Chim Vanh Khuyen Bi Dau Mat / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Kien Thuc Co Ban Ve Chim Vanh Khuyen

Chim Vành Khuyên là một giống chim nhỏ tựa như chim sâu, mà người miền nam gọi là chim “khoen”, có lẽ do vòng khoen màu trắng bao quanh mắt của chim.

Người mình trước đây ít ai nuôi loại chim này, có lẽ vì thấy hình dáng của chim không có vể gì hấp dẫn, hơn nữa chưa ai phát hiện được tiếng líu “nhức nhối” lỗ tai có một không hai của chúng.Chỉ có ngýời hoa là thích loài chim này, nên sau này người mình mới hay biết mà chọn chơi.

Chim khoen có tên khoa học là “Zosteropidae”, sống ở nhiều nõi trên thế giới.

Xuất xứ: Hiện nay, nghệ nhân nuôi bốn loài chim khuyên, hai loài ở miền nam và hai loài ở miền bắc.

Ở miền nam có hai loài:

1) KHOEN VÀNG: người ta ðặt cho nó là khoen vàng, vì phần lông ở dưới mỏ, ở ngực và bụng chim có sắc lông vàng óng.

2) KHOEN XANH: Loài này lông ngực và bụng có sắc lông màu vàng lục.

Hai vành khuyên vàng và vành khuyên xanh ðể gần nhau rất dễ phân biệt.

Ở miền bắc có hai loài:

1) KHOEN XANH: (Cũng giống với khoen xanh ở miền nam)

2) KHOEN XANH TRUNG QUỐC: Ðây là loài chim sống sứ lạnh, từ trung quốc đến tận vùng siberie của Nga. Ở Mông Cổ…

Có ðiều ðáng nói là hai loài chim ở miền bắc ðem vào không rõ có phải do không hợp khí hậu hay không mà nuôi chim không ðược sung, ít líu, nên ít ai nuôi. (vấn ðề này trên diễn ðàn rất hay thảo luân, khuyên xanh hay hõn hay khuyên vàng hay hơn)

Thýờng thì ngýời miền nam thích nuôi khuyên vàng hõn, vì dễ nuôi, dễ thuần. Có ngýời lại thích khuyên xanh vì cho rằng dọng líu của khuyên xanh hay hơn.

– Chim khuyên vàng sống nhiều ở vùng rừng Sác ðến Cần Giờ, Duyên hải. Giống này thích sống ở ðộ thấp, và cũng sinh ðẻ vào ðầu mùa mýa, khoảng tháng tý âm lịch. Ðây là mùa sãn bắt, và cũng là lúc nghệ nhân lo sắm lồng ðể chọn chim nuôi.

– Chim khuyên xanh trái lại chỉ thích nghi ở những cây cao, và làm tổ trên những cây cao. Chúng sống nhiều ngay taih thành phố, ở những con đường có những cây cao.

Kể ra bắt ðýợc chim khuyên xanh, vất vả còn hõn bắt cả chục con khuyên vàng! có lẽ cũng do ở ðiểm ấy mà khuyên xanh có giá cao hõn khuyên vàng.

Mặt khác chim khuyên xanh có giọng líu vượt trội hơn khuyên vàng, giọng trong trẻo và dài hõi hõn, nên ai ðã từng nuôi thì ghiền luôn, không thể chê được. Có điều phải nhìn nhận là khuyên xanh nuôi chậm có lửa hõn khuyên vàng. Vì vậy mà nhiều người mới “ngã” theo khuyên vàng và ngại nuôi khuyên xanh.

Nói chung thì từ trước tới nay, ðiều ðè nặng lên tâm lý ngýời nuôi chim hót là “không dám” nuôi chim khuyên, vì thấy khó khăn trong việc nuôi và chăm sóc. Ai cũng nghĩ rằng, nuôi một con chim cho đến nghe “líu” không phải là chuyện dễ dàng gì. Ðiều ðó có đúng không?

Hình dáng: Quả thật nhìn phớt qua, con chim khuyên chằng khác gì con chim sâu. Thân hình cũng nhỏ nhít, cũng mang một bộ lông màu vàng lục, mắt cũng có vòng khuyên trắng, cũng nhảy chụp lồng…yếu tố ðó cũng đè nặng lên ngýời mới bước, hay định bước vào nuôi giống chim này. Người ta nghĩ bỏ công ra quá nhiều để nuôi một con chim có dòng dõi không ra gì thì thật uổng phí.

Con chim khuyên thân mình có nhỉnh hõn con chim sâu, chân cao hõn và đòn dài hơn.

Và nhý trên đã nói, muốn phân biệt khuyên vàng và khuyên xanh, người ta chỉ quan sát vào phần lông ở ức và bụng chim.

Khuyên vàng thì ức và bụng có sắc lông óng vàng, còn khuyên xanh là màu vàng lục.

Một trở ngại ðáng quan ngại nhất trong việc nuôi chim khuyên nữa là khó phân biệt ðýợc trống mái. Chỉ có những ngýời nhiều nãm kinh nghiệm trong nghề nuồi chim này may ra mới điểm mặt được ngay con nào là trống , con nào là mái mà thôi.

Thế nhưng chính họ cũng thú nhận với chúng tôi là không dám cam ðoan ðúng hẳn. Họ chỉ cho biết chỉ dựa trên những chi tiết sau đây để dự đoán:

– Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới bạnh ra và chân cao.

– Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.

Có ngýời lại cãn cứ vào tiếng kêu của chim khuyên mà ðịnh trống mái. Theo họ thì:

– Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.

– Chim mái thì kêu tiếng đc, âm trầm và ít kêu.

Thế nhý ðó cũng lại là một ðiều khó. Vì tiếng kêu của chim khuyên chỉ có “Chep! chép!”…. ðó là tiếng của khuyên mái, nhưng ðồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chýa ðủ lửa. Thành thử người mới nuôi lần ðầu thường bị lầm, do ðó mới sinh nản chí.

Thuần hóa chim bổi:

Cũng nhý các loại chim rừng khác, chim khuyên ở rừng mới bắt về rất nhát, chúng cũng bay nhảy ðể tìm kế thoát thân.

Býớc ðầu, ta phải trùm kín áo lồng cho khuyên, và treo lồng ở nõi yên tĩnh, trong lồng ta phải ðể một cóng nhỏ ðựng nýớc uống, một cóng ðựng bột ðậu xanh trộn trứng (sẽ nói rõ cách chế biến thức ãn ở mục sau), một cóng ðựng cào cào non và nửa trái chuối xiêm, giữa khoét một lỗ tròn ðể nhết bột ðậu xanh vào(ðể chim ăn chuối rồi ãn lây sang bột ðậu xanh cho quen dần, vì chim bổi ít con thích nghi ngay ðýợc với thức ãn là bột ðậu xanh).

Vài ngày sau ta lại châm thêm cào cào, thay nửa trái chuối tẩm ðậu xanh khác…Dần dần, khi chim ðã dạn, ta hé áo lồng ra, nếu thấy chim ãn ðýợc bột thì ta bớt chuối…

Xin líu ý chim khuyên bổi vẫn thích tắm, vì vậy, ta vẫn cho chim tắm hàng ngày. Ðôi khi nhờ vào sự tắm táp ðó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trýờng sống mới, chim mau dạn và mau biết ãn thức ãn mới…

Chim bổi không hót cũng không líu, chúng chỉ thýờng kêu những tiếng ” chip! chíp!”, nên hiểu là chungs sợ hãi và bất ổn tinh thần.

Nuôi vài ba tháng, có khi ðến nãm sáu tháng ta mới bắt ðầu nghe chim “nói chuyện”, nghĩa là hót rỉ rả với nhiều âm ðiệu líu lo, ðó là thời kỳ chim ðã thuần hóa rồi.

Thức ãn của chim khuyên: Sống ở ngoài trời, chim khuyên ãn sâu bọ và trái cây chín ngọt, chuối là món ãn khoái khẩu nhất của chúng. Nhưng bắt nhốt vào lồng, ta phải tập cho chim ăn thức ăn mới, vừa bổ dưỡng cho chim, vừa tiện lợi cho mình.

Nghệ nhân thường tập cho khuyên ăn những thức ăn sau ðây:

– Cào cào non.

– Bột ðậu xanh trộn trứng.

– thỉnh thoảng cho ãn thêm chuối.

Cào cào non là món ãn ko thể thiếu hàng ngày, khoảng 10-20 con là ðủ, số cào cào này thýờng được nhốt vào một chiếc lồng nhỏ ðặc biệt có bạn tại các tiệm bán lồng chim. Chiếc lồng nhỏ này ðýợc gắn vào phía trong lồng khuyên, chim cứ dùng mỏ gắp từng con cào cào ra mà ãn.

Về bột ðậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau:

– Lấy 100g ðậu xanh loại tốt ngâm nýớc trong 2h, vớt ra ðãi vó sạch rồi hấp chín, sau ðó ðem phõi khô. Ðậu khô thì ðem xay nhuyễn, trộn vào bột 6 lòng ðỏ trứng gả ( hay trứng vịt) và một muổng cafe ðường cảt trắng. Trộn xong ta ðem phõi nắng thật khô, hoặc bắc chảo lên xấy trên lửa liu riu, nhớ ðảo bôt ðều tay bằng cái muỗng lớn, cho ðến lúc bột tõi ra. Hoặc nếu cần, sau ðó lại xay nhuyễn lại. Xong ta trút bột này vào hộp ðậy kín ðể cho chim ãn dần.

Một ðiều hết sức lýu ý: Ðó là việc cám cho khuyên ãn các bạn nhớ chỉ cho ðúng một loại trong suốt thời gian nuôi chim, chỉ thay ðổi chế ðộ dinh dýõng trong từng thời kỳ của chim. Tránh việc ðổi cám sẽ làm chim bị suy dẫn ðến thay lông bất thýõng, bỏ líu, nặng hõn chim có thể bỏ ãn và chết.

Lồng chim và cách chãm sóc: Người ta nuôi chim khuyên trong những chiếc lồng nhỏ. Lồng này thường làm nan nhỏ và khít hõn lồng nhốt chích chòe và họa my. Nói một cách khác, những nõi làm lồng ðã ðặc chế ra một loại lồng nhỏ dành riêng cho chim khuyên.

Lồng nhốt chim khuyên thường thì xinh xắn, nan lồng nhỏ nên nhìn con chim nhốt bên trong rất rõ ràng.

Bình thường thì việc chãm sóc cho chim khuyên không có gì ðáng quan tâm: nước và thức ăn ðầy ðủ là được Cũng như ðối với các loại chim khác, mỗi lần cho chim tắm(phải sang lồng tắm) thì chúng ta lo làm vệ sinh lồng chim cho sạch sẽ. tắm xong ta cho chim sang lồng rồi tìm chỗ mát mà treo.

Ðối với những con chim tới thời kỳ thay lông, thì ta phải ðể tâm chãm sóc kỹ hõn. Chim thay lông thì có hiện týợng lông výõng vãi ở ðấy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nýớc tắm. Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng ðầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới ðến phần cánh và sau cùng là phần ðuôi.Lông cũng không rõi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rõi trước thì ra lông mới trýớc. Nhờ vào cách thay lông ðó, nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay ði kiếm ãn ðược.Tuy nhiên trong thời gian thay lông chim bị suy yếu về sức khoẻ, do ðó ta phải cho chim ãn cào cào nhiều hõn ngày thýờng, ðể giữ cho chim ðýợc mập mạnh. Chim mạnh thì rút ngắn thời gian thay lông, ngược lại chim suy thì thời gian thay lông kéo dài.

Trong thời gian chim khuyên thay lông, ta nên treo chim vào nõi yên tĩnh, thýờng xuyên trùm kín áo lồng, ðể chim tĩnh dýỡng, và cũng ðể tránh gió ðộc. Việc cho khuyên tắm trong thời gian thay lông vẫn bình thường, không sao cả.

Ðiều chắc quý vị cũng thừa biết là trong suốt thời gian chim thay lông, chim sẽ không hót vì…”mất lửa”. Khi chim ðã bắt ðầu hót lai rai, là việc thay lông ðã gần xong, “lửa” ðã có trở lại. Chỉ khi nào lớp lông ðã thực sự mượt mà, mình chim thon nhỏ, là lúc chim ðủ lửa ðể hót to.

Nhân nói về lông, cũng xin nói thêm là có loại dày lông có loại mỏng lông, vì con khuyên mỏng lông trông gọn gàng hõn, còn con dày lông thì trông có vẻ sồ sề một tí. Thức tế cũng cho thấy, con mỏng lông sung hõn con dày lông.

Trong phần chãm sóc chim cũng không thể không bàn ðến việc…luyện giọng cho chim. Các nghệ nhận thường treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là ðể chim sung hõn, thích “líu” hơn, và bắt chýớc giọng chim khác mà líu hay hơn.

Ðiều cần là nên cáp hai con có cùng ðộ sung như nhau, nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không giám líu và có khi là “rớt” luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là loại chim gì, cũng ðýợc coi là sự biểu dưõng sức mạnh, để giữ gìn lạnh địa của mình, và để rủ rê chim mái.

Nuôi chim khuyên ngýời ta chịu nhất ở tiếng “líu”của nó. Có thể nói mà không sợ lầm là nuôi chim khuyên mà không biết líu thì không ai nuôi cho uổng công hết, líu ðược coi là cách hót bài bản, có đủ âm ðiệu trầm bổng liên tục một hồi dài. con chim khi đã biết líu, được coi là con chim thuần thục, ðủ lửa, ðó là thời gian đứng Khi líu, con chim chỉ đứng yên một chỗ như tập trung hết trí lực và tâm hồn của mình vào việc biểu diễn âm ðiệu thiên phú. Trong giây phút gần như xuất thần đó, con chim tí hon như không còn nhỏ bé, tầm thường nữa, mà xứng danh là một nhạc sỹ tài hoa đang gắng công nắn nót cung ðàn muôn điệu của mình.

Cái quyến rũ của nghề nuôi chim khuyên (khoen) là ở chỗ kỳ bí ðó!

Qui Khuyen Hoc Ninh Hoa

 

S Ư U T Ầ M

BIÊN  KHẢO

 

 

Thú chơi chim chào mào

Nha Trang hiện có tới hàng chục cửa hàng kinh doanh chim cảnh, nhiều hội quán, tụ điểm hội tụ nhiều nghệ nhân chơi chim. Chơi chim cảnh hiện nay, phổ biến nhất là chào mào…

Thời của chim chào mào

Được tạo hóa tô điểm bằng những nét độc đáo, với hai chấm son đỏ thắm dưới hai khóe mắt, hai dải cườm đen đậm như chiếc khăn vắt qua cổ, xõa xuống trước ngực, chóp mào nhọn cao vút trên đỉnh đầu luôn hướng về phía trước… chim chào mào toát lên một phong thái uy nghi hùng dũng như “bậc quân vương” giữa muôn loài chim cảnh. Ngoài tướng dáng đẹp, loài chim này còn sở hữu giọng hót rất nhiều âm tiết và giàu giọng điệu đã chinh phục niềm đam mê của nhiều người có thú chơi chim cảnh.

Theo ông Nguyễn Văn Quang – Trưởng bộ môn Chim cảnh – Hội Sinh vật cảnh Khánh Hòa, Chủ tịch Hội Chim chào mào Nha Trang, trước đây giới chơi chim cảnh ở Nha Trang chủ yếu chơi các loài chim như: Họa mi, sơn ca, chích chòe than, chích chòe lửa, vành khuyên… nhưng không trở thành trào lưu phổ biến như chơi chim chào mào những năm gần đây, nhất là thời điểm hiện nay. “Chim chào mào rất dễ nuôi. Ngoại trừ những chú chim có nết chơi đẳng cấp, hay có màu lông khác lạ có giá từ hàng chục triệu đồng cho đến vài trăm triệu đồng, nhìn chung đây là loài chim cảnh rất bình dân, chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng là có thể sở hữu một chú chim chào mào. Vì thế, loài chim này ngày càng được nhiều người chơi lựa chọn”, ông Quang cho biết.

Hội thi chim chào mào chào xuân Giáp Ngọ vừa qua.

Hiện nay TP. Nha Trang đã hình thành hơn 20 hội quán, thu hút rất đông nghệ nhân chơi chào mào không chỉ ở Nha Trang mà còn đến từ các địa phương khác trong tỉnh.

Nét văn hóa đẹp

Tại các hội quán chim chào mào lớn ở Nha Trang như: A. Du (phường Vĩnh Trường), Việt Cường (phường Phước Hải), Cầu Đá (phường Vĩnh Nguyên), Phong Lan Trẻ (phường Lộc Thọ), Thiên Nhiên (xã Vĩnh Thái), Yến Phi (Công viên Yến Phi)… vào những ngày cuối tuần luôn thu hút rất nhiều nghệ nhân mang chim chào mào đến thi đấu và giao lưu. Anh Út, chủ hội quán chim chào mào Yến Phi chia sẻ: “Hơn chục năm nay, vào mỗi buổi sáng (trừ lúc mưa), tôi đều mang chim chào mào đến đây chơi và bán cà phê phục vụ những người cùng đam mê thú chơi tao nhã này. Ngoài mục đích tập dượt cho chim, đây cũng là nơi để những người cùng chung sở thích gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nuôi chim và mang đến cho họ nhiều cảm xúc thú vị trong thú chơi của mình”.

Không chỉ vậy, để thu hút khách cũng như tạo thêm không khí sôi nổi ở nơi gặp gỡ, giao lưu giữa các nghệ nhân, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, các hội quán chim chào mào đều tổ các cuộc thi chim chào mào. Tuy giải thưởng cho chủ nhân những chú chim thắng cuộc có khi chỉ là lá cờ lưu niệm, chiếc cúp tượng trưng hay một lồng chim… nhưng mỗi cuộc thi luôn thu hút hàng trăm người chơi chim cảnh tham dự. “Nhằm tạo thêm không khí cho anh em nghệ nhân, từ Tết Giáp Ngọ 2014 đến nay, tôi đều tổ chức các cuộc thi tuần, thi tháng. Giải thưởng của các cuộc thi tuy chủ yếu mang giá trị tinh thần, nhưng có lẽ nhờ thường xuyên tổ chức và có được không gian rộng rãi, yên tĩnh nên hội quán của tôi luôn thu hút rất đông anh em có chung niềm đam mê, trong đó có không ít nghệ nhân đến từ các địa phương khác trong tỉnh”, anh Dũng, chủ hội quán A. Du cho biết.

Anh Từ Hồng Phúc (phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa), chủ nhân chú chim chào mào đoạt giải Nhì trong cuộc thi chim chào mào chào xuân Giáp Ngọ tại hội quán A. Du, tâm sự: “Ở Ninh Hòa, phong trào chơi chào mào cũng rất mạnh, nhưng tôi vẫn thường xuyên vào Nha Trang để giao lưu với anh em, nhất là tham gia các cuộc thi lớn”. Anh Lê Hùng Cường (Diên Khánh), chủ nhân chú chim đoạt giải Nhất cũng bày tỏ: “Chơi chim cảnh trước hết là để thỏa niềm đam mê của bản thân, nhưng khi nhiều người cùng chung sở thích gặp gỡ giao lưu thì niềm vui của thú chơi này như được nhân lên”. Không chỉ vậy, chúng tôi được biết, những năm gần đây, tại các cuộc thi chim do Hội Chim chào mào Nha Trang hay một số hội quán lớn trên địa bàn tổ chức, họ đều vận động các hội

Ông Nguyễn Đình Huấn – Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Khánh Hòa cho biết: “Ở Nha Trang, hội thi chim chào mào lớn nhất được tổ chức trong dịp Festival biển 2013, tiếp đó là tại Hội hoa xuân Giáp Ngọ 2014. Và có lẽ hội thi chim chào mào chào xuân sẽ được duy trì hàng năm. Tôi rất vui mừng vì bên cạnh các phong trào chơi bon sai, non bộ…, hiện nay ở Khánh Hòa nói chung và TP. Nha Trang nói riêng, thú chơi chim chào mào cũng đã trở thành một trào lưu như một nét văn hóa đẹp”.

NAM ANH

 

 

      

 

 

Con Chim Vành Khuyên Bài Thơ Bi Tráng Của Điện Ảnh Việt Nam

(TGĐA) – Câu chuyện Con chim vành khuyên phảng phất sắc màu huyền thoại xen quyện hiện thực, gợi cảm và kích động. Một vùng địch hậu. Một bến sông vắng. Một ông lái đò. Một cô gái nhỏ. Một túp lều nghèo. Một vườn dâu xanh. Một cánh diều cũ. Một cô cán bộ. Mấy tên thám báo… Ấy là những gì đã dệt nên bức tranh quê hiền hòa, gần gũi; đồng thời hết sức cam go, căng thẳng.

NSƯT Tố Uyên vai bé Nga trong Con chim vành khuyên

Với cấu trúc đơn tuyến và cốt truyện bán tự sự, chuyện phim được thuật kể gọn ngắn, súc tích, tinh tế với những chất liệu đơn giản, sống động, chân thực. Giá trị chân thực ở đây được nhận diện hài hòa: không nệ thực, cũng không vượt xa quá đà để sa vào tự nhiên chủ nghĩa. Tác giả đã chủ động lùi lại, để sự kiện và hình ảnh tự nói lên vấn đề; không chủ quan áp đặt các thủ pháp ám chỉ, cường điệu… can thiệp không tự nhiên vào quá trình hình thành hình tượng tác phẩm. Chính vì thế mà hình tượng của tác phẩm tỏa sáng cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo được cùng lúc âm hưởng anh hùng lẫn nhân văn một cách tự nhiên, thân thương và hùng hồn. Cảnh trí trong phim được chọn lựa, dàn dựng phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý câu chuyện đem đến hơi thở ấm áp của làng quê Việt, của những con người chất phát một dạ yêu thương quê hương. Chính đó là sắc màu địa phương, sắc màu dân tộc thấm đượm trong cả nội dung lẫn hình thức biểu hiện của tác phẩm.

Không khoa trương, không nặng lời giải thích mà nhu lặng, tinh tế len sâu vào bản chất sự kiện cũng như tâm lý nhân vật để gián tiếp bày tỏ ý tưởng – chừng như đó vừa là thủ pháp vừa là phong cách thể hiện của các tác giả bộ phim. Lời nói hầu như mất chỗ riêng trong tác phẩm này. Ở đây hình ảnh, âm thanh, tình huống và nhân vật có vẻ đã chiếm chỗ và “độc quyền” biểu hiện. Giải pháp thể hiện này đã đưa tác phẩm đến gần với ngôn ngữ điện ảnh truyền thống quốc tế.

Đạo diễn – NSUT Phạm Văn Thông – Người tạo nên bài thơ Con chim vành khuyên

Đã có nhiều lời bàn về “chất thơ” trong Con chim vành khuyên. Cảm nhận “chất thơ” trong tác phẩm điện ảnh là cảm nhận tổng hợp từ hiệu quả nghe và nhìn. Có nghĩa rằng, chất thơ ấy phải được toát ra một cách hệ thống, nhất quán trong sự quyện hợp hài hòa, đồng bộ giữa hình ảnh với âm thanh. Chất thơ trong bộ phim mang dậm dấu ấn riêng của tác giả, từ kịch bản văn học đến tác phẩm điện ảnh, trở thành một phong cách mang dấu ấn tiên phong trong sáng tác phim truyện Việt nam. Đó là một thứ chất thơ thuần Việt, không pha hợp bởi các trường phái ngoại lai. Đó còn là chất bay bổng, tinh khiết của tinh thần, một thứ lãng mạn linh thiêng mà không siêu hình; nó gắn với thực tiễn và nâng cao thực tiễn. Cho nên, sẽ là hợp lý nếu có ai đó coi Con chim vành khuyên như một “bài thơ hình ảnh”, và bài thơ đó mang đặc chất Việt nam. Người xem không quên những cảnh quay đã góp phần dệt nên hồn thơ tác phẩm: bé Nga nhí nhảnh nhảy dây, cánh diều bay lượn trên nền trời trong vắt, con thuyền lướt nhẹ trên sông, tấm lưới phủ tràn mặt nước, đoàn bộ đội lặng lẽ hành quân dưới ánh chiều tà, bóng ông bố đưa đò in lên nền trời đầy mây, và dáng bé Nga băng qua nương dâu gục ngã bên bờ sông… Những hình ảnh này, cùng với khung cảnh đặc trưng thôn dã của địa điểm quay, vẽ nên bức tranh ấn tượng về sự tương phản giữa thiện với ác, lành với dữ.

Cảnh quay của Nguyễn Đăng Bảy phần lớn tĩnh tại, ngay khi quay động tác di chuyển cũng chủ yếu sử dụng động tác máy tĩnh tại. Ít sử dụng những cú di chuyển máy đặc hiệu, không có xu hướng lạm dụng kỹ thuật thu hình; tác giả chủ ý tạo nên điểm nhìn khách quan, gây cảm xúc chân thực. Hiệu ứng tạo hình, do đó phù hợp với phong cách thể hiện chung của tác phẩm là dung dị, nhu dịu, làm cho thấm sâu.

Poster phim Trong phim, diễn xuất của Tố Uyên và Tư Bửu hỗ trợ nhau hiệu quả. Cái ngây thơ trong sáng của bé Nga được che chở, nâng đỡ nhờ vào sự dày dạn chắc chắn của người cha. Tố Uyên diễn tự nhiên thoải mái, như sống cuộc sống của nhân vật. Tư Bửu vững vàng, chuyên nghiệp. Thúy Vinh trong vai chị cán bộ, tuy thoáng qua, cũng để lại hình ảnh uyển chuyển, tự tin.

Con chim vành khuyên là một trong không nhiều tác phẩm phim truyện Việt nam ở giai đoạn đầu đạt tới sự hài hòa cần thiết giữa đặc tính văn học với đặc tính điện ảnh. Hình tượng văn học của kịch bản hiện hình rõ nét thông qua nghệ thuật biểu hiện ngôn ngữ nghe nhìn. Đó là kết quả phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa biên kịch với đạo diễn; mà ở phim này, tác giả kịch bản và đạo diễn phim là một. Có thể nhận ra thủ pháp thể hiện độc đáo của tác giả là đã chủ động tạo ra một nhịp điệu tư duy chủ quan, từ đó dẫn dắt người xem cảm nhận một cách trực quan những hình ảnh và hiện tượng tương phản, đối lập cạnh nhau: người cha to lớn, cô gái nhỏ xinh; địch dữ dằn với vũ khí trong tay, ta hiền lành tay không; sự sống bên này, còn bên kia là cái chết…

Ở tác phẩm này, cảnh kết được xem là “cảnh chốt”, quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt. Từ trên cao, ống kính nghiêng xuống gói trọn hình ảnh bé Nga trúng đạn địch lảo đảo, hai tay chới với như cố ghì lấy sự sống, thống thiết kêu lên “cha” rồi lảo đảo khụy xuống mép sông. Lúc này nhịp quay chậm lại và giọng nhạc trào lên lấp trọn không gian. Đó là sự vỡ òa thương tiếc, vỗ về cái bất tử của cô gái nhỏ anh hùng, làm bùng lên xúc cảm bi tráng chân thành. Ngôn ngữ điện ảnh, trong trường hợp này, đã được khai thác và diễn đạt tới cao độ, vừa đạt hiệu quả truyền cảm, vừa gây tác động nhận thức sâu sắc.

Ê kíp làm phim

Song, nhìn từ khía cạnh nghiệp vụ thể hiện, Con chim vành khuyên có những hạn chế nhất định: khung cảnh diễn đạt câu chuyện được tạo dựng quá thanh bình, không tiêu biểu cho hoàn cảnh nói chung của đất nước thời chiến, làm chùng giãn bầu không khí kịch tính cần có trong cuộc chiến âm thầm mà nảy lửa giữa các nhân vật. Mặt khác, nội tâm nhân vật trung tâm chưa được tập trung khắc họa rõ nét, chưa khoét đủ độ sâu để từ đó minh chứng xác đáng hành động cao cả của nhân vật (bé Nga). Vả lại, phong cách thơ được nhìn nhận rộng rãi từ tác phẩm này chưa phải đã thực sự nhuần nhuyễn trong suốt quá trình kiến tạo hình tượng tác phẩm; phần nào hạn chế độ thẩm thấu của hình tượng trong mạch cảm xúc của người thưởng thức.

Đã từng có ý kiến cho rằng hai cha con bé Nga sống trong một thế giới tách biệt với xung quanh, hành động của họ như là một thứ tự phát…nên nhiều phần lãng mạn hơn là hiện thực. Điều đó không hoàn toàn hợp lý, vì trong nguyên lý xây dựng hình tượng nghệ thuật, hiện thực trong tác phẩm không phải là hiện thực trần trụi, nguyên si của đời sống; mà là hiện thực “nhắc lại”, được tác giả nhào nặn, sáng tạo trên cơ sở của hiện thực đời sống. Vì vậy ở đây, tác giả hoàn toàn có thể và cần phải tự khuôn không gian, thời gian cũng như phạm vi của vấn đề mô tả trong một ranh giới nhất định để đào sâu, phản ánh theo ý tưởng và nhu cầu riêng của mình nhằm tránh dàn trải. Điều chính yếu là hiệu quả và tác dụng phản ánh đối với công chúng và xã hội, chứ không phải là sự ôm đồm cho đủ mọi khía cạnh của hiện thực cuộc sống.

Bộ phim được xây dựng trên nguyên tắc của phương pháp sáng tác hiện thực lãng mạn xã hội chủ nghĩa, trở thành một trong những viên gạch nền tảng kiến tạo nền phim truyện cách mạng Việt Nam, với nét đặc trưng riêng có của nó.

Chim Yến Loài Chim Hoang Dã

Ai ai trong chúng ta cũng đã từng nghe đến loài chim yến bé nhỏ và các sản phẩm được chế tạo từ tổ của loài chim này. Tổ yến hay còn được gọi là Yến Sào. Có lẽ vì hồi các vua chúa để khai thác được tổ yến các thợ khai thác đã phải bắc các sào cao trong các hang động. Và yến sào là một trong bát trân chỉ được dùng cho các bậc quân vương quyền quý.

Nhưng có một điều mà ít ai biết đến là loài chim yến ăn gì, vì sao lại ở trong hang đá hoặc trong nhà? Tại sao chim yến lại làm tổ bám vào những vách đá dựng đứng? Và tại sao tôi lại nói chim yến là loài chim bé nhỏ mà kiên cường?

Các bạn ạ! Các chú chim yến của chúng ta so về mặt kích thước thì nhỏ bé hơn nhiều loài chim khác (chỉ cân nặng 5,4 g và dài 9 cm ), nhưng về nghị lực thì chẳng nhỏ bé chút nào. Đôi chân nhỏ bé dường như được ấn định cho việc không chịu đi ở dưới mặt đất mà chỉ chịu móc vào những vách đá, vách tường treo leo để làm nơi trú ngụ. Mỗi lần tung cách bay là mỗi lần gieo mình xuống và bay ngược lên trên thật là ngoạn mục. Đôi cánh nhỏ bé nhưng có thể bay hàng ngàn km để đi kiếm mồi và quay lại đúng nơi mình đã trú ngụ. là loài chim trời sống tự do tự tại không chịu đựng cuộc sống nuôi nhốt. Các chú chim ăn côn trùng lúc đang bay lượn và uống sương mai. Gần hết cuộc đời của chim yến lên ở trên bầu trời, tung tăng bay lượn không một chút ngơi nghỉ.Yến là những loài chim ở trên không nhiều nhất và một trong những loài bay nhanh nhất trong giới động vật.

Và chim yến cũng là loài chim chung tình, sắt son. Có một lần nhà người bạn của tôi phải dừng không cho chim yến vào nhà vì chưa hoàn thành giấy phép. Anh buộc lòng phải đóng lại không cho các chú chim vào nhà dù rất thương nhưng cũng phải chịu. Nỗ lực hết sức mình để làm được giấy phép và cuối cùng các cánh cửa lại được mở ra. Chẳng bao lâu yến đã về đầy tổ. Chắc có lẽ vì cảm kích người làm nhà yến , cảm kích tấm lòng mà các chú yến đã quay lại đúng nơi mình đã được sinh ra, đã chọn để làm tổ.

Hàng ngày mỗi khi thức dậy Tôi luôn đứng và nhìn các chú chim bay ra và đi tìm thức ăn ở tận những nơi xa tới tận chiều tối mới trở về. Nhìn các chú quấn quýt bên nhau, trêu đùa, rượt đuổi mà tôi cảm thấy sao mà vui đến lạ. Cảm giác tự hào vì đã tạo ra một nơi ưng ý để chim yến chọn làm nhà. Tự hào vì mình đã tạo ra nơi phù hợp với loài chim đầy nghị lực và cực kì khó tính. Và cảm giác tự hào hơn nữa vì đã mang đến cho người tiêu dùng, các bạn của Tôi những sản phẩm yến thật và nguyên chất 100% của loài chim trời này.

Với tình cảm đó bài thơ về đôi chim yến được ra đời tại LoveNest:

Bình Luận