Chim Vẹt Cockatiel / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Vẹt Cockatiel Giá Bao Nhiêu? Có Nói Được Không? Mua, Bán Ở Đâu?

Vẹt Cockatiel là một trong những vật nuôi được nhiều người yêu thích nhất trên thế giới và cả Việt Nam. Tuy nhiên, để hiểu hết về chú vẹt thông minh này thì chủ nhân g cần phải nắm được những tập tính cơ bản của vẹt xám Úc

Vẹt Cocktail được rất nhiều người tìm mua bởi vẻ bề ngoài “hút mắt” và sự thông minh của chúng.

Bạn có thể dễ dàng phân biệt vẹt Mã Lai với nhiều loài vẹt khác nhờ bộ lông màu xám đặc trưng.

Không những vậy trên đỉnh đầu của vẹt Mã Lai còn có một nhúm lông nhỏ màu vàng nhạt giống như một chiếc mào.

Vẹt Mã Lai càng nổi bật hơn với hai nhúm lông đỏ ở hai bên má. Là loài chim vẹt có kích thước lớn nên vẹt Cockatiel có chiều dài trung bình khoảng 30cm.

Không chỉ là một chú vẹt xinh đẹp “hút mắt” người nhìn ngay từ ánh nhìn đầu tiên mà vẹt Cockatiel còn là chú vẹt vô cùng tinh nghịch.

Khác với những loài vẹt khác vẹt Cockatiel là loài dễ sinh sản. Tùy vào điện kiện môi trường khí hậu sống chúng sẽ có thời gian sinh sản khác nhau.

Khi ở Đông Phi chúng sẽ có thời gian sinh sản vào khoảng tháng 6 và tháng 7.

Còn ở những khu vực khác vẹt sẽ có mùa sinh sản vào mùa khô. Một con vẹt Cockatiel bắt sinh sản lần đầu khi chúng được 3 tuổi.

Chỉ sau khoảng 1 tháng thì vẹt con sẽ được nở ra khỏi vỏ trứng. Con non có kích thước khoảng 5cm và có cân nặng là 14gram.

Vẹt con bắt đầu tách tổ khi được khoảng 78 đến 80 ngày tuổi.

Vẹt mã lai không chỉ hót hay mà nói cũng rất giỏi. Chúng có thể bắt đầu nói khi được vài tháng tuổi và sẽ nói tốt hơn khi được 1 tuổi.

Thức ăn chủ yếu của Vẹt Cockatiel là các loại hạt ngũ cốc như gạo, hạt ngô, hạt hướng dương…

Tuy nhiên, trong môi trường nuôi nhốt bạn có thể cho vẹt ăn kết hợp với lòng trắng trứng, hoa quả… để cân bằng chế độ dinh dưỡng

Khi chọn chuồng cho vẹt Mã Lai bạn nên chọn những chiếc chuồng chắc chắn.Ttốt nhất là nên sử dụng chuồng sắt hoặc inox để có độ bền tốt nhất.

Bên trong chuồng bạn nên thêm những cành cây để chúng có thể nhảy nhót và chuyền cành thoải mái.

Không cho chúng ăn các loại quả như lê, hồng và những chất cồn

Nên cho chúng ăn hợp lý và đều theo từng ngày.

Bạn chỉ nên thường xuyên giao tiếp với vẹt trong thời kỳ đầu. Sau khi vẹt đã quen thì bạn có thể dãn bớt thời gian tương tác để chúng được nghỉ ngơi

Bạn nên tạo điều kiện thuận lợi để cho vẹt có giấc ngủ ngon điều này sẽ giúp chúng thoải mái và không bị stress

Khi chúng sinh sản không nên để chúng ở những nơi ẩm thấp

Một chú vẹt Cockatiel non sẽ có giá khoảng

Là giống vẹt được chọn mua nhiều tuy nhiên vẹt Cockatiel có giá khá cao.

Chính vì vậy, dù bạn có mua vẹt Cockatiel ở Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh thì cũng cần lựa chọn những địa chỉ bán vẹt uy tín.

Tốt nhất bạn nên nhờ đến sự tư vấn của những người có kinh nghiệm nuôi vẹt hoặc bác sĩ thú ý để có lực chọn tốt nhất.

Mong rằng, bài viết trên có thể cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất khi tìm hiểu về vẹt Cockatiel. Một trong những giống vẹt được yêu thích nhất trên thế giới.

8 Loài Chim Vẹt Việt Nam

Bộ Vẹt Ở Việt Nan chỉ bao gồm 8 loài, tập trung ở các vùng rừng núi miền Trung và Nam bộ

Có thể khẳng định rằng, một trong những lí do khiến nhiều người thích nuôi vẹt chính là bộ lông sặc sỡ tuyệt đẹp của chúng. Đó là cả một sự pha trộn màu sắc thật tuyệt diệu, khiến người chơi cứ phải ngắm mãi không biết chán, say mê mãi không biết ngừng. Nhưng nếu chỉ thế thôi, thì con vẹt không thể gắn bó với cuộc sống của loài người hơn hẳn các loài chim khác như bấy lâu nay. Ấy bởi là vì ngoài sắc màu sặc sỡ của bộ lông, loài vẹt còn có một thần thái, tính cách đặc biệt, rất nhân tính, rất “người”, khiến ta luôn có cảm tưởng rằng chúng biết suy nghĩ, không những vậy, biết lắng nghe và cả cảm thông. Vẹt gần gũi với loài người đến mức độ tin cậy hòan toàn, chúng sẵn sàng ăn chung, ngủ chung… với con người, trung thành tuyệt đối và hơn thế, còn là một người bạn cực tốt có khả năng chia sẻ và xoa dịu những buồn đau. Đó cũng là lí do vì sao mà loài vẹt trở thành một trong những cộng sự đắc lực của ngành y trong việc điều trị các chấn thương về tâm lí, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Khi bạn có một chú vẹt, không những là bạn có thêm một cơ hội bày tỏ tình yêu của mình với thiên nhiên, mà hơn thế nữa, bạn sẽ có thêm một sự an ủi mỗi khi phiền muộn. Bạn sẽ có thêm một tâm hồn đồng điệu biết sẻ chia cảm xúc, bạn sẽ biết vui, biết buồn, biết yêu, biết giận dỗi và thậm chí cả hờn ghen… Nghe có vẻ lạ mà thực ra không hề lạ, vì với loài vẹt, bạn sẽ cảm nhận được tình yêu đặc biệt mà con người gần như không thể có: một tình yêu hiến dâng tuyệt đối không đòi hỏi, không so đo tính tóan thiệt hơn!

8. Long-tail Parakeet – Psittacula longicauda – Vẹt đuôi dài

Chơi Và Nuôi Chim Vẹt

Vẹt là loài chim có bộ lông sặc sỡ, có khả năng bắt chước tiếng nói của người nên thường được nuôi để làm chim cảnh.

Lựa chọn vẹt

Chọn vẹt bằng cách phân biệt trống mái: bằng hình thức bên ngoài có thể dễ dàng nhận dạng giới tính của chúng khi vẹt đã mọc đầy đủ lông (vẹt còn quá non có thể không rõ bằng): Mỏ trên của con trống có màu đỏ tươi như ót, mỏ dưới xám đen, càng lớn càng đen.

Còn mỏ của vẹt mái thì trên dưới như nhau: đều có màu xám đen cả

– Chọn vẹt bằng cách phân biệt chim non – chim trưởng thành: khi chim đã đầy đủ lông cánh và bay được thì khá khó phân biệt độ tuổi. Song có 2 yếu tố cơ bản ở tất cả họ hàng nhà vẹt khiến ta phân định được con chim này đã trưởng thành hay chưa:

+ Mắt vẹt: đồng tử mắt vẹt thu nhỏ dần theo độ tuổi. Do vậy, nếu thấy một con vẹt có lòng đen đầy đặn toàn bộ mắt thì đó là con vẹt còn non. Càng lớn, lòng đen con mắt của chúng càng thu nhỏ lại, xuất hiện vòng tròn lòng trắng mắt bên ngoài.

+ Mỏ và chân vẹt: càng sần sùi (ở đây cần phân biệt khái niệm mỏ – chân chim sần sùi tự nhiên do độ tuổi với một loại bệnh nấm sừng làm sần sùi các bộ phận này).

Như vậy, nếu mỏ chim óng mượt không có vết rạn, không gồ ghề, da chân chim mềm mại, không có vảy sừng trắng dựng lên thì đó là con vẹt còn nhỏ tuổi.

Lồng nuôi vẹt

Loại lồng được sử dụng cho vẹt là các lồng làm bằng kim loại. Loại này bền, sạch, tiện dụng trong việc làm vệ sinh lồng chim, và đặc biệt là để chịu được cái mỏ khoẻ của họ nhà vẹt.

Nếu bạn chỉ nuôi đơn lẻ 1 con chim thì lồng có kích cỡ 30cm x 30cm là phù hợp, hoặc một chiếc lồng tròn có đường kính 30cm.

Nếu bạn nuôi một đôi chim thì cần có 1 chiếc lồng rộng hơn vì còn để cho chim sinh sản và nuôi con trong đó, loại lồng vồng 40cm x 40cm hoặc lồng chữ nhật 35cm x 50cm cũng rất tốt.

Trong lồng chim, ngoài hai thứ bắt buộc phải có gồm cóng nước và cóng thức ăn, bạn cần có cầu đậu cho chim. Nên đặt 2 cầu so le để chim có thể thoải mái leo trèo. Kèm theo đó 1 đến 2 cóng nhỏ đựng các thức ăn phụ trợ. Bạn treo thêm vào lồng chim 1 miếng mai mực. Và đặc biệt với chim sinh sản là chiếc tổ sinh sản của chim.

Tổ sinh sản của chim không quá cầu kì, thường được đóng bằng gỗ mỏng nhưng phải đủ khả năng chịu được cái mỏ khỏe của chung. Kích thức khoảng 15cm x 20cm, có khoét một lỗ tròn làm cửa ra vào cho chim.

Vẹt thường không có thói quen tắm đẫm nước, nhưng cũng rất sạch sẽ. Vì thế hãy chuẩn bị 1 bình xịt nước dạng phun sương. Hãy cho chúng tắm bằng cách xịt nước 2 ngày một lần vào mùa hè và mỗi khi nắng vào mùa đông.

Nuôi vẹt sinh sản

Vấn đề đầu tiên là chọn con nuôi với màu sắc mong muốn. Hãy lưu ý những màu sắc nào là trội và những con nuôi nào là thuần chủng. Có 4 lựa chọn cho con nuôi thuần chủng và trội, đó là các màu xanh lá nhạt (xanh lá chủ đạo và các vân sọc đen), xanh xám (xanh da trời chủ đạo và vân sọc đen), vàng tuyền (mắt đen hoặc đỏ) và trắng tuyền (mắt đỏ)…Với các dạng con nuôi này, nếu bạn cho phối giống hai con cùng màu giống hệt nhau chắc chắn sẽ tạo ra các con chim non giống như bố mẹ mà không có sự đột biến về màu sắc.

Tuy nhiên việc chọn giống các cặp giống nhau đôi khi không dễ và không phải người nuôi nào cũng thích các cặp màu giống nhau. Vì thế nếu có thể bạn hãy cố gắng tìm những cặp đôi càng giống nhau càng tốt sẽ cho ra thế hệ sau có màu đẹp.

Việc phốỉ giống ngẫu nhiên cũng mang lại nhiều lựa chọn màu thú vị. Người nuôi bây giờ thích sự lựa chọn ngẫu nhiên này hơn. Chỉ cần chú ý quan sát các cặp đôi nào đặc biệt gần gũi nhau ở các cửa hàng chim cảnh, không quá chú trọng đến màu sắc thì đây cũng là một lựa chọn thích hợp.

Có một lời khuyên cho các bạn chọn cặp sinh sản. Bạn nên chọn những con trống thuần chủng có màu sắc trội như 4 nhóm đã nói ở trên, vì những chim trống này đặc biệt thu hút chim mái. Và bạn nên cho chúng giao phối với con mái ở 2 dạng màu: xanh lá mặt vàng và trắng có đốm. Với sự kết hợp này bạn có thể có được những con chim non giống như bố mẹ lại vừa có khả năng đột biến về màu sắc ở tất cả mỗi lứa chim. Hơn nữa những chim mái ở 2 dạng màu này phần lớn chăm sóc chim non rất tốt.

(Ví dụ: Cho giao phối con trống xanh lá nhạt với con mái xanh lá mặt vàng. Hai con giao phối này có màu gần giống nhau, chim non sinh ra có thể giống bố hoặc giống mẹ, nhưng vẫn sẽ có sự xuất hiện của những chim non có màu lông vàng đốm, vàng tuyền, thậm chí là màu trắng hay xanh lam).

Vẹt sinh ra tới ngày thứ 35 thì đã có được bộ lông như chim trưởng thành và cũng đạt được kích thước như bố mẹ. Tuy nhiên màu lông chỉ thực sự định hình ở mùa thay lông đầu tiên vào lúc chim được 3 – 5 tháng tuổi.

Về cơ bản sẽ không có sự thay đổi lớn ở bộ lông, ngoài việc màu sắc sẽ đậm hơn, các vân đen rõ ràng hơn, các đốm có nhiều hơn và sẫm màu.

Cũng từ thời gian này trở đi, là lúc chúng ta có thể tiến hành ghép đôi và cho sinh sản. Hãy chọn ra những con trống khoẻ mạnh và đẹp mã, nếu là con trống có màu chủ đạo là màu xanh thì hãy chọn con đã xuất hiện mũ trán (màu trắng hoặc vàng trên trán) và có mũi đã chuyển xanh dương.

Chim mái hãy là những chim khỏe mạnh và thân thiện với người. Chúng ta nên cho ghép các cặp chim có con trống hơn con mái khoảng 2 tháng tuổi, nếu là cho đẻ lứa đầu. Hoặc chim trống đã từng nuôi con với 1 con mái đẻ lứa đầu. Điều này sẽ tránh trường hợp chim mái lấn át chim trống.

Hãy đặc biệt quan tâm đến chim mái nằm ổ lần đầu để cung cấp đủ lượng canxi, tránh tình trạng kẹt trứng, dễ gây nguy hiểm cho chim.

Tổ chim sẽ là các tổ gỗ có khoét lỗ, đủ chỗ cho chim nằm ấp và cho đàn chim non sau này. Vẹt không cần vật liệu lót tổ nhưng tập tính “gại ổ” thì vẫn còn. Nếu thấy chim dùng mỏ mổ về một góc tổ, thậm chí là cắn phá tổ (đây là lí do cần tổ có đủ độ cứng) thì chúng ta có thể biết chim sắp đẻ trứng. Hãy cho thêm vào một ít mạt bào hoặc mạt cưa, sẽ giúp chim có cảm giác thoải mái và ít phá tổ hơn.

Hãy quan sát mỗi ngày và nếu thấy có một thành viên của cặp chim vắng mặt ngày càng nhiều hơn, thậm chí cả ngày không ra khỏi tổ. Quan sát mỗi buổi sáng bạn sẽ thấy phân chim nhiều hơn, đặc và nặng mùi, thì có thể kết luận rằng chim đã bắt đầu nằm ấp.

Vẹt thường đẻ liên tục hoặc có khi cách nhật, từ 4 – 8 trứng, thời gian ấp trứng kéo dài từ 18 – 22 ngày. Tuy nhiên quả trứng đầu tiên trong tổ sẽ không nở khi chưa tói 20 ngày. Bạn có thể dễ dàng biết được chim con đã nở với tiếng kêu “chip chip” vào một buổi sáng, bởi vẹt con có thể kêu ngay từ khi mới nở.

Dạy vẹt nói

Hàng ngày vào buổi sáng, hoặc buổi chiều (vào một giờ nhất định nào đó thuận tiện trong ngày), bạn hãy lấy một lát cà rốt, dưa chuột, hay táo, lê, mận… tươi ngon, cầm chúm ở các đầu ngón tay, nhẹ nhàng chìa tới bên những chú vẹt. Vừa mời ăn, vừa nói những lời âu yếm nhẹ nhàng, tránh đột ngột, tránh to tiếng khiến vẹt hoảng sợ. Khi vẹt chịu lấy thức ăn, nhẹ nhàng rụt tay lại, tiếp tục đứng yên nói một vài lời âu yếm (Tuy không hiểu lời nói, nhưng cử chỉ, thái độ dịu dàng của bạn vẹt cảm nhận rất rõ, và điều này khiến nó yên tâm).

Sau hai, ba ngày như vậy, tiếp cận gần hơn: món ngon để trong lòng bàn tay, từ từ đưa gần tới vẹt. Các ngón tay tự do của bạn hãy chạm nhẹ vào lông ngực nó, bàn tay dần dần hơi nghiêng úp sao cho vẹt muốn ăn thì phải nghểnh cổ, cúi sâu hơn vào lòng bàn tay bạn, cũng có nghĩa là sự đụng chạm với vẹt sẽ nhiều hdn!

Tiếp tục tư thế úp bàn tay trên, nhưng lần này ngón cái, ngón ba – tư – năm giữ chặt lấy miếng ngon, ngón trỏ chìa ra bắt vẹt phải đứng lên ngón tay bạn thì mới lấy được thức ăn.

Nếu thành công bước này, chỉ hai ba ngày sau, bạn có thể thoải mái vuốt ve chúng!

Lưu ý: khi tiếp cận vẹt mới, không nên rụt rè, rút tay đột ngột khi nó chuẩn bị cắn. Càng sợ sệt bao nhiêu, càng cố tình rút tay bao nhiêu, vết cắn sẽ càng sâu, càng khiến vẹt kích động, sợ hãi bấy nhiêu. Hãy tự tin và dịu dàng, chậm rãi tiếp cận với vẹt, bạn sẽ tránh được những cú cắn tự vệ ban đầu khi vẹt còn lo sợ!

Trong thời gian làm quen không nên đụng chạm vào khu vực lông bụng vẹt, đây là điểm nhạy cảm, đặc biệt với vẹt mái, chúng hay khó chịu và dễ cắn lắm.

Phòng trị bệnh cho vẹt Bệnh ỉa chảy

Bệnh gây ra do một sổ chủng vi khuẩn thương hàn mà ở vẹt thường gặp là: Vi khuẩn salmonella tiphimurium, salmonella enteritidis. Ngoài ra, trong bệnh thương hàn còn có sự phối hợp cửa trực khuẩn escherichia coli có sẵn trong đường tiêu hóa của vẹt.

Các loài vi khuẩn trên có thể tồn tại trong điều kiện ẩm ướt, thiếu ánh sáng mặt trời. Vi khuẩn cũng có trong nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm.

Chim khỏe sẽ bị nhiễm mầm bệnh và phát bệnh khi sử dụng thức ăn, nước uống có mầm bệnh, sống trong môi trường bị ô nhiễm. Thời gian ủ bệnh của chim từ 3 – 4 ngày. Sau khi vào cơ thể chim, vi khuẩn gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và tiết ra độc tố gây viêm ruột. Một số trường hợp bệnh nặng, vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết, xâm nhập vào đường hô hấp, gây viêm phổi, làm cho chim chết nhanh.

Chim bệnh thể hiện thường đứng ủ rũ, ăn kém hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều, sau đó ỉa lỏng, phân có màu trắng vàng, trắng xanh, có mùi tanh, đôi khi có lẫn máu.

Có thể sử dụng 1 trong các thuốc sau đây để điều trị: Esb3: Pha 2g với 1 lít nước, cho chim uống liên tục 3 – 4 ngày. Oxytetracyclin: Dùng liều 100mg/kg thể trọng của chim, thuốc có thể pha nước cho uống, trộn với thức ăn cho ăn hoặc tiêm bắp thịt, thuốc dùng liên tục 3 – 4 ngày.

Khi phát hiện chim bệnh cần cách ly điều trị kịp thời, đồng thời cũng dùng 1 trong các loại thuốc trên điều trị cho những chim đã nhốt chung lồng với chim ốm, vì những chim này có thể đã bị nhiễm mầm bệnh.

Thực hiện vệ sinh, tẩy uế và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, các loại khoáng và các vitamin nhằm tăng sức đề kháng cho chim.

Vẹt Yến Phụng Thú Cưng

Budgie (Parakeet), hay còn gọi là Vẹt Yến Phụng, là một trong những loài vẹt nhỏ nhất thường được nuôi làm vẹt thú cưng. Vẹt Yến Phụng cũng là loài chim két thú cưng phổ biến nhất bởi một phần là giá bán Vẹt Yến Phụng khá phải chăng. Những con vẹt nhỏ này cực kỳ thân thiện và dễ thuần hóa. Mặc dù đôi khi chúng có thể khó hiểu, nhưng chúng cũng có khả năng bắt chước lời nói của con người.

Nguồn gốc và lịch sử Vẹt Yến Phụng

Vẹt Yến Phụng và các loài vẹt đuôi dài khác có nguồn gốc từ Úc, nơi chúng vẫn được tìm thấy trong đàn lớn ở đồng cỏ. Tuy nhiên, những loài hoang dã này nhỏ hơn một chút so với những con chim thường thấy trong các cửa hàng vật nuôi, hiện đã trải qua nhiều thập kỷ nuôi nhốt.

Nhà tự nhiên học người Anh John Gould đã mang Vẹt Yến Phụng đến châu Âu vào khoảng năm 1838, nơi chúng nhanh chóng được yêu thích như thú cưng. Đến năm 1894, Úc cấm xuất khẩu Vẹt Yến Phụng do việc này sinh lợi cho châu Âu. Vẹt Yến Phụng tìm đường đến Mỹ vào khoảng năm 1920, và chúng đã trở nên cực kỳ phổ biến vào những năm 1950.

Có hai loại Vẹt Yến Phụng phổ biến là vẹt đuôi dài của Mỹ và của Anh. Giống Mỹ là loại phổ biến nhất được tìm thấy trong các cửa hàng thú cưng, trong khi loại thường thấy trong các chương trình triển lãm là Vẹt Yến Phụng Anh lớn hơn.

Tính cách của Vẹt Yến Phụng

Vẹt Yến Phụng là loài chim hiền lành và ngoan ngoãn. Chúng cũng rất dễ thuần hóa, đặc biệt nếu được mua từ nhỏ. Các cặp chim rất dễ thân với nhau, nhưng khi ở trong các cặp sống và giải trí lẫn nhau, chúng có thể không gắn kết với chủ của chúng hoặc bắt chước lời nói một cách trôi chảy. Vẹt cũng rất vui tươi, hoạt bát và ít nói hơn một số loại vẹt khác.

Màu sắc và dấu hiệu

Màu hoang dã bình thường của một con Vẹt Yến Phụng là một màu xanh lá cây nhạt với các thanh màu đen trên cánh, lưng và đầu của chúng. Các con non cũng có những vạch trên trán của chúng mất dần theo tuổi tác và đôi mắt của chúng thường có tròng đen dần dần trở nên xám xịt khi lớn.

Thông qua việc nhân giống chọn lọc trong buôn bán vẹt thú cưng,con người đã tạo ra Vẹt Yến Phụng với rất nhiều màu sắc và hoa văn, bao gồm tím, xanh, vàng, trắng, và màu xanh neon cổ điển.

Cách chăm sóc Vẹt Yến Phụng

Không giống như những con vẹt khác, Vẹt Yến Phụng có sẵn rộng rãi ở hầu hết các cửa hàng vật nuôi, vì vậy cần phải cẩn thận khi chọn một con chim. Nếu có thể, tốt hơn là mua một con chim non nếu bạn muốn huấn luyện Vẹt Yến Phụng một cách dễ dàng. Đa phần các cửa hàng vẹt thú cưng thường có những con Vẹt Yến Phụng lớn tuổi, vì vậy việc huấn luyện chúng theo ý bạn rất khó và tốn thời gian hơn.

Kinh nghiệm mua Vẹt Yến Phụng: Tìm con Vẹt năng động. Lông phải mịn, sáng bóng và nằm phẳng trên cơ thể. Các vảy trên bàn chân phải mịn, móng và mỏ phải nhẵn và không mọc quá nhiều, và lỗ mũi phải rõ ràng và sạch sẽ không có lông vón cục xung quanh.

Vẹt thường hoạt động và vui chơi vì vậy cần có một cái lồng lớn cho phép có chỗ để đồ chơi, ăn ngủ và bay. Kích thước tối thiểu cho một cái lồng là dài 20 inch, sâu 12 inch và cao 18 inch (nếu có lồng lớn hơn nữa thì càng tốt). Khoảng cách của các thanh lồng nên từ nửa inch trở xuống để tránh chim thoát ra ngoài và cũng để tránh chim của bạn bị mắc kẹt. Ngoài ra, cũng nên có thêm thanh ngang cho lồng, việc này cũng giúp Vẹt leo và tập thể dục.

Ngoài ra, Vẹt Yến Phụng cần thời gian chơi bên ngoài lồng. Bạn cần có Vẹt bay thường xuyên ngoài tự nhiên, nhưng bạn chỉ nên cho phép bay trong một khu vực an toàn. Nếu bạn lo lắng về việc có thể kiểm soát khu vực bay của chim, hãy cân nhắc việc cắt cánh để giảm khả năng bay.

Thức ăn cho Vẹt Yến Phụng

Sự đa dạng là chìa khóa cho chế độ ăn uống lành mạnh cho Vẹt của bạn vì những con chim này rất đa dạng trong tự nhiên. Hạt có thể là một phần dinh dưỡng trong chế độ ăn, nhưng vì có nhiều chất béo, hạt chỉ nên chiếm một phần

Thức ăn dinh dưỡng dạng viên cho vẹt là một lựa chọn tốt cho chim, vì chúng cân bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên, cũng nên bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm khác, bao gồm nhiều loại rau tươi (cà rốt, bông cải xanh, ngô, rau bina, đậu, v.v.) và trái cây.

Các vấn đề sức khỏe thường gặp

Vẹt Yến Phụng có thể dễ bị bướu cổ do thiếu iốt hoặc phát triển khối u nếu chế độ ăn uống bao gồm quá nhiều hạt và không đủ trái cây và rau quả. Vẹt cũng có thể bị bệnh vẩy nến (còn gọi là sốt vẹt, do vi khuẩn gây ra) và chúng có thể trở thành con mồi của những con ve có vảy ảnh hưởng đến da trên chân và quanh mắt.

Loài tương tự

Khi nói đến những loài vẹt thú cưng đáng yêu, Vẹt Yến Phụng không phải là con chim duy nhất. Những con vẹt nhỏ khác mà bạn có thể muốn xem xét là: