Chim Họa Mi Rẻ / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Cách Chọn Chim Họa Mi

Họa my mộc là chim mới bẫy về, đã được nuôi ít nhất là 15 ngày đến 2 tháng. Phần lớn đã hót nhưng còn rất dát, người đến gần nhảy loạn xạ, thúc vỡ cả trán, máu mê toe toét, vì vậy rất nhiều người bán không cho bạn đến gần và đấy chính là cái khó của người mua.

Những tiêu chí chọn mua hoa mi (chuyên hót)

Trước tiên bạn cũng phải nghe tiếng hót đã,tiếng hót vang,đanh chứng tỏ chim sung,cũng là để đỡ nhầm chim mái,(hơn nữa nếu chăm mãi mà nó không chọi thi cũng còn được con chim hót,không thành công cũng thành nhân mà).Có 4 tiêu chuẩn sau:Nhất nhãn(mắt),nhị đầu,tam mao(lông),tứ cước(chân).Cũng có người xếp:nhất nhãn,nhị mao,tam đầu,tứ cước.

Tiêu chí cụ thể từng phần:

– Mắt: Mắt chim HM không giống mắt người, không có lòng trắng(Tôi sẽ không dùng các từ giác mạc, võng mạc,kết mạc..v.v mà sẽ dùng những từ “nông dân” dễ hiểu là chỉ có lòng “đen”(thực ra nó có nhiều màu). Ở giữa lòng đen có một chấm đen hơn gọi là đồng tử, bạn phải chọn đồng tử càng nhỏ càng tốt, bạn chú ý đừng mang chim ra ngoài nắng để chọn. Vì làm như vậy đồng tử sẽ thu nhỏ lại, bạn sẽ nhầm đấy.Xung quanh đồng tử là lòng “đen” dân chơi chim gọi là”TẢY”, có nhiều màu tảy ,bạn nên chọn màu xanh đỗ xanh, màu nâu đen, màu cùi nhãn, các màu khác thì thôi. Trên nền tảy có một thành phần rất quan trọng đó là CÁT, vậy cát là gì?.Hồi nhỏ tôi nghe các cụ nói đến nó rất nhiều nhưng không hiểu nổi, sau này biết võ vẽ ít chữ tầu tôi mới vỡ lẽ,hóa ra cũng không đến nỗi khó hiểu lắm.Người Quảng Đông, TQ gọi cát này là SA TẢY(Tiếng phổ thông TQ đọc là sa tỷ), chữ sa có rất nhiều nghĩa(xe,sợi,cát,rơi…)chữ sa tảy có bộ thủy hoặc bộ ty đứng cạnh vì vậy nghĩa của nó là sợi,tia,dây thì mới đúng, còn chữ sa có bộ thạch đứng cạnh mới đúng nghĩa là cát. Vậy SA TẢY(SA=tia,TẢY=đáy,đế,nền) có nghĩa là TIA NỀN MẮT, từ đồng tử có những tia tóe ra bốn phía nền mắt, bạn phải chọn tia mắt càng to càng rõ càng dày càng tốt. Có những con những tia này ngắn nhưng rất dày,ken vào nhau thành một quầng xung quanh đông tử cũng được.Về hình thể ban chọn “mắt méo”(dài,mí trên cong ít mí dưới cong nhiều), mắt “đầy”(nhìn từ phía trước hai mắt hơi lồi làm cho mặt chim có vẻ như hình thang cân),thế là tạm ổn về mắt.bạn đã Ơ rê ca chưa.

– ĐẦU: Đầu chim HM có rất nhiều dạng(xà đầu, phương đầu,tiêm đầu,cáp giới đầu, nga đầu…). Các bạn nên chọn xà đầu(đầu rắn)loại đầu này nhìn ngang ta thấy sống mỏ trến với trán và đỉnh đầu tạo thành một đường gần thẳng hàng,nhìn từ phía trước lại thấy đỉnh đầu hơi lõm,bởi hai mắt lồi và hơi nhô cao, tiết diện hình thang cân. Hoặc chọn phương đầu, loại này thường có cái đầu to, nhìn từ trên xuống hay nhìn ngang các đường cạnh gần song song với nhau.

– MAO(lông): Chọn lông tơi, sốp,mềm(ai đã chơi yến sẽ biết ngay tơi sốp là gì) lông vẫn sắp xếp đều đặn trật tự nhung ta có càm giác nếu khẽ thổi lông sẽ dạt sang hai bên, (không cần để ý đến màu sắc). Lông đầu mỏng, ôm sát da đầu, lông cánh dài, lông đuôi dài trung bình,lông bao đuôi dầy, to, lông ngực rẽ sang hai bên thi rất tốt vì nó sẽ làm cho ngực chim gần phẳng kết hợp đường cong của lưng(tiết diên nhìn từ phía trước lại)giống hình mai rùa ứng với câu”Xà đầu,Qui bối, dả tử bất thối”(đầu rắn lưng rùa đánh chết không lùi)

– CƯỚC(chân): chọn cẳng chân to, các vảy chân có viền thẫm (chim già)không phụ thuộc màu.”đấm” to(chỗ phân ngón),ngón chân dài, móng dài thì hay khóa(túm vào cổ vào chân đối phương)nhưng không chặt,ngón ngắn móng mèo ít khóa nhưng túm chăt. mạnh gây cho đối nhiều thương tích hơn.

Nguồn: Hội những người yêu chim cảnh

Chim Họa Mi Là Loài Chim Gì? Cách Chăm Sóc Chim Họa Mi Như Thế Nào?

Về hình dáng bên ngoài Họa Mi chỉ là một chú chim hoàn toàn bình thường. Nhưng với bộ lông vàng nâu cùng với cặp mắt có phần viền trắng tương tự như những chim Vành Khuyên. Mặc dù sở hữu vẻ ngoài không thực sự nổi bật, tuy nhiên khó ai có thể phủ nhận được biệt tài hót và đá của chúng.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà từ xa xưa chim Họa Mi là một trong những chú chim quý. Chúng luôn xuất hiện trong những chiếc lồng son được đặt ở các lăng tẩm, cung đình của các vị vua chúa. Chỉ giới thượng lưu, quý tộc mới đủ khả năng để chơi chim.

Cùng với sự phát triển của xã hội thì ngày nay ai cũng có thể chơi Chim Họa Mi. Nếu đánh giá trung thực thì đây không phải là một giống chim khó nuôi. Dù là chim non hay trưởng thành thì đều có thể dễ dàng chăm sóc. Chỉ cần người chủ nhân bỏ chút công sức ra là được.

Hiện nay, trong số các loài chim ở Việt Nam. Chim Họa Mi được các chuyên gia nhận định là giống chim có giọng hót hay bậc nhất không có giống chim nào bì kịp. Bên cạnh đó, khả năng đấu đá nếu bạn may mắn được chứng kiến một lần thì cũng khó có thể quên được. Cũng không quá khi nói chim Họa Mi là một trong những giống chim dữ, vô cùng dữ.

Khi gặp một đối thủ xứng tầm chúng sẽ hót cả ngày để đọ giọng với nhau. Hót mà như hét vào mặt đối phương. Chúng chỉ ngừng hót khi đối phương chịu dừng lại. Nếu chim nào lửa nhỏ ắt sẽ bị đè và từ đó sẽ không dám hé mỏ ra hót thêm lần nào nữa.

Giọng của chim Họa Mi tương đói thánh thót và có độ trong và vang xa. Thể hiện được sự sang trọng và uy lực khiến cho người nghe cảm thấy thoải mái và vô cùng phấn khích. Dù là người khó tính trong những người khó tính cũng phải công nhận là giọng hót của giống chim này rất hay.

Tùy thuộc vào từng vùng miền mà chim Họa Mi sẽ có đặc tính sinh sản khác nhau. Tuy nhiên, một mùa sinh sản của họa mi sẽ kéo dài từ 3 tới 4 tháng. Vậy nên, bạn không nên quá bất ngờ khi chim Họa Mi miền Nam sinh sản không cùng thời điểm với Họa Mi miền Bắc.

Vào mỗi mùa, một cặp Họa Mi có thể tạo ra 2-3 thế hệ F1. Lứa này vừa ra thì chim Họa Mi mẹ lại cho ra đời lứa sau. Thời gian ấp trứng của chim Mái rơi vào khoảng 2 tuần và mất thêm 1 tháng nữa để nuôi con.

Khi chim Họa Mi con trưởng thành thì chúng có thể tách mẹ và tự sinh tồn kiếm sống ở một nơi khác. Mùa giao phối của chim Họa Mi thường bắt đầu vào tháng 6 tháng 7 âm.

Nếu chích chòe lửa thích làm tổ ở những nơi cao ráo, trong các khu vực suối, sông hẻo lánh. Thì chim Họa Mi lại hoàn toàn khác. Chúng thích lựa chọn những nơi thấp nhưng kín đáo để làm tổ. Tuy nhiên, chính vì sự bất cẩn này mà tổ chim Họa Mi luôn luôn bị giới săn chim rình mò, đặt bẫy và lấy trứng chim.

Đặc điểm nhận biết tổ chim Họa Mi chính là những chặng 3 cây. Hoặc những vị trí có nhiều cành cây đan chéo lại với nhau tạo nên điểm tựa vững trãi.

Bên cạnh đó, Họa Mi cũng được đánh giá là một trong những loài chim Uyên ương vô cùng thủy chung, Chim trống luôn bên cạnh chim mái, đầu gối tay ấp. Chim Họa Mi Trống luôn bên cạnh chăm sóc cho Hoa Mi Mái trong giai đoạn sinh con, mang bầu.

Trong quá trình làm tổ thì cặp chim Họa Mi này thường cùng nhau tha cây, rác về để làm thành tổ. Nếu gặp phải kẻ thù, chim Họa Mi trống sẵn sàng liều mình để chiến đấu bảo vệ Họa Mi mái và đàn con. Thấy chim trống chiến đấu với kẻ thù, chim mái cũng tham gia hỗ trợ. Trong trường hợp đối thủ quá mạnh chim mái sẵn sàng bỏ tổ đi theo chim trống

Dấu hiệu nhận biết chim sắp thay lông tương đối đơn giản. Thông thường nếu lông chúng bị nhạt đi cũng như bị khô dần. Thì đây chính là lúc chim chuẩn bị thay bộ lông mới. Vị trí đầu tiên thay chính là ở khu vực cổ sau sẽ lan xuống thân mình. Và cuối cùng là phần đuôi và lông cánh.

Trên thực tế việc phân biệt chim Họa Mi trống và mái tương đối đơn giản. Chỉ cần chú ý nhìn một chút là có thể dễ dàng nhận ra được ngay.

Chim Họa Mi trống: bộ lông thường sặc sỡ, đuôi dài, phân mỏ lớn, chân to, hàm bạnh đầu có mào, dáng vẻ bệ vệ, hùng dũng

Chim Họa Mi mái: hình dáng nhỏ bé, tròn mập, đầu chim tương đối nhỏ, chân mảnh khảnh, lông có phần nhợt nhạt.

Chim Họa Mi trống tiếng kêu tương đối vang và trong trẻo dễ đi vào lòng người. Còn Họa Mi mái tiếng lại pha chút khàn dân chơi chim lâu năm gọi là tiếng sè sè.

Nếu với 2 đặc điểm về hình dáng và giọng hót chưa giúp quý vị phân biệt được giống chim này. Thì vẫn còn một đặc điểm nữa. Đó chính là dựa vào phần râu ở mũi chim. Chim Họa Mi Trống thì phần râu sẽ mọc dọc theo phần mỏ chim. Còn râu mọc thẳng thì đích thị đó là chim Họa Mi mái.

Chim Họa Mi vốn là giống chim rừng sống chủ yếu ở xứ lạnh. Tại Việt Nam, chim Họa Mi tập trung chỉ yếu ở các khu vực có núi cao như: Sơn La, La châu,… Những khu vực vùng núi Phía Bắc có thời tiết mát mẻ.

Chim Họa Mi thích ăn nhất là gạo rang trộn chứng. Trên thực tế Họa Mi là loài chinh rất dễ ăn dễ nuôi. Tuy nhiên, nếu cho chim ăn lung tung sẽ khiến giọng hót trở nên khàn, và không còn được sáng nữa. Lông chim từ đó cũng bị bạc màu không còn sặc sỡ.

Hiểu một cách đơn giản nên cho chim Họa Mi ăn các thức ăn có tính hàn sẽ tốt hơn.

Ngoài ra, để thay đổi khẩu phần ăn, bạn cũng nên cho chim ăn thêm cào cào và sâu tươi 1 tuần/ lần. Hạn chế dùng sâu khô bởi sẽ làm chim khàn tiếng và giọng không còn được vang nữa. Đặc biệt, cần chuẩn bị nước sạch đun sôi để nguội để chim uống. Mỗi ngày nên rửa sạch ca đựng nước và thay nước 1 lần để đảm bảo vệ sinh

Họa Mi là loài chim rất nhạy cảm với thức ăn lạ. Nếu bạn muốn cho Họa Mi uống mật ong để giọng chúng trong hơn, hót hay hơn, điều đó không có gì sai. Mật ong sẽ giúp cho âm vực của chim tăng đáng kể.

Tuy nhiên cần lưu ý liều lượng sử dụng. Về bản chất mật ong tương đối nóng. Nên bạn chỉ nên sử dụng liều lượng vừa đủ khoảng 2 tuần/ lần. Mỗi lần 2-3 giọt hòa vào với nước để chim uống. Bên cạnh đó bạn cũng có thể trộn mật ong vào với cám và rang lên để chúng ăn cho thay đổi khẩu vị

Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá và lựa chọn một chú chim Họa Mi tốt như: giọng hót, vóc dáng và hành vi.

Đồng ý là Họa Mi là một trong những giống chim có giọng hót hay. Nhưng không phải con nào cũng hót hay cả. Điều này chúng ta cần phải nói rõ với nhau.

Chim hót hay là chú chim siêng hót, giọng hót phải đa dạng. Hót được nhiều thể loại cũng như phát ra được nhiều âm thanh khác nhau. Giọng của chim Họa Mi cũng phải to và vang. Nếu chú Họa Mi giọng khàn, bé thì đem đi thi hót cũng không được đánh giá cao.

Các nghệ nhân chơi chim thường chọn chim Họa Mi dựa vào ngũ trường. Tức 5 bộ phận trên cơ thể chim như: đầu, thân, chân, đuôi, mỏ

Đầu phải dài thì hứng tỏ đây là chim khôn có khả năng bắt chước các loài chim khác nhanh

Thân mình dài tượng tự như hình thoi, dáng vẻ bệ vệ, hùng dũng, hiên ngang. Chân dài toát lên thần thái khi hót

Họa Mi nên có đuôi dài vừa phải sẽ rất đẹp mắt khi bay nhảy trong lồng, mỏ chim nên dài và thẳng

Trên thưc tế không hề có giống chim Họa Mi hót hay Họa Mi đá chỉ khác ở điểm chim nào khôn hơn chim nào mà thôi. Chỉ khi mua về và chăm sóc tại gia một thời gian người chơi chim mới có thể tự phân biệt. Con chim này chỉ để hót và chim này dùng để đá.

Dựa vào đặc tính và tài năng của từng con mà người nuôi sẽ giúp chim phát triển hơn. Rất khó để một chú họa mi chuyên dùng để đá lại chuyển sang đem thi hót và ngược lại

Nếu chỉ hằng ngày đến bữa cho chim ăn, đúng giờ cho chim ngủ. Thì lâu dần chim sẽ bị suy hay còn gọi là yếu lửa và không còn khả năng đá hay hót nữa. Chim Họa Mi cũng không phải là ngoại lệ. Khi đã xác định nuôi chim, người nuôi cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng về tập tính, nguồn gốc cũng như sở thích. Từ đó mới có thể khiến quá trình chăm sóc được cẩn thận và hiệu quả hơn.

Do có xuất gốc từ rừng núi. Nên lồng chim Họa Mi thích hợp nhất là đặt ở hướng Đông hoặc Đông Nam bởi ở hướng này thời tiết tương đối mát mẻ.

Gạo rang trộn trứng là món ăn khoái khẩu không thể thay thế của chim Họa Mi cần có 24/24 trong lồng. Cào cào và sâu tránh cho chim ăn buổi tối kéo lạnh bụng, chim sẽ đi ngoài, tiêu chảy.

Nên tắm nắng 1 tuần 2 lần vào các buổi sáng cho chim. Vitamin D trong ánh nắng mặt trời sẽ giúp cho xương chim được chắc khỏe. Từ đó sức khỏe cũng cải thiện hơn rất nhiều. Nếu bạn để ý những chú chim ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thưởng ủ rũ, mệt mỏi và bị còi xương.

Trong tự nhiên chim cũng giống như gà, gần chiều tối đã lo tìm chỗ ngủ. Có rất nhiều bác có thói quen thức khuya, cho lồng chim vào nhà dưới ánh đèn để ngắm chim. Việc làm này vô tình khiến chim Họa Mi bị ngủ muộn. Từ đó khiến chúng cũng dạy muộn vào sáng hôm sau. Dẫn đến múi giờ sinh học hằng ngày bị thay đổi, khiến việc hót cũng từ đó mà thưa thớt dần.

Vậy nên để đảm bảo sức khỏe cũng như tập cho chim có thói quen tốt bạn nên phủ một lớp vải ngoài lồng và đặt trong khu vực yên tĩnh để chúng có thể chìm vào trong giấc ngủ.

Trên thị thường chim cảnh hiện nay thì chim Họa Mi Mái bổi có mức giá tương đối cao. Tuy nhiên vẫn chỉ rẻ bằng ¼ so với chim Họa Mi Trống. Đặc biệt những giống chim to khỏe, lanh lợi, đẹp mã, hót hay thì mức giá sẽ vô cùng cao.

Chim Họa Mi non có giá từ 170K- 280K/con

Chim Họa Mi mái giá giao động từ 1tr2 – 1tr6 /con

Những chú Họa Mi cái dáng đẹp, hot hay mức giá có thể lên đến 50 triệu

Họa Mi trống mộc, dáng cao, bệ vệ có giá khoảng 420K- 450K/con

Chim Họa Mi Và Hoa Hồng

VNTN – Nàng nói sẽ khiêu vũ với ta nếu ta mang hoa hồng đỏ đến cho nàng cậu sinh viên trẻ tuổi khóc lóc. “Nhưng chẳng còn bông hồng đỏ nào trong vườn nhà ta cả”.

Từ tổ của mình trên vòm cây sồi xanh, Chim Họa Mi đã nghe thấy tiếng chàng, cô nhìn xuyên qua tán lá và ngạc nhiên.

“Vườn nhà tôi không có hoa hồng đỏ!” Cậu khóc và đôi mắt đẹp của cậu đẫm lệ. “À phải rồi, hạnh phúc thường đến từ những điều nhỏ nhặt. Ta đã đọc mọi điều mà những nhà thông thái viết, và tất cả những bí ẩn triết học đều là của ta. Vậy mà khao khát có được một bông hồng lại khiến cuộc sống của mình đến khốn khổ”.

“Cuối cùng thì cũng có một kẻ thực sự đang yêu”, Họạ Mi nói. “Hàng đêm ta đã hót vì chàng dù biết rằng chàng không hề biết; hàng đêm ta đã kể câu chuyện này với những vì sao, và giờ thì ta đã gặp chàng. Tóc chàng sẫm màu như đóa lan dạ hương, môi chàng đỏ màu hoa hồng mà chàng khao khát. Nhưng niềm say mê đã khiến gương mặt chàng trông nhợt nhạt như màu ngà còn nỗi buồn in dấu lên trên vầng trán”.

“Hoàng tử sẽ tổ chức một bữa tiệc vào tối mai”, chàng sinh viên trẻ tuổi rên rỉ, “và người ta yêu sẽ đi cùng ngài ấy. Nếu ta tặng nàng một bông hồng nhung, nàng sẽ khiêu vũ với ta cho đến tận bình minh. Nếu ta tặng nàng một bông hồng nhung, ta sẽ ôm nàng trong vòng tay, nàng sẽ tựa đầu lên vai ta, tay trong tay. Nhưng vườn nhà ta không có hoa hông đỏ nên có lẽ ta sẽ phải ngồi một mình còn nàng sẽ làm ngơ ta thôi. Nàng sẽ không thèm chú y đến ta, và trái tim ta sẽ tan vỡ”.

“Đây quả thực là một người tình chân thành”, Chim Họa Mi nói. Ta ca hát về những điều làm chàng đau khổ, niềm vui của ta thì đối với chàng lại là nỗi đau. Rõ ràng Tình Yêu là một điều kì diệu. Nó quý hơn ngọc lục bảo và đắt hơn ngọc mắt mèo. Cả ngọc trai lẫn ngọc thạch lựu đều không thể mua được mà cũng không ai đem nó ra bán buôn. Nó không phải là món hàng cũng như không thể cân đo đong đếm bằng vàng được”.

“Những người nhạc công sẽ ngồi ở chỗ của họ”, chàng sinh viên nói, “và chơi nhạc, còn tình yêu của ta sẽ khiêu vũ trong tiếng đàn hạc và đàn vĩ cầm. Nàng sẽ khiêu vũ thật nhẹ nhàng đến mức đôi bận chân như lướt đi trên không, và những vị triều thần trong trang phục sặc sỡ sẽ vây quanh nàng. Nhưng nàng sẽ không nhảy vơi ta bởi ta không có hoa hồng đỏ”. Và rồi chàng ta gieo mình xuống thảm cỏ, khuôn mặt vùi trong đôi bàn tay khóc nức nở.

“Sao chàng lại khóc?” Thằn Lằn Xanh bé bỏng hỏi khi chú chạy ngang qua chàng trai với đôi tai dỏng lên.

“Thực ra là tại sao?” Bướm nói trong khi vẫn đang vỗ cánh dập dờn đuổi theo tia nắng.

“Vì sao thế” Hoa Cúc thì thầm khe khẽ với người láng giềng, giọng dịu dàng.

“Chàng ấy khóc vì một bông hồng đỏ”, Chim Họa Mi nói.

“Vì một bông hồng đỏ ư?” tất cả đồng thanh hét lên. “Thật là buồn cười!” và chú Thằn Lằn vốn là kẻ hay giễu cợt liền cười phá lên.

Nhưng Họa Mi hiểu nỗi buồn thầm kín của chàng sinh viên. Cô yên lặng đậu trên cây sồi và suy nghĩ về điều bí ẩn của Tinh Yêu.

Đột nhiên cô sải đôi cánh nâu của mình rồi bay vút lên trời cao. Cô bay qua khu rừng như một cái bóng, và cái bóng đó chao liệng trên khu vườn.

Ngay chỗ trung tâm của thảm cỏ có một cây hoa Hồng tụyệt đẹp. Khi nhìn thấy nó, cô bay tới và tìm thấy một cành hoa.

“Hãy cho tôi một bông hồng đỏ”, cô cất tiếng gọi, “rồi tôi sẽ hót cho bạn nghe bài ca hay nhất”.

Nhưng Cây lắc đầu.

“Hoa của tôi màu trắng”, nó trả lời. “Trắng như bọt biển, và trắng hơn cả tuyết trên núi cao. Nhưng hãy đi tới chỗ người anh em của tôi mọc quanh cái đồng hồ mặt trời cũ, có lẽ cậu ấy sẽ cho bạn điều bạn muốn”.

Thế là Họa Mi bay tới chỗ cây hoa hồng mọc quanh đồng hồ mặt trời cũ.

“Hãy chọ tôi một bông hồng đỏ”, cô cất tiếng gọi, “rồi tôi sẽ hót cho bạn nghe bài ca ngọt ngào nhất”.

Nhưng Cây lắc đầu.

“Hoa của tôi màu vàng”, nó trả lời. “Vàng như tóc của nàng tiên cá ngồi trên chiếc ngai hộ phách, và vàng hơn cả đóa thủy tiên nở trên đồng cỏ trước khi người thợ gặt đến cùng lưỡi hái của ông ta. Nhưng hãy đi tới chỗ người anh em của tôi mọc dưới cửa sổ phòng chàng Sinh viên, có lẽ cậu ấy sẽ cho bạn điều bạn muốn”.

Thế là Họa Mi bay tới chỗ cây hoa Hồng mọc dưới cửa sổ phòng chàng Sinh viên.

“Hãy cho tôi một bông hồng đỏ”, cô cất tiếng gọi, “rồi tôi sẽ hót cho bạn nghe bài ca du dương nhất”.

Nhưng Cây lắc đầu.

“Hoa của tôi màu đỏ”, nó trả lời, “đỏ như bàn chân chim bồ câu, và đỏ hơn cả dải san hô hình rẻ quạt vĩ đại uốn lượn trong đại dương ngầm. Nhưng mùa đông đã khiến gân lá tôi chết cóng còn sương giá làm tê buốt những nụ hoa, bão tố bẻ gãy cành nhánh, và tôi sẽ không nở hoa được cả năm này”.

“Một bông hồng đỏ là tất cả những gì tôi cần”, Chim Họa Mi kêu lên, “chỉ một bông thôi! Chẳng lẽ không có cách nào để có được nó ư?”

“Có một cách”, Cây trả lời. “Nhưng điều đó quá kinh khủng đến mức tôi không dám kể cho bạn”.

“Kể cho tôi biết đi”, Chim Họa Mi nói, “tôi không sợ đâu”.

“Nếu cần một bông hồng đỏ”, Cây nói, “bạn phải làm ra nó bằng âm nhạc dưới ánh trăng và nhuộm nó bằng máu từ chính trái tim mình. Bạn phải hát cho tôi nghe với lồng ngực ấn vào gai nhọn. Bạn phải hát cho tôi cả đêm với chiếc gai xuyên qua tim, và dòng máu phải chảy vào huyết quản tôi, trở thành một phần trong tôi”.

“Chết là một cái giá xứng đáng phải trả cho một bông hồng đỏ”, Chim Họa Mi khóc, “còn Cuộc Sống thì thật thân thương. Thật vui khi được ở trong khu rừng xanh mát, ngắm Mặt Trời trong cỗ xe bằng vàng và Mặt Trăng trong cỗ xe ngọc trai. Ngọt ngào thấy mùi thơm của cây táo gại, ngọt ngào thay những đóa hoa chuông giấu mình trong thung lũng, và cả cây thạch nam hoa nở trên đồi. Nhưng Tình Yêu còn tốt đẹp hơn Cuộc sống, và trái tím của một con chim là gì mà sánh được với trái tim một con người?”

Thế là cô sải đôi cánh nâu rồi bay vút lên trời cao. Cô lướt nhanh qua khu vườn như một cái bóng, và rồi như một cái bóng cô liệng qua khu rừng. Chàng Sinh viên trẻ tuổi vẫn còn nằm trên thảm cỏ nơi cô nhìn thấy trước kia, còn những giọt nước mắt vẫn chưa khô đi trong đôi mắt truyệt đẹp.

Chàng Sinh viên nhìn lên từ bãi cỏ và lắng nghe những chẳng thể hiểu được lời Chim Họa Mi đang nói với mình bởi chàng chỉ biết những điều được viết trong sách.

Nhưng cây sồi hiểu tất cả và cảm thấy buồn vì cây rất mến cô Họa Mi nhỏ bé làm tổ trên cành nhánh của mình.

“Hãy hót cho tôi nghe một lần cuối”, cây thì thầm. ‘Tôi sẽ cảm thấy rất cô đơn khi vắng bạn”.

Thế là chim Họa Mi cất tiếng hót vì cây sồi. Giọng cô như nước sủi tăm trông chiếc bình bạc.

Khi cô hát xong thì chàng Sinh viên cũng vừa thức giấc. Chang ta lấy từ trong túi ra một cuốn sổ cùng một cây bút chì.

“Không thể phủ nhận là nàng thật xinh đẹp”, chàng tự nói với mình khi đi khỏi lùm cây. “Nhưng nàng có cảm xúc không? Ta e là không. Thực tế là nàng giống hầu hết giới nghệ sĩ. Nàng luôn có một phong cách giả tạo. Nàng sẽ không hi sinh bản thân vì người khác. Nàng chỉ nghĩ về âm nhạc và ai cũng biết là nghệ thuật thì ích kỉ. Tuy vậy, phải công nhận là giọng nàng đôi lúc khá hay. Thật đáng tiếc là nó chẳng có nghĩa lí gì hết cũng như không có giá trị thiết thực”. Chàng đi về phòng, nằm xuống giường rồi bắt đầu nghĩ về tình cảm của mình. Một lúc sau chàng đã chìm vào giấc ngủ.

Khi Mặt trăng tỏa sáng trên trời cao, Chim Họa Mi bay tới chỗ cây hoa Hồng và lao ngực mình vào gai nhọn. Cô cất tiếng hót cả đêm với chiếc gai đâm vào ngực và vầng Trăng thủy tinh lạnh lẽo cúi xuống lắng nghe cô. Cả đêm dài cô ca hát, còn chiếc gai cứ đâm sâu dần vào lồng ngực và dòng máu trong cô cứ chảy ra mãi.

Đầu tiên cô ca hát cho sự ra đời của tình yêu trong trái tim một đôi trai gái. Và trên cành cao nhất của cây hoa Hồng, một đóa hoa tuyệt diệu dần nở, từng cánh từng cánh một mỗi khi một bài ca được cát lên. Ban đầu nó có màu nhạt như làn sương bao phủ trên dòng sông và ánh bạc như đôi cánh bình minh. Đóa hoa ấy như hình bóng của một bông hồng soi trong chiếc gương tráng bạc, trong hồ nước, bông hồng nở trên cành cao nhất ấy.

Nhưng Cây lại kêu gọi Chim Họa Mi hãy ấn ngực sâu hơn nữa vào chiếc gai. “Ấn sâu nữa đi hỡi Chim Họa Mi bé bỏng”, Cây hét lên, “nếu không Ngày sẽ đến trước khi bông hoa được hoàn thành”.

Thế là chim Họa Mi ấn ngực sâu hơn vào mũi gai và càng hát to hơn trước, bởi cô hát cho sự ra đời của tình yêu nồng nàn trong linh hồn một người đàn ông và một cô gái. Và rồi một màu hồng phớt hiện lên trên những cánh hoa như gương mặt ửng hồng của chú rể khi anh ta hôn cô dâu. Nhưng chiếc gai vẫn chưa chạm tới được trái tim cô, vì thế mà phần trung tâm bông hoa vẫn còn màu trắng, bởi chỉ có máu từ trái tim một con Chim Họa Mi mới thắm đỏ được trái tim của một đóa hoa.

Cây lại kêu gọi Chim Họa Mi hãy ấn sâu hơn nữa. “Ấn sâu thêm nữa hỡi Họa Mi bé bỏng”, Cây hét lên, “nếu không Ngày sẽ đến trước khi bông hoa được hoàn thành”.

Thế là Chim Họa Mi ấn sâu hơn nữa, và rồi mũi gai chạm vào tim cô. Một cơn đau nhói lên nhức nhối trong cô. Nỗi đau ngày càng cay đắng hơn, và bài ca của cô cũng càng lúc càng dữ dội hơn bởi vì cô hát cho thứ Tình Yêu được Cái Chết hoàn thiện, cho thứ Tình Yêu không bao giờ bị chôn vùi.

Và rồi đóa hồng tuyệt đẹp đã thắm đỏ như mọc trên nền trời phương đông. Những cánh hoa đỏ thắm, và chính giữa đỏ như một viên hồng ngọc. Nhưng giọng Chim Họa Mi càng lúc càng yếu đi, đôi cánh nhỏ của cô bắt đầu đập và một màng sương mỏng bao phủ đôi mắt. Tiếng hót tắt dần và cô cảm thấy như cổ họng mình nghẹn lại. Đến lúc này cô bật lên một tiếng hát cuối cùng, Vầng Trăng bạc nghẹ thấy khiến nàng quên mất bình minh và cứ thế nán lại trên bầu trời. Bông Hồng nhung nghe thấy và nó run rẩy cả người trong cảm giác đê mê, cánh xòe rộng đón lấy khí trời lành lạnh buổi sáng. Tiếng vọng lách qua dãy đồi và đánh thức những người chăn cừu đang mê ngủ. Nó trôi bồng bềnh qua đám lau sậy trên sông và chúng mang thông điệp của nó ra khơi.

“Hãy nhìn kìa!” Cây hoa kêu lên, “Giờ thì bông Hồng đã trọn vẹn”. Nhưng không thấy chim Họa Mi đáp lời bởi cô đã nằm chết trên dải cỏ với chiếc gai cắm thấu tim.

Buổi trưa chàng Sinh viên mở cửa sổ và nhìn ra ngoài. “Sao mình lại may mắn thế vậy chứ!” – chàng kêu lên. “Bông hồng đỏ đây rồi! Ta chưa từng nhìn thấy bông hồng nào nhứ thế này trong đời. Nó đẹp đến nỗi ta dám chắc là nó hẳn phải có một cái tên Latin dài dằng dặc”. Và chàng nhoài người xuống hái nó.

Chàng đội mũ rồi chạy nhanh tới nhà ngài Giáo sư với bông hồng trong tay. Con gái của ngài Giáo sư đang ngồi trên ngưỡng cưa cuộn chỉ xanh vào một cái ống với con cho nhỏ nằm dưới chân.

“Nàng nói rằng sẽ khiêu vũ với ta nếu ta mang đến cho nàng một bông hồng đỏ”, chàng Sinh viên nói. “Đây là bông hồng đỏ nhất trên thế giới. Nàng sẽ cài nó trên ngực mình chỗ trái tim, và khi chúng ta khiêu vũ cùng nhau nó sẽ nói cho nàng biết ta yêu nàng như thế nào”.

Nhưng cô gái cau mày.

“E rằng nó sẽ không hợp với bộ váy của tôi”, cô trả lời. “Hơn nữa, cháu trai của nhà Chamberlain vừa gửi tôi vài thứ đồ trang sức thật và ai cũng đều biết là nữ trang đắt hơn hoa nhiều”.

“Thế đấy, ta xin lấy danh dự mà thề, nàng thật vô ơn”, chàng Sinh viên nói một cách giận dữ. Rồi chàng ta vứt đóa hoa ra đường, nó rơi xuống rãnh nước và bị một cái bánh xe ngựa cán qua.

‘Vô ơn!” cô gái nói. “Tôi nói cho mà biết, anh là đồ xấc xược. Và xét cho cùng thì anh là cái thá gì. Chỉ Ịà sinh viên thôi. Sao, tôi không tin là anh có lấy nổi khóa giày bằng bạc như cháu trai nhà Chamberlain đâu”. Rôi cô nàng đứng dậy khỏi ghế và đi vào nhà.

“Tình Yêu thật là một thứ vớ vẩn”, chàng Sinh viên nói lúc quay bước. “Nó chẳng hề có ích bằng nửa lập luận bởi vì nó chẳng chứng minh được gì hết. Nó còn nói cho ta biết về những điều chẳng bao giờ xảy ra và khiến người ta tin vào thứ không có thật. Tóm lại thì nó không thiết thực. Ta nhất định phải quay về với Triết học và học Siêu hình học mới được”.

Thế là chàng ta quay về phòng và lấy ra một quyển sách bụi bám dày rồi bắt đầu đọc.

Oscar Wilde, tên đầy đủ là Oscar Fingal O’Flahertie Wills Wilde, là một nhà văn nổi tiếng của Ireland. Ông được biết đến như một nhà mĩ học nổi bật, ông còn là người đầu tiên giảng giải về phọng trào nghệ thuật vị nghệ thuật lúc bấy giờ. Nổi tiếng về tài tranh luận và phong cách ăn mặc lịch lãm. Ông sáng tác nhiều và viết với một giọng văn tự nhiên. Những kiệt tác tràọ phúng, những vở kịch châm biếm, lối chơi chữ và văn phong hóm hỉnh đậm chất Ireland.

Trương Thị Mai Hương dịch

Nguồn nguyên tác: chúng tôi

Cách Nuôi Chim Họa Mi Lên &Amp; Căng Lửa. Họa Mi Ăn Gì Để Hót Nhiều?

Họa Mi là một loài chim hoang dã, với bản tính nhút nhát nên nếu không biết cách thuần thì rất khó để chúng cất lên những âm thanh tuyệt vời. Vậy làm cách nào để nuôi chim họa mi lên lửa và luôn căng lửa. Và nên cho họa mi ăn gì để hót nhiều?

Họa Mi tập trung nhiều nhất ở Trung Quốc nơi có nhiều khu rừng núi rậm rạp, nhiệt độ trung bình thấp, luôn mát mẻ. Họa Mi có mặt ở Việt Nam cũng từ rất lâu và phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc.

Ít có loài chim nào được đi vào thơ ca nhiều như chim Họa Mi, điều này cho thấy chúng có nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người Việt mặc dù ngoại hình của chúng không có gì quá đặc biệt.

Nuôi Họa Mi không khó, cái khó là làm thế nào để thuần dưỡng chúng “làm bạn” với chủ nuôi, cất giọng lảnh lót như khi chúng còn ở bên ngoài tự nhiên. Muốn được như vậy, các bạn chú ý những điểm sau:

Chọn chim Họa Mi

Khi chọn mua một chú chim Họa Mi bạn cần quan tâm đến các yếu tố sau:

Đầu: theo từ chuyên môn của giới chơi chim là “đầu rắn”, có nghĩa là khi chọn chim bạn hãy nhìn vào phần đầu, nếu thấy phần mỏ phía trên so với đỉnh đầu nhìn ngang như 1 đường thẳng là đúng chuẩn.

Mắt: nên chọn con có đồng tử (phần đen trong con ngươi) nhỏ, nhưng những tia xung quanh phải càng to càng tốt.

Bộ lông: luôn mềm, mượt, không xơ, không xù

Chân: rắn, khỏe, viền của vảy màu tối, ngòn chân không quá dài, bộ vuốt tương tự như vuốt mèo

Chọn lồng nuôi

Lồng là “nhà” của chim do đó phải lựa chọn sao cho có thể mang lại cho chúng một cuộc sống thoải mái nhất.

Vật liệu có thể là mây, tre, không cần thiết phải là lồng sắt

Số lượng nan lồng chỉ là cỡ 60 chiếc

Đường kính phù hợp nhất là 30 – 40 phân

Treo đầy đủ dụng cụ ăn, uống và thanh ngang bên trong lồng

Phải vệ sinh lồng hàng ngày sau khi tắm cho chim (thường vào buổi sáng), không cho chim tắm nắng nhiều và nên đặt lồng ở vị trí tránh gió.

Cách chăm sóc

Để thuần dưỡng được một chú Họa Mi dạn dĩ hót nhiều, căng lửa bạn cần phải kiên nhẫn.

Trước tiên, bạn cần phủ kín lồng, treo ở nơi yên tĩnh trong khoảng 1 tuần. Trong quá trình này bạn cần cung cấp đủ thức ăn nước uống cho chim và ít chạm vào lồng chim.

Sau khi chim đã dần quen với môi trường mới thì bạn có thể mở dần vải che để chim có thể tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Và cũng tăng sự “gần gũi” của bạn với chú chim của mình bằng cách cho chúng ăn uống, tắm rửa, vệ sinh để chúng hiểu rằng mình không làm hại nó.

Thời gian khi hé mở vải che lồng chim vẫn sẽ còn sợ, hay bay nhảy khắp lồng vì thế mọi cử chỉ, hành động của bạn phải thật nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh dùng lực mạnh mỗi khi cầm, giữ chim.

Cách tốt nhất để chim nhanh dạn, hót nhiều là đặt một chú Họa Mi mái ở gần (nhưng không cho con trống thấy mặt). Tiếng hót của con mái sẽ kích thích con trống sung lên và hót nhiều hơn và nhanh thuần hơn.

Trường hợp bạn không có chim mái, có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các audio về giọng chim Họa Mi mái trên internet, tuy có thể không hiệu quả bằng nhưng cũng có tác động ít nhiều đến chim trống.

Thức ăn cho chim Họa Mi

Khi vừa mới mang chim về, đây là giai đoạn “nhạy cảm” nhất đối với chim, bạn cần cho chim ăn những thức ăn giống như tự nhiên mà chúng vẫn hay ăn như cào cào, trứng kiến, …

Sau khi chim đã dạn hơn bạn cho chim ăn dần dần cám tự pha trộn. Lúc này giảm khẩu phần thức ăn tươi, tăng khẩu phần thức ăn trộn sẵn. Có nhiều công thức trộn cám cho Họa Mi, bạn có thể tham khảo công thức sau:

+ 0,25kg tấm gạo

+ 4 hoặc 5 trứng gà/vịt (lấy cả lòng đỏ và lòng trắng)

+ 1 thìa nhỏ đường trắng

+ 2 thìa nhỏ bột xương

Cho tấm vào rang trên một chảo nóng, nhìn đến khi hạt gạo màu vàng là được, không để quá cháy, tắt bếp, cho trứng, đường và bột vào đảo cho gạo thấm đều rồi mang đi phơi nắng (trường hợp trời âm u có thể bắt lên bếp đảo tiếp cho đến khi hạt tấm không bết lại là được).

Khẩu phần ăn của Họa Mi rất ít, mỗi ngày chúng chỉ ăn khoảng 1 thìa cà phê và ăn thêm một ít cào cào để bổ sung lượng đạm động vật và để chúng sung hơn.

Những lưu ý khi cho Họa Mi ăn:

Không được đột ngột thay thế nguồn thức ăn vì rất dễ gây ra hiện tượng chim bỏ ăn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chim.

Thức ăn phải luôn đảm bảo là không bị ẩm mốc, hư hỏng.

Nước uống phải luôn đảm bảo sạch, không đục, bẩn.

Thức ăn không được bị mặn.

Trong khẩu phần ăn nên bổ sung các loài côn trùng tươi sống.