Chào Mào Thay Lông Tháng Mấy?

Chào mào thay lông tháng mấy?

Mùa mưa đến cũng là mùa mà chào mào bắt đầu bước vào thời điểm thay lông trút bỏ bộ lông xơ xác sau 1 năm gắn bó. Chúng sẽ khoác lên mình một lớn áo mới chuẩn bị cho mùa mới với tiếng hót trong trẻ, tươi tắn hơn.

Mọi năm chào mào thay lông từ tháng 8 đến tháng 11 là thông dụng nhất. Có thể nhiều loài sẽ có thời điểm chênh lệch nhau nhưng chúng là không đáng kể. Thời gian kéo dài cho một đợt thay lông của chim chào mào là từ 1 đến 3 tháng phụ thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc của chủ nhân. Suốt thời gian thay lông này, bạn cần đảm bảo cho chú chim của mình có chế độ dinh dưỡng phù hợp và cách chăm sóc chu đáo nhất.

Để nhân biết một chú chào mào thay lông, bạn có thể nhìn theo các đặc điểm sau:

Bộ lông cũ xơ xác, dễ ướt hơn thông thường

Dưới đáy lồng chim có những cọng lông rụng nhiều hơn

Cách chăm sóc chào mào thay lông

Chào mào thay lông tháng mấy không quá quan trọng, quan trọng nhất là bạn cần có cách chăm sóc phù hợp để quá trình này diễn ra nhanh chóng và đảm bảo cho chúng có bộ lông mới óng mượt, rực màu hơn. Để có được điểm này, viêc chăm sóc chim vô cùng quan trọng. Bạn cần lập tức thay cám cũ ra và thay vào đó một vài trái cà chua, đu đủ cho chim ăn. Nước tắm cho chim cần pha loãng chút muối để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ hơn.

Một số đồ ăn cần thiết khi chăm sóc chào mào thay lông cần được thay đổi nhiều hơn và phù hợp hơn để đảm bào tính mát, không chất kích thích để bộ lông mọc nhanh chóng. Ngoài ra không gian sống cho chim trong thời điểm này cần thoáng mát, sạch sẽ và yên tĩnh. Bởi chúng khá nhạy cảm, chỉ cần một vài tiếng hót cùng loại là sẽ hót lại, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Trùm kín lồng 24/24 để chim không bị ảnh hưởng quá nhiều từ môi trường. Sau 2 ngày thì bạn mở áo lồng ra cho trái cây và mồi tươi vào cho chim ăn.

Để chuẩn bị cho Chào mào thay lông tháng mấy, bạn cần lưu ý và chuẩn bị trước một số điểm sau:

Chuẩn bị lồng chim rộng để chim được sống thoải mái hơn

Đồ ăn cần thay đổi nhiều hơn mỗi ngày và tránh những đồ ăn nóng, sâu tươi, sâu khô,..

Mỗi ngày nên tắm 1 lần với nước muối vào khoảng 3 – 4h chiều.

Mùa thay lông của chim khá ẩm ướt nên bạn cần giữ cho cơ thể chim luôn khô ráo, sạch sẽ

Chào Mào Thay Lông Vào Tháng Mấy ? Cách Chăm Sóc Như Thế Nào?

Chim chào mào thay lông vào tháng mấy

Giống như bất kì một loài chim cảnh nào khác vào mỗi năm những chú chào mào xinh đẹp của bạn bắt đầu trút bỏ bộ lông cũ trên người để thay thế một bộ lông mới mẻ hơn đẹp đẽ hơn. Cũng có những chú chim thay lông đôi ba lần trong một nam tuy nhiên điều này là những trường hợp đặc biệt bị ảnh hưởng bởi thời tiết cũng như điều kiện nuôi. Thông thường thời gian thay lông của loài chim này thường vào khoảng tháng 8-11 dương lịch. và kéo dài trong tối đa 3 tháng.

Vào giai đoạn này không khó để có thể nhận ra được những dấu hiệu thay lông của chúng. Nhìn bên ngoài lồng chim không được mượt mà bóng bẩy thay vào đó những những chiếc lông khá khô và dễ thấm nước. Ngoài ra bạn cũng có thể nhận biết được dấu hiệu thay lông này bằng cách nhìn vào trong nơi mà chúng sinh sống. Nếu như bạn thấy lông rụng nhiều chứng tỏ chúng đang bắt đầu thay lông.

Thông thường vào khoản thời gian thay lông thì thứ tự rụng sẽ là mình, cánh và đuôi. Ở giai đoạn này những chú chim tỏ ra rất nhạy cảm và chúng cũng yếu ớt nhất. Chúng thường tỏ ra mệt mỏi không còn được nhanh nhạn và hoát bát như lúc chưa thay lông chính vì vậy bạn cần phải có những chế độ chăm sóc đặc biệt để chúng khỏe mạnh nhất.

Cách chăm sóc chim chào mào mùa thay lông

Ở giai đoạn nhạy cảm nhất của mình, những chú chim chào mào rất cần được chăm sóc một cách tốt nhất. Thức ăn tốt nhất trong giai đoạn này là những loại thức ăn tươi như châu chấu hoặc trứng kiến.

Bạn cũng nên cho chim ăn thêm một số loài hoa quả để chim có thể hấp thụ được những sắc tố màu trong tự nhiên

Bạn cũng nên thay đổi thức ăn hàng ngày để giúp cho chim được bổ xung nhiều chất nhất. Ở gian đoạn này tuyệt đối không nên cho chim ăn sâu vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những chiếc lông đang mọc của loài chim này khiến chúng trở nên quăn và xấu

Ngoài việc cung cấp các loại thức ăn thì bạn cũng nên tắm nắng và tắm nước cho chim thường xuyên để giúp chim có thể kích thích lông mới và làm nhanh quá trình rụng những chiếc lông cũ. Thời gian tắm nắng cho chim đang thay lông lý tưởng nhất là vào buổi sáng sớm. Bạn cũng không nên di chuyển chỗ ở của chim.

Theo thông tin mà chúng tôi đã chia sẽ cho các bạn về thời điểm thay lông của chim chào mào và cách chăm sóc thì chắc hẳn các bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn. Cám ơn các bạn đã quan tâm.

Chào Mào Thay Lông Vào Tháng Mấy ? Cách Chăm Sóc Như Thế Nào

Hiện nay chim cảnh cũng được mọi người yêu chim rất quan tâm đến, thế nên để chọn được một chú chim phù hợp với sở thích thì người yêu chim rất quan tâm đến bộ lông chúng. Bởi họ biết rằng thời điểm thay lông của chào mào sẽ quyết định đến việc những chú chim đó có giữ được phong độ hay không?Vậy Chào mào thay lông vào tháng mấy là câu hỏi được rất nhiều người mới chơi chim rất quan tâm. Ở bài viết này chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những thông tin thú vị nhất cũng như cách chắm sóc chim chào mào mua thay lông chuẩn xác nhất

Giống như bất kì một loài chim cảnh nào khác vào mỗi năm những chú chào mào xinh đẹp của bạn bắt đầu trút bỏ bộ lông cũ trên người để thay thế một bộ lông mới mẻ hơn đẹp đẽ hơn. Cũng có những chú chim thay lông đôi ba lần trong một nam tuy nhiên điều này là những trường hợp đặc biệt bị ảnh hưởng bởi thời tiết cũng như điều kiện nuôi. Thông thường thời gian thay lông của loài chim này thường vào khoảng tháng 8-11 dương lịch. và kéo dài trong tối đa 3 tháng.

Vào giai đoạn này không khó để có thể nhận ra được những dấu hiệu thay lông của chúng. Nhìn bên ngoài lồng chim không được mượt mà bóng bẩy thay vào đó những những chiếc lông khá khô và dễ thấm nước. Ngoài ra bạn cũng có thể nhận biết được dấu hiệu thay lông này bằng cách nhìn vào trong nơi mà chúng sinh sống. Nếu như bạn thấy lông rụng nhiều chứng tỏ chúng đang bắt đầu thay lông.

Ở giai đoạn nhạy cảm nhất của mình, những chú chim chào mào rất cần được chăm sóc một cách tốt nhất. Thức ăn tốt nhất trong giai đoạn này là những loại thức ăn tươi như châu chấu hoặc trứng kiến.

Bạn cũng nên cho chim ăn thêm một số loài hoa quả để chim có thể hấp thụ được những sắc tố màu trong tự nhiên

Bạn cũng nên thay đổi thức ăn hàng ngày để giúp cho chim được bổ xung nhiều chất nhất. Ở gian đoạn này tuyệt đối không nên cho chim ăn sâu vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những chiếc lông đang mọc của loài chim này khiến chúng trở nên quăn và xấu

Ngoài việc cung cấp các loại thức ăn thì bạn cũng nên tắm nắng và tắm nước cho chim thường xuyên để giúp chim có thể kích thích lông mới và làm nhanh quá trình rụng những chiếc lông cũ. Thời gian tắm nắng cho chim đang thay lông lý tưởng nhất là vào buổi sáng sớm. Bạn cũng không nên di chuyển chỗ ở của chim.

Theo thông tin mà chúng tôi đã chia sẽ cho các bạn về thời điểm thay lông của chim chào mào và cách chăm sóc thì chắc hẳn các bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn. Cám ơn các bạn đã quan tâm.

Mùa Thay Lông Của Chim Khướu

Chim nuôi trong lồng, mùa thay lông của chim Khướu không nhất thiết trùng hợp với chim sống ngoài trời. Có chim thay lông rất sỏm, vừa đổ mưa đă thay lông, nhưng cũng có chim thay trễ.

Mỗi năm chim chóc có một mùa thay lông. Với chim sống ngoài hoang dã thì mùa thay lông này đến sau mùa sinh sản của chúng, nghĩa là vào khoảng tháng sáu, tháng bảy âm lịch trở đi. Con chim bắt đầu thay lông đến khi có bộ lông mới phải mất một thời gian từ hai đến ba tháng. Sống ngoài trời, dù đang thay lông chim Khướu vẫn đủ sức đi kiếm ăn, mặc dầu sức khỏe của nó cũng có phần sút kém.

Sự thay lông bình thường, sớm hay trễ đối với chim nuôi là tùy vào sức khỏe của mỗi con. Chim không được sung thì thay lông sớm, chim khỏe mạnh thay lông trễ hơn.

Con Khướu khi thay lông có trường hợp trông thảm hại như những chim khác: lớp lông cũ khô khốc bắt đầu rụng từ từ, cũng từ phần đầu xuống tới phần thân, rồi đến đuôi và cánh. Những lông cũ nào rụng trước thì nơi đó lớp lông mới được bung ra, nên dù thay lông nhưng trông bộ lông chim không đến nỗi xơ xác. Chỉ có phần đuôi, đôi khi rụng đến vài ba chiếc một lần, nên trông con Khướu có vẻ tàn lạ. Nhưng kinh nghiệm cho thấy chim nào lớp lông cũ rụng nhanh thì lớp lông mới ra nhanh, giúp thời gian thay lông của nó rút ngắn lại, không kéo dài ngày đến vài ba tháng như những chim khác.

Trong thời gian thay lông, chim phải sống trong tình trạng suy yếu sức khỏe, coi như đó là một cơn bệnh nặng mà năm nào chim cũng phải trải qua một lần, đến nỗi đình trệ tất cả mọì sinh hoạt hằng ngày, kể cả ăn uổng, ca hót…

Vì vậy, khi con chim thay lông xong, chủ nuôi nào cũng tỏ ý mừng dùm cho nó. Mà nói đúng ra cũng… mừng luôn cho mình, vì khi con chim đã có bộ lông mướt mát thì sự chăm sóc cho nó bớt đi nhiều công sức.

Như quí vị đã biết, nuôi chim thay lông là cả một sự vấl vả mệt nhọc, kóo dài hai ba tháng trường. Vì nếu chểnh mảng một chút, con chim quí có thể chết lúc nào không hay. Nào là thức ăn phải bổ dưỡng, nào là sưởi nắng rồi tắm nước ấm, nào là phải trùm áo lồng cho chim được yên tĩnh mà ngơi nghỉ nhiều giờ…

Con Khướu trông bề ngoài thấy mạnh, nhung nó cũng dễ chết! Có nhiều con đang thời kỳ thay lông vẫn hót, thế nhưng nó suy lúc nào mình cũng không hay. Vì vậy khi phát giác con chim hót yếu, hoặc bỏ hót một vài ngày thì đó là lúc… vô phương cứu chữa! Con chim lúc này chỉ còn lại một túm lông, bụng nhô lưỡi hái lên cao bén như lưỡi dao cạo… Chim mà suy như vậy thì thuốc… tiên cũng không chữa nổi!

Vì vậy, sắp đến mùa chim thay lông, người nuôi chim nào cũng tỏ ra buồn chán, vì họ phải bỏ ra nhiều công sức chăm sóc cho chim, nhưng lại không được hưởng cái thú nghe chim hót, ít ra cũng mấy tháng trường…

Chăm sóc con chim đang thay lông đâu phải là việc làm quấy quá được. Vì nếu không gia công chăm sóc thì việc thay lông có thể kéo thêm dài ngày, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chim.

Khi con Khướu sắp thay bộ lông cũ thì ta thấy toàn bộ lông trên mình nó trở nên khô khốc, cũ kỹ, không còn chút tươi tắn mướt mát nào. Thế rồi sau đó mấy hôm bắt đầu thấy vài ba chiếc lông nhỏ rơi rớt dưới bố lồng, báo hiệu chim bắt đầu thay lông.

Việc đầu tiên, quí vị phủ áo lồng lại, và treo chim vào một nơi yên tĩnh nhất để chim được ngơi nghỉ độ vài ba tuần. Tất nhiên, mỗi tuần chừng vài lần vẫn cho chim tắm nắng sáng, độ nửa giờ; và tắm nước ấm… rồi lại treo chim vào nơi yên tĩnh để hạn chế sự hoạt động tối đa của nó. Trùm kín áo lồng thì chim không hót, và hạn chế sự bay nhảy.

Chim Khướu tuy lớn và mạnh, nhưng khi thay lông sức khỏe cũng suy yếu, nên cần phải được tẩm bổ thêm trứng kiến, sâu tươi, cào cào… Cứ cho chim ăn đầy đủ, được nhiều chừng nào tốt chừng nấy. Thỉnh thoảng nên tập cho Khướu ăn vài mẩu nhỏ thịt bò, nhái hay thằn lằn…

Việc trùm áo lồng lâu ngày như vậy, Khướu sẽ thay lông mau chóng, và phục hồi sức khỏe cũng mau chóng.

Nhiều nghệ nhân trong thời gian Khướu thay lông, thay vì vẫn cho ăn gạo rang trộn trứng, lại cho ăn bột đậu xanh trộn trứng, và thấy có kết quả tốt.

Bột đậu xanh trộn trứng vốn là thức ăn của chim Vành Khuyên (chim Khoen), không hợp với các loại chim hót lớn con như Chích Chòe Than, Lửa, kể cả chim Họa Mi nữa… Thế nhưng, với Khướu thì nó lại hạp.

Chỉ khi nào con Khướu khắp mình phủ bộ lông mới mướt mát, thì lúc đó mới được gọi là thay lông xong.

Sau mùa thay lông, Khướu sung sức trỏ lại, căng lửa và bắt đầu hót… Giọng của nó từ nhỏ đến lớn dần; thời gian đầu thì hót lai rai, sau siêng hót, và hót cả ngày không biết chán…

Nuôi con Khướu thay lông đâu phải là chuyện dễ dàng gì…

Thế nhưng, cỗ phải mỗi năm chim chỉ thay lông có mỗi một lần đó đâu! Ngoài việc Khướu thay lông đúng mùa ra, cũng như các loại chim rừng khác, có thể nó còn thay lông nhiều kỳ nữa. Người ta gọi đó là việc thay lông bất thường.

Thay lông bất thường thì không thay hết cả bộ lông mà chỉ thay một phần nhỏ nào đó mà thôi. Chẳng hạn vài cái lông đuôi, ít cái lông cánh, mươi cái lông vũ trên mình. Nhưng, dù sao đó cũng được tính là một kỳ thay lông, cũng làm con chim yếu ớt trong một thời gian, dài hay ngắn ngày là tùy vào sự chăm sóc nuôi dưỡng của mình có chu đáo hay không.

Nhiều người xem thường việc thay lông bất thường của chim, cho rằng chỉ rớt vài ha cái lông đâu có quan hệ gì đến sức khỏe của chim, khiến chim suy yếu dần, và khi phát giác ra thì đã muộn!

Chim thay lông hất thường, tuy nhẹ so với việc thay lông định kỳ, nhưng không thể coi thường được. Do nhẹ, mà biết chăm sóc chu đáo thì thời gian thay lông sẽ rút ngắn được rất nhiều, có thể ba bốn tuần là xong. Nhưng, nếu coi thường thì sức khỏe của chim sẽ tuột dốc đến mức thảm hại, có khi không còn cách cứu chữa nữa.

Xem thế đủ thấy, nuôi con chim sống được là một chuyện, nhưng chăm sóc cách nào cho con chim sung sức hót căng lại là một chuyện khác, và giữ gìn sức khỏe con chim được bình thường mãi cũng là chuyện không phải dễ dàng gì.

Có nhiều lý do khiến Khướu thay lông bất thường. Mà khổ thay những lý do đó khiến người nuôi vô tình không nghĩ đến:

Thay đổi thức ăn: Cũng là gạo rang trộn trứng, nhưng chủ nuôi pha trộn cách khác, nay mình pha trộn cách khác, chim cũng bị sốc, biếng ăn. Mà chim chỉ cần bỏ ăn vài ngày là suy…

Thay đổi chỗ ở: gặp môi trường sống lạ, Khướu vẫn bị sốc.

Di chuyển đường xa khiến Khướu mệt nhọc, hoảng sợ…

Do thay đổi khí hậu đột ngột.

Do lâu ngày không phơi nắng, hoặc do phơi nắng quá lâu khiến chim bị hốc nắng.

Do lâu lắm không được tắm nước.

Và còn rát nhiều lý do khác nữa… Việc thay lông bất thường có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, có thể xảy ra ngay sau khi vừa thay lông đúng mùa xong vì vậy không ai nuôi chim mà dám xem thường việc chăm sóc cho con chim cả. Tóm lại, nhiều người nuôi Khướu cứ tưởng là con Khướu mạnh, có nhiều sức khỏe để lướt qua những cú sốc thông thường, nên lơ là viẹc chăm sóc cho nó. Họ đâu ngờ rằng con chim nào cũng yếu ớt cả: chỉ nhịn khát một ngày là chết, chỉ nhịn ăn hai ngày là sức khỏe đã suy sụp, nhiều khi không cứu chữa nổi! Vì vậy, đừng thấy con chim mạnh mà ỷ y, mà coi thường. Hằng ngày nên để ý đến sức khỏe của nó, đến việc ăn uống của nó, xem có bình thường hay không. Con chim mà buổi sáng hót, buổi chiều ngưng, sức khỏe nó chắc chắn đã có “vấn đề”, ta không nên coi thường được.

Nên tránh cho chim thay lông nhiều lần trong năm, con chim như vậy khó giữ mãi được phong độ vốn có của nó, dù là chim hay cũng hóa dở mà thôi…

( Giải Đáp) Nên Xây Nhà Yến Vào Tháng Mấy Để Dễ Thành Công Nhất

Tiêu chuẩn nhà yến thành công đầu tiên phải kể đến việc lựa chọn thời điểm thích hợp để xây nhà yến. Nhà xây đúng thời điểm sinh sản của chim yến sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí và tận dụng khai thác tối đa. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nên xây nhà yến vào tháng mấy để đạt năng suất thu hoạch cao nhất.

Nên xây nhà yến vào tháng mấy để đạt hiệu quả cao nhất

Ở Việt Nam, mùa sinh sản của chim yến thường bắt đầu vào mùa mưa và kéo dài đến hết mùa mưa, thời gian còn lại chỉ có một số cá thể sinh sản do bị tác động của thời tiết hay có thể do biến đổi sinh lý.

Trong mùa sinh sản của chim yến, có hai khoảng thời gian đạt đỉnh điểm cao nhất khi yến làm tổ là vào tháng 3 và tháng 10 âm lịch, chu kỳ kéo dài hai tháng. Vì vậy, nếu xây dựng nhà yến mới thì cần được hoàn thành ít nhất hai tháng trước khi mùa mưa đến vì đây là thời gian có nhiều chim yến non trẻ sẽ tìm kiếm bạn tình kết đôi và tìm nơi ở mới để làm tổ. Nơi ở mới của những đôi chim yến non trẻ không phân biệt là nhà yến cũ hay mới. Thông thường các nhà yến cũ sẽ có lực hấp dẫn mạnh hơn so với các nhà yến mới vì môi trường trong nhà yến đã được vận hành ổn định phù hợp với sinh lý của chim yến.

Những trường hợp chim yến vào nơi ở mới 1. Trong mùa sinh sản, chim yến non trẻ tìm đến

Nên tính toán xây dựng hợp lý để có thể hoàn thiện nhà yến trước 2 tháng khi mùa sinh sản của chim yến đến. Thời gian vào nhà yến vào tháng 1-2 và vào tháng 8-9 (trong khoảng tháng 10 đến tháng 1, 2 năm sau dương lịch) âm lịch sẽ đón được nhiều cặp chim yến trẻ mới kết đôi đang tìm nơi ở mới để xây tổ.

Cần lưu ý rằng nhà yến mới hoạt động từ tháng 3-7 và từ tháng 10-12 âm lịch không nằm trong mùa sinh sản nên sẽ có khá ít cặp chim yến non trẻ mới kết đôi đến, vì vậy bạn chỉ nhận được một mùa sinh sản.

Xây dựng nhà yến mùa sinh sản

2. Trường hợp các con chim yến khác về

Để tăng số lượng chim yến trong nhà yến, bạn có thể hoàn thành nhà yến vào một số thời điểm khác như:

Khoảng ½ số chim yến bị lẻ đôi khi trên đường bay về nghe tiếng kêu đồng loại sẽ nhầm tưởng đấy là nhà của mình và bay vào ở, những con này không làm tổ vì không kết đôi nữa.

Một số khác sẽ rời đi tìm kiếm nơi ở mới nếu nhà cũ quá đông đúc, không còn chỗ cho các chim non trẻ mới vào làm tổ.

Nếu gặp phải trường hợp bị biến động sinh lý, một số chim yến sẽ không làm tổ vào thời điểm sinh sản chung mà rải rác trong năm, số chim này có thể về nơi ở mới trong bất kỳ thời gian nào trong năm.

Các nhà yến có lỗ ra – vào nhà ở vị trí không phù hợp, trong thời tiết xấu như bão lụt, mưa to, gió lớn khiến chim non khó tiếp cận bay vào nên phải đi tìm một nơi ở khác.

3. Do các sai sót kỹ thuật, nơi ở cũ không phù hợp

Là loại chim khá nhạy cảm trong vấn đề chọn nơi làm tổ, chim yến có xu hướng đi tìm nơi ở mới nếu môi trường sống hiện tại đang bị tác động xấu, khiến nhiệt độ và độ ẩm thay đổi bất thường, nấm mốc xuất hiện, luồng khí trong nhà không lưu thông được khiến không gian bị mùi hôi khó chịu, các tấm ván ngang dọc bị lung lay, ánh sáng lọt vào nhiều, địch hại xuất hiện.

Điều kiện để xây nhà yến thành công 1. Chọn địa điểm nuôi yến

Lựa chọn vị trí và khu vực tốt trước khi xây nhà yến là điều vô cùng quan trọng, quyết định đến chi phí xây dựng, tốc độ phát triển bầy đàn trong ngôi nhà yến cũng như năng suất, chất lượng tổ yến về sau. Hãy ưu tiên tìm kiếm khu đất nằm trên đường bay của chim yến, thường xuyên có yến bay qua bằng cách sử dụng máy máy thử chim để kiểm tra, hoặc nếu không có thì bạn có thể bỏ thời gian quan sát mỗi buổi chiều chim yến có bay về đó hay không.

Không nên chọn vị trí ở các vùng dân cư đông đúc, trường học, cơ quan…. Bởi những khu vực này thường không được phép chăn nuôi và khi số lượng đàn chim về nhiều sẽ gây phiền nhiễu cho người dân xung quanh. Hơn nữa, tiếng ồn từ sinh hoạt của dân cư cũng có thể ảnh hưởng đến tập tính, sinh lý của chim yến.

2. Có nên xây nhà yến to không?

Để mang lại hiệu quả tối ưu khi xây dựng nhà yến thì diện tích đất để xây dựng tối thiểu là 100m2, kích thước các nhà yến hiện nay được xây dựng ở Việt Nam mang lại sản lượng cao là 5×20 m, 6x21m, 7x15m đến 10x20m, ngoài ra cũng có một số nhà yến được các gia chủ quyết định đầu tư quy mô lớn như 20x30m hoặc lớn hơn.

3. Lỗ vào nhà yến cần đảm bảo yêu cầu gì?

Từ kinh nghiệm của các nhà nuôi yến chuyên nghiệp thường cho thấy hầu hết các nhà yến có xu thế đặt theo hướng Đông – Tây hoặc Nam – Bắc. Đặt lỗ vào nhà yến theo hai hướng này sẽ hỗ trợ tránh các tác động về kiến trúc, không gian và các vật dụng xung quanh nhà yến như cây lớn, nhà liền kề đồng thời sẽ giúp giảm bức xạ nhiệt vào nhà.

4. Hướng của nhà yến

Khi thiết kế để xây nhà yến, gia chủ cần chú ý quan sát đường bay của chim yến thật kỹ lưỡng, bạn phải chắc chắn làm nhà theo hướng đón trọn đàn chim yến. Lỗ thu chim phải đặt đối diện đường bay của chim bay vào trong các phòng ở trong nhà. Nếu trường hợp có nhiều đường bay thì nên chọn đường bay nào có thể có nhiều chim yến nhất.

5. Chiều cao của nhà nuôi yến

Ở Việt Nam, tuỳ vào chi phí xây nhà nuôi yến mà chiều cao nhà nuôi yến có nhiều loại như nhà nuôi yến cấp 4, 2 tầng, 3 tầng. Trên thực tế cho thấy nhà nuôi yến 3 tầng có kết quả rất tốt. Chiều cao nhà nuôi yến phải phù hợp với tập tính của loài yến như treo mình trên cách thanh gỗ để làm tổ, trước khi bay thường thả mình rơi tự do khoảng 2.1m. Vì vậy chiều cao hợp lý cho mỗi tầng từ 3m – 4,5m tuỳ theo điều kiện môi trường, khí hậu từng địa phương.

Xây nhà nuôi yến vị trí ít dân cư