Chim Vẹt Ăn Cái Gì / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Vẹt Lovebird Có Nói Được Không, Ăn Gì, Giá Bao Nhiêu?

Chia sẻ những thông tin về Vẹt Lovebird có nói được không, ăn gì, sinh sản như thế nào, giá bao nhiêu.

Vẹt Lovebird là một trong những loài vẹt nổi tiếng bậc nhất hiện nay. Rất nhiều người muốn mua vẹt Lovebird để làm thú cưng nuôi trong nhà mình. Vẹt Lovebird có giá thành khá vừa phải, cách chăm sóc cũng không tốn nhiều công.

1. Đặc điểm của vẹt Lovebird

Vẹt Lovebird hay còn gọi là Fischer’s Love bird là loài vẹt nhỏ. Màu sắc chủ yếu trên cơ thể của chúng là màu xanh lá cây, nhưng hiện nay chúng đã được lai tạo thành rất nhiều màu sắc rực rỡ như màu vàng, đen, trắng, da cam… Đặc điểm của loài vẹt này là mặt, cổ, trán, mỏ vẹt đều có màu đỏ. Phía trên ngực có màu cam hoặc vàng cam, phía sau gáy hoặc đỉnh đầu thường có màu xanh oliu.

Mắt của vẹt Love bird có màu cafe, xung quanh có viền trắng.

Vẹt Love bird có bộ lông bên ngoài khá sặc sỡ và cuốn hút

Vẹt Lovebird là loài vẹt thông minh, hót và nói nhiều, hay nghĩ ra nhiều trò mới nên tạo không gian rất vui vẻ, sống động.

Chiều dài của vẹt Love bird khoảng 14cm. Cân nặng trung bình đạt từ 35 tới 58g. Tuổi thọ sẽ dao động từ 10 tới 15 năm. Vẹt Lovebird sinh sản vào mùa đông, mùa thu và mùa xuân. Đặc điểm của loài chim này là không sinh sản vào mùa hè. Mỗi lần chim mái sinh sản sẽ đẻ được từ 6 tới 8 trứng và ấp trong khoảng 19 ngày. Vẹt Love bird thường sống theo cặp cả đời và cùng nuôi con.

Những con vẹt Lovebird non trong khoảng từ 35 tới 40 ngày là đã có thể tách đàn và tự đi kiếm ăn ở 50 ngày tuổi.

Chế độ dinh dưỡng trong quá trình nuôi vẹt Love bird vô cùng quan trọng. Có được một dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp vẹt sinh trưởng và phát triển tốt.

Những chú vẹt Lovebird rất thích ăn các loại hạt nhỏ như hạt kê, hạt hướng dương, hạt đậu… Đây là loại thức ăn rất tốt cho sức khỏe của vẹt Love bird. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc bạn cũng nên bổ sung thêm cho vẹt nhiều rau xanh, các loại trái cây. Vì những thực phẩm này cung cấp cho những chú Lovebird rất nhiều vitamin, khoáng chất, cacbon hydro… Trong số đó, bạn cần đặc biệt bổ sung rau cải cho vẹt, chiếm khoảng từ 15 tới 30% trong khẩu phần ăn. Còn hoa quả sẽ chiếm khoảng từ 5 tới 10 %.

Vẹt Love bird có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, bạn nên cân bằng để giúp vẹt có được chế độ dinh dưỡng tốt nhất

Bên cạnh đó bạn cũng cần bổ sung co vẹt thức ăn dinh dưỡng, đây là loại thức ăn công thức khá tốt, sản xuất công nghiệp dưới dạng cục, viên, mảnh vụn… Thức ăn này sẽ thích hợp khi bạn không có nhiều thời gian chăm sóc cho vẹt mà vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu.

Trong quá trình cho vẹt Lovebird ăn bạn cần phải rửa sạch rau và hoa quả, loại bỏ những phần hư hỏng. Thức ăn thừa của vẹt cần phải dọn sạch mỗi ngày.

Một số loại thức ăn nên tránh không cho vẹt Love bird ăn là: Thực phẩm chứa nhiều đồ chiên rán, khoai lang chiên, khoai tây chiên, các chất kích thích như cafe, rượu bia… Nên tránh cho vẹt Lovebird ăn các loại trái cây như lê, yến mạch lứt hay hồng…

Vẹt Lovebird có nói được không là câu hỏi băn khoăn của khá nhiều người yêu chim hiện nay. Vẹt Lovebird có khả năng nói được như những chú vẹt khác nếu như bạn biết cách huấn luyện và nuôi từ nhỏ. Chúng có thể bắt chước những âm thanh đơn giản, những tiếng động hay tiếng huýt sáo… Chúng còn có thể nói được nhiều từ hay khác nếu như bạn biết cách dạy từ nhỏ.

Nếu được huấn luyện và nuôi từ nhỏ thì vẹt Love bird có thể nói và hót hay 4. Vẹt Love bird giá bao nhiêu?

Giá mỗi con vẹt Lovebird sẽ tùy thuộc vào tuổi đời, màu sắc, đặc điểm của chúng. Bên cạnh đó còn tùy thuộc vào từng thời điểm, có những lúc vẹt Love bird khan hiếm thì giá sẽ đắt hơn nhiều ở những thời điểm khác.

Vẹt Lovebird với những con non chưa trổ rõ màu sẽ có giá từ 200.000đ đến 400.000đ/con

Với những con vẹt Love bird đã trổ rõ màu nhưng vẫn còn non thì giá khoảng từ 300.000đ đến 500.000đ/con. Với cặp thì sẽ khoảng 500.000đ đến 800.000đ/con

Với những con vẹt trưởng thành, màu sắc đẹp thì giá sẽ khoảng từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ/con.

Vẹt Amazon Giá Bao Nhiêu, Ăn Gì, Cách Nuôi Đơn Giản

Vẹt Amazon sinh sống chủ yếu ở trong rừng nhiệt đới và phát triển dồi dào ở Nam/Trung Mỹ. Đây là loài vẹt có kích thước trung bình, đuôi tròn ngắn có chiều dài từ 25 tới 45cm. Vẹt Amazon có mỏ tròn, cứng cáp có thể nghiền nát các loại hạt lớn.

Vẹt Amazon có bộ lông bên ngoài khá ấn tượng, màu sắc chủ yếu trên bộ lông là màu xanh lá cây. Cổ và đầu sẽ có những đốm màu để làm tăng sự cuốn hút cho vẻ bên ngoài. Đuôi của vẹt có màu vàng lục và lông đuôi có màu đỏ.

Giống vẹt Amazon là giống vẹt quý hiếm và thông minh

Loài vẹt này đặc biệt rất thích nước nên trong tự nhiên chúng thường sống ở những khu vực có nhiều hồ thác. Khi nuôi ở nhà vẹt Amazon rất thích bơi ở hồ bơi và vòi hoa sen.

Khí hậu lý tưởng để vẹt Amazon sinh trưởng và phát triển tốt là khí hậu ấm áp

Hiện nay, vẹt Amazon được phân loại có 26 đến 32 loài thuộc chi vẹt Amazon. Một số loài vẹt Amazon được nuôi cảnh phổ biến hiện nay là:

Loại Amazon trán xanh, vẹt Amazon đầu vàng, vẹt Amazon cổ vàng, vẹt Amazon cánh da cam hay còn gọi là vẹt Amazon Orange Winged, loại vẹt Amazon trán trắng, vẹt Amazon nâu tím, Amazon thân xanh nhạt…

II. Vẹt Amazon giá bao nhiêu?

Giá bán vẹt Yellow Crowned Amazon hay vẹt Yellow Naped Amazon trên thị trường có giá khá đắt đỏ. Trung bình giá bán của một con vẹt này sẽ dao động khoảng 35.000.000 VNĐ, với những con có bộ lông đẹp, thuần chủng hoặc đã biết nói thì sẽ có giá cao hơn, có khi lên tới 50.000.000 VNĐ.

Giá bán vẹt Amazon khá đắt đỏ hơn so với các giống vẹt thông thường III. Hướng dẫn cách chăm sóc vẹt Amazon

Chăm sóc vẹt Amazon không khó nhưng bạn phải có những kỹ thuật nuôi và chăm sóc sao cho phù hợp.

Bạn nên chuẩn bị cho chú vẹt Amazon của mình một chiếc lồng càng rộng rãi càng tốt, điều này sẽ giúp chúng có được môi trường sống tốt hơn. Các thanh của lồng chim phải chắc chắn. Đặt lồng chim ở những vị trí thoáng mát, sạch sẽ, gần gũi với thiên nhiên.

Vì là loài vẹt dễ ăn, nên khi nuôi ở nhà bạn cũng có thể cho vẹt ăn uống đa dạng. Bạn bổ sung hằng ngày cho vẹt nhiều thực phẩm khác nhau, trong đó đặc biệt bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin A, K, E và canxi vào trong chế độ ăn uống của chúng. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin A như canxi, đậu Hà Lan, bông cải xanh, hạt dẻ Brazil. Ớt chuông cũng là thực phẩm rất tốt phù hợp với vẹt Amazon.

Thi thoảng bạn cũng có thể cho loài vẹt này ăn trứng luộc, hạt dẻ, thịt nạc…

Giống vẹt Amazon có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau

Vì là loại vẹt dễ ăn uống nên vẹt Amazon rất dễ bị tăng cân quá mức. Do đó, bạn phải cho chúng tập thể dục mỗi ngày. Để thực hiện việc này bạn sẽ cần phải chuẩn bị một cái lồng có kích thước lớn, chuẩn bị một số loại đồ chơi, thang… có sẵn để cho chúng vận động khám phá. Điều này sẽ giúp đốt cháy lượng calo dư thừa và kéo căng cơ bắp, giúp chúng không chỉ có tinh thần mà còn khỏe mạnh.

Một số loại bệnh điển hay gặp phải ở loài vẹt này như: Hội chứng phì đại tuyến, nhiễm khuẩn salmonella và chlamydia, nhiễm virus herpes của vẹt, nấm candida… Các triệu chứng bệnh này có thể là buồn nôn, mắt đỏ, mũi đỏ, chảy nước mũi… Khi thấy vẹt Amazon có dấu hiệu này bạn cần phải cho vẹt đi khám bác sĩ thú y ngay.

Loài vẹt Amazon khá dễ dạy nói, nhưng bạn nên chọn mua chim non, như thế quá trình dạy nói sẽ dễ dàng hơn. Trong quá trình dạy bạn sẽ dạy phát âm từ đơn giản đến phức tạp. Thường xuyên trò chuyện và tiếp xúc để chúng quen và bạo dạn, nhanh biết học nói hơn.

Vẹt Yến Phụng Giá Bao Nhiêu, Ăn Gì, Có Biết Nói Không?

1. Đặc điểm cơ thể của vẹt yến phụng

Vẹt yến phụng là loài vẹt có kích thước nhỏ, với những con vẹt yến phụng gốc thường có màu vàng, đầu và lưng có vằn đen, ngực và bụng có màu xanh, lông đuôi vàng. Ở gò má có đốm tròn và màu xanh đen. Tuy nhiên, hiện nay với những con vẹt con được nuôi dưỡng từ nhỏ thường có màu lông đa dạng hơn gồm:

Loại vàng hóa: Cả người đều màu vàng, mắt có màu đỏ

Loại vằn hổ: Được nuôi nhiều nhất hiện nay. Có các vết đốm trên cơ thể nhưng có màu xanh lam, vàng và xanh lục.

Loại trắng hóa: Toàn thân vẹt sẽ có màu trắng tinh khiết, mắt màu đỏ

Loài màu nhạt: Có thể phân biệt thành 2 loại là thân trên vàng đậm và thân dưới xanh nhạt. Trên cánh có đốm đen.

Vẹt yến phụng nuôi dưỡng tại nhà hiện nay có khá nhiều màu sắc cho người nuôi lựa chọn 2. Sinh sản của vẹt yến phụng

Vẹt yến phụng sinh sản khá dễ nhưng cần phải duy trì loài thuần chủng. Để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển, bác sĩ thú y khuyên bạn nên chọn trống mái khoảng 1-2 tuổi.

Sau khi chim trống và chim mái giao phối, không lâu sau đó chim mái sẽ bắt đầu đẻ trứng. Vẹt yến phụng non thuộc loài trưởng thành khá muộn, trong khoảng 25 ngày sau khi nở không thể sống độc lập, sống chủ yếu dựa vào chim bố mẹ.

3. Vẹt yến phụng giá bao nhiêu?

Vẹt yến phụng là loài vẹt rất được yêu thích và nuôi nhiều hiện nay. Để mua vẹt yến phụng bạn có thể mua tại các cửa hàng bán chim cảnh trên cả nước. Đây là loài chim này sống theo đàn nên khi mua bạn nên lựa chọn theo cặp. Vẹt Yến Phụng giá bán khá bình dân chỉ dao động từ 180.000 đến 400.000 nghìn/đồng một cặp chim.

Giá bán vẹt yến phụng không hề đắt, giá thành phải chăng nên nhiều người sẽ đủ điều kiện để mua và chăm sóc 4. Vẹt yến phụng nói hay không?

Vẹt yến phụng nếu được huấn luyện có thể nói được nhiều thứ tiếng. Tuy nhiên để vẹt yến phụng nói lưu loát và rõ cần phải bỏ nhiều thời gian và công sức. Để huấn luyện được vẹt yến phụng nói hay bạn cần phải luyện từ khi vẹt non khoảng từ 2 tháng tuổi. Trong quá trình luyện lâu ngày vẹt sẽ dần nói được những âm cơ bản và dần dần sẽ quen và học được những từ ngữ phức tạp hơn.

Bên cạnh đó bạn cũng nên bổ sung cho vẹt rau và cỏ tươi, trung bình sẽ khoảng 3 bữa rau/tuần. Các loại rau có thể tùy chọn từ rau muống, rau xà lách… Lưu ý là trong quá trình cho ăn bạn cần phải rửa rau thật sạch.

Vẹt yến phụng khá dễ nuôi, không kén ăn, dễ chăm sóc

Ngoài ra, đối với những con vẹt yến phụng đã trưởng thành bạn cần phải bổ sung thêm hạt khoáng chất. Đặc biệt là bổ sung cho vẹt vào mùa sinh sản, ngoài ra bạn cũng cho vẹt ăn thêm bột mai mực hay bột vỏ sò. Hai loại bột này sẽ cung cấp lượng canxi lớn cho sự hình thành vỏ trứng cũng như sự phát triển của chim non.

Để cho vẹt khỏe mạnh và nhanh biết nói, có bộ lông khỏe đẹp bạn cũng cần cho vẹt hạt sạn, viên Iốt và muối.

Cũng giống như nhiều loài vẹt hay chim khác, vẹt yến phụng rất thích được tắm. Bạn nên tắm cho chúng trung bình khoảng 3 ngày/1 lần, bạn có thể cho vẹt tắm trong đĩa nước nhỏ, pha thêm chút muối, điều này sẽ giúp cho chim tắm mát, sát trùng và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh.

Vẹt yến phụng rất thích tắm nên 1 tuần bạn có thể tắm 3 lần vào mùa hè, còn mùa đông tắm vào những hôm trời ấm 7. Ghép đôi cho vẹt yến phụng

Bạn sẽ tiến hành ghép các con vẹt mái và con đực với nhau để chúng làm quen. Chúng sẽ cặp đôi và sinh sản, khi trứng vẹt nở cả vẹt yến phụng mẹ và bố sẽ đều chăm sóc cho con non. Sau khi con non cứng cáp, bạn có thể tách chúng ra lồng riêng và có một thế hệ vẹt mới.

Con Vẹt Cảnh Ăn Gì? Cách Nuôi? Mua Ở Đâu? Giá Rẻ Nhất Bao Nhiêu

Chim vẹt, loài chim không còn quá xa lạ đối với những người nuôi chim cảnh ở Việt Nam. Dòng chim này không chỉ có tiếng hót líu lo, chúng còn có khả năng bắt chước tiếng người rất giỏi.

Chim vẹt được mệnh danh là 1 trong những loài chim thông minh nhất thế giới và rất dễ nuôi.

Theo như một vài nghiên cứu, con vẹt xuất hiện cách đây khoảng 59 triệu năm trước. Những chú chim này được tìm thấy nhiều nhất ở vùng đất Nam Mỹ và Australia.

Hiện nay có 393 loài vẹt và 92 chi đang được tìm thấy ở trên thế giới.

Chim vẹt, dòng chim có kích thước trung bình – kích thước của chúng phụ thuộc vào loài.

Có loài khi trưởng thành chỉ nặng 1,2 – 1,7kg, có những loài có thể nặng từ 2 – 4kg. Chiều dài cơ thể dao động từ 8,6 – 100cm.

Con vẹt có phần đầu khá to và tròn.

Điểm nổi bật nhất trên khuôn mặt của chúng là chiếc mỏ rất to.

Chiếc mỏ của chúng được cấu tạo bởi lớp sừng cứng, vô cùng chắc khỏe.

Mỏ trên dài hơn rất nhiều so với mỏ dưới, có xu hướng quặp vào.

Đôi mắt tròn, thường có màu đen hoặc màu đỏ.

Ở một số dòng, trên đỉnh đầu của chúng còn có chiếc mào cấu tạo bằng lông rất to.

Chiếc cổ của chúng khá to và hơi ngắn.

Ngực nở, lưng hơi cong và bụng khá to.

Đôi chân ngắn, to và vô cùng chắc khỏe.

Các ngón chân của chúng khá lớn, xù xì và có móng vuốt rất cứng và sắc nhọn.

Điều này giúp chúng có thể dễ dàng đu, bám, leo trèo trên các cành cây. Cánh và đuôi của chúng khá dài và được bao phủ bởi lớp lông dày và cứng.

Bao phủ toàn bộ cơ thể của chim là bộ lông dày rất mượt. Lớp lông vũ gần sát phần da của chúng rất mềm.

Lớp lông bên ngoài cứng nhưng lại có màu sắc vô cùng sặc sỡ. Màu sắc của chúng phụ thuộc vào từng loài nhưng chủ yếu là màu xanh lá cây và màu xanh dương.

Chim vẹt, loài chim có chỉ số IQ rất cao. Chúng có khả năng nói theo tiếng người rất giỏi. Bên cạnh đó, chúng có khả năng diễn xiếc và logic làm toán rất giỏi.

Chim vẹt là loài sống rất trung thủy. Cả cuộc đời chúng chỉ kết đôi 1 lần (bao gồm 1 vợ và 1 chồng).

Loài này thường không có đặc tính đánh dấu lãnh thổ. Tổ của chúng chỉ là những hốc nhỏ trong các thân cây.

Chim vẹt là loài ít vận động và không phải loài di cư hoàn toàn.

Vẹt sinh sản theo hình thức kết đôi và đẻ trứng, chúng có thể sinh sản vào bất cứ mùa nào ở trong năm (chủ yếu nhất vẫn là vào mùa hè).

Khi đến kỳ sinh sản, chim đực và chim cái sẽ cùng nhau làm tổ trên các thân cây. Phía bên trong tổ lót cành cây nhỏ và các sợi rơm.

Trung bình một lần sinh sản chim có thể đẻ được từ 4 – 8 trứng.

Trứng của vẹt khá nhỏ và có màu trắng sữa.

Trong khi ấp trứng, con cái dành phần lớn thời gian để ấp, con đực sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm và cung ứng thức ăn cho con cái.

Trứng chim sẽ nở trong khoảng từ 17 – 35 ngày.

Sau khi trứng nở thành con, cả chim bố và chim mẹ sẽ thay nhau đi kiếm thức ăn về mớm cho con non.

Chim non sẽ được chim bố mẹ nuôi trong khoảng 2 – 3 tháng, đến khi chúng đã mọc gần như hoàn thiện lông.

Khi chim non rời đi, chim bố và chim mẹ sẽ dọn tổ để tiếp tục cho chu kỳ sinh sản tiếp theo.

Trong tự nhiên, chim vẹt thường sinh sống thành bầy đàn để cùng nhau kiếm ăn. Loài chim này rất nhanh nhẹn và rất khó bắt.

Môi trường sống thích hợp nhất của chúng là những vùng nhiệt đới và nơi có khí hậu ấm áp.

Loài chim này được tìm thấy chủ yếu ở khu vực Nam Mỹ, New Zealand Australia, Nam Á, Đông Nam Á và khu vực Châu Phi.

Tại Việt Nam, có khoảng 50 loài chim vẹt đang sinh sống trải dọc miền đất nước.

Những chú vẹt xanh đuôi dài chắc hẳn đã quá quen thuộc với các em nhỏ, chú vẹt Rio được miêu tả giống với đặc tính của loài vẹt xanh đuôi dài.

Giống vẹt này có tên khoa học Cyanopsitta spixii, chúng được miêu tả vào năm 1832.

Loài chim này có kích thước cơ thể tương đối lớn, khi trưởng thành cơ thể chúng dài từ 55 – 57cm.

Toàn bộ phần lưng, đầu, đuôi, cánh và bụng của chúng có màu xanh đậm.

Chân màu đen, mỏ có màu đen xám.

Tiếng của chúng khá trầm và ấm.

Hiện nay, dòng vẹt xanh đuôi dài đang ở trong nguy cơ bị tuyệt chủng đang cần được bảo tồn.

Vẹt Mã Lai hay còn gọi là vẹt cockatiel. Loài vẹt này có tên khoa học Nymphicus hollandicus, được đặt tên bởi Kerr vào năm 1792.

Giống vẹt Mã Lai có chiều dài kích thước cơ thể dao động từ 30 – 33cm, cân nặng dao động từ 80 – 100 gam.

Loài chim này có tuổi thọ trung bình khá cao từ 20 – 36 năm tuổi.

Mọi bộ phận đều giống với miêu tả chung của loài vẹt.

Tuy nhiên, trên đầu của giống này có một chiếc mào lông màu vàng dựng đứng rất đẹp.

2 bên má của chúng có màu cam, lông cánh màu trắng, lông lưng và đuôi có màu xám đen.

Dòng chim này có nguồn gốc từ nước Úc, hiện nay chúng được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên thế giới.

Vẹt Lovebird là giống vẹt nhỏ khá dễ thương, chúng thu hút ánh nhìn bởi màu sắc sặc sỡ. Loài chim này có tính trung thành với chủ rất cao.

Nhược điểm của dòng này chính là chỉ số IQ không cao, khả năng bắt chước và nói tiếng người khá kém.

Vẹt Hồng Kông hay còn gọi là vẹt yến phụng. Dòng chim này khá phổ biến và được rất nhiều người yêu thích.

Dòng chim này tại Việt Nam hiện có 50 loài, chúng có sức đề kháng rất tốt – có thể thích ứng được với mọi loại thời tiết.

Loài chim này thường nói rất nhiều, tuy nhiên chỉ số IQ của chúng khá thấp – điều này khiến người nuôi phải thật kiên nhẫn để huấn luyện chúng.

Giống vẹt này với đặc điểm nổi bật là chiếc đuôi dài. Lông đuôi của chúng còn dài hơn chiều dài cơ thể.

Dòng chim này được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực Nam Mỹ. Hiện nay, chúng là một trong những dòng vẹt cảnh được nhiều người yêu thích.

Vẹt kakapo hay còn gọi là vẹt cú – bởi khuôn mặt của chúng gần giống với những con cú mèo. Tên khoa học của chúng Strigops habroptilus, được đặt tên vào năm 1845 bởi Gray.

Vẹt ringneck là dòng chim có kích thước khá nhỏ nhưng lại vô cùng thông minh. Màu sắc chủ yếu của chúng là màu xanh lá cây.

Vẹt má vàng, giống chim có nguồn gốc từ châu Á. Giống vẹt cảnh này còn có tên gọi là vẹt xích, tên khoa học Psittacula eupatria siamensis – được đặt vào năm 1766.

Dòng này có phần đuôi dài, điểm đặc biệt là phần vòng cổ đen. Độ dài cơ thể 56cm, nặng khoảng 200 – 300 gam.

Ngoài những giống vẹt kể trên, các bạn nên tìm hiểu thêm một số dòng vẹt nổi tiếng nữa như: green check, đầu hồng, mỏ đen, đuôi dài lam tía, eclectus, mào, parrotlet, xám, amazon – châu phi, caique, vẹt thái, crimson, lory đỏ, senegal, sun conure non, má hồng….

Vẹt là loài chim hiếu động, ồn ào không thích sự cô độc. Cho nên, nếu nuôi chúng 1 mình, các bạn nên thường xuyên tiếp xúc với chúng để tránh tình trạng bồn chồn của dòng chim này.

Chuồng nuôi vẹt kiểng không cần quá rộng và trang trí lộng lẫy. Các bạn chỉ cần đảm bảo chuồng nuôi phải có đủ không gian cho chúng bay nhảy.

Bên trong chuồng nuôi phải có đủ cóng thức ăn và nước uống. Đặc biệt, các bạn phải trang bị cần đứng bằng gỗ cho chim đậu vào.

Lồng chim nên đặt ở những nơi thoáng mát, chỗ đi lại để cho chim có thể tiếp xúc được với nhiều người.

Bên cạnh những loại hạt mà chúng yêu thích, các bạn nên bổ sung loại thức ăn dành riêng cho chim. Điều này giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất dành cho chim.

Thời gian cho ăn: các bạn nên cho chim ăn vào buổi sáng sớm và buổi tối muộn. Kết hợp ăn cả hạt thực vật, trái cây và thức ăn khô dành cho chim.

Vẹt cảnh rất thích tắm nước, cho nên các bạn hãy thường xuyên tắm cho chúng để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn trong cơ thể của chúng.

Mùa hè nên 2 ngày tắm 1 lần, mùa đông chỉ những ngày nắng ấm mới cho chim tắm.

Sau khi tắm xong các bạn nên lau khô lông cho chúng – điều này để tránh chim bị cảm lạnh và hắt hơi.

Thường xuyên cho chúng đến các hội chim để chúng tập giao tiếp. Để vẹt nói nhanh và không cô đơn, các bạn nên nuôi 2 con trong cùng 1 chuồng.

Giống chim vẹt vô cùng phổ biến ở nước ta, cho nên các bạn có thể dễ dàng tìm mua chúng ở bất cứ cửa hàng thú cưng và các diễn đàn chim cảnh bất kỳ trên địa bàn Hà Nội, Cần Thơ và Tp Hồ Chí Minh.

Mức giá để sở hữu 1 chú vẹt cảnh đẹp dao động từ 150.000 – 3.000.000 đồng/con.

10. Mua, Bán chim vẹt ở đâu rẻ nhất tại Hà Nội, Tp Hcm

Hiện tại, bạn có thể tìm mua vẹt tại rất nhiều cửa hàng chim cảnh trên toàn quốc, đặc biệt tại các khu vực trung tâm, thành phố lớn như Hà Nội và chúng tôi

Tuy nhiên, bạn có nên kiểm tra kỹ chú chim mà mình định chọn trước khi mua, tránh việc mua phải chim bị bệnh, xuất hiện các dị tật trên cơ thể,…

Nếu được, bạn nên đề nghị chủ quán cho kiểm tra thêm về giấy tờ, nguồn gốc xuất xứ của chú chim để đảm bảo an toàn tối đa.