Chim Yến Agate / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Chim Yến Thích Mùi Phân Bên Trong Nhà Yến.

Theo em nghề yến này thì vô vàn kiến thức và chưa có cài gì là chân lý “Thử thì biết, không thử thì không biết”.

Có một câu hỏi thế này “Em ơi anh thấy người ta giới thiệu công nghệ sạch trong nhà yến hiệu quả lắm, anh có nên áp dụng không?”. Em thì không biết công nghệ sạch công nghệ bẩn là gì? anh chị dùng công nghệ nào có hiệu quả thì cứ sử dụng thôi, muốn biết hiệu quả hay không thì làm mới biết.

Hôm nay có thời gian nên em cũng chia sẻ lại một lần nữa, để anh chị nào chưa đọc hoặc chưa biết thì có thể tham khảo và sau này không cần hỏi lại.

1. Chim yến thích mùi gì?

Chim yến là một loài chim, con người là một loài người. Chúng ta không thể biết chim yến thích gì, nghĩ gì mà chỉ thông qua quan sát, thực nghiệm để rút ra những kết luận.

Một con chim yến non khi mới nở thì cái mùi gì nó ngửi thấy, đó là mùi sinh cảnh trong nhà yến, là mùi cái tổ nó được sinh ra, là mùi bốc ra từ cơ thể của chim bố mẹ, là mùi thức ăn… Trong các mùi trên đứng trên góc độ con người thì mùi nào cũng thúi quoắc, mùi cứt, mùi long vũ, mùi tanh của tổ yến… chắc chỉ có mùi thức ăn thì có vẻ thơm thơm một tí.

Còn dưới góc độ con chim yến thì vấn đề thích hay không thích chúng ta không thể định nghĩa được vì chúng ta không biết chúng nghĩ gì và nó cũng không nói cho chúng ta biết.

2. Chim yến có thích mùi cứt không?

Rất nhiều anh chị hỏi em ơi sai anh thấy em chia sẻ cách ủ phân chim yến vậy chim yến nó thích mùi phân à. Em cũng chẳng biết là chim yến nó có thích hay không nhưng em biết từ lúc nó sinh ra nó đã ngửi thấy mùi đó. Vì vậy trong một nhà yến mới có thể tạo mùi sinh cảnh này để cho con chim có cảm giác an toàn, quen thuộc và cảm giác như đang có đồng loại ở trong đó.

Vậy phân chim yến dùng khi nào là khi nhà yến đang mới chưa có chim yến sinh sống, bổ sung để có mùi sinh cảnh còn khi có chim rồi, thì tự nó ỉa ra tạo mùi sinh cảnh cần gì mua phân về bỏ thêm cho tốn tiền rồi lại nói là nặng mùi.

3. Chim yến có thích mùi tổ yến không?

4. Nên dùng mùi hóa chất không?

Nói thật là từ trước đến nay em không dùng hóa chất bán trên thị trường để tạo mùi.

Thứ nhất là nhà nghèo làm gì có tiền mua hóa chất vài triệu một lít về xịt.

Thứ hai em không dùng mùi hóa chất chim yến vẫn phát triển bình thường.

(Một lưu ý cho các anh chị nếu nhiều tiền dùng mùi hóa chất thì như thế này: phun mùi gì thì cũng nên biết mùi đó dùng ở đâu, dùng vào lúc nào, chứ mua về phun là phun thứ nhất phản tác dụng của mùi, thứ hai phí tiền chẳng mang lại ích lợi gì).

Làm Sao Để Giử Chim Yến Non Trong Nhà Yến Của Bạn Yến Sào.

Tại sao vào nhà yến thấy 1 con đã mọc lông còn 1 con thì đỏ hỏn.

Chim yến thường đẻ hai quả trứng trong một tổ yến sào, mỗi quả trứng cách nhau khoảng vài ngày nên mới có hiện tượng khi vào nhà yến thấy một con đỏ hỏn một con đã mọc lông hoặc 1 con bám ngoài thành tổ, 1 con nằm ở trong tổ.

Video chim yến tập bay trong nhà yến Lộc Bụt.

Sau khi các cánh của chúng đủ cứng cáp, thì vào một ngày đẹp trời nào đó chúng sẽ mạnh mẽ rời khỏi tổ và không bao giờ trở lại (điều này là điều chắc chắn, khi chúng đã rời khỏi tổ là không bao giờ quay về cái tổ đó nữa, còn chúng đi đâu thì không thể lý giải được, chỉ có những nhà nghiên cứu yến sào có đầy đủ thiết bị có lắp định vị gps thì mau ra biết được, nhưng chưa ai làm điều này cả).

Và thêm một điều nữa Lộc Bụt chia sẻ đến các bạn, chim yến non có tính độc lập rất cao, khác hẵn với những con chim non khác là khi tập bay hoặc khi học cách săn mồi luôn được bố mẹ kề bên, còn chim yến non thì không, mọi thứ chúng đều tự học lấy (bản năng) và chúng phải một mình ra đời ngay khi rời khỏi tổ. Lộc Bụt đã quan sát chim yến qua camera rất nhiều lần, chim bố mẹ thường đi kiếm ăn từ rất sớm và để con chim non ở lại một mình, đến một khoảng thời gian nào đó trong ngày, con chim yến non đủ tự tin sẽ tự mình rời khỏi tổ, lúc đầu những bước bay khá khập khiểng, yếu ớt, chúng cần một nơi để bám sau khi rời khỏi tổ yến (vì thế mà các bức tường dưới thanh đà tổ chúng ta không nên làm láng để chim yến non dễ dàng đu bám). Sau đó chúng sẽ theo luồng ánh sáng bay ra ngoài khám phá một vùng trời mới bao la ngoài kia.

Vậy làm cách nào để giử chim non sinh ra trong nhà yến.

Khi bay ra ngoài ngôi nhà yến mà nó sinh ra, chim yến non sẽ tìm một nơi để đu bám mới và chúng cũng phải đi kiếm ăn để sinh tồn.

Chim yến con không đi kiếm ăn cùng chim yến bố mẹ đó là điều lộc bụt quan sát được từ chính ngôi nhà yến của mình (còn anh chị có ý kiến khác là tùy anh chị), nếu chim yến con đi kiếm ăn cùng cha mẹ chúng thì nói thật là 100 con yến ra ràng thì gần như 100 con chim yến sẽ quay lại, vì chúng được dẫn dắt, chăm sóc từ cha mẹ của chúng. Nhưng chim yến con không đi kiếm ăn cùng cha mẹ, tự lực cánh sinh khi rời khỏi tổ nên tỷ lệ chúng quay lại nhà yến là cực kỳ thấp.

Theo suy nghĩ của Lộc Bụt chim yến có thể quay lại nếu nhà yến của anh chị là độc nhất vô nhị trong khu vực, chim yến non ra ngoài kiếm ăn và chỉ có duy nhất nhà yến của anh chị phát tiếng kêu thì nhiều khi chúng sẽ quay lại. Nhưng hiện nay ở đâu mà chẳng có nhà yến đã ra là khỏi về, hehe.

Chính vì tập tính này của chim yến mà những người nuôi chim yến có kinh nghiệm sẽ có xu hướng xây hai nhà yến sát nhau để con chim yến non của nhà yến này, khi rời khỏi tổ có thể bay vào chú ngụ ở nhà yến bên cạnh. Và những chủ nhà yến mới cũng rất thích xây sát một nhà yến đã thành công để đón nhận những con chim yến non của nhà yến bên cạnh.

Vì vậy, theo quan điểm của Lộc Bụt các anh chị đừng cố giử những con chim yến đã sinh ra từ nhà yến của mình (vì điều này cực khó do tập tính của chim yến), nhà yến của anh chị sẽ tăng đàn đón nhận những con chim yến từ nhà khác (đó cũng là một hiện tượng bình thường trong chọn lọc tự nhiên để tránh đồng huyết, cận huyết thống).

Nếu thực sự muốn giử lượng chim yến này thì vẫn có cách nhưng đòi hỏi chuyên môn của các bạn phải cao và phải là chuyên gia trong ngành yến, vốn lớn. Cách ấp nở trứng nhân tạo, nuôi chim yến non và cho chúng ăn như một số nước indonesia, malaysia. Ở Việt Nam thì theo Lộc Bụt biết thì chỉ có công ty yến sào khánh hòa làm việc này (còn hiệu quả thế nào thì Lộc Bụt không biết).

Chim Yến Phụng Là Loài Chim Gì Và Cách Nuôi Loài Chim Yến Phụng?

Giới thiệu về chim Yến Phụng

Chim Yến Phụng có tên khoa học là Melopsittacus Undulatus. Là loại chim thuộc bộ vẹt, xuất xứ từ Châu Úc. Ngoài thiên nhiên, Yến Phụng là loài chim nhỏ không có khả năng chiến đấu tự vệ. Cách duy nhất bảo vệ chúng khỏi sự truy đuổi của các loài chim săn mồi khác là tốc độ bay nhanh. Và khả năng nguỵ trang cho giống với môi trường xung quanh. Cụ thể là bộ lông của chúng phải có màu xanh lá cây viền nâu đen để dễ dàng lẩn vào các tán lá.

Những cá thể màu vàng đôi khi cũng xuất hiện ngoài thiên nhiên. Đây là một sự đột biến gen sắc tố. Nhưng chúng nhanh chóng bị tiêu diệt vì bộ lông sặc sỡ quá lộ liễu so với đồng loại. Một trong những điểm thu hút của Yến Phụng khiến nhiều người chọn nuôi chúng. Là tính tình dịu dàng và khả năng làm quen đến mức thân mật. Và tin tưởng tuyệt đối của chúng với các thành viên trong gia đình.

Yến Phụng là loài chim tương đối dễ ghép cặp. Trải qua nhiều thế hệ lai tạo và nuôi nhốt. Ngày nay người ta có thể dễ dàng lựa chọn bất kỳ màu sắc nào để ghép với nhau. Và cho sinh sản. Nhưng có thể nhận thấy rằng những màu sắc nguyên thuỷ sẽ dễ dàng bắt cặp hơn. Bản năng làm cha mẹ của chim cũng cao hơn những màu lai tạo khác.

Yến Phụng có rất nhiều màu: xanh, tím, vàng, trắng…Trong đó có 2 loại mang sắc màu hoang dã trong tự nhiện là vàng mắt đỏ và trắng mắt đỏ.

Cách phân biệt giới tính chim qua màu sắc chim

Nếu bạn mới nuôi chim Yến Phụng, có lẽ bạn sẽ muốn xác định giới tính của con chim đó. Quan sát màu sắc là một cách để biết rằng đó là trống hay mái.

Bạn quan sát da gốc mỏ của chim Yến Phụng. Đó là phần da nằm ở ngay phía trên mỏ. Vì mũi nằm trên da gốc mỏ nên bạn có thể dễ dàng nhìn thấy phần da gốc mỏ. Thông thường, mỏ của chim Yến phụng sẽ có màu vàng. Phần da gốc mỏ có màu đặc trưng tùy thuộc vào giới tính của chim.

Phần lớn chim Yến Phụng trống đang trong thời kỳ sinh sản đều có da gốc mỏ màu sáng. Hoặc màu xanh lam sẫm trên thân. Đôi khi đó có thể là màu xanh tím. Màu này sẽ biến thành màu xanh sáng nhạt nếu chim Yến Phụng chưa có nhu cầu sinh sản.

Nếu bạn biết chắc rằng giới tính của chim Yến Phụng là trống. Và thấy da gốc mỏ biến thành màu nâu thì có thể chim đã bị bệnh.

Da gốc mỏ của chim Yến Phụng mái trưởng thành thường có màu trắng hoặc nâu nhạt. Khi loài này muốn sinh sản và đẻ trứng, da gốc mỏ sẽ có màu nâu đậm hơn hoặc màu hồng nâu. Chim Yến Phụng trống đôi khi có đốm màu xanh lam sáng trên chân còn chim Yến Phụng mái có màu hồng.

Phân loại chim Yến Phụng

Yến Phụng đuôi dài – xanh nhạt: đây là dòng vẹt được nhiều người nuôi nhất. Bộ lông của chúng màu chủ đạo là màu xanh lá nhạt cùng các vân màu đen. Chiếc mỏ của chúng có thường chỉ có màu xám. Đôi chân của chúng thường có màu xám đậm. Viền mắt thường có màu trắng, phần trán sẽ có màu vàng nhạt. Phần mũi của chim đực sẽ có màu xanh dương khi chúng trưởng thành.

Vẹt đuôi dài Lutino: đây là dòng chim đột biến gen và được phát hiện vào năm 1870. Dòng chim này có bộ lông màu vàng nhạt toàn bộ cơ thể. Đôi mắt của chúng có màu đỏ rất đặc biệt. Chiếc mũi của chim trống thường có màu đỏ tía, chim cái có màu trắng hơi pha nâu.

Màu xanh da trời cánh xám: dòng chim yến phụng này được tìm thấy vào năm 1918. Bộ lông của chúng có màu xanh lam và các sọc màu xám xanh. Lông đuôi và cánh của chúng khá dài và có màu vàng chanh. Ở trên đỉnh đầu của chúng có màu trắng (chỉ xuất hiện ở chim trưởng thành).

Bên cạnh 3 loài đặc trưng này, loài vẹt yến phụng còn phổ biến với các dòng: đuôi dài xám xanh, đuôi dài có mào, xanh mặt vàng, đuôi dài đốm tím, đuôi dài vàng cốm….

Phân biệt giới tính của chim Yến Phụng

Chim Yến Phụng trống thường hót nhiều hơn chim mái. Chúng sẽ hót líu lo hoặc hót thành cả một bài khá dài. Chim mái cũng hót nhưng chúng phát ra tiếng nghe cộc cằn và ít có giai điệu hơn. Chim trống học hót nhanh hơn chim mái.

Chim Yến Phụng trống thường rướn đầu lên trên, xuống dưới hoặc mổ vào lồng. Chúng tỏ ra ham chơi và thân thiện. Chim Yến Phụng mái thường sẽ táo bạo hơn một chút. Nếu đang trong thời kỳ sinh sản hoặc dịu dàng nếu không có nhu cầu.

Nếu bạn thấy rằng chim yến phụng trống mổ và mớm mồi cho chim yến phụng mái. Thì đừng lo lắng vì đây là hành vi khởi đầu cho quá trình sinh sản. Đừng quên rằng bạn có thể yêu cầu bác sĩ thú y xác định giới tính của chim. Mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu vị bác sĩ đó có kinh nghiệm chăm sóc chim.

Đặc tính – chim Yến Phụng biết nói không?

Chim Yến Phụng là dòng nói khá nhiều, cho nên nhiều khi người nuôi sẽ cảm giác khó chịu vì tiếng nói của chúng. Trong số các loài vẹt, có thể nói vẹt yến phụng là loài không được nhanh nhạy nhất. Cho nên, khi huấn luyện chúng các bạn cần dành nhiều thời gian và công sức hơn khi huấn luyện những dòng vẹt khác.

Yến Phụng là loài sinh sản khá nhiều và nhanh. Thời gian sinh sản của chúng diễn ra quanh năm, nhiều nhất vẫn là vào mùa hè. Khi đến kỳ sinh sản, cả chim trống và chim mái sẽ cùng làm tổ. Tổ của chúng được làm trên những thân cây gỗ sau đó khoét lỗ.

Chim Yến Phụng đẻ trứng, chúng sẽ đẻ đều đặn hoặc cách nhật mỗi lần một quả giống như gà và vịt. Khi đẻ được từ 4 – 8 quả trứng, chúng sẽ ngừng đẻ và tiến hành giai đoạn ấp trứng. Giai đoạn ấp trứng thường diễn ra trong khoảng 18 – 22 ngày. Quả trứng đầu tiên thường nở rất muộn, thường không nở khi được 20 ngày.

Trong quá trình ấp, cả chim trống và chim mái sẽ cùng thay nhau ấp và bảo vệ trứng. Chim Yến Phụng non khi mới nở ra thường có màu nhạt, hơi nâu và bộ lông của chúng khá thưa. Bộ lông của chúng hoàn thiện khi chúng đạt từ 3 – 5 tháng tuổi.

Sau khi trứng nở, chim mái sẽ tiếp tục ủ cho đến khi chim non cứng cáp. Chim trống và chim mái sẽ cùng nuôi dưỡng chim non trong khoảng từ 1 – 2 tháng tuổi. Sau khi chim non có thể tự lập cuộc sống, chim bố mẹ sẽ dọn tổ để tiếp tục cho lứa sinh sản tiếp theo.

Loài chim này có nguồn gốc đến từ Hồng Kông, cho nên chúng còn được gọi là vẹt Hồng Kông. Dòng chim này thường sinh sống thành từng cặp ngay từ khi chúng được vài tháng tuổi và sống rất chung thủy. Từng cặp chim sẽ kết thành từng bầy lớn để sinh sống.

Môi trường sống lý tưởng của chúng là những vùng có khí hậu ẩm và nhiệt đới. Tại nước ta, chim Yến Phụng được tìm thấy và nuôi dưỡng ở hầu hết các tỉnh thành.

Cách nuôi chim Yến Phụng

Loại chuồng nuôi chim Yến Phụng thường được sử dụng được làm bằng kim loại. Với cấu tạo mỏ khỏe và đặc tính đục khoét gỗ, lựa chọn chuồng nuôi bằng kim loại hoàn toàn phù hợp. Hơn nữa, chuồng nuôi kim loại sẽ dễ làm sạch hơn.

Chuồng nuôi nên đặt gần những nơi có nhiều cây xanh, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.

Bên trong chuồng, các bạn cần trang bị đầy đủ cóng nước, cóng thức ăn và cần đậu cho chim. Nếu như nuôi chim sinh sản, các bạn nên làm thêm 1 chiếc tổ cho chúng bằng gỗ mỏng và rắc mùn cưa bên trong.

Thức ăn của loài chim này khá đa dạng và phong phú, được chia thành 3 loại chính: thức ăn hạt khô, rau và củ quả tươi, các loại thức ăn bổ sung.

Hạt khô: thức ăn hạt khô dành cho chim thường là lúa, gạo, ngô xay, hạt kê… Loại hạt yêu thích nhất của dòng chim này là hạt kê vàng.

Rau và củ quả tươi: loài chim này có thể ăn được hầu hết tất cả những loại rau nên loại bỏ rau có vị đắng. Các bạn nên cho vẹt ăn các loại rau cải, xà lách, lá bồ công anh và đặc biệt rau muống loại rau yêu thích nhất của chúng. Ngoài ra, các bạn nên bổ sung một số loại quả cho chúng như táo hoặc ổi.

Thức ăn bổ sung: trong quá trình nuôi chim, các bạn nên cho chúng ăn thêm bột vỏ sò, bột vỏ trứng, muối và hạt sạn. Cho chi ăn thêm hạt sạn giúp chúng tiêu hóa dễ dàng hơn tránh được hiện tượng vón cục thức ăn ở trong dạ dày.

Chim yến phụng có sức đề kháng rất tốt, xong nếu không chăm sóc tốt cũng rất dễ nhiễm bệnh. Cho nên, các bạn phải thường xuyên dọn dẹp chuồng, rửa sạch cóng thức ăn cho chúng.

Bên cạnh đó, chim yến phụng là dòng rất thích tắm tắm ngập nước. Chính vì vậy, vào mùa hè các bạn nên cho chim tắm 2 ngày 1 lần. Mùa đông nên tắm cho chúng vào những ngày có nắng. Sau khi tắm xong, các bạn cần làm khô lông cho chúng ngay lập tức để chúng không bị cảm lạnh.

Để huấn luyện được một chú chim nói hay, các bạn cần dành nhiều thời gian và công sức. Các bạn cần huấn luyện chúng nói ngay từ khi còn nhỏ từ khi 2 – 3 tháng tuổi.

Hàng ngày, mỗi buổi sáng và chiều tối các bạn nên ra dạy và nói chuyện với chúng. Khi đã nói được những từ cơ bản, các bạn nên cho chúng tiếp xúc với nhiều người để có thể nói được nhiều giọng.

Mua vẹt Yến Phụng ở đâu? Giá bao nhiêu?

Chim yến phụng là loài chim đẹp, có khả năng nhái lại tiếng người rất tốt. Cho nên, chúng được rất nhiều người yêu thích và tìm mua. Loài chim này được bày bán rộng rãi ở khắp các tỉnh thành, tại bất cứ cửa hàng bán chim cảnh nào trên Hà Nội đều có.

Giá bán vẹt yến phụng khá rẻ, mức giá dao động từ 180 – 400 nghìn đồng/đôi chim.

Cách phân biệt tuổi của chim Yến Phụng

Nếu chim Yến Phụng của bạn ít hơn bốn tháng tuổi thì sẽ khó nhận biết giới tính bằng màu sắc. Trong khoảng thời gian này, phần da cho thấy giới tính có thể đổi màu liên tục. Thế nên sẽ khó phán đoán chính xác xem chim là trống hay mái. Nếu chim Yến Phụng của bạn chưa thay lông lần nào. Có đôi mắt tối màu và vệt sọc kéo dài từ đầu tới da gốc mỏ. Thì chứng tỏ chim ít hơn 4 tháng tuổi.

Nếu chim Yến Phụng chưa trưởng thành hoặc ít hơn 4 tháng tuổi. Thì da gốc mỏ thường có màu hồng. Da gốc mỏ ở chim Yến Phụng trống sẽ dần biến thành màu tím. Còn da gốc mỏ của chim mái vẫn giữ màu hồng viền trắng hoặc biến thành màu trắng tinh.

Nếu độ tuổi của chim Yến Phụng nằm trong khoảng từ 8 đến 12 tháng. Da gốc mỏ thường sẽ có màu hồng tím hoặc hồng sáng. Và sẽ có màu cố định hơn khi chim được khoảng một năm tuổi.

Chim Yến Và Chim Én

Chim yến và chim én có vẻ bề ngoài rất giống nhau. Tuy nhiên, chim én thường chẻ đuôi và đậu trên dây điện còn chim yến không chẻ đuôi và không bao giờ đậu dây điện. Và đây cũng là đặc điểm ban đầu dễ phân biệt 2 loài chim này nhất.

Chim yến và chim én thường sống lần lộn với nhau, sở hữu nhiều đặc điểm bên ngoài giống nhau nên rất nhiều người không thể phân biệt 2 loại chim này. Nhưng nếu để ý kỹ hơn, chim yến có rất nhiều điểm khác biệt với chim én.

Đặc điểm nhận dạng của chim yến và chim én có gì khác nhau?

Chim yến có lông màu đen, mỏ của chúng nhỏ hơn chim én. Chân chim yến không phát triển giống như chim én, rất yếu ớt nên không thể đậu trên dây điện giống như chim én. Tuy vậy, chim yến lại sở hữu khả năng bay lượn tuyệt vời, chúng có thể bay cao và bay liên tục cả ngày. Chim yến sẽ bắt và ăn côn trùng ngay trong lúc bay. Một kỹ năng thật tuyệt vời đúng không nào!

Đặc điểm về tổ của chim yến và chim én như thế nào?

Tổ yến được làm từ nước bọt của chim yến tiết ra. Vì vậy, tổ yến hay còn gọi là yến sào rất quý và được mệnh danh là một loại thực phẩm – dược phẩm thượng hạng, quý hiếm.

Tổ chim én được làm từ bùn, sình, đất sét hay cỏ cây. Với những thành phần này, tổ én không hề có giá trị sử dụng. Ngoài những đặc điểm trên, bạn cũng có thể phân biệt chim yến và chim én dựa vào đặc điểm bay lượn của 2 loài này. Chim yến khi bay thì hai cánh hơi ngang, chấp chới và có phần giống với loài dơi.

Trong khi đó, chim én khi thường đưa 1 cánh pha xuôi ra phía sau. Tư thế này khiến 2 vai của chim én có dạng hơi nhón một chút. Hình ảnh này khá quen thuộc các bạn nhỉ?