Chim Bồ Câu Rừng / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Giá Chim Bồ Câu Giống. Các Giống Chim Bồ Câu Thịt &Amp; Bồ Câu Kiểng

Chim bồ câu là món ăn bổ dưỡng, có giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng trong đông y được nhiều người yêu thích. Ngày nay, chim bồ câu đang dần trở thành vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến bà con các giống chim bồ câu đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam, và chi tiết giá chim bồ câu giống, bồ câu thương phẩm từng loại.

Thịt chim bồ câu là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất, không chỉ thơm ngon mà còn có nhiều công dụng trong đông y. Các giống chim bồ câu lấy thịt được nuôi phổ biến nhất hiện nay gồm có bồ câu Pháp, bồ câu Gà, bồ câu ta.

Giống bồ câu Pháp có xuất xứ từ miền Đông Nam nước Pháp . Đây là giống chím rất dễ nuôi và dễ thích nghi với môi trường. Bồ câu Pháp chuyên nuôi lấy thịt với trọng lượng của mỗi con chim trưởng thành khoảng 0,8 – 1,2kg. Mỗi năm chúng có thể đẻ từ 8 – 9 lứa với tỉ lệ nuôi sống trên 95%, trọng lượng mỗi con ra ràng trung bình đạt từ 500 – 600gr. Ở nước ta, giống chim bồ câu Pháp được nuôi nhiều trong các trang trại ở miền Bắc như Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dương…

Giá chim bồ câu Pháp trên thị trường hiện nay ở mức khá cao. Cụ thể như sau:

Chim thịt ra ràng (khoảng 1 tháng tuổi): 60,000 – 75,000/con

Chim giống 2- 3 tháng tuổi: 200,000 – 250,000/cặp

Chim giống trên 6 tháng tuổi: 400,000 – 500,000/cặp

Như tên gọi, đây là giống chim bồ câu thương phẩm được đánh giá khá cao vì kích thước lớn và có giá trị kinh tế cao. Mỗi con bồ câu gà khi xuất bán có thể nặng từ 6 – 9 lạng. Mô hình nuôi chim bồ câu gà hiệu quả nhất là nhốt chuồng. Người ta hiếm khi thả giống chim này ngoài tự nhiên do kích thước to lớn, chậm chạp nên dễ bị săn trộm.

Do giá trị thương phẩm cao nên giá chim bồ câu gà giống cũng khá cao, cụ thể như sau:

Chim giống (đã sinh sản): 1,5 – 2 triệu / cặp tùy trọng lượng.

Chim thịt ra ràng (khoảng 1 tháng tuổi): 200 – 300 ngàn/con

Chim bồ câu ta là loài bồ câu thuần Việt. Bồ câu ta có kích thước và trọng lượng nhỏ hơn các loại chim bồ câu thịt khác. Tuy nhiên, giống như thịt gà ta thì thịt bồ câu ta có vị ngọt và săn chắc đặc trưng nên được nhiều người tiêu dùng yêu thích.

Do thịt săn chắc, thơm ngon nên giá chim bồ câu ta cũng đắt hơn các giống khác (nếu xét theo giá / kg). Cụ thể:

Chim giống 2 – 3 tháng tuổi: 200,000 – 250,000 / cặp.

Chim giống 6 tháng tuổi: 300,000 – 350,000/ cặp.

Chim thịt ra ràng: 80,000 – 100,000/con

Có thể nói chim bồ câu là loài chim mang nhiều ý nghĩa biểu tượng cao quý nhất. Trong tôn giáo bồ câu tượng trưng cho thần thánh, mang đến sự ấm no, hạnh phúc. Trong thời loạn, những chú chim bồ câu tung bay trên bầu trời là biểu tượng cho niềm tin, niềm hi vọng hòa bình.

1. Bồ câu Ai Cập

Bồ câu Ai Cập hay còn gọi là bồ câu “thần tốc” vì ngoại hình gần giống như chim Ó và tốc độ bay rất nhanh. Lông của chim bồ câu Ai Cập không đồng màu thường pha trộn giữa đen và trắng và nâu và trắng. Chim bồ câu Ai Cập được xem là một trong những loài chim bồ câu thông minh nhất, được sử dụng để làm “người đưa thư” trong thời kỳ cổ đại.

Ngày nay, bồ câu Ai Cập ít được nuôi vì giống hiếm và đắt. Loài này chủ yếu được nuôi để tham gia các cuộc đua

Chim giống: Giá không ổn định, khoảng 2 triệu – 3 triệu/cặp

Chim cảnh: 600 – 900 ngàn/con

2. Bồ câu vảy cá

Đây là giống chim bồ câu được nhiều dân chơi bồ câu kiểng đặc biệt yêu thích vì màu lông đặc biệt của chúng. Bồ câu vảy cá có lông đầu màu trắng, lông ở cánh có nhiều màu như vàng, xám, hồng xếp tầng như vảy cá lấp lánh nhìn rất đẹp mắt.

Chim giống: 1 triệu /cặp

Chim cảnh: 200,000 – 400,000/con. Đặc biệt có những cặp chim đẹp thì mức giá lên đến hàng triệu đồng.

3. Bồ câu Nicoba

Đây là loại chim kiểng quí được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Bồ câu Nicoba được đặc biệt yêu thích với bộ lông gần giống như lông công, dài và mượt. Chim bồ câu Nicoba mặc dù là giống thuần chủng Việt Nam nhưng lại khó nuôi hơn các giống chim bồ câu kiểng khác. Vì vậy, việc sở hữu nó cũng trở nên khó khăn và đắt đỏ hơn nhiều.

Việc ấp nở bồ câu Nicoba trong môi trường nhân tạo rất khó khăn và có rất ít đơn vị thử nghiệm. Do đó, chủ yếu trên thị trường chỉ bán chim cảnh với mức giá rất cao, có thể lên đến hàng chục triệu đồng.

Ngoài ra, bồ câu sư tử, bồ câu xòe, bồ câu thiên nga cũng là những loài chim bồ câu kiểng được nhiều người yêu thích, lựa chọn. Đặc biệt là bồ câu sư tử với mức giá cho chim nuôi cảnh thường khoảng 2 triệu đồng/cặp.

Tiềm năng kinh tế từ nuôi chim bồ câu

Chim bồ câu vừa dễ nuôi, dễ chăm sóc vừa ít bệnh tật, tốn ít vốn lại có giá thành cao, nhu cầu thị trường lớn hứa hẹn sẽ là mô hình kinh tế mới mang lại thu nhập lớn cho bà con. Với những giới thiệu sơ lược về các giống chim bồ câu, mong rằng các bạn sẽ có thêm những thông tin bổ ích về loài chim quí này. Qua đó, tích lũy thêm cho mình những hiểu biết về những giống chim bồ câu.

Chim Bồ Câu Ăn Gì? Thức Ăn Cho Chim Bồ Câu. Giá Thức Ăn Cho Chim Bồ Câu?

Bồ câu thích ăn ngũ cốc (các loại hạt như lúa, ngô, các loại đậu, gạo, cao lương, bo bo, kê…) nên các loại thức ăn thường được dùng trong mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm gồm

Thức ăn chính: Hầu hết các giống chim bồ câu đều được nuôi bằng lúa và ngô với vai trò là 2 loại thức ăn cơ sở. Khi chọn lúa, ngô cho bồ câu, bà con cần tránh các hạt bẩn, ẩm mốc, mối mọt để bồ câu không bị bệnh.

Thức ăn phụ là các loại đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu nành). Sẽ rất tốt nếu bà con rang hạt trước khi cho chim ăn và kiểm soát lượng thức ăn là các loại đậu do các hạt này chứa hàm lượng chất béo cao.

Sạn sỏi nhỏ: Tuy không cung cấp chất dinh dưỡng cho bồ câu nhưng các sạn sỏi nhỏ (đường kính <0.5 cm) rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa của bồ câu. Sạn sỏi thường được trộn chung với muối và khoáng Premix để cho chim ăn.

Bên cạnh đó, một số loại thức ăn chuyên biệt có thể được kết hợp bổ sung vào khẩu phần ăn cho chim như cám con cò, bột ngũ cốc, hạt kê hoặc hạt cao lương và gạo lức nhằm cung cấp năng lượng cho chim vào các giai đoạn nền tảng như ra ràng hoặc nuôi con.

Tùy theo khí hậu, mùa và giai đoạn phát triển mà người nuôi nên đúc kết kinh nghiệm phối trộn thức ăn cho chim bồ câu mà mình nuôi để đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Ví dụ:

Về thức ăn chính: có thể cho ăn thức ăn dùng nguyên liệu thô theo công thức 55% ngô, 25% đậu, 20% gạo/thóc (chim sinh sản); 50% ngô, 35% đậu, 15% gạo/thóc (chim ra ràng) hoặc cho ăn thức ăn dùng nguyên liệu tinh theo công thức 50% cám viên, 50% ngô (chim sinh sản); 35% cám và 65% ngô (chim ra ràng)

Về thức ăn bổ sung: bổ sung 80 – 85% khoáng Premix, NaCl 5%, sạn sỏi nhỏ 10-15%.

Thức ăn cần được cung cấp đều đặn 2 lần/ngày cho chim (vào khoảng 7h sáng và 2h chiều). Cùng với đó, bà con lưu ý bổ sung 70ml nước sạch/ chim bồ câu/ngày.

Khi chim ấp trứng: 105g thức ăn/cặp/ngày

Khi chim nuôi con: 125g thức ăn/cặp/ngày

Chim non ra ràng: 40g thức ăn/con/ngày

Chim bồ câu sinh sản: 42-43kg /cặp/năm

Chim bồ câu thịt: 45-50kg /cặp/năm

Các trang trại lớn hiện nay tính toán chi phí thức ăn cho chim ở từng giai đoạn dựa trên giá trung bình của các loại thức ăn cho chim là khoảng 7000 – 8000 đồng /kg. Cụ thể như sau:

Chim ra ràng: 2.5kg x 7000 đồng = 17.500 đồng/ chim/ tháng

Chim sinh sản: 43kg x 7000 đồng = 301.000 đồng/ cặp/ năm

Chim thịt: 45kg x 7000 đồng = 315.000 đồng/ cặp/ năm

Nuôi Chim Bồ Câu Kiểng

Nuôi bồ câu kiểng cũng giống như nuôi bồ Pháp nhưng khác ở chỗ là phải chú trọng đến màu sắc của nó và khả năng ấp trứng của bồ câu kiểng tỉ lệ nở con không cao như bồ câu pháp nên thông thường người ta để bồ câu pháp ấp hộ và nuôi dưỡng đến khi ra ràng.

1.Chọn giống chim bồ câu Để chăn nuôi chim bồ câu cho hiệu quả kinh tế cao, khâu chọn giống đóng vai trò quan trọng. Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.

Do bồ câu là loài đơn phối, khi nuôi chim nên mua loại chim từ 4 – 5 tháng tuổi. Có thể phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình: con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt, ngay cả khi trưởng thành độ chính xác cũng khó đạt 100% nên khi mua cần tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, các chuyên gia có kinh nghiệm.

Một cặp bồ câu sinh sản có thể dùng sản xuất trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản có chiều hướng giảm, do vậy cần phải thay chim bố mẹ mới.

2.Nhu cầu dinh dưỡng Nhu cầu về dinh dưỡng của chim bồ câu tuỳ theo giai đoạn phát triển của chim. Sau đây là nhu cầu cần thiết cho chim sinh sản: Năng lượng (kcal/ME):2900 – 3000 Protein thô (%): 13,4 – 14,4% Ca (%):2 – 3% P (%):0,6 – 0,8% NaCl (%): 0,3 – 0,35 Methionin (%): 0,3 Lizin (%): 0,3 – 0,7 Chim bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, do đó phải thường xuyên bổ sung vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do.

3. Các loại thức ăn thường sử dụng nuôi chim Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: đỗ, ngô, thóc, gạo… và một lượng cần thiết thức ăn đã gia công chứa nhiều chất khoáng và vitamin.

+ Đỗ bao gồm: đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương,…Riêng đỗ tương hàm lượng chất béo nhiều nên cho ăn ít hơn và phải được rang trước khi cho chim ăn.

+ Thức ăn cơ sở: thóc, ngô, gạo, cao lương,..trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt.

Chim bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi, giúp cho chim trong quá trình tiêu hoá của dạ dày (mề). Kích cỡ của các hạt: dài 0,5 – 0,8mm, đường kính 0,3 – 0,4mm. Vì vậy nên đưa sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn (trộn cùng với muối ăn và khoáng Premix).

Bồ câu vảy cá Theo các nghệ nhân nuôi chim kiểng, bồ câu kiểng đã có ở Sài Gòn từ 30 – 40 năm trước. Thời ấy không nhiều người chơi, cách nuôi cũng đơn giản và chỉ có vài giống bồ câu đẹp. Gần đây, nuôi bồ câu kiểng đã trở thành phong trào, là niềm đam mê của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Đỉnh điểm của phong trào có lẽ là cuộc đua bồ câu theo lộ trình Quy Nhơn về Sài Gòn được tổ chức trước tết Nguyên đán vừa qua. Người ta ngộ ra khả năng thú vị của bồ câu đua (bồ câu đưa thư) và càng bất ngờ khi có nhiều “dân chơi” bồ câu Sài Gòn sở hữu hàng chục loại bồ câu kiểng mà loại nào cũng đẹp, cũng lạ, “không đụng hàng”…

Đa dạng Anh Hữu Minh, thành viên Hội sinh vật cảnh quận Tân Phú cho biết: Hiện nay ở Sài Gòn có rất nhiều loại bồ câu kiểng như bồ câu bi (bi xám, đen, đỏ, hoa), bồ câu thái (trắng, đen, xám, đỏ), bồ câu kỳ lân, vảy cá, sư tử, bông cúc, mautabun, cánh màu, gà banh, hỏa tiễn đỏ, phụng hoàng… Mỗi loại có hình dáng và nét đẹp riêng, có loại mang ưu thế về màu sắc, có loại gây ấn tượng với bộ lông đẹp. Lúc đầu “dân chơi” mua giống bồ câu ngoại của Thái Lan, Đài Loan, Bỉ, Nhật, Italia, về nuôi rồi lai tạo các giống, có người còn cho lai giống với nhau, rồi cho ra loại bồ câu “không đụng hàng”.

Loại bồ câu bi xám hoặc đen có mặt từ rất lâu ở trong nước cũng được nhiều người chơi ưa chuộng bởi hình dáng thon gọn và dễ nuôi. Bồ câu nhập ngoại đẹp và đa dạng nhưng nuôi phải “bài bản” và phải bỏ công chăm sóc nhiều thì mới được như ý. Theo anh Chính, người nuôi bồ câu ở đường Bà Hom, quận Bình Tân thì người bắt đầu nuôi thường là mua một cặp bồ câu đẹp, dần dần sưu tầm thêm, đến khi có hàng chục loại. Có nhiều người nuôi và đa dạng chủng loại bồ câu đã góp phần tạo ra thị trường mua bán, trao đổi loại chim kiểng này. Hiện tại, loại bồ câu kiểng thường thường có giá vài trăm ngàn đồng một cặp, loại đẹp thì vài triệu đồng, đặc biệt loại bồ câu ngoại giống đẹp, có đặc tính thông minh của bồ câu đua, đôi khi có giá hàng chục triệu đồng một cặp…

Đam mê Người nuôi bồ câu kiểng, ngoài việc thưởng thức vẻ đẹp đa dạng, sặc sỡ còn bị cuốn hút bởi đặc tính của loại chim này. Anh Dương ở quận 5, một người nuôi bồ câu kiểng có kinh nghiệm lý giải: “Đây là loài chim hiền, biểu tượng của hòa bình và ước vọng thịnh vượng, lại dễ nuôi hơn các loài vật kiểng khác. Người ở thành phố hay thôn quê đều có thể chơi được. Bản thân tôi thích nhất là loại này rất khôn và trung thành, nếu tập luyện tốt, chúng có thể sà vào lòng chủ, tự tìm thức ăn và bay về, đặc biệt có thể dùng để đưa thư, tham gia các cuộc đua chim bồ câu…”.

Bạn Hoàng Thịnh ở quận 1 thì có được niềm vui và thú đam mê lành mạnh khi thấy: rất thích hình ảnh mỗi sáng lại chim bay vòng quanh nhà, buổi chiều thấy chim về tổ, cất những tiếng gù ấm áp, cảm giác rất ấm cúng. Lâu lâu, Thịnh lại đưa bồ câu sang quận 4, tập thả cho nó bay về nhà. Và, thật ngạc nhiên, anh chàng về đến nhà đã thấy chim đứng trên mái nhà “gù gù chờ đợi”. Còn ông Chiến, một người nuôi chim kiểng thâm niên thì có tình yêu thật sự với hai cặp bồ câu kiểng của mình, ông cho sinh sản chim non rồi cho lại những người có niềm đam mê thật sự chứ không bán. Có hôm, thả chim từ xa tập cho nó tìm đường, ông lên sân thượng dõi mắt chờ và phấn khởi khi đón chim vào chuồng… Anh Phạm Đức Thanh, một “tay chơi” có tiếng trong giới chim kiểng ở Sài Gòn hàng chục năm nay thì ghiền bồ câu kiểng đến độ bỏ ra hàng trăm triệu đồng đầu tư làm “căn cứ” (chuồng nuôi), trang thiết bị nuôi hiện đại và đặc biệt là đích thân anh sang Thái Lan, Hồng Kông… một năm đôi ba lần để mục kích các buổi triển lãm hay các cuộc đua bồ câu quy mô và “săn” được những cặp bồ câu có giá trị…

Và độc đáo bồ câu đua Bồ câu đua đang là đề tài “hot” trong giới chơi chim kiểng ở Sài Gòn hiện nay. Anh Đức ở phường 10, quận Phú Nhuận nuôi ba cặp bồ câu kiểng từ lâu cũng chỉ để ngắm, giờ thì nhờ có cuộc đua bồ câu Sài Gòn – Quy Nhơn vừa rồi anh biết thêm được nhiều điều lý thú và quyết tâm tìm cho bằng được cặp bồ câu đua “chiến” để huấn luyện. Tuy nhiên, với thị trường chim bồ câu đa dạng và có phần hỗn tạp, muốn tìm bồ câu đua đúng nghĩa là không đơn giản.

Theo ông Lê Hữu ở đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, người có kinh nghiệm hàng chục năm nuôi bồ câu thì bồ câu là loài chim có khả năng định vị và bay xa tốt, vì vậy mà người ta huấn luyện chúng vào việc đưa thư. Cụ thể là nuôi bồ câu từ nhỏ ở một địa điểm rồi mang chúng đến một địa điểm khác, khi cần đưa thư từ điểm mới tới điểm nuôi thì gắn bức thư dưới chân bồ câu cho bồ câu bay về. Điểm độc đáo là khả năng bay lạc của bồ câu rất thấp và có thể bay xa hàng trăm cây số. Dựa vào đặc điểm này, người nuôi bồ câu tổ chức các cuộc đua bồ câu đường dài. Không phải bồ câu nào cũng có thể đua được mà chỉ có một số loại cùng với cách huấn luyện của người nuôi…

Nhiều nghệ nhân đúc kết kinh nghiệm xác định bồ câu đua: về hình thể, bồ câu đua không có gì đặc sắc ngoài dáng to khỏe; loại có màu xì tỉm (xám chấm đen), pho (nâu), kỳ lân (trắng muối tiêu) có khả năng đua giỏi. Mũi và mắt bồ câu cũng là căn cứ xác định bồ câu đua, loại đua giỏi thường có lỗ mũi to, có hai cục trắng… Bồ câu đua thường được mang vòng (kiềng) ở chân, trên đó ghi các thông số cơ bản của con vật, tên, số điện thoại chủ nhân. Khi tham gia đua, kiềng bồ câu còn được gắn thêm bộ phận nhận biết khi bồ câu về đến đích…

Theo những người nuôi bồ câu đoạt giải cao tại cuộc đua Quy Nhơn – Sài Gòn vừa qua thì chế độ dinh dưỡng đầy đủ là yêu cầu bắt buộc của chim đua. Các loại thực phẩm như đậu xanh, bắp, đậu phộng, gạo lứt trộn theo khẩu phần và có bổ sung thêm khoáng chất… Luyện bồ câu đua cũng phải theo từng bước, nên thả bồ câu (để chúng bay về nhà) từ khoảng cách gần đến xa dần theo độ tuổi của bồ câu…

Không phải ai nuôi bồ câu đua cũng thành công, có người đem bồ câu đi thi rất hồ hởi, “nổ” về khả năng bồ câu trị giá hàng triệu của mình nhưng khi về đích đón… hàng chục ngày chẳng thấy bồ câu đâu, thật “tiếc đứt ruột”. Ngoài việc huấn luyện chưa tới, bồ câu đua đôi khi cũng gặp tai nạn, có thể bị chim cắt bắt trên bầu trời hoặc dừng nghỉ chân ở đâu đó bị người ta “thịt”. Ít có khả năng bồ câu bị lạc đường, có trường hợp cuộc đua đã kết thúc vài tháng mà vẫn có chú tìm về đích trong bộ dạng tả tơi…

Bài 41. Chim Bồ Câu

nhiệt liệt chào mừng quý thầy cô về dự giờMôn sinh họcLớp 7Chương VI:NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG Có 5 lớpCáBò sátChimLưỡng cưThúLớp chim Tiết 43: Chim bồ câu tiết 43: Chim bồ câuI. Đời sống– Quan sát hình và trả lời– Tổ tiên chim bồ câu nhà có nguồn gốc từ đâu?Bồ câu núiBồ câu nhà tiết 43: Chim bồ câuI. Đời sống– Nêu đặc điểm đời sống của chim bồ câu về: Nơi ở, khả năng bay, tập tính, thức ăn?– Vì sao nói chim Bồ câu là động vật hằng nhiệt? Tính hằng nhiệt có ưu thế hơn tính biến nhiệt như thế nào? tiết 43: Chim bồ câuSinh sản– Nêu đặc điểm sinh sản của chim Bồ câu?– Con đực có cơ quan giao phối tạm thời (xoang huyệt lộn ra)Thụ tinh trong, đẻ 2 trứng/ 1 lứa, trứng có vỏ đá vôi, nhiều noãn hoàng, con non yếu.– Có hiện tượng ấp trứng và nuôi con bằng sữa diều. tiết 43: Chim bồ câuSinh sảnSo sánh đặc điểm sinh sản của chim Bồ câu với Thằn lằn về: Hình thức đẻ, cách thụ tinh, số lượng trứng, cấu tạo trứng, sự chăm sóc sau khi đẻ, cơ quan giao phối. Bằng cách hoàn thành bảng sau.Đặc điểm sinh sản của Thằn lằn và Chim bồ câu – Đẻ trứng, thụ tinh trong, trứng nhiều noãn hoàng, có vỏ bao bọc– Đẻ nhiều trứng hơn– Đẻ ít trứng hơn– Trứng có vỏ dai bao bọc– Trứng có vỏ đá vôi bao bọc– Không ấp trứng và nuôi con– Có ấp trứng và nuôi con bằng sữa diềuRút ra kết luận về đặc điểm sinh sản của Chim bồ câu? – Con đực có cơ quan giao phối– Con đực không có cơ quan giao phối tiết 43: Chim bồ câuSinh sảnHiện tượng ấp trứng và nuôi con bằng sữa có ý nghĩa gì?ấp trứng: Bảo vệ và giữ ổn định nguồn nhiệt cho trứngNuôi con bằng sữa: giúp con non phát triển tốt hơn. Quan sát hình ảnh sauQuan sát mẫu vật, hình 41.1SGK và nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu?.Thân . Cổ .Da.Lông bao..Chi trước ..– Chi sau..Mỏ …..

Hình thoiDàiLông vũCánh3ngón trước,1 sauSừng, bao lấy hàmKhôRút ra kết luận về đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu?Cánh chimống lôngSợi lôngPhiến lôngLông tơLng ngThân:Hình thoiChi tru?c bi?n d?i thnh cnhChi sau: Chi sau: 3 ngĩn tru?c, 1 ngĩn sau, cĩ vu?t Có các sợi lông làm thành phiến mỏng .Lông ống:Ống lông Phiến lông Lông tơ:Ống lông Sợi lông Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp .Mỏ:Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng.Cổ:Dài , khớp đầu với thân .Bảng1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của cim bồ câu Giảm sức cản không khí khi bayQuạt gió (động lực chính của sự bay) cản không khí khi hạ cánhGiúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh Cánh chim khi xoè ra tạo thành diện tích rộng quạt gió,lông đuôi..Giữ nhiệt, làm thân chim nhẹ Làm đầu chim nhẹPhát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lôngQuan sát hình sauChim bồ câuChim hải âuChim có mấy kiểu bay?Quan sát hình vẽ, đánh dấu vào ô tương ứng .Phân biệt 2 kiểu bay: Vỗ cánh và bay lượncủng cốTrả lời các câu hỏi sau?1/ Chọn câu trả lời đúng nhấtA. Chim trống có cơ quan giao phốiB. Đẻ ít trứng, thụ tinh ngoàiC. Đẻ ít trứng, thụ tinh trong D. ấp trứng, nuôi con bằng sữa diềuE. Cả C và D E2/ Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi đời sống bay lượn.EndDặn dòHọc bài cũLàm bài tập trong vở bài tậpChuẩn bị bài Tiết 44: cấu tạo trong chim bồ câuXIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !Quý thầy cô và các em