sự ăn mòn của axit tới niêm mạc dạ dày, từ đó làm giảm các triệu chứng do đau dạ dày gây ra.

Ngoài ra, Prebiotic trong sung còn cung cấp lợi khuẩn quan trọng cho đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn.

2. Những lưu ý khi ăn hoa quả cho người đau dạ dày

Khi đưa hoa quả vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, người bệnh đau dạ dày nên lưu ý một số vấn đề sau:

Nên ăn hoa quả trước bữa ăn 25- 30 phút.

Hạn chế ăn trái cây nhiều nhựa chát

Hạn chế tráng miệng bằng hoa quả sau bữa ăn

Hoa quả có chứa nhiều axit không nên ăn khi bụng đói như: Cam, quýt, bưởi,…

Không nên ăn quá nhiều trong ngày hoặc quá no trong từng bữa ăn

Không kiêng hoàn toàn các loại trái cây giàu acid, sẽ làm cơ thể thiếu hụt đi nhiều vitamin quan trọng

Chim Vành Khuyên Ăn Gì Nhanh Líu, Hót Hay? Hoa Quả Hay Mồi Tươi

1. Khái quát về chim vành khuyên

– Chim vành khuyên thuộc họ vành khuyên – một họ chim chứa khoảng 140 loài thuộc bộ chim sẻ.

– Khu vực phân bố

– Đặc điểm nhận dạng

Hình ảnh chim vành khuyên

– Giọng hót, líu

– Tập tính: Sống theo bầy lớn ở ngoài trời và chỉ tách ra khi đến mùa sinh sản. Chúng làm tổ trên cây và đẻ 2- 4 trứng.

– Thức ăn đối với chim vành khuyên sống ngoài tự nhiên

2. Thức ăn cho chim vành khuyên

Chim vành khuyên là loài ăn côn trùng nên thức ăn của chúng chứa nhiều chất đạm, protein như

Cách làm cám đậu xanh

Đổ nước vào 100g đậu xanh loại tốt và ngâm trong 2h.

Xả sạch hết nước và cát sỏi, hấp chín, phơi khô. Bạn có thể phơi nắng hoặc sấy khô.

Dùng máy xay nhuyễn bột đậu rồi trộn với 6 lòng đỏ trứng gà hoặc trứng vịt, một muổng cafe đường trắng.

Tiếp tục phơi hoặc sấy khô.

Xay nhuyễn lần nữa cho tơi bột.

Bỏ vào hộp kín để bảo quản.

Dùng đậu xanh làm cám cho chim

Vành khuyên ăn quả gì?

Cam : Giúp chim giải nhiệt, bổ sung vitamin C, đặc biệt có thể giải độc cám công Trung Quốc.

Cà chua : Giúp chim có bộ lông màu đẹp. Cam, cà chua: cắt khoảng 1/4 quả, dùng tăm gắn vào nang lồng cho chim ăn.

Dưa leo: Giúp chim giải nhiệt, lông mượt.

Cà rốt: Giúp chim lên màu đẹp. Bạn có thể cho chim ăn tươi hoặc xay nhỏ, trộn vào cám đều được. Dưa leo, cà rốt cắt lát nhỏ, dày khoảng 1.5 cm, gắn vào trong lồng cho chim ăn.

Chuối Tây (không quá chín, vừa xanh vừa vàng là được) : Tốt cho hệ tiêu hóa của chim khuyên, phân khô, không bị tiêu chảy.

Bổ sung thêm trái cây, mồi tươi cho vành khuyên

3. Chế độ dinh dưỡng của chim vành khuyên trong từng thời kỳ phát triển

Trong suốt thời gian nuôi chim vành khuyên, bạn chỉ nên cho chúng ăn duy nhất một loại cám tránh việc đổi cám sẽ làm chim bị suy dinh dưỡng dẫn đến thay lông thất thường, không hót, líu thậm chí bỏ ăn và chết. Chỉ thay đổi chế độ dinh dưỡng trong từng thời kỳ của chim.

3.1. Thời điểm khi chim thay lông

Đây là thời điểm chim có nhu cầu dinh dưỡng cao, cần tăng lượng thức ăn cũng như dưỡng chất trong đó.

– Cám đậu xanh trộn thêm trứng, nhộng.

– Tăng cường các hoa quả có màu sắc sặc sỡ và có thể thêm một chút cà rốt.

3.2. Thời điểm chim chưa căng lửa

Sau khi thay lông khoảng 1 tháng, chim bước vào thời kỳ chưa căng lửa. Đây là thời kì dễ nuôi nhất.

Thức ăn: Bột tép, đường, bột sâu khô và hạn chế, thậm chí không cho chim ăn hoa quả.

3.3. Thời điểm chim căng lửa

Đây là thời gian nuôi khó nhất, chim căng lửa tiêu thụ nhiều kalo để có thể hót nhưng chúng lại không ăn nhiều. Do đó, tùy từng con mà các thành phần thức ăn trong cám phải cân đối.

Chim vành khuyên ăn gì ở mỗi thời điểm là khác nhau

4. Khi cho chim ăn cần lưu ý những gì?

– Nếu chim vành khuyên nhảy nhiều trong lồng, bạn nên cho chúng ăn cam, tuy nhiện không được quá 2 lần 1 tuần.

– Không cho chim ăn cam vào mùa đông vì nó sẽ khiến chim bị hạ lửa.

– Bổ sung thêm mồi tươi cho vành khuyên như dế, cào cào, châu chấu,…khi nhiệt độ môi trường xuống thấp.

Cho chim ăn thêm mồi tươi

– Vào mùa hè, không sử dụng những quả chuối đã chín nẫu vì chuối sẽ lên men làm chim bị đi ngoài.

– Không cho chim ăn các loại thức ăn động vật như như bột tôm, cá, thịt vì nó khiến chim mắc bệnh tiêu hóa, chim yếu thậm chí chết.

– Mùa xuân, bạn nên cho chim ăn thêm thức ăn là côn trùng. Nên trộn cám chim theo tỉ lệ kết hợp bổ sung thêm táo tàu (nho, lê cắt nhỏ), dế (cào cào, sâu bột hoặc châu chấu).

– Định kỳ cần bổ sung thêm thành phần canxi vào thức ăn của chim.

5. Phòng và trị bệnh cho chim vành khuyên

Cho chim vành khuyên ăn chuối thay cám

– Biểu hiện: Ngón chân chim bị sưng tấy, mưng mủ, chim thường xuyên co chân lại, dùng mỏ rỉa vào vết thương.

– Nguyên nhân: Chân chim bị nhiễm trùng do động vật khác cắn hoặc các vật sắc nhọn cứa vào.

– Cách điều trị: Rửa vết thương bằng nước muối loãng để làm sạch trước khi bôi thuốc (thuốc đỏ hoặc mỡ tra mắt tetracycin).

Lông chim xơ xác, có ít, rụng khá nhiều khiến cơ thể không được che phủ hết, đôi khi chim nhảy loạn trong lồng.

– Biểu hiện: Chim cứ ủ rũ, lim dim, khó thở, chân co rút, đi phân lỏng có nhớt và màu xanh.

– Nguyên nhân: Giun, sán sống ký sinh trong ruột.

– Biểu hiện: Chim ăn ít, gầy, hay uống nước, lông xù xơ xác, cánh xệ, phân lỏng không màu, có mùi hôi.

– Biểu hiện: Chim thường rụt cổ, ngủ gục, chán ăn thậm chí bỏ ăn, thở khó khăn, sụt cân nhanh chóng, phân có màu trắng, lỏng bám xung quanh hậu môn.

Pha loãng mật ong với nước

– Biểu hiện: Phân lỏng, sức khỏe không có gì bất thường, nhạy cảm với tác động cơ học từ bên ngoài.

– Cách điều trị: Từ từ ổn định tinh thần cho chim, tăng thêm dinh dưỡng như sữa mật ong, đường mà không được sử dụng thuốc.

XEM THÊM:

– nuôi vành khuyên đúng cách

– cách nuôi khuyên bổi nhanh líu

– cách thuần khuyên của người trung quốc

Sau Sinh Ăn Hoa Quả Gì Tốt Cho Mẹ Và Bé? Lời Khuyên Đúng

Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết: Giai đoạn cho con bú sau khi sinh vô cùng quan trọng. Đây là khoảng thời gian người mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và đầy đủ dưỡng chất.

Bác sĩ Sơn khẳng định, thói quen bổ sung hoa quả vào thực đơn hàng ngày sau thời kỳ sinh nở có thể giúp chị em phụ nữ:

Tạo ra nguồn sữa chất lượng: Sau khi sinh con, không phải ai cũng có đủ sữa cho bé bú. Một số loại trái cây có khả năng kích thích hoạt động của tuyến sữa, khiến sữa ra nhiều, đặc và thơm mát hơn, bao gồm: táo tàu, chanh, dâu tây, củ đậu, dưa leo, đu đủ xanh, chuối tiêu, vú sữa, nhãn, na, bưởi, cam quýt…

Cung cấp năng lượng: Phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú cần rất nhiều năng lượng để nuôi dưỡng và chăm sóc em bé. Vào thời điểm này, họ thường phải đối mặt với hàng loạt căng thẳng, áp lực. Do đó, chế độ ăn uống đa dạng dưỡng chất với nguồn trái cây tươi ngon (dưa hấu, chuối, bơ, xoài, dừa, sung, ổi, hồng xiêm…) có thể góp phần bổ sung năng lượng kịp thời cho mỗi chị em.

Ngăn ngừa bệnh tật: Nếu bị nhiễm bệnh, người mẹ không chỉ bị ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế khả năng chăm sóc em bé mà còn dễ dàng lây bệnh cho con. Việc dùng thuốc Tây có thể gây suy giảm chất lượng nguồn sữa mẹ. Vì vậy, trong thời kỳ nhạy cảm này, độc giả nên dung nạp nhiều loại trái cây giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng và nâng cao khả năng ngăn ngừa bệnh tật. Chanh, bưởi, cam, quýt, ổi, dâu tây, dưa hấu, đu đủ, táo, xoài, đu đủ, lựu, việt quất… là những loại hoa quả cần được ưu tiên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của sản phụ. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng thiếu máu sau sinh, bạn nên bổ sung một số loại trái cây giàu chất sắt như: đào, táo tàu, mơ, sung, dâu tây, nho khô…

Giữ dáng, dưỡng da: Khi đang cho con bú, phụ nữ phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức để chăm con mỗi ngày. Do đó, người mẹ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, buồn bã, ưu phiền. Hơn nữa, cơ thể phái đẹp sau khi sinh nở không còn thon gọn, săn chắc như xưa, đồng thời da dẻ cũng sần sùi và thâm sạm nhiều hơn. Đây chính là lúc thành phần vitamin và chất xơ dồi dào từ hoa quả tươi trợ giúp chị em giải quyết vấn đề nan giải này.

Phụ nữ sau sinh ăn hoa quả gì tốt cho mẹ và bé?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người mẹ có thể bổ sung trái cây khoảng 3 – 4 ngày sau khi sinh em bé. Việc lựa chọn những loại trái cây phù hợp sẽ giúp chị em nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ co bóp tử cung nhằm đẩy hết sản dịch ra ngoài, bổ sung nước, vitamin, chất xơ, tăng cường cảm giác thèm ăn và kích thích quá trình tiết sữa.

Bưởi, cam và quýt

Với hàm lượng vitamin C dồi dào, bưởi có thể cung cấp nước, chất xơ và vitamin, từ đó phòng ngừa tình trạng chảy máu cũng như chứng táo bón sau sinh. Một số nghiên cứu chứng minh, trái bưởi rất giàu fitogen thực vật. Đây là hoạt chất có công dụng tiêu mỡ, nuôi dưỡng làn da và hạ lượng cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, axit trái cây trong loại quả này còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa của người mẹ. Đặc biệt, những hợp chất dinh dưỡng trong trái bưởi chùm có thể điều chỉnh lượng insulin. Loại hormone dự trữ chất béo này giúp chị em nhanh chóng lấy lại vóc dáng cân đối trước khi sinh nở.

Cùng họ với bưởi là cam và quýt. Hai loại hoa quả này là sự lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn dinh dưỡng sau sinh của các bà mẹ. Thành phần canxi, vitamin C và hàng loạt chất chống oxy hóa phong phú của cam và quýt có khả năng ức chế sự chảy máu tại lớp màng bên trong cổ tử cung, đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương.

Sau khi sinh con khoảng 1 tuần, người đọc có thể ăn 1 – 2 trái cam/quýt nhỏ mỗi ngày hoặc 1 – 2 miếng cam lớn trước bữa ăn. Lưu ý, bạn chỉ nên dung nạp một lượng vừa đủ, không ăn quá nhiều, cần lựa chọn các loại bưởi, cam, quýt có vị ngọt thanh. Những người mẹ đang bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy không nên dùng nhiều loại hoa quả này.

Chuối tiêu

Chuối tiêu luôn là một trong những loại trái cây hàng đầu trong danh sách “sau sinh ăn hoa quả gì” của mọi phụ nữ. Bởi chuối rất giàu calo, vitamin và khoáng chất (kali, natri, magie…). Hơn nữa, thành phần sắt và xenlulozo của chuối tiêu còn giúp bổ máu, tái tạo tế bào hồng cầu cũng như hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Nếu bổ sung chuối tiêu thường xuyên, chị em có thể chủ động giảm thiểu nguy cơ thiếu máu và táo bón sau sinh. Sau khi sinh con, bạn hãy bổ sung 1 – 2 trái chuối/ngày nhằm cung cấp năng lượng và tạo ra nguồn sữa thơm ngọt thanh mát cho bé.

Long nhãn

Quan niệm Đông y cho rằng, long nhãn tính bình, vị ngọt, không độc. Loại hoa quả này có công dụng bổ huyết dưỡng tỳ. Một lượng long nhãn tươi/khô vừa đủ có thể bổ khí tỳ vị, bồi bổ khí huyết, đồng thời hỗ trợ điều trị chứng suy nhược cơ thể sau sinh.

Theo y học hiện đại, long nhãn giàu protein, vitamin C, riboflavin, có tác dụng bổ mắt, cung cấp chất sắt, tăng cường sức đề kháng, tái tạo tế bào hồng cầu và lợi sữa. Chị em nên ăn long nhãn tối đa 3 lần/tuần, với khoảng 200 – 300g/lần.

Táo xanh/táo đỏ

Với nguồn dinh dưỡng đa dạng, trái táo là loại hoa quả không thể thiếu trong thực đơn giảm cân sau sinh của chị em phụ nữ. Chỉ với 1 quả táo mỗi ngày, người mẹ có thể cung cấp cho cơ thể 3g chất xơ, 15% hydrocarbon cùng nguồn vitamin A, C, E phong phú. Thêm vào đó, lượng kali, canxi và chất chống oxy hóa dồi dào trong trái táo còn góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, đồng thời tăng cường sức đề kháng của cơ thể mẹ và bé. Sau khi vượt cạn, chị em nên ăn 2 – 3 quả táo/ngày, đồng thời kết hợp duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất thiết yếu.

Nho ngọt

Nếu đang tự hỏi sau sinh nên ăn hoa quả gì thì nho ngọt chính là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn đấy! Trái nho chứa nhiều vitamin B1, B2, C cùng các khoáng chất quan trọng như: sắt, phốt pho, canxi. Vì vậy, loại hoa quả này có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu, nâng cao sức đề kháng của mẹ, đảm bảo sự phát triển ổn định, bình thường của bé, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ thiếu máu sau sinh. Độc giả chỉ nên ăn nho ngọt 1 – 2 lần/tuần bởi việc dung nạp cùng lúc quá nhiều loại quả này sẽ khiến cơ thể bạn khó chịu.

Dưa hấu

Dưa hấu rất giàu canxi, kali, vitamin C cùng nhiều khoáng chất quan trọng khác. Loại trái cây này giúp lợi tiểu, giải nhiệt và nâng cao khả năng hồi phục của làn da. Bên cạnh đó, hàm lượng nước dồi dào của dưa hấu chính là nguồn bổ sung chất lỏng thân thiện và tuyệt vời với cơ thể người mẹ, từ đó góp phần tăng cường lượng sữa tiết ra. Người mẹ nên dùng 1 – 2 miếng dưa/lần, 1 lần/tuần.

Dưa lưới

Hàm lượng vitamin C trong dưa lưới rất cao, gần bằng một nửa lượng vitamin C khuyến cáo mỗi ngày dành cho phụ nữ đang cho con bú. Hơn nữa, lượng nước dồi dào từ loại quả này cũng giúp cải thiện số lượng và chất lượng nguồn sữa mẹ.

Đu đủ

Đu đủ chín chứa nhiều kẽm, sắt, chất xơ, vitamin (A, C, K, E) và khoáng chất (kali, canxi, magie). Những thành phần này không chỉ đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mà còn kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, đu đủ cũng giàu lutein, beta-carotene và crytoxanthin. Các hợp chất này có khả năng loại bỏ gốc tự do, ức chế quá trình oxy hóa, đồng thời ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Thói quen thường xuyên ăn loại quả này có thể giúp sản phụ nhuận tràng, bổ máu, ngăn ngừa viêm nhiễm, làm lành vết thương và tăng cường sức khỏe. Đặc biệt, đu đủ xanh hầm móng giò là món ăn thơm ngon có công dụng lợi sữa và hạn chế tình trạng suy nhược cơ thể. Sau khi sinh con, độc giả nên ăn khoảng ¼ trái đu đủ nhỏ mỗi lần với tần suất 2 – 3 lần/tuần.

Trái bơ

Trái bơ giàu giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho phụ nữ mới sinh. Với hàm lượng axit béo thiết yếu dồi dào như: omega-3, omega-6, omega-9, loại hoa quả này giúp cân bằng lượng đường trong máu, phòng chống sự oxy hóa, thúc đẩy quá trình tiết sữa cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường ở người mẹ.

Thành phần chất xơ hòa tan và không hòa tan của trái bơ góp phần tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa chứng táo bón sau sinh. Trong khi đó, kali có khả năng cân bằng nước và điện giải. Hàm lượng vitamin A, E, D, K dồi dào góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng toàn diện hệ thần kinh của em bé. Ngoài ra, DHA và axit folic hỗ trợ phát triển não bộ đầy đủ, đồng thời cải thiện chức năng thị giác.

Dâu tây

Sau khi sinh nở, sản phụ nên ăn nhiều dâu tây nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Loại quả này chứa nhiều khoáng chất cần thiết như: sắt, magie, kali… với tác dụng bổ máu và duy trì hoạt động xương khớp. Bên cạnh đó, lượng calo thấp, nguồn vitamin và chất xơ dồi dào giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, kích thích sản xuất sữa mẹ cũng như kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Việt quất

Việt quất sở hữu đặc tính chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ. Thêm vào đó, thành phần kali, canxi, vitamin A, vitamin K… cũng giúp bé tăng cường khả năng chống chịu và đối phó với bệnh tật trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên, với loại quả mọng này, chị em chỉ nên bổ sung ở mức độ chừng mực (khoảng 2 phần trái việt quất/tuần) nhằm hạn chế tình trạng chướng khí, khó tiêu.

Trái sung

Trái sung là gợi ý lý tưởng dành cho những chị em đang thắc mắc sau sinh ăn hoa quả gì. Loại trái cây này rất giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể mẹ và bé như: phốt pho, kali, vitamin C… Không chỉ dừng lại ở đó, trái sung còn có công dụng tiêu viêm, thông huyết, sát trùng, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, tăng cường tiết sữa và hỗ trợ chị em lấy lại vóc dáng.

Sau khi vượt cạn, phụ nữ có thể ăn 1 – 2 bữa trái sung tươi/ngày hoặc chế biến loại quả này thành các món ăn dinh dưỡng như: sung kho thịt/cá, sung hầm chân giò, canh sung hầm xương hoặc sắc lá và quả sung lấy nước.

Hồng xiêm

Hồng xiêm tính mát, vị ngọt, giàu canxi và chất sắt. Vì vậy, loại quả này giúp nhuận trường, bổ sung năng lượng, ngăn ngừa tình trạng táo bón sau sinh cũng như thúc đẩy quá trình sản xuất nguồn sữa chất lượng. Sau khi sinh con, người đọc có thể thưởng thức hồng xiêm 1 – 2 lần/tuần (chọn trái chín mềm, gọt vỏ cẩn thận, nên ăn khi no, tránh dùng lúc đói).

Vú sữa

Vú sữa rất giàu vitamin A, B1, B2, B3, C, sắt, lipid, canxi, glucid và chất xơ. Đây là loại hoa quả giúp bạn cung cấp đầy đủ dưỡng chất và năng lượng cho bản thân và em bé. Không chỉ dừng lại ở đó, vú sữa còn giúp phụ nữ sau sinh ngăn ngừa sạm da vô cùng hiệu quả. Chị em nên dung nạp tối đa 1 trái vú sữa/ngày, không ăn liên tục suốt tuần bởi nếu ăn quá nhiều, người mẹ dễ bị nóng trong và mất cân bằng dưỡng chất.

Thanh long

Trái thanh long thanh mát, dễ ăn, giàu vitamin B1, B2, B3, C, canxi, sắt… Vì vậy, đây là nguồn dưỡng chất tuyệt vời mà phụ nữ sau sinh không thể bỏ qua. Thêm vào đó, loại hoa quả này còn hạn chế nguy cơ mắc bệnh cảm sốt, sốt xuất huyết, nuôi dưỡng làn da, phòng chống lão hóa, ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ ở người mẹ. Độc giả có thể bổ sung thanh long 2 – 3 lần/tuần.

Trái na

Theo một số nghiên cứu, trung bình 1 trái na cung cấp khoảng ⅕ lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày của cơ thể. Thành phần dưỡng chất này không chỉ góp phần tăng cường sức đề kháng mà còn hạn chế tối đa nguy cơ chảy máu ở sản phụ sau sinh. Các khoáng chất kali, natri của loại quả này giúp người mẹ ổn định nhịp tim và huyết áp. Trong khi đó, vitamin B6 hỗ trợ nâng cao sức khỏe, giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, chất xơ dồi dào của trái na cũng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, phòng tránh tình trạng táo bón sau sinh. Các chuyên gia khuyến cáo, chị em nên ăn 1 – 2 trái na/tuần.

Sơn trà

Nếu sinh thường, người mẹ dễ bị mất nước, mất máu, kiệt sức, miệng khô, mệt mỏi, không muốn ăn uống. Trái sơn trà có khả năng kích thích vị giác cũng như thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ. Bên cạnh đó, thành phần maslinic và axit nitric còn có công dụng hoạt huyết, giảm đau và đào thải máu đọng bên trong cổ tử cung. Sau khi vượt cạn, phụ nữ nên ăn 1 – 2 bữa sơn trà/tuần.

Trái mơ

Mơ là một trong những loại hoa quả lợi sữa dân dã mà sản phụ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình. Hàm lượng phytoestrogen dồi dào trong trái mơ có khả năng hoạt động tương tự estrogen trong quá trình điều tiết lượng hormone tiết sữa. Do đó, thói quen ăn mơ trong giai đoạn cho con bú giúp người mẹ cải thiện chất lượng nguồn sữa một cách hiệu quả. Hơn nữa, lượng kali, canxi, vitamin A và C phong phú của trái mơ cũng là giải pháp nâng cao sức khỏe toàn diện của mẹ và bé.

Chà là khô

Chà là khô giàu vitamin (B, C, E, K), khoáng chất (canxi, kali, magie), protein, đường, đặc biệt là chất xơ. Khi dung nạp loại hoa quả này, người mẹ có thể chủ động giảm thiểu tình trạng đầy hơi, chướng bụng và táo bón. Thêm vào đó, chà là khô còn giúp chị em thư giãn tinh thần, hạn chế căng thẳng, xua tan mệt mỏi. Độc giả nên dùng chà là khô khoảng 1 – 2 lần/tuần.

Một số lưu ý khi ăn hoa quả sau sinh

Bên cạnh những loại hoa quả bổ dưỡng trên, sản phụ cũng cần hạn chế dung nạp quá nhiều một số loại quả sau đây:

Những loại trái cây tính nóng chứa nhiều đường (vải, xoài, mít, sầu riêng) dễ khiến mẹ và bé nổi mụn, ngứa ngáy, phát ban.

Những loại trái cây vị chua (chanh, cam chua, khế, dâu da) có thể ảnh hưởng tới hàm răng cũng như tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa của người mẹ.

Ngoài ra, trong quá trình lựa chọn, sử dụng và bảo quản hoa quả, chị em cần ghi nhớ:

Lựa chọn trái cây có nguồn gốc – xuất xứ rõ ràng.

Rửa hoa quả sạch sẽ trước khi ăn bằng nước muối pha loãng và xả nhiều lần dưới vòi nước mạnh.

Chọn mua trái cây tươi theo mùa. Các loại hoa quả trái mùa có thể đã được bảo quản nhiều ngày, không còn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng ban đầu, thậm chí chứa nhiều hóa chất độc hại trong quá trình sơ chế – bảo quản.

Những loại trái cây hữu cơ thường tươi sạch và an toàn hơn.

Chỉ ăn hoa quả tươi ngon, mới hái, không dùng trái cây bầm dập hay có vết xước lạ trên bề mặt vỏ.

Tuyệt đối không dùng trái cây chưa rửa vì chúng có thể chứa nhiều chất bảo quản, ký sinh trùng, thuốc bảo vệ thực vật.

Tránh ăn hoa quả vào lúc sáng sớm hay tối muộn.

Chỉ dùng trái cây tươi, không bảo quản lạnh lâu ngày.

Không nên ăn quá nhiều loại hoa quả cùng lúc.

Hãy ăn trái cây trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Để đa dạng hóa thực đơn hàng ngày, bạn có thể chế biến hoa quả thành bánh mứt, sinh tố, nước ép, sữa chua trái cây…

Ăn trái cây tươi trực tiếp, hạn chế uống nước ép bởi loại thức uống này đã làm hao hụt rất nhiều chất xơ.

Không ăn dưa hấu chung với các loại hoa quả khác, không dùng cam quýt cùng sữa bò, không dung nạp dưa leo với những loại trái cây giàu vitamin C.