Chim Khuyên Líu Đấu / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Chim Khuyên Đẹp Đã Líu, Đổ Tốt

Toàn quốc

Đà Nẵng

Hồ Chí Minh

Hà Nội

Bình Dương

Hải Phòng

Long An

Bà Rịa Vũng Tàu

An Giang

Bắc Giang

Bắc Kạn

Bạc Liêu

Bắc Ninh

Bến Tre

Bình Định

Bình Phước

Bình Thuận

Cà Mau

Cần Thơ

Cao Bằng

Đắk Lắk

Đắk Nông

Điện Biên

Đồng Nai

Đồng Tháp

Gia Lai

Hà Giang

Hà Nam

Hà Tĩnh

Hải Dương

Hậu Giang

Hòa Bình

Hưng Yên

Khánh Hòa

Kiên Giang

Kon Tum

Lai Châu

Lâm Đồng

Lạng Sơn

Lào Cai

Nam Định

Nghệ An

Ninh Bình

Ninh Thuận

Phú Thọ

Phú Yên

Quảng Bình

Quảng Nam

Quảng Ngãi

Quảng Ninh

Quảng Trị

Sóc Trăng

Sơn La

Tây Ninh

Thái Bình

Thái Nguyên

Thanh Hóa

Thừa Thiên Huế

Tiền Giang

Trà Vinh

Tuyên Quang

Vĩnh Long

Vĩnh Phúc

Yên Bái

Luyện Khuyên Líu Điên Đảo

– Cảm ơn các bạn đã xem video của chúng tôi hãy: – Đăng ký kênh để nhận được nhiều video hữu ích hơn tại: http://bit.ly/2NCnFVi – Tham gia nhóm CLB chim cảnh đất Việt để nhận được nhiều hơn kinh nghiệm nuôi và chăm sóc chim cảnh tại: http://bit.ly/2L3BRVt + Kỹ thuật nuôi chim cảnh hót hay nhất trong lịch sử Việt Nam Những năm gần đây thú chơi chim cảnh rộ lên tại nhiều ở địa phương và các tỉnh thành phố. Nhưng dù là nuôi loại chim cảnh nào, để bắt đầu chúng ta nên tìm hiểu kĩ cách chọn và cách chăm sóc phù hợp với từng loại để mang lại chất lượng tốt nhất khi nuôi chim cảnh. + Nuôi chim cảnh – thú vui cầu kì, tinh tế +Người chơi chim cảnh thường rất tinh tế, điều này thể hiện qua cách chọn nuôi chim. Người đam mê chim cảnh thường căn cứ vào giọng hót, cách nhảy, cách chuyền uyển chuyển, nhanh nhẹn để đánh giá một con chim. +Mỗi loài chim có những giọng hót đặc trưng mà có lẽ chỉ người chơi chim mới nhận ra được, ví như chim họa mi sẽ có giọng hót lảnh lót, khiếu thì hót giọng trầm hùng, vành khuyên thì hót nhẹ nhàng, thanh thoát, giọng vang xa. + Tiêu chí để đánh giá tiếng hót của mỗi loài chim cũng khác nhau, với chim gáy thì tiếng hót phải đủ ba loại tiếng gáy gọi, gáy trận, chu; chích chòe khi hót phải phải vừa xoay cánh và đánh đuôi,… + Không những thế, người chơi chim cũng phải rất tinh tế khi chỉ cần nhìn qua màu lông, cách sải cánh, mỏ,… là biết được giá trị của từng con. + Nuôi chim cảnh – thú vui tỉ mỉ, kiên trì + Nuôi chim cảnh rất cần sự tỉ mỉ và kiên trì bởi muốn chim hót hay thì phải chăm sóc cực kì kĩ lưỡng từ khâu thức ăn, tắm nắng hay cách thuần dưỡng cũng phải phù hợp với từng loại chim. + Về thức ăn cho chim, không đơn thuần chỉ là mua cám ăn sẵn cho chim mà phải chế thêm thức ăn bột được pha chế tỉ mỉ từ những nguyên liệu như bột gạo, bông cỏ, trứng gà, lạc, mật, chất đất, chất sắt cùng với một số loại thuốc để chim có giọng hót hay hơn. + Để thuần được một con chim có giọng hót hay thì người chơi chim phải cần ít nhất 2 năm, phải kiên trì từng ngày. Chim thường bắt chước những âm thanh xung quanh rất nhanh, nên những người chơi chim thường tụ họp lại một nơi nào đó, treo lồng chim cạnh nhau để chúng bắt chước giọng hót của nhau. + Cái khó nữa trong quá trình nuôi chim là cách chăm sóc sao cho chim không bị bệnh, gãy cánh, làm mất giọng hót khi những lúc thời tiết thất thường. Mỗi năm chim thay lông một lần, và thường sẽ vào mùa mưa. Trong thời gian thay lông này, sức khỏe chim sẽ rất yếu, vì vậy thời gian này cần có một chế độ chăm sóc đặt biệt về thức ăn, nước uống cho chim. + Ngoài việc nuôi chim cảnh, thì việc chọn lồng phù hợp với từng loại chim cũng rất quan trọng. Nên chọn loại lồng bằng tre với kích thước cao, rộng để tránh việc gãy lông chim, xây xước da. Tuy nhiên cũng không nên chọn loại lồng rộng quá vì chim sẽ nhát và khó thuần. Với chim mới đem về nuôi nên có áo lồng, áo lồng sẽ từ từ được mở ra khi chim bạo dạn.

Cách Nuôi Khuyên Từ Mộc Đến Líu

Phần 1: Cách vào cám và thuần dưỡng chimKhi đã chọn được chim ưng ý bạn nên mua cho chim 1 chiếc lồng tiêu chuẩn là loại lồng có đường kính đáy 21cm, chiều cao tính từ đáy lên nóc lồng 35cm, lồng có 48 – 50 nan chỉ sử dụng tối đa 2 cóng thức ăn 1 ống thủy tinh đựng nước nắp ở ngoài lồng. Nên sử dụng đĩa CD hoặc miếng nhựa trong được gắn vững chắc lên đỉnh lồng ở phía trong có tác dụng ngăn cho chim nhảy lộn (Chim càng hay càng có nhiều tật ngoái tiện lộn)Để chim vào cám các bạn nên mua chuối tây bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ bóp với cám đậu xanh trứng gà (Cách làm cám sẽ được viết vào mục sau) có thể cho thêm Sâu Quy, Sâu gạo, hoặc Châu chấu non (nhớ bỏ càng) cho chim ăn như vậy sau 3 ngày bạn từ từ giảm bớt chuối, sâu, châu chấu đến khi còn cám không (thời gian khoảng 10 ngày). Những ngày này chim còn yếu hay hoảng loạn bạn nên treo chim ở chỗ cao yên tĩnh, tránh nắng, gió.Sau 13 ngày bạn đã có 1 con chim mộc đã biết ăn cám và sức khỏe tạm ổn định. Bạn mới bắt đầu chuyển sang cách thuần dưỡng chim.1. Bạn nên chọn chỗ treo chim nơi đông người qua lại khoảng cách treo ngang mặt người.2. Hàng ngày bạn dành cho chim khoảng nửa tiếng vào lúc chiều tối để ôm chim vào lòng hai tay thỉnh thoảng vỗ nhè nhẹ vào lồng. Sau 15 ngày bạn đã có 1 con chim mộc thuần.Về phần dưỡng bạn nên cho chim 1 cóng cám đủ ăn trong khoảng 1 -2 ngày (sau hết ngày thứ 2 nếu chim ăn không hết nên đổ bỏ để tránh mốc cám)buổi sáng khoảng 5 con sâu, buổi chiều khoảng 4h cho tiếp 5 con. Nếu không có sâu bạn có thể thay bằng châu chấu. Hai ngày bạn cho ăn 1/2 lát chuối tây mỏng khoảng 1/2cm (có thể thay bằng các loại hoa quả khác được nhưng những loại thay thế phải mang tính ôn ấm), cách 1 ngày cho chim tắm 1 lần.Nếu sử dụng loại cám có chất lượng tốt tôi đảm bảo sau 3 tháng bạn có 1 con chim líu khá hay.

Luận bàn: Nên sử dụng loại cám nào cho những chú chim yêu dấu của bạnKhi lập ra topic này tôi đã biết sẽ có 1 ngày nào đó phải viết ra bài luận này nhưng không nghĩ rằng nó nhanh đến như vậy tại vì để đi được đến bài luận này một trang mạng khác chúng ta (cũng về SVC) phải đi mất 18 tháng. Điều đó chứng tỏ rằng ngày càng có nhiều bác rất yêu thích chim Vành Khuyên và trình độ nuôi chim của các bác tiến bộ rất nhanh chóng, vượt bậc. Bài viết này của tôi không mượn ý tưởng của bất cứ ai và nội dung của nó hoàn toàn là của riêng tôi.Hiện tại trên thị trường có bán rất nhiều loại cám nhưng theo tôi nó được chia làm 3 chủng loại sau: 1- Cám nuôi thông thường (Cám đậu xanh trứng)2- Cám sử dụng cho chim căng (Cám líu)3- Cám công kích (Được sử dụng cho chim đi thi đấu)cả 3 loại này đều có của Việt Nam và Trung Quốc1- Cám nuôi thông thường là loại cám mà trong Topic này tôi đã viết trên những trang trước.Của Trung Quốc cũng có với giá thành khoảng 80.000VND/5 lạng sử dụng tốt để nuôi chim mộc và chim trong thời kỳ thay lông. Ưu điểm: Chim cho ra mầu lông đẹp, khỏe mạnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp như đi ỉa hoặc cúm.Nhược điểm: Không có2- Cám sử dụng cho chim căng (Cám líu): A: Của Việt Nam được chế tạo dựa trên cám nuôi thông thường nhưng được tăng thêm hàm lượng đạm (Ví dụ: Đưa thêm cật gà – Ngọc kê gà không phải quả tối gà – với tỷ lệ 10%, cộng thêm không quá 5% kỳ tử, khởi tử hoặc tam thất – Đây là những vị thuốc bắc – có tác dụng bổ dương ích khí. Ưu điểm: Chim líu khỏe hơn nhiều đạt được độ căng đỉnh điểm, thời gian đỉnh điểm kéo dài. Nhược điểm: Thời gian nên đỉnh điểm của chim lâu, người nuôi phải chuyển từ cám nuôi thông thường sang cám líu một cách từ từ bằng cách trộn đều 2 loại cám trên từ 30% – 50% – 90% tránh sốc cám dẫn đến chim mắc bệnh đi ỉa.B: Của Trung Quốc được chế tạo như cám nuôi thông thường ( Tất nhiên là cám nuôi của họ không phải là đậu xanh trứng mà là đậu lành và các loại hoa quả được sấy khô tán nhỏ trộn đều và ép hạt) được tăng thêm thuốc kích dục với tỷ lệ bí mật chỉ có nhà sản xuất mới biết được. Ưu điểm: Chim líu rất khỏe đạt được độ căng đỉnh điểm rất nhanh khoảng 21 ngày kể từ ngày chim thay lông xong và chuyển từ cám nuôi của họ sang cám líu cũng của họ. Nhược điểm: Thời gian chim ở đỉnh điểm ngắn, mầu lông chim ở vụ thay lông sau xấu, thời gian thay lông kéo dài.3- Cám công kích: Của Việt Nam và Trung Quốc đều tăng mạnh hàm lượng thuốc kích dục. Ưu điểm: Chim líu đến điên cuồng. Nhược điểm: Nếu sử dụng quá 20 ngày chim bị bó lông, xoắn lông, hóc lông, dẫn đến chim không thay được lông, có thể dẫn đến hỏng chim ( Những người sử dụng loại cám này là những kẻ háo danh vô lương tâm và độc ác ).Bài luận này chắc không tránh khỏi những thiếu sót mong các bác cứ thoải mái phản biện.

Chu kỳ sinh lý của chim Vành KhuyênChim Vành Khuyên đực sử dụng tiếng hót để dụ chim Vành Khuyên cái trong mùa giao phối, Vành Khuyên đực là giống chim có trách nhiệm cùng con chim cái ấp trứng và cùng nuôi con trong suốt mùa sinh sản. Thông thường mùa giao phối của chim Vành Khuyên là từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm (dương lịch) và đấy cũng là mùa chim căng trong tự nhiên cũng như nuôi nhốt. Và cũng đã có người hỏi tôi rằng tại sao chim của tôi vẫn hót trong những tháng 10 đến tháng 2 sang năm, tôi đã giải thích và lý giải rằng đấy là chim căng trái vụ trường hợp này được lý giải như sau: Những con chim non được sinh ra trong những tháng đầu vụ được sống trong môi trường tự nhiên tốt hoặc nuôi nhốt tốt sau 5 đến 6 tháng đã căng và những con chim già gặp trở ngại trong mùa chim căng (Như bệnh tật, hoảng loạn trong nuôi nhốt) sẽ dẫn đến mùa căng trái vụ nhưng chắc chắn rằng sau 1 đến 2 vụ thay lông chim sẽ dần dần điều chỉnh cơ thể để dẫn đến căng đúng vụ. Trong mùa căng trái vụ này chim thực sự không hót hay được bằng chim đúng vụ thời gian chơi hót không được dài bằng chim đúng vụ.Đây là mấy lời lý giải không đầy đủ của tôi mong các bác tham khảo, Bác nào có lý giải hay hơn mong được lĩnh hội.

Chim Vành Khuyên: Chọn Giống, Nuôi Và Chăm Sóc Chim Căng Lửa Líu Hay

Chim Vành Khuyên là một trong những loài được nuôi và ưa chuộng nhiều nhất hiện nay. Không chỉ sở hữu vẻ ngoài bắt mắt mà nó còn có giọng lứu rất hay. Tuy nhiên, để sở hữu một chú chim Vành khuyên khỏe mạnh, lứu hay với bộ lông óng mượt và thuần người là cả một quá trình đòi hỏi các nghệ nhân phải chăm chút, tỷ mỷ.

Chim Vành Khuyên hay còn gọi là chim khoen có tên khoa học là “Zosteropidae”, sống ở nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay, dựa vào hình dạng và màu sắc của chim Vành khuyên mà người ta chia làm hai loại chính:

Chim Khuyên xanh: Sống chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung có hình dáng thon gọn và sở hữu giọng hót rất hay và ganh đua tốt. Đây là loài chim được rất nhiều người chơi lựa chọn bởi giọng hót cũng như ngoại hình bắt mắt.

Chim Khuyên vàng: Sống chủ yếu ở miền Nam với bộ lông vàng óng và giọng hót đanh dài. Tuy nhiên loài chim này lại không có sự ganh đua đấu đá tốt như loài chim khuyên xanh.

– Nên chọn chim Vành Khuyên đầu to, trán rộng, mắt xếch lên phía trên đỉnh đầu… đây là những chú chim có giọng hót tốt và đanh.

– Nên lựa chọn những con mỏ vàng, hàm sâu, lông mỏng, ngắn và tơi… đây là những con hót rất mau mỏ, nhanh, dài và có tính ganh đua với đồng loại.

– Chân chim khuyên phải cao, lông óng để tạo dáng cho chim đẹp.

Chim Vành khuyên cũng như các loài chim cảnh khác, chúng cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển tốt. Trong mỗi thời kỳ khác nhau mà chế độ dinh dưỡng cũng khác nhau. Một chú chim Vành khuyên thời kỳ thay lông sẽ phải chăm sóc khác với chim thời kỳ kích lửa và thi đấu.

Trong thời kì này, chim yếu và thường ăn ít hơn, vì thế phải làm thế nào để chim ăn nhiều và các biện pháp đề phòng gió máy.

Để chim ăn nhiều thì trước hết phải tăng cường hoa quả (loại chim rất thích ăn) và đạm tươi (châu chấu, cào cào và sâu). Cám trong giai đoạn chim đang xuống lông bạn cần hạ xuống cám thấp nhất, như Hiển Bảo Khánh 1, Thúy Tuấn 1…

Để đề phòng gió máy thì nên để chim ở những nơi có độ ẩm cao, yên tĩnh và trùm khăn lồng lại, hạn chế việc tiếp xúc với chim và không cho tắm nhiều.

Khi chim Vành Khuyên mọc lông, nhu cầu chất dinh dưỡng tăng cao đáng kể, vì vậy chúng ta cần bổ sung mạnh mẽ vào thời điểm này, cám có thể tăng thêm trứng và nhộng (với cám đậu xanh), tăng cường các hoa quả có màu sắc sặc sỡ và có thể thêm một chút cà rốt vào cám nhằm mục đích cho chim lên màu đẹp hơn, vào thời điểm này chúng ta bắt đầu cho chim tắm nắng…

Trong giai đoạn này, chim Vành Khuyên đã lên lửa nhưng vẫn chưa căng, hăng. Do đó, chúng ta cần thiết phải bổ sung các thức ăn có tính nóng như bột tép, bột sâu khô, lưu ý các thức ăn này nên cho theo tỷ lệ nhất đinh, không được quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nóng trong và sâu chân lông.

Hoa quả là thức ăn ưa thích của chim Khuyên, tuy nhiên đa phần các loại hoa quả lại có tính ngọt, giải nhiệt. Nên chúng ta hạn chế cho chim ăn hoa quả, có thể cắt hoàn toàn vì giai đoạn này đang tập trung cho chim căng. Tới khi nào chú khuyên của chúng ta bắt đầu cất những tiếng líu đầu tiên tức là chúng ta đã thành công bước đầu và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn khuyên lên lửa.

Đây là thời kỳ khó chăm nhất, đảm bảo phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chim, đồng thời tập lực và tập dượt cho chim Vành Khuyên giúp chúng căng lửa hơn. Chúng ta sẽ có 2 vấn đề cần quan tâm ở thời kì này đó là dinh dưỡng và chế độ tập dượt.

Trong giai đoạn này nên tiếp tục duy trì thực đơn của giai đoạn trước, không nên thay đổi cám một cách đột ngột. Bạn cũng có thể bổ sung thêm hoa quả, các thức ăn tươi như sâu, cào cào, châu chấu cho Vành Khuyên

Lưu ý: Không nên dùng cám kích lửa, nó giúp chim lên lửa nhanh nhưng lại ảnh hưởng cực kỳ tới sức khỏe của chim. Nên nuôi chim lên lửa một cách tự nhiên là cách bền vững cả về thể trạng lẫn tiếng hót của chim.

Thời gian thi đấu không nên quá dày, chỉ 2,3 lần trên tuần. Trước khi lên giàn thi đấu nên cho chim lại gần để làm quen, dần dần mới cho chim thi đấu.

Không nên lựa chọn đối thủ quá máu lửa, dễ gây cho khuyên sợ hãi bởi chưa quen hoặc chưa căng lửa ảnh hưởng về sau sẽ rất khó chữa.

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cơ thể của chim Vành Khuyên cũng giống như chim Chào Mào không thể tránh khỏi việc bị nhiễm một số bệnh thường gặp. Do đó muốn sở hữu một chú chim Vành Khuyên bạn phải nắm được hiểu biết về các bệnh thường gặp ở chim Vành Khuyên và cách chữa trị chúng.

Chim Vành Khuyên bị đi ngoài

Chim có biểu hiện đi ngoài loãng toàn nước không có phân. Nguyên nhân là do thay đổi cám đột ngột, cám ẩm mốc. Lồng cóng không hợp vệ sinh, nước uống bị bẩn do không thay hàng ngày.

Đối với tình trạng bệnh nhẹ hoặc mới mắc phải cho chim uống nước chè loãng khoảng 3 – 5 ngày thì khỏi. Nhưng ghi nhớ rằng sau ngày thứ 5 nước chè ngày càng loãng hơn chứ không được chuyển đột ngột sang nước lã.

Đối với bệnh nặng bạn cho chim uống nước chè loãng. Và chuyển sang sử dụng cám Ba Vì một thời gian dài khoảng 2 tháng rồi mới được chuyển đổi.

Do chim đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết. Vì thế tạo cho vi khuẩn chúng tôi gây bệnh tiêu chảy. Bạn nhận biết rõ nhất là phân thay đổi màu.

Bạn chỉ cần dùng 1 – 2 mg thuốc Ampicilin. Pha chung với 15ml nước pha đường 25% rồi cho chim uống liên tục trong 3 ngày.

Đây là loại bệnh dễ gặp nhất khi nuôi chim. Chim thường có biểu hiện ngón chân chim bị sưng tấy, mưng mủ, bị lệch ngón. Chim thường xuyên co chân lại, dùng mỏ rỉa vào vết thương.

Biểu hiện của bệnh là do chim nhảy bị vướng vào nan cửa lồng. Hoặc do cầu chim được chạm trổ không đúng cách, bị vật cứng nhọn cứa vào. Nếu không để ý mà xiên chuối bằng sắt hoặc inox để chim ăn thì chim rất dễ bị thương đó. Hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng.

Dùng nước muối loãng rửa sạch vết thương ở chân, sau bôi thuốc đỏ hoặc mỡ tra mắt tetracycin bôi kỹ vào vết thương.