Chim họa mi ăn gì để hót hay nhất, ăn gì để giọng trong nhất luôn là băn khoăn rất lớn của người nuôi chim. Bài viết này mang đến bạn kiến thức về chim họa mi ăn gì, cách chế biến thức ăn và cho chim họa mi ăn tốt nhất.
Chim họa mi ăn gì?
Ở môi trường tự nhiên, Chim họa mi là loài động vật ăn tạp thức ăn của chim Họa mi gồm cả động vật và thực vật như: hạt Ngũ cốc, hạt hoa quả rừng, ngọn cỏ non, châu cấu, sâu đục thân, sâu lá, dế mèn, các loài giáp xác. Nhìn chung, thức ăn của họa mi không khác nhiều với các loài chim khác, có điều định mức tiêu thụ loại nhiều hơn, loại nào ít hơn thì tùy từng loài chim.
Ở môi trường nuôi nhốt, chim họa mi cũng cần những loại thức ăn trên trong thực đơn hằng ngày. Để đáp ứng các loại thực phẩm trong tự nhiên làm thức ăn cho chim họa mi trong điều kiện nuôi nhốt là rất khó, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể đáp ứng được các loại thức ăn tương tự như môi trường tự nhiên cũng là các dạng hạt ngũ cốc, protein, hoa quả và canxi.
Thức ăn chim họa mi trong môi trường nuôi cảnh được tổng hợp từ các loại hạt như: tấm gạo; đỗ đen, đỗ tương, bột sắn, trứng gà hay trứng vịt(protein); đường cát và bột sò, xương để bổ sung canxi. Ngoài ra, trong quá trình nuôi chim trong lồng, các bạn có thể cho thêm một ít ngọn cỏ xanh vào trong lồng với tần suất 1 tuần 1 đến 2 lần để chim dỉa mỏ. Đây là một cách cho chim bổ sung nguồn chất sơ, mặt khác giúp chim làm sạch mỏ và lưỡi của mình để giọng hót được hay hơn, trong hơn.
Các bạn cũng nên thường xuyên cho chim họa mi ăn các loại côn trùng, hầu như các loại côn trùng chim họa mi đều thích ăn như : châu chấu, cào cào, nhền nhện, dế … đó cũng chính là nguồn thức ăn mà chim họa mi khi còn sống trong hoang dã thường ăn. Tuy nhiên, khi được nuôi dưỡng bởi con người thì chim họa mi ít được bổ xung dinh dưỡng từ những loại thức ăn hoang dã này.
Để bổ sung chất và cân bằng cơ cấu dinh dưỡng như chim sống ngoài hoang dã, người nuôi cần tăng cường cho chim họa mi ăn những loại thức ăn côn trùng kể trên, việc đó cũng nhằm duy trì sự phát triển và tính bền bỉ, căng lửa của chim họa mi. Ngoài ra, mỗi khi cho chim họa mi ăn côn trùng, người nuôi cũng nên tập tiếp xúc với chim để chim quen dần với chủ và bớt sợ hãi.
Ngoài thức ăn chính đó, mỗi ngày (nếu không tiện thì cách nhật, hoặc mỗi tuần vài lần) ta cho Họa Mi ăn thêm một số lượng cào cào chừng vài ba mươi con, hoặc vài muỗng cà phê sâu tươi. Tuyệt đối không cho chim ăn sâu khô, vì sẽ khàn tiếng, giọng hót không thanh trong.
Cách chế biến thức ăn cho chim Họa mi
Tấm gạo rang trộn với trứng, nếu phơi khô và bảo quản kỹ có thể để dành ăn được cả tháng. Tuy vậy, tốt hơn là mỗi tuần nên phơi ra nắng một lúc để tránh ẩm mốc. Nước uống của chim phải là nước sạch và trong, nếu khử trùng bằng cách nấu sôi để nguội cho uống lại càng tốt. Mỗi ngày nên thay nước một lần, và rửa sạch cóng.
Thức ăn hằng ngày của chim Họa Mi thường là vậy, nhưng còn tùy vào sự hiểu biết riêng của mỗi người, mà cách pha trộn thức ăn có thể khác nhau đôi chút, Như lượng trứng có thể tăng hoặc giảm với con số mà chúng tôi đã đưa ra. Cũng có thể ngoài tấm gạo ra, có người còn trộn thêm một loại ngũ cốc nào khác.
Chim họa mi rất dễ ăn, nhưng không thích ứng ngay được với việc thay đổi thức ăn đột ngột. Chúng rất kị những mùi vị lạ. Ngay nước uống mà tự nhiên pha thuốc vào nó cũng không uống, thà chịu chết khát chứ họa mi nhất định không uống nước có mùi thuốc. Vì vậy, khi quí vị mua chim Họa Mi của người nào đó về nuôi, điều nên làm là hỏi cho thật kỹ cách pha chế thức ăn cho chim ra sẵn để về theo đó mà làm. Tốt hơn hết là nên xin hay mua một ít thức ăn cũ, để về một là chế biến y như vậy, hai là pha trộn với một ít thức ăn của mình để tập cho chim ăn quen dần với thức ăn mới.
Đã có rất nhiều nghệ nhân nuôi chim Họa mi gặp hoàn cảnh trớ trêu “dở khóc dỏ cười” này, nên gần như trong sách nuôi chim nào chứng tôi cung xin được phép nhắc đi nhắc lại đến việc tránh đổi thức ăn đột ngột khiến chim bị sốc. Như quí vị đã biết, con chim đang mạnh khỏe, chỉ cần bỏ ăn vài ngày là đã suy yếu, và có thể…kéo theo một tai họa cho người nuôi là chim bị thay lông bất định kỳ, mất công sức chăn nuôi trong vài ba tháng chim mới hoàn hồn lại sức.
Một số công thức chế biến thức ăn khác cho chim Họa mi
Công thức tham khảo là cách để lấy lại lửa cho chim họa mi : Cám gạo hoặc cám cò : 300g Thịt lợn nạc hoặc thịt bò dăm : 100g Thịt cá rô phi bỏ xương xay nhỏ : 100g Lòng đỏ trứng vịt : 1 quả Trứng gà : 5 quả Bắp xay nhỏ : 200g Bột khoáng : 10g
Trộn đều hỗn hợp các nguyên liệu với định lượng ở trên sau đó sấy khô tới khi thành phẩm là hạt cám rời. Bảo quản khô ráo và khi ăn thì trộn thêm một ít đồ ăn tươi cho chim họa mi ăn.
Công thức số 2 : Gạo trắng nguyên hạt : 300g Lòng đỏ trứng gà 5 cái Lòng đỏ trứng vịt 1 cái Bột khoáng chất 3g.
Trộn hỗn hợp các nguyên liệu trên lại cho đều và sấy khô ở nhiệt độ khoảng 60 độ C sao cho hạt gạo dính đều lòng trứng gà. Bảo quản số thức ăn này nơi khô ráo và cho chim ăn dần. Đây là công thức thường được người nuôi chim họa mi sử dụng nhất
Kinh nghiệm chăn chim Họa mi khi nuôi chim Họa mi cảnh
Chim Họa mi khi mới chọi được từ ngoài tự nhiên về có một phần đời được sống tự do trong rừng và chúng đã quen với nếp sống phóng túng đó nên khi thay đổi môi trường người nuôi cần hết thức thận trọng và kiên nhẫn. Bởi chim Họa mi từ nơi rừng xanh về thường sốc trước những cảnh như: Sự xuất hiện của con người, của tiếng động cơ gầm rú, của gia súc… bởi bình thường Họa mi sống rất tách biệt với con người.
Vì lý do đó, nhiều nghệ nhân thành thạo mới nghĩ đến phương thức riêng để nuôi chim bổi, mà quí vị đã biết, là tránh cho chúng khỏi sợ hãi trong mấy tuần đầu bắt về, rồi tập dần cho chúng quen với môi trường sống mới, thức ăn mới thì dần dần Họa mi mới dễ thuần thuộc được để lại tiếp tục cất tiếng hót.
Nếu môi trường sống không thay đổi, tập tính của chim được chiều chuộng đúng mức thì dù là chim họa mi bổi cũng rất dễ nuôi, đây là kinh nghiệm quý báu được rút ra từ nhiều thất bại. Vì vậy nếu bạn là người ít kiên nhẫn, bạn không nên nuôi chim Họa mi bổi mà hãy chọn những chú chim Họa mi đã thuần cám để dễ bề chăm sóc và hưởng thành quả.
Chim sống ở rừng thì ăn tạp, và nhờ biết ăn tạp nên chúng mới đủ sức tìm mồi để nuôi sống bản thân. Khi nuôi trong lồng, mặc dù cho thức ăn gì chim cũng có thể ăn để sống được, nhưng để giúp cho chim sống mạnh, sống khỏe để siêng hót, nghệ nhân nuôi chim đều phải chú tâm mày mò ra những phương thức chế biến thức ăn cho từng giống chim, đạt được hiệu quả cao thì mới vừa lòng
Những kinh nghiệm nhỏ nhoi và rời rạc của từng nghệ nhân nuôi chim, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, dần dần được đút kết lại để tạo nên những “công thức” pha trộn thức ăn cho từng giống chim một. Vị vậy cho đến nay đã có rất nhiều loại cám tổng hợp dành cho chim rừng như Họa mi, khướu căn cứ theo từng mức độ thuần của chim.