Chim Vẹt Thường Ăn Gì / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Chim Yến Thường Ăn Gì? Cách Làm Thức Ăn Nuôi Chim Yến

Chim yến ăn gì? Chim yến trưởng thành thường ăn côn trùng với kích thước nhỏ (khoảng 0,01-0,72g), bay trong không khí như ong bắp cày, kiến cánh, ong nhỏ, ruồi muỗi, phù du, nhện hay các con bọ nhỏ.

Tỷ lệ các loại côn trùng có trong thức ăn của chim yến như sau:

Bộ cánh màng (kiến) chiếm 61,1%

Bộ cánh đều (mối) chiếm khoảng 14,7%

Bộ hai cánh (ruồi) chiếm khoảng 7,8%

Các loài khác còn lại chỉ chiếm tỷ lệ thấp

Thức ăn chim yến ưa thích chính là ong kiến (chiếm khoảng 50-70%), tiếp theo là mối, ruồi muỗi hay bọ rầy, bọ rùa, bọ xít nhỏ, chuồn chuồn kim, bướm đêm, cánh tơ và cào cào. Chim thường bắt thức ăn trong khi bay, với độ cao khoảng 30m và theo sự phân bố của côn trùng trên không trung. Có các loài cây đặc trưng được chim yến rất yêu quý, cũng có những nơi mà chúng rất thích đậu. Đó đều là nơi cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho loài chim quý này. Các cây thường thu hút nhiều côn trùng như cây táo nhơn, cây sung, …

Chim yến trưởng thành thường ăn côn trùng

Thức ăn dành cho chim con

Thức ăn dành cho chim con thường đều do bố mẹ chúng bắt về rồi mớm cho chúng ăn. Chim yến mớm mồi và cho chim con ăn cũng giống như khi cho con bú vậy. Chim bố mẹ có trộn enzym và những kháng thể khác trong nước bọt của chúng vào cục mồi để chim con ăn. Thành phần thức ăn của chim yến con khá đa dạng. Nhìn chung, chim yến con thường ăn thức ăn có vỏ kitin mỏng, tỷ lệ bọ rầy nâu, bọ rầy xanh chiếm 50% trong thành phần thức ăn, ruồi muỗi chiếm khoảng 20% và ong kiến chiếm khoảng 7%. Mỗi một chim yến con sẽ thấy trong cục mồi có khoảng 250 đến 350 con côn trùng nhỏ.

Trong trường hợp nuôi nhân tạo, chim yến ăn gì? Chim yến con thường được cho ăn trứng, ấu trùng ong kiến non. Người nuôi chim yến hiện nay còn cho ăn thêm một vài loại sâu hay dế cắt nhỏ. Thời gian đầu, kéo dài khoảng 5 đến 6 tuần, chim yến con được cả hai bố mẹ mớm mồi cho. Trong thời gian này, cục mồi mà chim yến con ăn khoảng 0,6 – 1g. Sau dần, cục mồi có kích thước lớn hơn là 1,5 – 1,7g. Thời gian mớm mồi gần nhất cách nhau khoảng 30 phút. Khi nuôi chim yến con, thường cho chim con ăn 3 đến 4 lần một ngày. Cụ thể, 3 lần vào ban ngày, 1 lần vào khoảng 8 giờ tối. Chim yến con tiếp nhận thức ăn từ con người cung cấp bình thường và cũng sinh trưởng bình thường đến khi bay được.

Chim yến ăn côn trùng trên không nên góp phần rất quan trọng trong việc khống chế số lượng côn trùng gây hại cho hoa màu. Như vậy, việc chim yến ăn gì không chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế cao, có lợi cho sức khỏe mà còn góp phần tăng thêm năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường theo cách tự nhiên nhất.

Tuy nhiên, các kiến thức nuôi yến cho thấy, chim yến con lúc còn nhỏ được bón cục mồi khoảng 0,8 g một lần, một ngày khoảng 2 – 4 lần. Nếu có 1000 con chim yến thì cần 2,4kg côn trùng. Lúc chim yến lớn hơn, lượng thức ăn cần cũng nhiều hơn, cục mồi to gần gấp đôi so với trước, nghĩa là mỗi ngày chim yến cần ít nhất 5 đến 7g mồi. Như vậy, 1000 con cần từ 5kg tới 7kg côn trùng. Với loại côn trùng nhỏ như vậy, một con chim yến non sẽ được bố mẹ cho ăn 250 đến 350 côn trùng một lần. Như vậy, số lượng côn trùng dùng cho một nhà yến khoảng 5000 con là rẩt lớn. Phân tích như vậy giúp ta nhìn rõ hơn định hướng phát triển một cách lâu dài nghề nuôi chim yến và vấn đề về thức ăn cho chim cũng cần đặt ra rõ ràng hơn. Chim yến sống gần ở rừng, vùng trồng cây ăn quả là nơi sẽ có nhiều kiến cánh (thuộc bộ cánh màng), chim yến sống ở nơi đô thị sẽ có nhiều ruồi (thuộc bộ hai cánh), chim yến ăn nhiều kiến cánh, chất lượng sẽ tốt hơn. Chim yến ăn nhiều ruồi chất lượng tổ cũng sẽ không bằng ăn kiến.

Cách làm thức ăn nuôi chim yến

Với những thông tin trên, bạn đã biết chim yến ăn gì. Nhưng đối với những người nuôi yến ở trong nhà thìnguồn thức ăn cho chim yến là vấn đề rất được quan tâm. Với một nguồn thức ăn dồi dào không những sẽ kích thích sự sinh trưởng, sinh sản trong đàn chim yến, tăng chất lượng cũng như số lượng tổ mà còn tạo tính ổn định cho đàn chim yến và thời gian tăng đàn. Từ đó, quyết định khả năng thu hồi nguồn vốn nhanh, sớm đem lại lợi nhuận đầu tư trong nuôi chim yến.

Có nhiều phương pháp tạo nguồn thức ăn ngay tại nhà cho chim yến như từ ruồi dấm Drosophila, mọt bột Sitophilus Ozyzae sử dụng MIXCO-2. Như vậy, giúp người nuôi yến sẽ chủ động được nguồn thức ăn cho chim yến và nhất là bổ sung được nguồn thức ăn cho những mùa hay những vùng có khí hậu không thuận lợi, nguồn côn trùng giảm sút.

Gây ruồi dấm

Bước thứ nhất: Bạn dùng 2kg bột MIXCO-2 để trộn đều cùng 2 kg bột gạo hoặc bột mì hay bột làm bánh bán bán ở chợ và 5 lít nước sạch vào trong xoong rồi quậy tan hết. Sau đó, đặt lên bếp để sôi rồi giảm lửa và khuấy đều thành hồ loảng nhưng không đặc cứng. Sau khi tắt bếp, bạn cho thêm bột trắng NP pha với nước, tiếp tục quậy đều và để nguội. Bạn làm nhiều lần như vậy và phân ra nhiều mâm nhựa. Bước hai: Bạn cho một vài xác vỏ cam vắt hoặc sơ mít, vỏ dứa, cùi bắp luộc hay chuối chín lên bề mặt của hỗn hợp này. Để các mâm nhựa đã chia trong chỗ mát gần nhà bếp hay nơi có trái cây hư, có nhiều ruồi muỗi đang bu đậu.

Cách làm thức ăn nuôi chim yến

Ruồi dấm sẽ từ từ bay đến rồi đẻ trứng trên bề mặt. Sau đó, trứng nở thành dòi và dòi biến thành nhộng rồi vũ hóa thành ruồi. Khi thấy dòi ruồi dấm đã xuất hiện thì đưa các mâm nhựa vào chuồng cu nhà yến. Ở nhiệt độ trên 22 độ C, ruồi dấm sẽ sinh sản liên tục đến khi ấu trùng ruồi dấm ăn hết toàn bộ hỗn hợp dinh dưỡng này khoảng 50-60 ngày. Nhộng vũ hóa thành ruồi rồi bay lên làm mồi ăn cho chim.

Nhược điểm của hỗn hợp dinh dưỡng này là sẽ dễ bị cứng hóa nên cứ sau khoảng 10-15 ngày, cho vào hỗn hợp từ 1 đến 2 muỗng canh con mẻ để mẻ làm mềm hỗn hợp, ấu trùng ruồi mới sống được. Con mẻ thường được bán ở chợ. Nếu không có mẻ nên cho vào hỗn hợp 1-2 trái chuối chín.

Dòi ruồi dấm có thể sống tốt trong hỗn hợp không quá khô cũng không sủng ướt. Dòi chỉ sống trong hỗn hợp mềm, ráo nước. Bạn nên cứ 10-15 ngày hãy đưa hỗn hợp lại gần nơi có ruồi dấm tự nhiên sinh sống rồi cho con mẻ vào và gây nuôi 5-7 ngày, sau đó đưa lại chuồng cũ.

Vẹt Ăn Gì Đẻ Khỏe Mạnh, Nhanh Nói, Không Bị Bệnh?

1. Tìm hiểu về loài chim vẹt

Chim vẹt được biết đến là loài chim thông minh nhất hiện nay và khá dễ nuôi tại nhà. Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 400 loài vẹt sinh sống. Chim vẹt có kích thước trung bình, có loài khi trưởng thành nặng khoảng 1,2 tới 1,7kg, cũng có những loài có thể nặng hơn. Chiều dài cơ thể của chim vẹt khoảng 8,6 đến 100cm.

Hình dáng bên ngoài của vẹt có đầu khá to và tròn. Điểm nổi bật trên khuôn mặt của vẹt là có chiếc mỏ rất to, mỏ trên dài hơn mỏ dưới. Đôi mắt của vẹt to tròn thường có màu đen hoặc đỏ. Vẹt có đôi chân ngắn và to rất chắc khỏe.

Vẹt được đánh giá là loài chim có chỉ số IQ rất cao, chúng có khả năng bắt chước và nói tiếng người rất tốt. Với một số loài nếu được huấn luyện còn có khả năng diễn xiếc và logic làm toán rất giỏi.

Nuôi vẹt khá dễ nhưng trong quá trình chăm sóc người nuôi phải có chế độ dinh dưỡng thích hợp, có như vậy vẹt mới sinh trưởng và phát triển tốt. Vậy vẹt ăn gì để khỏe mạnh Yêu Chim sẽ hướng dẫn cho bạn ngay sau đây.

Rau cải và trái cây là hai loại thức ăn không thể thiếu khi nuôi vẹt. Một số loại rau tốt cho vẹt như rau xà lách, cà rốt, cà chua, mùi tây, củ cải, dưa chuột… Còn với hoa quả bạn có thể cho vẹt ăn đu đủ, quả nho, táo, quýt…

Thành phần bên trong rau củ có nhiều vitamin và khoáng chất, cacbon hydro đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của vẹt. Khi cho vẹt ăn rau và trái cây bạn cần phải rửa sạch, đặc biệt với những hoa quả có hạt, phải bỏ hạt đi, khi thấy hoa quả có dấu hiệu bị hư hỏng bạn cũng không nên cho ăn.

Rau củ quả và trái cây là thức ăn khoái khẩu của vẹt

Khi nuôi vẹt sẽ tốt hơn rất nhiều nếu như bạn biết huấn luyện cho vẹt ăn nhiều loại thức ăn dạng hạt. Thức ăn dạng hạt sẽ mang tới bữa ăn chất lượng cho chim vẹt. Một số loại hạt có hàm lượng dinh dưỡng cao như: Hạt lúa mạch, hạt kê, hạt vừng…

Trong quá trình cho vẹt ăn thức ăn dạng hạt bạn phải theo dõi xem vẹt ăn có hợp không. Nếu không ăn được thì bạn sẽ cho ăn theo công thức chung, thay đổi sang thức ăn dạng khô, dạng ẩm, hoặc cũng có thể dạng dung dịch như kiểu mật hoa.

Cùng với thức ăn dạng hạt, bạn vẫn nên bổ sung thêm trái cây, hoa quả như đu đủ, dứa, táo, lõi ngô, hoa dâm bụt, hoa hồng… để làm phong phú bữa ăn cho vẹt.

Thức ăn dạng hạt sẽ bổ sung dưỡng chất tốt cho sự phát triển của chim vẹt

Trong quá trình nuôi vẹt tại gia đình, nếu như bạn quan sát thấy vẹt có dấu hiệu thừa cân hoặc suy dinh dưỡng… Thì lúc này bạn cần phải tìm đến các thực phẩm dinh dưỡng bổ sung, giúp vẹt bổ sung chất thiếu và cắt giảm chất thừa. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để có được cách chăm sóc tốt nhất cho vẹt của mình.

Những loại thực phẩm có chứa nhiều đồ chiên, socola, chất béo… bạn không nên cho vẹt ăn vì sẽ rất dễ khiến vẹt bị béo phì. Có hai loại quả bạn không nên cho vẹt ăn là lê tàu và hồng vàng. Ngoài ra, với nước uống bạn cũng không nên cho vẹt uống coca, cafe, rượu bia, trà… bởi sẽ làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của vẹt.

Khi nuôi bạn phải cân bằng hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cho vẹt

III. Một số lưu ý khi cho vẹt ăn bạn nên biết

Bình thường vẹt sẽ ăn 2 bữa một ngày, bữa thứ nhất ăn vào lúc mặt trời mọc khoảng 3 phút, bữa thứ 2 sẽ ăn vào lúc khoảng 4-5 giờ chiều. Lưu ý sau mỗi bữa ăn bạn nên dọn dẹp thật sạch những thức ăn thừa của bữa trước, để vẹt không ăn lại, nó sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa.

Trong mỗi bữa ăn không nên cho vẹt ăn quá nhiều, chỉ cho ăn ở mức vừa đủ. Làm như vậy quá trình theo dõi nhu cầu ăn uống của vẹt sẽ tốt hơn, khi thấy có dấu hiệu của bệnh tật, vẹt sẽ ăn ít đi và bạn phát hiện được kịp thời.

Khay đựng thức ăn của vẹt phải được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, không nên để bẩn làm ảnh hưởng tới sức khỏe của vẹt.

Nước sạch cho vẹt tốt nhất là nước lọc, không nên dùng nước thừa hoặc bẩn.

Chim (Vẹt) Yến Phụng Ăn Gì, Cách Nuôi, Giá Bao Nhiêu, Mua Ở Đâu?

Chim yến phụng hay còn gọi là vẹt yến phụng, chúng có nguồn gốc bắt nguồn từ châu Úc (châu lục đáng sống nhất thế giới). Có tên khoa học là Melopsittacus Undulatus, chim yến phụng thuộc bộ vẹt và chúng được xếp vào nhóm vẹt nhỏ đuôi dài.

Chúng được nuôi làm cảnh và xếp thứ 3 chỉ sau chó và mèo, phổ biến rổng rải trên nhiều quốc gia. Hiện nay có hai loại được yêu thích và săn đón nhiều nhất là chim yến phụng Hà Lan và EU.

Những chú vẹt yến phụng có kích thước phải nói là khá nhỏ. Và khi trưởng thành chúng có chiều dài trung bình khoảng 18cm, tất nhiên là đã tính luôn chiều dài đuôi.

Đặc điểm quan trọng kiến những chú chim này được yêu thích đó chính là bộ lông. Lông của chúng có nhiều màu sắc sặc sở khác nhau như màu đỏ, xanh lá, xanh da trời, màu vàng,… và cách cách phối màu cũng khác nhau.

Chim yến phụng có phần đầu tròn và có kích thước tương ứng với thân nhìn rất dễ thương. Điều đặc biệt chúng có chiếc mỏ cứng dung để bóc thức ăn. Phần mỏ cứng và dày hơn ở sát miệng và mỏ của chúng quặp xuống đất trông rất ngộ nghĩnh.

Tiếp theo là đôi mắt đen láy long lanh rất đẹp. Trên đỉnh đầu có mào được hình thành từ các sợi lông mao. Và chim yến phụng có cổ to và dày.

Cách phân biệt chim yến phụng trống và mái rất đơn giản. Bạn hãy nhìn vào màu sắc mũi của chim. Nếu chim trống thì mũi sẽ có màu hồng hoặc màu xanh. Nếu là chim mái thì có màu trắng ngà.

Còn đối với chim non sẽ khó phân biệt hơn và chỉ phân biệt được giới tính khi chim trên 2 tháng tuổi.

Yến phụng là loài chim vẹt có dáng vóc rất thanh tao, ngực nở và lưng thẳng. Đôi chân của chúng tuy ngắn nhưng rất linh hoạt bở các ngon chân vừa to vừa dài. Bộ móng vuốt chắc chắn và cứng. Đuôi của chúng khá dài.

Chim yến phụng có tuổi thọ khá cao khoảng 7 – 8 năm. Hiện nay trên thế giới, chim yến phụng rất phong phú có khoảng 50 loài vẹt Yến Phụng khác nhau.

Thức ăn chim Yến Phụng khá đa dạng. Nếu chúng sống trong tự nhiên thì chúng thuộc loài ăn tạp nhưng vẫn tùy vào thức ăn mà chúng kiếm được hằng ngày. Nhưng trong quá trình chúng ta nuôi chúng thì hãy cho vẹt yến phụng ăn các loại chính như sau:

Hạt ngủ cốc: Các loại hạt phơi khô như ngô, kê, thóc, gạo,… Tuy nhiên chúng thích ăn nhất vẫn là hạt kê vàng.

Chim (vẹt) yến phụng sinh sản quanh năm nhiều nhất là vào mùa hạ. Chúng thường đục khoét lỗ trên thân cây để làm tổ trong suốt quá trình sinh sản. Chim yến phụng đẻ mỗi lần một quả như gà vịt.

Khi số lượng trứng từ 5 – 8 quả thì vẹt mái ngừng đẻ thay vào đó là tiến hành ấp trứng. Và thời gian ấp trứng tùy thuộc vào thời tiết nhưng thường thì 18 – 22 ngày sẽ nở. Một điều thú vị là không chỉ chim mái ấp trứng mà những ông bố tương lai cũng tham gia vào quá trình ấp.

Khi mới nở những chú chim con này có màu lông vàng nhạt và thưa thớt, sau 3 – 5 tháng sẽ mọc đầy đủ lông.

Trong quá trình nuôi Yến Phụng, lồng nuôi là yếu tố rất quan trọng. Bạn nên chọn một lồng chim bằng kim loại để nuôi trong quá trình dài. Và đặc biệt mỏ của chim yến phụng rất sắc bén và khỏe, nếu bạn nuôi trong lồng gỗ với tập tính đục thân gỗ làm tổ của chúng thì các bạn cũng biết rồi đấy.

Một điều nữa chính là mỗi khi đến giờ ngủ của chim, bạn nên phủ một lớp khăn lên lồng chim để tạo môi trường thuận lợi cho chim yến phụng ngủ. Lưu ý phủ khăn nhưng phải thoáng khí nếu bạn không mún làm ngạt chết chú chim.

Chim Yến Phụng hay bị tiêu chảy do ăn phải thức ăn bẩn, vì vậy bạn nên chú ý trong khâu chọn thức ăn. Nếu bị nhẹ thì chim sẽ tự khỏi. Còn nếu nặng thì bạn có thể ra ngoài mua thuốc tiêu chảy cho chim.

Là một loài chim đẹp nên nhu cầu săn tìm mua về làm thú cưng rất nhiều. Nhưng các bạn yên tâm, với số lượng chim yến phụng nhiều và phổ biến nên giá không quá cao. Giá vẹt yến phụng giao động từ 200 – 400 nghìn đồng/1 con.

Lưu ý với số lượng nhiều nên hiện nay có nhiều người bán giá rẻ hơn, bạn nên kiểm tra kĩ càng trước khi mua. Nếu không muốn mua phải những con bị bệnh hoặc dị tật. Và bạn có thể mua chim yến phụng ở bất cứ nơi đâu ở các cửa hàng thú cưng hoặc cửa hàng chim cảnh,…

Mua chim yến phụng tại TpHCM

Duy Pets

Di Động: 097 6666 156

Địa chỉ: Hẻm 84 Phạm Hùng, Bình Hưng, Bình Chánh, TPHCM

Pet Xinh

Điện Thoại: 028.73.04.04.79

Địa chỉ: 730 Lê Đức Thọ, Gò Vấp, TP.HCM

Mua vẹt yến phụng tại Hà Nội

Trại Vẹt Yến Phụng – Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Di động: 098 361 58 12

Địa chỉ: chợ Nông Nghiệp I, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

Mua chim yến phụng tại Đà Nẵng

Moon Shop – Vẹt Đà Nẵng

Di động: 090 509 79 19

Địa chỉ: Hòa An, Hoà An, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

Động vật ăn thực vật

Chim Yến Ăn Thức Ăn Gì?

Trước giờ chúng ta chỉ biết đến tổ yến chứ ít khi tìm hiểu về loài chim yến, vậy chim yến ăn gì? và thức ăn chủ yến của chim yến là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhá!

Chim yến trưởng thành ăn côn trùng có kích thước nhỏ (cỡ 0,01-0,72g) bay trong không khí như kiến cánh, ong bắp cày, ong nhỏ, phù du, ruồi muỗi, nhện, các con bọ nhỏ. Tỷ lệ các loại côn trùng trong thức ăn như sau: bộ cánh màng như kiến chiếm 61,1%, bộ cánh đều như mối -14,7%, bộ hai cánh như ruồi -7,8%, các loài khác còn lại tỷ lệ thấp. Trong bộ cánh giống gặp rầy xanh và rầy nâu. Thức ăn yến ưa thích là ong kiến chiếm 50-70%, tiếp đến là mối, ruồi muỗi, bọ rầy, bọ rùa, chuồn chuồn kim, bọ xít nhỏ, bướm đêm, cánh tơ, cào cào. Chim bắt thức ăn trong khi bay, ở độ cao dưới 30m, theo sự phân bố của côn trùng trong không trung. Các cây thu hút nhiều côn trùng như cây keo dậu (táo nhơn), cây sung, …Đèo Rù Rì- Nha trang trồng toàn cây keo dậu, đó là bãi kiếm ăn của chim yến. Quan sát hai nhà yến cũ (Tuy Hòa,…) gần cửa ra vào đều có cây sung. Quả sung là nơi để côn trùng đẻ trứng vào đó, nó thu hút chim về kiếm ăn xung quanh, bất chợt chim bay vào nhà cũ và đã ở lại. Ở nước ngoài đã có kỹ thuật chuẩn bị cây sung giống cho các nhà yến *

Thức ăn cho chim con: Thức ăn của chim con đều do bố mẹ bắt về và mớm cho chúng, chim bố mẹ có trộn thêm enzym và các kháng thể trong nước bọt vào cục mồi. Thành phần thức ăn khá đa dạng, điều tra tại Khánh Hòa và Đà Nẵng cho thấy chim ăn chủ yếu là rầy nâu, rầy xanh (50,7% và 60,8%), ruồi (20,7% và 14,8%), kiến (14,2% và 10,9%). Nhìn chung chim yến non ăn thức ăn có vỏ kitin mỏng hơn, tỷ lệ bọ rầy (nâu, xanh) – chiếm 50% và ruồi muỗi chiếm 20%, ong kiến chiếm khoảng 7%. Mỗ một chim con thấy trong cục mồi có từ 250-350 con côn trùng nhỏ. Trong bài đăng trước, khi mổ chim yến con ở Hội An, tôi cũng thấy trong dạ dày toàn bọ rầy.

* Trong nuôi nhân tạo người ta cho chim con ăn trứng và ấu trùng ong kiến non. Hiện nay người nuôi chim còn cho ăn thêm một số loại sâu, dế cắt nhỏ… Thời gian chim non kéo dài 5-6 tuần, cả hai bố mẹ cùng mớm mồi. Thời gian đầu cục mồi khoảng 0,6 – 1g, thời gian sau cục mồi lớn hơn là 1,5 – 1,7g, khoảng cách thời gian mớm mồi gần nhất là 30 phút. Khi nuôi chim con thường cho chim cho chim con ăn 3-4 lần/ngày, 3 lần vào ban ngày và 1 lần vào ban đêm lúc khoảng 8 giờ tối. Thực tiễn cho thấy chim tiếp nhận thức ăn do con người cung cấp là bình thường và chim con sinh trưởng bình thường cho đến khi bay được.

* Là đối tượng ăn côn trùng trên không chim yến đã góp phần quan trọng khống chế số lượng các côn trùng gây hại cho hoa màu. Tuy nhiên các kiến thức về nuôi yến cho thấy mỗi chim yến con lúc còn non được bón cục mồi trung bình 0,8 g/lần x 3lần/ngày = 2,4g/ngày. Nếu có 1000 chim yến thì cần 2400g tức 2,4kg côn trùng. Lúc chim yến lớn lên thức ăn cần nhiều hơn, cục mồi to gần gấp đôi, nghĩa là mỗi ngày một chim yến cần ít nhất 5-7g, như vậy 1000 chim cần đến 5-7kg côn trùng. Với loài côn trùng nhỏ như vậy, một con chim yến non được chim bố mẹ cho ăn 250-350 côn trùng một lần, như vậy số lượng côn trùng cho một nhà yến 5000 chim là rẩt lớn. Phân tích điều này giúp chúng ta nhìn rõ hơn về định hướng phát triển lâu dài nghề nuôi chim yến và vấn đề thức ăn cho chim cần đặt ra rõ ràng hơn.

* Thức ăn và chất lượng tổ: chim yến sống gần với rừng, vùng trồng cây ăn quả sẽ là nơi có nhiều kiến cánh (thuộc bộ cánh màng), chim yến sống ở thành phố đô thị, nơi đó sẽ có nhiều ruồi (thuộc bộ hai cánh) chim ăn nhiều kiến cánh tổ sẽ có chất lượng tốt hơn. Chim ăn nhiều ruồi chất lượng tổ không bằng ăn nhiều kiến. Một ngày mưa ở Côn đảo tôi quan sát thấy kiến cánh bay ra rất nhiều và rơi xuống khắp nơi trên mặt đất. Giá yến của Côn đảo cao cũng là điều dể hiểu.