Chim Khướu Bị Xệ Cánh / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Tìm Hiểu Về Loại Chim Khướu Lùn Cánh Xanh

Chim Khướu Lùn Cánh Xanh

Đặc điểm của khướu lùn cánh xanh:

Tên khoa học của loài khướu lùn cánh xanh là Blue-winged Minla.

Lông đuôi xám viền xanh với mút lông đen, hai đôi lông đuôi ngoài càng có phiến lông trắng. Mặt bụng hung trắng nhạt. Mắt nâu hay xám. Mỏ xám sừng. Chân nâu hồng xỉn.

Khi trưởng thành: Trán, đỉnh dâu, gáy và trên cổ xám xanh nhạt, hai bên đầu xanh thẫm hơn, trán và phía trước đầu có vạch đen. Trước mắt, xung quanh mắt và dải rộng sau mắt trắng. Phần còn lại của mặt lưng hung vàng nhạt. Lông cánh đen viền xanh, các lông cánh thứ cấp trong cùng và lông cánh tam cấp viền xám nhạt.

Loài chim khướu hot này còn được gọi là Blue Minla cánh, là một loài chim trong họ khướu (Timaliidae). Nó có trong quá khứ được đặt trong chi Minla thay vì Siva đơn loài.

Chúng có lông đuôi xám viền xanh với mút lông đen, hai đôi lông đuôi ngoài càng có phiến lông trắng. Mặt bụng hung trắng nhạt. Mắt nâu hay xám. Mỏ xám sừng. Chân nâu hồng xỉn. Đây là loài chim nhanh nhẹn, chim ăn các loại côn trùng nhỏ và các loại trái cây rừng chín. Mùa sinh sản từ tháng 3 đến tháng 6 trong năm.

Phân bố: Chim Khướu Lùn Cánh Xanh được tìm thấy ở Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Thái Lan, và Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên của nó là cận nhiệt đới hay nhiệt đới ẩm núi rừng. Ở Việt Nam Loài chim này đã tìm thấy loài này ở Lào Cai, Lai Châu ,Thanh Hóa , Tây Nguyên và phía tây miền trung. Ở những chỗ cao trên 1.000m.

chúng tôi

Tìm Hiểu Về Côn Trùng Cánh Màng (Bộ 2 Cánh )

Dạo này , có rất nhiều thông tin không chính thống bàn với nhau về 1 loài côn trùng cánh màng (Bộ 2 cánh ) có thể làm thức ăn cho chim Yến . Người ta kháo nhau về sự thần thánh của nó , và có cả sự miệt thị chê bai đó là trò lừa đảo như một dạo rộ lên về mùi nhà Yến có giá đến 1 triệu đồng 1 lít.

Tôi xin thưa với các bạn rằng , đôi tai là bạn của kẻ xu nịnh và là kẻ thù của sự thật. Nó luôn cung cấp cho chúng ta những điều mà chúng ta đang mong muốn và khao khát . Nó loại bỏ những yếu tố khách quan trong cùng một sự việc.

VD: Nếu người nghe đang gặp khó khăn về nhà Yến không có chim, thì thông tin mang đến cho họ về loài côn trùng này là tích cực, vì nó thỏa mãn sự khát khao mà người nghe mong đợi.

Còn người đang rất thành công trong nghề nuôi Yến thì dè dặt, và khai thác những thông tin không tốt về loài côn trùng này nhằm phản biện cho bằng được mặt xấu của nó

Tóm lại :

1- Có loại côn trùng nào có thể làm thức ăn cho chim Yến không?

2-Ruồi lính đen có thể làm thức ăn cho chim Yến không ?

Trả lời

1- Đã có thực nghiệm trên 66 nhà từ bắc chí nam về loại côn trùng cánh màng làm thức ăn cho chim yến , Tỉ lệ thành công 70%. Trong đó tồn tại 30% sự thất bại được ghi nhận như sau :

1.1 Môi trường nơi chim Yến săn mồi không có côn trùng đồng dạng 1.2 Không cung cấp đúng thời điểm chim cần ( Sinh sản , nuôi con, hoặc kì sinh sản trước đó thiếu côn trùng dẫn đến kì sinh sản này chim kích hoạt cơ chế nghĩ đẻ để bảo toàn cuộc sống ) 1.3 Môi trường bên ngoài thừa mứa thức ăn, chim không thích săn mồi nơi có góc chao lượn quá hẹp.

1.4 Thời gian thực nghiệm quá ngắn không đủ để chim thích nghi vị trí bắt mồi , cụ thể được ghi nhận ở những ngôi nhà có buồng lượn hẹp ( < 5m ) 1.5 Không có mô hình chuẩn để chim săn mồi, đa số những nhà thất bại do chủ nhân sáng tạo trong mô hình cung cấp của nhà cung cấp

2- Ruồi lính đen có làm được thức ăn chim Yến không ?

Được, và hoàn toàn có thể là cứu cánh cho ngành Yến trong tương lai , Nhưng !

-Phải đảm bảo thể trạng đúng chuẩn 14.000 cá thể /kg

– Phải là con đực ( 80%)

– Phải có mô hình cung cấp cho chúng neo đậu ( Không thể để chúng bám vào tường vì chim không thể bắt mồi trên tường ) -Phải xác định môi trường xung quanh có loại côn trùng tương tự không ? – Nơi thiếu côn trùng mới kích thích chúng săn mồi theo kiểu này .

Kết luận :

Đừng nghe đôi tai, hãy tìm hiểu và phân tích các data mà chúng ta có hay sẽ tìm hiểu Cách đơn giản để chúng ta đủ tỉnh táo là

a- xác định mục tiêu

b- Đặt câu hỏi

c- Đi tìm câu trả lời

Chúc mọi người có được những trãi nghiệm thú vị về loài côn trùng dành cho chim Yến

blacktiger.bio

Tác giả: Tôm Sú bio

Phân Biệt Khướu Khôn Và Khướu Dại

Khướu cũng có con khôn con dại. Hai tiếng khôn, dại ở đây cũng có thể hiểu là hay và dở.

Thành ngữ có câu “Hót như Khướu”, nghĩa đen ám chỉ Khướu là giống siêng hót và hót thật hay. Thế nhưng, thực tế cho thấy không phải con Khướu nào cũng siêng hót và hót hay cả!

Có những con Khướu có giọng hót hay thật là hay. Nó hót được nhiều giọng và luyến láy một cách tài tình, có bài bản hẳn hoi. Nhưng, cũng có những con Khướu hót giọng thật tệ, quanh đi quẩn lại cũng hót mãi có năm ba câu ngắn ngủi chẳng hay ho gì, mặc dầu đã nuôi lâu đôi ba năm mà chẳng hơn gì Khướu bổi!

Con Khướu khôn là Khướu biết tiếp thu nhanh những giọng hót của những chim chốc chung quanh, dù đó là giọng Họa Mi, Chích Chòe và những chim cùng giống với nó. Những tiếng chó sủa, mèo kêu, gà cục tác… cũng được con Khướu khôn in sâu vào trí nhớ, để rồi vay mượn những âm thanh khác lạ đó làm vốn tiếng cho giọng hót của mình càng ngày càng khởi sắc hơn.

Chính vì vậy, nuôi một con Khướu khôn, ai cũng lấy làm hài lòng vì được nghe giọng hót của nó càng ngày càng thêm nhiều làn điệu phong phú hơn, hay ho hơn…

Trong khi đó, con Khướu dại thì tiếp thu chậm những âm thanh lạ xảy ra quanh nó, vì vậy dù có năng mang đi tập dượt giọng hót của nó cũng không khá được bao nhiêu. Những chim này, trong thời kỳ còn là chim bổi, nuôi lâu “mở miệng” lắm.

Do không “mau mồm mau miệng” nên nó không biết đảo tiếng, biết được giọng nào cứ giữ riết mà hót mãi, khiến người nghe cũng phải bực mình.

Có những con chim chỉ hót đi hót lại mãi câu: “Khứa cổ! Khứa cổ!” hoặc “Meo! Meo!”… Người mình phần đông lại tin dị đoan, làm sao chấp nhận được cảnh mới mờ sáng đã nghe con chim hét toáng lên lồng lộng câu “Khứa cổ! Khứa cổ!”. Người mình phần đông cũng tin câu” “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu” mà cả ngày con chim cứ nhai đi nhai lại mãi câu “Meo! Meo!”, “Nghèo! Nghèo!”… thì tránh sao được chuyện bực mình!

Thường thì những con Khướu hót giọng “phản chủ” như vậy ít người chịu nuôi, mà nếu có bán thì cùng chỉ nhận được giá rẻ.

Khổ nỗi những chim hót giọng “Khứa cổ! Khứa cổ!” lại khá nhiều. Vì vậy có nhiều người không chịu nuôi Khướu, nếu có nuôi họ phải nghe qua năm lần bảy lượt, khi biết chắc con Khướu đó không hót giọng “hãm tài” họ mới chịu nuôi.

Chuyện con Khướu hót: “Khứa cổ! Khứa cổ! Meo! Meo”… là chuyện có thật, nhưng ta không nên ngộ nhận cho là lời xui xẻo để ghét bỏ nó đến nỗi không muốn nuôi!

Trong chuyện này, con Khướu hoàn toàn vô tội, vì chính nó có mang một ý ác nào đên chủ nuôi đâu! Một lẽ dễ hiểu là chim đâu nói được tiếng người, và đâu có tánh ranh ma để rủa xả người chủ như vậy!

Chỉ có con người vì mê lín dị đoan vô lối nên mới cố tình xuyện tạc giọng hót của con Khướu để rồi ghét bỏ nó, thậm chí không có ý định nuôi giống chim này nữa, mới là chuyện đáng phê phán.

Với những con Khướu hót dỡ như vậy, một là không nên nuôi, hai là nên có phương pháp tập luyện riêng để giúp nó hót giọng hay hơn. Và điều này thiết nghĩ cũng không quá khó đối với người có kinh nghiệm nuôi chim, chỉ đòi hỏi ở sự bền chí là được.

Điều cần là phải tìm nuôi một con Khướu mái thật hay. Mái hay là mái dạn dĩ, siêng kêu ro ro để thúc cho trống hăng lên mà hót. Trống nghe tiếng mái thì chẳng khác gì như cờ gặp gió, dù chậm mồm chậm miệng cũng phải cất tiếng hót vang rân.

Việc đem chim đi dượt để chim có dịp tốt làm quen với giọng điệu cua nhiều chim khác, cũng là điều thiết cần. Có thể đến nơi “đô hội” đó nó không hót, nhưng điều đó không có nghĩa nó vô tâm không học hỏi được gì… Những con chim đi dượt, về nhà thường sôi nổi hót lên những giọng hay lạ, gây cho chủ nuôi sự tán thưởng bất ngờ.

Có điều khi dượt chim, ta tránh treo chim dở gần những con chim dữ, nhất là chim cùng giống với nó. Vì như vậy là vô tình làm cho chim của mình sợ hãi thêm. Quí vị cũng biết là con chim hót hay là khi nó biết tự tin vào lài năng của nó. Nếu sự tự tin này bị đe dọa, bị đánh mất thì dù chim hay cũng trở thành chim dở, không còn chút giá trị gì!

Mặt khác, mỗi ngày ta nên ép cho chim dở đố ngủ sớm để sáng nó thức giấc sớm mà cất tiếng hót chào đón bình minh. Ngay đầu hôm nên trùm kín áo lồng cho chim, rồi treo lồng vào nơi yên tĩnh nhất để chim được yên giấc ngủ.

Bản tính của chim, con nào cũng rất siêng hót vào lúc sáng sớm. Nó có thể say sưa hót cả giờ mà không biết mệt. Trong trường hợp này mà có mái thúc, chim trống còn hót hay hơn, tài nghệ được trút ra phô diễn đến mức độ cao hơn, khôn khéo hơn… Những tiếng “Khứa cổ! Khứa cổ!” mà nhiều người cho là chướng tai đó, tưởng là nó quen miệng, lần hồi nó cũng quên dần…

Nên nhớ giọng hót của chim chính là “tiếng Mẹ đẻ” của nó, vì vậy con chim nào cũng biết hót với giọng của dòng giống mình, chỉ có điều hay hoặc dở mà thôi. Nếu được tập luyện thường xuyên và đúng phương pháp, con Khướu nào cũng có khả năng hót hay cả. Điều cần là chủ nuôi phải chịu khó kiên tâm trì chí đẻ tập luyện tho chim đến cùng…

Nếu gặp con trống dở, ta nên nuôi con Khướu mái. Gặp mái càng hay lại càng tốt…

Tìm Hiểu Cách Nuôi Chim Khướu

Chim Khướu có nhiều ở Việt Nam ta, Bắc Trung Nam vùng nào cũng có. Có hai loai đặc biệt là Khướu Bạc Má và Khướu Mun.

Hình dáng :

Chim khướu có thân hình lớn hơn chim Họa Mi, lớn hơn Chim Sáo, có đuôi dài .Từ mỏ đến chót đuôi, trung bình dài khoảng 25 đến 30 phân, và thường thì Khướu Bạc Má nhỏ hơn Khướu Mun chút đỉnh.

Khướu Bạc Má toàn thân hung hung đỏ, hai bên má có hai đốm lông trắng bằng cái móng tay. Còn Khướu Mun thì toàn thân có lông màu xám đen, trông có vẻ tối, nhưng sạch.

Loại Khướu nào ở dưới cằm và ức cũng có một vệt lông đen, trung bình dài khoảng vài phân .Nhưng cũng có con, vệt đen đó lan xuống đến phần ngực.Theo những người nuôi chim Khướu lâu năm thì con nào có vệt

Cách nuôi chim khướu bổi :

Chim khướu bẩy về đem nhốt trong lồng thường thì rất nhát, hễ thấy người lại gần là nó bay nhảy tùm lum.Vì vậy ta phải biết cách thuần hóa chung.Khướu bổi chỉ chịu ăn chuối, ăn cào cào, chứ không chịu ăn thức ăn gì khác.

Vì vậy, trong mấy ngày đầu, ta để những thức ăn đó vào lồng, với nước uống đầy đủ để chim Khướu tạm thời thích nghi được với cuộc sống mới.Trước khi treo lồng vào một nơi thật yên tỉnh, ta cũng phải phủ áo lồng cẩn thận để Chim Khướu không nhảy hoảng loạn làm tróc trán gãy đuôi…

Khi thấy chim khướu chỉ ăn gạo trộn trứng, thì từ đây trở về sau ta chỉ cần cho chim khướu ăn thức ăn mới. Nói chung thì chim khướu rất dễ nuôi, dễ thuần hóa. Có nhiều con vừa thay lông xong, ta bắt về nuôi độ vài ngày là hót ngay. Đó là những con còn lửa rừng, ít nhát hơn những con khác.

Vì nó dễ nuôi, chỉ cho ăn gạo và chuối cũng sống, nên nhiều nhà ở vùng quê miền trung, miền bắc vẫn nuooi một con chim khướu trong lồng tre treo trước hiên nhà, để thỉnh thoảng được nghe năm ba câu hót vui tai.Giọng chim khướu to, vang nên nhà nuôi con chim khướu cũng vui cửa vui nhà.

Nhiều người nuôi chim ở thành phố không thích nuôi khướu, một phần họ không liệt khướu vào loại chim quí, phần nữa họ chê giọng chim Khướu quá to, lấn át giọng của các loài chim hót khác, có khi làm các chim khác “rót” luôn.Chỉ những ai có vường rộng, họ mới nuôi thêm chim khướu.

Thức ăn:

Ta nên nuôi chim Khướu ăn gạo rang bột trộn trứng, ta có thể mua ở tiệm hoặc tự chế biến. Đó là thức ăn mà hầu hết người nuôi chim Khướu đang áp dụng và có kết quả tốt.Ngoài ra, mỗi ngày ta nên cho chim Khướu ăn thêm cào cào, hoặc thằn lằn, dế, gián đất, hoặc thịt bò thái nhỏ.Nói chung là nuôi chim khướu rất dễ. Có điều là cho chim ăn no đủ thì chim sung, hót nhiều, đói khát thì chim suy, hót ít.

Lồng chim và cách chăm sóc :

Chim khướu là giống chim lớn nên ta phải chọn loại lồng lớn mà thôi.Lồng bằng tre hay bằng mây đều thích hợp cả.Với chim khướu, ta nên dùng cầu lớn cớ ngón tay cái để chim khướu đứng vững vàng.Độ hai ngày, ta cho chim khướu tắm một lần, và nên tắm vào lúc nắng ráo.Dịp này ta cọ sơn quét sạch đáy lồng.Sau đó, châm thêm thức ăn và nước uống đẩy đủ, trước khi cho chim sang lồng.

Trong thời gian chim khướu thay lông, cũng như các loại chim khác, chim khướu không hề hót.Chỉ khi thay lông xong, đủ lửa, chim khướu mới siêng hót và giọng lớn dần lên.

Nguồn: sưu tầm