Có Nên Cho Chim Vành Khuyên Ăn Sâu Không Và Cho Ăn Bao Nhiêu Là Đủ

Một trong những loài sâu phổ biến mà hầu hết anh em chơi chim cảnh đều biết đó là loài Sâu Quy. Đây là loài sâu dễ nuôi, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Hiện nay, sâu Quy được chia là 3 loại:

Superworm: là loại siêu sâu dài khoảng 4 -6 cm và to như đầu đũa ăn cơm,loại sâu này thường được anh em nuôi để cho cá rồng ăn. Sâu này đang bị bộ nông nghiệp cấm nuôi vì nó là loại ăn tạp và phá mùa màng tương đương ốc bươu vàng, nên không khuyến khích.

Mealworm: Cũng là sâu gạo nhưng kích thước nhỏ hơn chỉ khoảng 2 cm to gần bằng nan lồng.

Mini worm: Đây là loài sâu quy nhỏ nhất kích thước chỉ khoảng 1 cm, to bằng đầu que tăm. Sâu này thường bán ở các cửa hàng chim cảnh và sâu này cũng khó nuôi hơn 2 sâu trên.

Có nên cho chim vành khuyên ăn sâu không?

Sâu là một món ăn không thể thiếu cho chim Vành khuyên. Nên câu trả lời có nên cho chim Vành Khuyên ăn sâu không? Thì câu trả lời là “có”. Bởi sâu là thức ăn tươi, cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu giúp chim sinh trưởng và phát triển bình thường. Do các thức ăn hàng ngày như cám, hoa quả cũng không thể nào cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, do đó chúng ta cần bổ sung cho chim ăn thêm sâu.

Nên cho chim vành khuyên ăn bao nhiêu sâu thì đủ?

Sâu Quy là thức ăn ưa thích của các loài chim cảnh. Tuy nhiên, đặc tính của loài sâu này là tính nóng. Cho chim ăn sâu quy là rất tốt nhưng nếu chúng ta quá lạm dụng có thể gây ra tình trạng xù lông hoặc mất giọng chim, chim đi ỉa…

Thời kỳ thay lông, chim Vành khuyên khá yếu và mất lửa. Thức ăn chủ yếu của chim thời gian này là các cám số nhỏ, không quá nóng. Tích cực cho chim ăn nhiều hoa quả tươi, đặc biệt là các loại quả có màu sắc sặc sỡ sẽ giúp chim có một bộ lông óng ả, mượt mà hơn.

Vậy có nên cho chim Vành khuyên ăn sâu vào thời kỳ thay lông không? Câu trả lời là “có nhưng hạn chế”. Bởi sâu có tính nóng, nếu chim ăn quá nhiều sâu thời kỳ này làm lông bị soắn lại và bị xù lên. Thời kỳ này ta không cần kích lửa cho chim nên không cần phải cho chim ăn nhiều sâu. Chỉ nên cho ăn một tuần một lần 1-3 con là đủ.

Qua thời kỳ thay lông, anh em bước vào giai đoạn kích lửa cho chim khuyên. Một trong những thức ăn thời kỳ này cần thiết phải có tính nóng, kích d.u.c cho chim để chim căng lửa.

Sâu quy có tính nóng, cho chim Vành khuyên ăn sâu để kích lửa rất hiệu quả. Kích lửa bằng sâu lên khá nhanh nhưng thời gian giữ lửa lại rất ngắn và hại chim. Một số nghệ nhân chơi chim Vành khuyên họ còn nói không với sâu cho chim.

Theo ý kiến của mình thì: Sâu cho chim thời kỳ nào cũng cần thiết, tuy nhiên ta không nên lạm dụng chúng. Thời kỳ thay lông thì 1 tuần một lần, mỗi lần 1-3 con. Thời kỳ kích lửa thì nhiều hơn chút, tuần 2 lần, mỗi lần 2-4 con là đủ.

Hy vọng qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các nghệ nhân chơi chim cảnh nói chung và chim vành khuyên nói riêng sẽ có cái nhìn mới về sâu quy cho chim và có thực đơn cho chim chuẩn nhất. Chúc anh em nghệ nhân sức khỏe và sở hữu những chiến binh thực thụ!

Cách Nuôi Sâu Quy Cho Chim Vành Khuyên Ăn Tốt Nhất

Sâu quy có tên khoa học là Zophobas morio và được biết đến với một cái tên gọi khác sâu gạo. Đây là loài sâu dễ nuôi và sinh sản rất nhanh.

Là loại thức ăn bổ dưỡng và khoái khẩu của nhiều loại chim ăn sâu. Và một số loài cá cảnh đặc biệt là cá rồng. Thành phần dinh dưỡng của sâu gạo khá cao. 55% chất béo, 43% chất đạm, 0.1 mg/Kcal chất calcium. Sâu gạo sạch, không mang mầm bệnh nên giá khá đắt”.

Nuôi loại côn trùng này dễ mà khó, phải kiên trì mới thành công. Nếu không có kỹ thuật nuôi, sâu sẽ dễ chết. Con giống được gọi là quy, nhỏ bằng hạt đậu đen. Màu đen có thể mua ở các cơ sở sản xuất giống hoặc tự tìm bới ở các nhà máy xay xát lúa gạo. Một lon sữa bò quy có giá từ 80 – 100 nghìn/đồng, đẻ giống được bảy – chín đợt. Mỗi đợt sáu – bảy lon sâu Gạo. Trong quá trình nuôi, quy sẽ đẻ ra trứng, nở ra nhộng và sau cùng là thành sâu gạo.

Môi trường cho sâu Quy phát triển

Sâu quy sẽ sống tốt ở nhiệt độ 21-26 độ C, các bạn cần giữ nhiệt độ trong thùng khoảng này. Nếu nhiệt độ xuống dưới 17 độ C thì sâu quy sẽ chết rất nhanh.

Sâu quy rất cần ăn rau củ quả để cung cấp nước nếu không chúng sẽ tự tiêu diệt lẫn nhau.

Sâu cần môi trường tối, thoáng mát để phát triển tốt. Thiếu không khí sâu quy cũng phát triển chậm và nhanh chết.

Khi sâu Quy ăn thức ăn và sinh sản sẽ cho sâu con rơi xuống dưới đáy khay nhựa. Dưới đáy này đựng 1 lớp cám vàng thường dùng để làm thức ăn cho gà con (đây cũng là thức ăn cho sâu con).

Bọ cánh cứng vẫn tiếp tục đẻ trứng và khi nó đẻ hết trứng thì nó sẽ chết. Sâu con thì chúng ta cho ra khay khác và tiếp tục nuôi chúng. Sau khoảng 1 tháng là chúng ta có thể thu hoạch được rồi. Nếu không dùng hết thì chúng sẽ tiếp tục biến thành nhộng rồi thành bọ và lặp lại vòng đời tiếp theo.

Sâu Quy thành bọ cánh cứng

Sâu Quy giống mua về là sâu trưởng thành và có kích thước tầm 6~7cm. Bạn chủ yếu cho chúng ăn cám của gà con, bột ngô. Ngoài ra thì rau của quả thái mỏng như táo, khoai tây, rau xà lách, dưa hấu, bí đao, rau muống. Là thức ăn và cung cấp nước cho sâu quy khá tốt.

Chim Bi Sâu Lông Phải Trị Thế Nào?

Chào các bạn đam mê chim cảnh ! Có rất nhiều chú chim khi thay lông xong thường có bộ lông bị xoăn, khô nhìn rất xấu. Cũng có trường hợp chim đã xong lông nhưng lông đuôi, lông cánh bị gãy, khô. Có nhiều nguyên nhân chim sâu lông, bài viết này Wiki Việt sẽ hướng dẫn cách phòng và trị sâu lông ở chim.

Chim bị sâu lông phải trị thế nào?

Chim ít được tắm nước và tắm nắng

Chim bị thiếu canxi, đây là chất giúp hình thành bộ lông chim.

Không được ăn trái cây thương xuyên cũng là nguyên nhân sâu lông.

Các loại thức ăn có tính nóng, chất kích thích trong cám cũng làm chim bị xoăn lông, khô lông.

Do các ký sinh trùng sống trên mình chim, bố lồng

Trị sâu lông thế nào?

Khi phát hiện chim bị sâu lông thì cần phải điều trị ngay, đồng thời phải biết được nguyên nhân mà có cách trị hợp lý. Cần phải xem xét lại chế độ tắm táp, vệ sinh, thức ăn như sau :

1. Thức ăn cho chim bị sâu lông

Cần bổ sung nhiều mồi tươi và trái cây cho chim : đu đủ, mướp khía, bình bát dây, táo, cam… trường hợp nặng chim bị rung lông đầu, quanh mắt và tách thì cần đổi cám ngay cho chim. Nên chuyển xuống ăn cám công thức 1 dành cho chim thay lông hoặc sử dụng các loại cám phổ thông có hàm lượng protein, chất nóng ít hơn.

Nên tạo canxi tự nhiên cho chim từ vỏ trứng gà, vỏ tôm rang chín và xay nhuyễn cho chim ăn.

2. Tắm cho chim sâu lông

Chim đang bị sâu lông nên tắm 2 ngày / 1 lần vào buổi trưa hoặc xế chiều. Nên phơi nắng vào buổi sáng từ 8h và phơi khoảng 45 phút.

Ngoài ra, hàng tuần nên cho chim tắm với nước muối pha loãng hoặc 1,2 giọt dung dịch vệ sinh phụ nữa để trị các loại rận sống trên thân chim.

3. Vệ sinh lồng nuôi

Nên thường xuyên vệ sinh bố lồng, thay bố lồng, vệ sinh cóng nước và thức ăn cho chim. Nếu phát hiện dưới bố lồng có rận mạt thì nên cho 1, 2 giọt dầu gió hoặc sợi đeo thú cưng dưới đáy lồng để diệt.

4. Sử dụng thuốc kích thích mọc lông

Thuốc kích thích mọc lông có bán tại cửa hàng chim cảnh, thuốc này pha cho chim uống sẽ giúp chim mọc và ra lông nhanh hơn. Trị khô lông, sâu lông, xoăn lông… ở chim rất tốt

Sử dụng 1 gói trong 20 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, mình đã sữ dụng và thấy rất tốt.

Phòng bệnh sâu lông ở chim như thế nào?

Với các nguyên nhân trên thì để phòng sâu lông các bạn cần phải giữ lồng nuôi luôn sạch sẽ, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chim, tắm táp cho chim hợp lý. Nếu ít chăm sóc thì nên cho chim ăn cám dưỡng để tránh bị nóng mà khô lông

Nuôi Chim Yến Là Độc Ác Có Phải Sự Thật

Nuôi chim yến gặp nhiều ý kiến trái chiều

Cách đây vài năm có một bài viết nói về sự độc ác, tàn bạo, giết chết chim yến của những nhà nuôi yến. Bài viết đó gây chấn động dư luận, và không chỉ là bài viết nó còn được đọc qua những giọng văn khẩn thiết đem lại cho nhiều sự thương cảm, nên đồng tình với việc đó.

Đó có phải là một chiến lược MKT đánh vào trái tim con người để nổi cồn nổi cộm, trên mạng xã hội.

Nếu nhìn lại và đánh giá dựa trên cơ sở, nguồn gốc ban đầu thì các bạn sẽ có cái nhìn khác ngay, sau đây HiNest xin chia sẻ những sự thật của nghề nuôi chim yến:

Tập tính của chim yến

Chim yến là một loài rất chung thủy, không chỉ chung thủy về bạn tình mà chúng còn rất gắn bó với nơi ở cũ của mình như: nhà yến, hang động. Trừ khi có một biến động gì đó khá lớn làm thay đổi môi trường sống và có gì đó khiến chúng lo sợ.

Theo chu kì sinh sản thì 1 năm đàn yến sẽ gia tăng số lượng gấp 3 lần.

Tổ yến được tạo nên từ dịch tiết ra từ miệng chim Yến hay còn gọi là nước bọt của con chim Yến chứ không phải xây bằng cây cỏ, rêu, lá, lông chim như những loài chim khác thường làm tổ. Khi nước bọt của chim Yến khô cứng lại, chúng sẽ hình thành tổ rất vững chắc.

Sau khi chọn được vị trí xây tổ, vào thời điểm nước bọt chim Yến phát triển là lúc chim Yến bắt đầu xây tổ. Khi nước bọt tiết ra, chim Yến dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt lên thành vách tạo hình. Quá trình này sẽ được diễn ra liên tục như thế để định hình. Sau 2-3 tiếng đồng hồ là nước bọt của chim Yến sẽ khô lại.

Cứ mỗi đêm chim Yến lại dùng nước bọt của mình để xây tổ và sau nhiều đêm thì tổ yến sẽ được hình thành. Theo thống kê thì cữ mỗi đêm chim Yến lại xây được khoảng 1mm tổ yến

Yến tại nhà yến của chúng tôi ngày càng gia tăng về số lượng, với điều kiện môi trường sống cũng hệ sinh thái rất thích hợp nên số lượng tăng lên thì không có gì lạ. Ở đây yến như là những đứa con của chúng tôi, được nâng niu, bảo tồn.

Nhưng nói đến đây cũng phải đồng ý rằng không phải người nuôi yến nào cũng hiểu rõ về tập tính của đàn chim yến, mà hái tổ chim không đúng lúc. Bên cạnh đó còn có những người nuôi yến vì cái lợi trước mắt mà vắt kiệt sức của những chú chim yến. Và kết quả là đàn yến ngày càng ít và bay đi nơi khác vì chúng đã bị tác động.

Kết quả của câu “ăn khế trả vàng”!

Clip đàn chim yến trên bầu trời của HiNest

Mẫu tiêu chuẩn chất lượng tổ yến.

Không hề có chuyện chim yến bay đập đầu vào tường và tự sát

Như đã nói ở trên số lượng đàn yến của chúng tôi ngày càng sinh sôi nảy nở, nếu mà chim yến có tự sát cũng không được nhiều như vậy.

Có nhiều tin về việc này nhưng ắc hẳn chưa ai chứng kiến việc này cả, chưa có video hình ảnh nào ghi lại cảnh này.

Tập tính của yến vốn dĩ là làm tổ bằng nước bọt, nếu không ai hái tổ yến xuống thì chúng sẽ xây chồng lên. Nghĩa là lúc này chim non không nằm ở lớp tổ cũ của lứa trước nữa mà là trên một lớp mới. Do đó, nếu hái Tổ Yến khi chim non đã bay đi thì không hề ảnh hưởng tới cuộc sống của loài chim này.

Mong bài viết trên cung cấp cho mọi người những thông tin hữu ích về loài chim yến.

Ruồi Lính Đen Có Phải Là Thức Ăn Cho Chim Yến.

Hiện nay, đang rộ lên trào lưu nuôi ruồi lính đen trong nhà yến và có người nói rằng chim yến ăn ruồi lính đen. Nói thật là chưa có một nghiêm cứu nào nói rằng chim yến ăn ruồi lính đen.

Ruồi lính đen là gì?

Ruồi lính đen là một loại ruồi có chiều dài cơ thể trong khoảng 12 – 20 mm. Được tìm thấy trong môi trường tự nhiên và chúng mang lại nhiều lợi ích cho con người đặc biệt là phân hủy rác thải. Ruồi lính đen trưởng thành chỉ sống khoảng từ 3 đến 5 ngày và hoàn toàn không ăn uống gì rồi chết. Ruồi lính đen cái trưởng thành đẻ từ 500 đến 800 trứng trước khi chết. Ruồi lính đen khác với các loài ruồi khác ở chổ chúng chỉ ăn ở giai đoạn là ấu trùng, còn khi đã nở thành ruồi thì hầu như không ăn vì vậy chúng ta rất ít khi thấy chúng trong nhà.

Đặc điểm sinh học của ruồi lính đen.

Ruồi lính đen có kích thước khá nhỏ, từ 12 – 20 mm. Hình dạng khá giống với loài ong nên thường hay bị nhầm. Ruồi lính đen trưởng thành có màu đen, 2 cánh dài che phủ toàn bộ phần lưng.

Vòng đời của ruồi lính đen khá ngắn chỉ trong khoảng 30 ngày, chúng sinh sản khá nhiều 1 con cái có thể đẻ được 800 trứng. Giai đoạn ấu trùng là giai đoạn lâu nhất khoảng 18 ngày, trong giai đoạn này chúng ăn rất nhiều sau đó chuyển sang giai đoạn nhộng (những con nhộng này được gọi là sâu can xi làm thức ăn cho cá, gà,…. có hàm lượng canxi rất cao).

Tác dụng của ruồi lính đen là gì.

Nhờ vào đặc tính phàm ăn lúc giai đoạn ấu trùng nên ruồi lính đen được dùng để phân hủy rác thải hữu cơ rất tốt.

Thứ 2 nhộng ruồi lính đen được dùng làm thức ăn giàu canxi, đạm cho gia xúc, gia cầm, thủy sản.

Vậy chim yến có ăn được ruồi lính đen không và nuôi ruồi lính đen trong nhà yến để làm gì.

Ruồi lính đen có lích thuốc từ 12 – 20 mm (tức là khoảng 1,2 đến 2 cm) như vậy là quá to với chiếc miệng của chim yến. Chim yến chủ yếu ăn những loài con trùng nhỏ.

Anh chị nào quan tâm đến việc tạo côn trùng cho nhà yến có thể tham khảo ” cách tạo côn trùng cho nhà yến”.

Nuôi ruồi lính đen trong nhà yến chỉ có 2 tác dụng như đã nêu ở trên: giúp phân hủy phân chim yến nhanh hơn và không tạo ra khí độc hại trong nhà yến. Thứ 2 có thể khai thác ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho động vật, hoặc bán lại cho những người cần ấu trùng ruồi lính đen.