Có họ hang gần với loài chim Sẻ. Chúng phân bố nhiều nhất tại các hòn đảo thuộc Ấn Độ Dương
Đầu tròn, đôi mắt hơi xếch, bao quanh mắt là một vòng tròn màu trắng. Đây gần như là điểm khác biệt rõ rang nhất của chim khuyên với các giống chim còn lại.
Mặc dù giọng hót của chim vành khuyên khó có thể so bì được với chim họa mi, chào mào hay chim sơn ca.
Tuy nhiên, chúng cũng có nét riêng biệt riêng như đột trong trẻo và cao chót vót mỗi khi cất tiếng líu.
Ngoài ra, chúng cũng có biệt tài bắt chiếc tiếng người không khác gì chim chích chòe
Thường thì chim vành khuyên sinh sản và giao phối vào tháng 7 âm, cũng là lúc bắt đầu mùa mưa. Tiếng hót chính là dụng cụ vô hình để chim vành khuyên đực dụ chim mái tới để giao phối.
Trung bình mỗi lứa chim đẻ từ 2 tới 4 trứng. Điều đặc biệt là trứng của chim vành khuyên có màu xanh lam nhạt
Chim khuyên đực và cái sẽ thay phiên nhau ấp trứng cũng như tìm kiếm thức ăn để nuôi chim con trong thời gian đầu
Bởi vậy, bạn nên có biện pháp phòng ngừa cũng như chữa trị thích hợp nhất
Chim vành khuyên nâu xuất hiện nhiều nhất tại Trung Quốc cũng như các tỉnh Phía Bắc Việt Nam.
Giống chim này có thân hình đồ sộ, tuy nhiên giọng hót lại không được trong trẻo và thánh thót như những người bạn đồng loại.
Chính vì vậy, chim vành khuyên nâu không được ưa chuộng và ít người tìm nuôi
Chim vành khuyên vàng: Giống chim này chỉ sống được ở những người có điều kiện môi trường nắng nóng vừa phải.
Để nhận biết đâu là chim vành khuyên trống đâu là chim mái có rất nhiều cách. Tuy nhiên, đặc điểm xác định rõ ràng nhất chính là dựa vào màu sắc lông và giọng hót của chúng
+ Cũng tương tự như các giống chim kiểng khác. Chim khuyên trống có màu sắc tươi tắn và sặc sỡ hơn chim mái.
Đặc biệt là ở trên lưng có màu xanh lá mạ, phần đầu có màu vàng ánh kim. Còn chim mái thì màu xanh trên lưng có phần tối không được tươi
+ Phần lông bụng dưới của chim đực có màu trắng tinh khôi, không bám bẩn. Còn ở chim cái thì màu trắng cháo lòng.
Chim vành khuyên đực thì có một dạng tiếng kêu như: gọi đôi, gợi đơn. Còn chim mái thì chỉ có duy nhất một tiếng đơn
Giọng hót của khuyên trống cũng thường có âm vực cao và thánh thót hơn. Còn chim khuyên mái thì âm thanh không được cao như vậy.
Ngoài ra, chim khuyên trống cũng rất chịu khó hót hơn chim mái rất nhiều
Theo kinh nghiệm của những anh em nuôi chim khuyên lâu năm thì vào mùa nhãn ra quả khoảng tháng 7 âm đi bẫy khuyên là tốt nhất.
Anh em lưu ý trong lồng cũng nên đặt nước một chú khuyên mồi để chúng kéo gọi đồng loại tới. Vì vậy, nếu anh em muốn bắt chim khuyên thì đây là thời điểm thích hợp nhất.
Dù là nuôi chim khuyên hay bất kỳ loài chim kiểng nào thì việc chăm sóc là vô cùng quan trọng.
Món ăn yêu thích nhất của chim khuyên chính là các loài côn trùng nhỏ như: giun, dế, cào cào, châu chấu, ve sầu…
Bên cạnh đó chúng cũng thích hút mật hoa và ăn các loại hoa quả chin như chuối, cà rốt, lê, táo…
Bên cạnh các loại thức ăn trên, bạn cũng nên bỏ chút công sức để nấu cám cho chim ăn.
Ngoài ra nhiều anh em cũng chọn cách mua strongbou về để cho chim ăn. Sẽ giúp chim vành khuyên nhanh căng lửa và líu được sung hơn, tuy nhiên cái gì cũng sẽ có 2 mặt.
Khi chim hót quá sung thì lông lá cũng không thể mượt và đẹp như ăn cám đậu xanh được.
Lồng nuôi chim khuyên không cần quá cầu kỳ. Bạn chỉ cần chọn mua một chiếc lồng gỗ nhỏ ở ngoài tiệm chim kiểng, nan dày và khít hơn lồng nuôi chim họa my là được.
Lồng nhốt chim khuyên tương đối nhỏ nhắn nên có thể ngắm nhìn chim rất rõ ràng. Trong lồng nên đặt một hũ sứ đựng thức ăn cũng như một hũ nhựa để chưa nước.
Chim vành khuyên bổi thích sống trong các khu vực ẩm thấp, rừng rậm có nhiều cây cối nên chúng rất thích nước. Vì vậy, người nuôi chim nên giành thời gian tắm thường xuyên cho chúng.
Tốt nhất là 1 tuần 1 lần, đôi khi chỉ nhờ vậy mà chim sẽ khỏe mạnh, lông mượt, chịu khó ăn uống. Đặc biệt còn phòng ngừa được bọ, rệp, trú ngụ dưới lông
Khi tắm cho chim bạn cũng nên vệ sinh qua lồng cho sạch sẽ. Sau đó nên đặt lồng ở nơi khô thoáng, có ánh nắng chiếu vào sẽ giúp bổ sung thêm Vitamin D. Hạn chế nguy cơ còi xương do thiếu canxi.
Đây là giai đoạn chim vành khuyên vô cùng mệt mỏi cũng như sức đề kháng vô cùng yếu kém. Chúng thường bỏ ăn, thường chỉ đúng im một chỗ đầu cúi xuống.
Giai đoạn này cũng vô cùng quan trọng, quyết định rất lớn tới màu lông khi chim trưởng thành. Bởi vậy, người nuôi nên chịu khó mua thêm trứng, hoa quả chín, nhộng để chúng bồi bổ.
Đặc biệt, cũng nên có thói quen cho chim tắm nắng 30 phút mỗi ngày để kích thích lông mọc nhanh
Thường thì sau khoảng 30 ngày chim khuyên mọc lông chúng sẽ hót rất yếu ớt. Để chim nhanh chóng căng lửa thì khẩu phần ăn bạn nên lựa chọn cẩn thận, nên mua chút bột tép, đường, strongboy.
Chú ý thời điểm này cần tánh cho khuyên ăn hoa quả
Trên thị trường chim cảnh hiện nay, giá bán 1 chú chim vành khuyên tương đối loạn. Tùy thuộc vào vóc dáng, màu lông, điệu bộ và giọng hót mà chi phí sẽ khác nhau
Theo khảo sát của Vương Quốc Loài Vật thì giá bán trung bình một chú chim vành khuyên trưởng thành giao động từ 300K – 10 Triệu
Nếu anh em có nhu cầu hợp tác kinh doanh mua bán chim kiểng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.