Chích Chòe Than Thường Làm Tổ Ở Đâu / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Raffles.edu.vn

Chim Yến Thường Làm Tổ Ở Đâu?

Chim Yến là một loài chim quý hiếm, chúng thường sống thành bầy đàn tại nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Nơi chúng sinh sống chính là những hang đá, càng hiểm hóc chúng càng thấy thích thú để làm tổ.

1. Chim yến sống ở đâu ?

Chim yến thường sống và làm tổ ở những núi đá cheo leo ngoài đảo, ở nơi càng hiểm trở chúng càng thích nghi bởi những nơi đó có lẽ là nơi chúng cảm thấy an toàn nhất.

Càng tìm hiểu về loài này chúng tôi càng cảm thấy thích thú và đầy bí hiểm, trải nghiệm qua những lần cheo leo trên vách đá chỉ để tìm ra điểm thú vụ của chúng.

Chúng thường làm tổ tại những vị trí đã có bạn làm trước đó, bởi chúng nghĩ rằng, bạn mình có thể tổn tại được chắc hẳn nơi đó chính là nơi an toàn tiếp theo cho chúng dừng chân.

2. Tập tính của loài chim yến

Theo như quan niệm tìm hiểu về loại chim Yến chúng tôi đúc kết ra một điều, Yến là một loài rất khôn ngon, chúng thường rất chung thủy với bạn tình, một năm chúng thường làm tổ 2 lần và đẻ 3 lứa.

Chim đực sẽ giữ vai trò làm tổ trong vòng từ 35 đến 45 ngày. Và chim cái sẽ đẻ mỗi lứa là 2 quả trứng.

Mỗi sáng sớm từ khoảng 5h, chim đã bay ra khỏi tổ đi kiếm ăn, đến khoảng 17h – 18h chim sẽ bay về tổ. Chúng bay suốt ngày khoảng 12 đến 14 tiếng không nghĩ( chim chỉ đậu khi đã về tổ).

3. Chim yến thức ăn gì ?

Mỗi ngày chúng bay khoảng 200 km, thức ăn chính của chim yến là những loài côn trùng bay trong không trung như: Ruồi, kiến, mối, rày nâu, rày xanh….

Vòng đời của một con chim yến sống được khoảng 8 năm. Chim yến có thể nghe được sóng siêu âm và đã làm tổ ở đâu, chúng không bao giờ bỏ đi nơi khác. Mỗi tổ yến nặng khoảng 7 gram đến 10gram.

Mỗi tổ Yến có thể nặng trung bình từ 8 – 10 gram. Và tổ càng làm sâu trong hang động thì càng có chất lượng và giá thành cao hơn. Tổ yến bao gồm có 3 loại: Huyết Yến, Hồng Yến và Bạch Yến.

Khi làm sâu trong hang đá, tổ yến sẽ được tác dụng với những kim loại như Fe, Cu, Zn, Mn, Cr… tạo ra một nguồn dinh dưỡng mới và làm biến đổi màu sắc của tổ.

Chính bởi vậy càng khai thác được nhiều tổ yến sâu trong hang động thì cái giá mang lại sẽ càng cao, tuy nhiên nó cũng đe dọa trực tiếp đến tính mạng của con người.

Hiện nay, yến sào được sử dụng như một thực phẩm để bồi bổ cho sức khỏe của con người, hỗ trợ phục hồi các chức năng của cơ thể nên nó ngày cang được đánh giá cao.

Điều này rất dễ ảnh hưởng tới sự sinh sôi và phát triển của loài chim Yến nếu không có những chính sách dành riêng cho việc khai thác yến.

Chim Chích Chòe Than Mua Ở Đâu Giá Tốt? Nuôi Chích Chòe Than Lên Lửa Ntn

Không phải ai cũng mát tay chăm được chú chích chòe Than oai vệ, khỏe mạnh và luôn luôn căng lửa, hãy bắt đầu từ bước đầu tiên trong cuộc hành trình chăm sóc chim của bạn.

Mua chim chích chòe Than

Yếu tố đầu tiên không thể bỏ qua khi mua chim chích chòe Than chính là chọn giống tốt. Bạn nhớ chú ý đến mặt, cánh, mỏ, chân không bị tật, các ngón chân của chim vẫn còn đầy đủ móng. Quan sát kỹ màu sắc của lông, màu sắc các phần đen trắng rõ ràng thì sau này lớn chim mới đẹp được.

Khẩu phần ăn cho chim chích chòe Than

Thức ăn của chim chích chòe Than rất đa dạng, bạn có thể cho chúng ăn kiến, cào cào,châu chấu, sâu bọ, ngoài ra chúng còn ăn những hoa quả chín như chuối, ngô hoặc đồ tanh như tôm.

1 điểm lưu ý khi nuôi chim chích chòe Than chính là phải thường xuyên cho nó uống nước, có nước chim mới lớn nhanh, nếu không thì nó sẽ phát triển không bình thường.

Chúng ăn rất nhiều, trung bình 1 con chích chòe Than mỗi ngày có thể ăn tới 60 con cào cào, con nào khỏe mạnh cũng tầm 80 con rồi đấy ạ. Mà thiếu thức ăn này chim sẽ ốm, ốm thì khó vực chim lại được.

Còn đối với những chú chim nuôi để đá giao hữu thì ngày ăn đế 2 lần, ít ra cũng tầm 80 đến 100 con cào cào.

Thức ăn tươi sẽ giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho chích chòe Than nhưng đó không phải tất cả bạn nha, bạn nhớ bổ sung thêm cám, hoặc sâu khô mua về xay thành bột, trộn chung với bột đậu phộng thêm trứng đúng tỉ lệ 35 đến 55%.

Được biết hiện nay có nhiều cửa hàng bán thức ăn cho chim chích chòe Than hoặc lúc mua chim chích chòe Than bạn có thể hỏi người bán chim, họ sẽ cho bạn địa chỉ hoặc cách mua cám cho chim.

Việc tắm nắng cho chim giúp hấp thụ được vitamin A, tốt cho bộ lông, diệt các bọ nhỏ trên lông chim.

Bạn đang băn khoăn không biết lúc nào mới tắm nước cho chim chích chòe Than được đúng không? Khi nào chú chim của bạn đủ lông, mổ được tay người, nhảy nhót linh hoạt thì đấy chính là thời điểm thích hợp để bạn cho nó đùa nghịch với nước rồi đấy.

Đã có ý định “kết thân” với chích chòe Than thì bạn phải xác định rằng phải thật chăm chỉ thì mới nuôi được chúng.

Thức ăn của chim cũng chỉ nên để ở mức độ vừa phải, không được để thừa thãi vì chúng rất dễ lên men, sinh vi khuẩn, nấm mốc, rất dễ gây bệnh cho chim.

Bí kíp giúp chú chim chích chòe than của bạn căng lửa, hót nhiều

Đây chắc chắn là phần bạn tò mò và muốn đọc nhất phải không. Hãy đọc kỹ nha!

Chích chòe Than lúc bắt đầu nói gió đã là dấu hiệu báo bạn biết rằng chú chim này có lửa. Đến lúc bạn nghe càng ngày càng rõ những tiếng đó rõ hơn thì chính là chú chim của bạn có thể hót được rồi. Chính thời điểm này bạn tập trung bồi dưỡng cho nó, cho nó ăn thêm cám và sâu để căng lửa hơn.

Chim Chích chòe Than càng ăn nhiều sâu bọ càng căng lửa, và đây là lúc chúng mạnh mẽ, hiếu chiến nhất, có xu hướng đấu đá. Người nuôi chim cảnh đều thích thú nhất chính là khoảnh khắc đưa tay vào cho chim mổ và đậu vào tay.

Chú chim Chích chòe Than rất tăng động và tiếng hót thì không lẫn vào đâu được, sẽ giúp bạn hãy tận hưởng cuộc sống thêm thoải mái hơn đấy!

Giờ thì bạn đã tự tin tậu ngay cho mình một chú chích chòe Than chưa nào???

Chỉ cần nắm vững những kiến thức này bạn sẽ sở hữu một chú chim cực kỳ năng động, thông minh và đầy nhiệt huyết.

Mua chim chích chòe Than ở đâu?

Chim Chích Chòe Than Ăn Gì? Giá Bao Nhiêu? Mua, Bán Ở Đâu

Chích Chòe Than ( Chim Chìa Vôi) có tên khoa học là COPSYCHUS SAULARIS. Tại Việt Nam giống chim này phân bổ trải đều từ Bắc tới Nam.

Khi gặp thời tiết lạnh chúng thường di cư đến khu vực có thời tiết ấm hơn để tránh đông, khi hết lạnh chúng sẽ quay trở lại khu vực sinh sống ban đầu.

Chính vì vậy nên bạn chỉ có thể nhìn thấy Chích Chòe Than xuất hiện ở Miền Bắc vào mùa Thu hoặc mùa Xuân.

Vốn là giống chim rừng nhưng Chích Chòe Than lại tương đối bạo, chúng thích sống gần người.

Lông của chim thường chỉ có 2 màu đen trắng: Phần bụng, rìa cánh là màu trắng còn lại đầu, lưng, cổ được bao bọc bởi lớp lông màu đen nhánh.

Chim chích Chòe Than hót rất khỏe nếu so sánh với Họa Mi thì đúng là một 9, một 10. Chúng có giọng hót tương đối êm ả và nhẹ nhàng.

Có lẽ chính vì đặc điểm này mà rất nhiều người thích nuôi giống chim này.

Nếu được nuôi, chăm sóc cẩn thận từ nhỏ thì chúng sẽ rất nhanh nhẹn, dù có thả trong vườn nhà thì chúng cũng không bay mất

Giọng hót của Chích Chòe Than còn mang ý nghĩa: Hót để thể hiện vị thế Mỗi giống loài đều có những cách khác nhau để thể hiện sức mạnh của mình.

Để làm bá chủ một khu vực không phải là chuyện đơn giản, chúng phải áp dụng luật kẻ mạnh. Tức là phải chiến đấu với đối thủ đến cùng cho đến khi 1 trong 2 con phải bỏ mạng

Giọng hót muốn biểu đạt cho đối thủ thấy khu vực này đã có chúng làm chủ, để các giống chim khác biết đường mà tránh xa.

Điều kiện thời tiết và khí hậu trong năm ảnh hưởng rất lới tới cuộc sống của các loài động vật, chim thú hoang dã.

Khả năng sinh sản của Chích chòe than

Ở khu vực các tỉnh Phía Nam, Chích Chòe Than sinh sản chủ yếu vào mùa mưa, tức khoảng thời điểm tháng 4 tháng 5 âm lịch.

Chích Chòe Than không phải làm loài chim chung thủy. Bởi chỉ vào mùa sinh sản chúng mới bắt cặp với nhau khi đã sinh sản song thì ai đi đường nấy.

Chứ không được gắn kết bên nhau suốt đời như chim Bồ Câu.

Chúng thường làm tổ trên các hốc cây đặc biệt là sầu riêng, vú sữa, mít…. Tổ của Chích Chòe Than không quá cao.

Ông cha ta thường có câu “Đất có lành thì chim mới đậu” vậy nên nếu gia đình nào có chim làm tổ trên cây thì đó là một điều may mắn.

Thường thì Chích Chòe Than thay lông vào mùa mưa hằng năm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi chú chim mà thời gian thay lông sẽ khác nhau.

Thay lông hiểu một cách đơn giản là toàn bộ lớp lông cũ sẽ tự rụng dần và được thay thế bằng lớp lông mới.

Có hót thì giọng cũng thưa thớt không được to, dõng dạc. Tuy nhiên, đây là hiện tượng thường gặp khi chim thay lông

Các chú chim sinh sống trong điều kiện nuôi nhốt trong lồng thường sẽ thay lông sớm hơn ngoài điều kiện tự nhiên.

Chim thường thay lông từ đầu xuống cổ rồi đến thân, cánh và chân.

Thức ăn quyết định rất lớn tới sức khỏe của mỗi chú chim. Nếu thức ăn kém chất lượng, đồ ăn không đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến chim bị suy yếu.

Vậy nên, người nuôi chim thường tính toán và tìm hiểu rất kỹ khẩu phần ăn mới dám cho chim ăn.

Món khoái khẩu của Chích Chòe Than là bột đậu phộng trộn với trứng. Tùy thuộc vào kinh nghiệm của người nuôi mà công thức pha chế sẽ khác nhau.

Chích Chòe Than cũng là giống chim khá kén ăn, nếu thức ăn lạ miệng thì cũng sẽ biếng ăn hơn. Nếu tình trạng này kéo dài ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của chim.

Chiếc lồng nhốt chim phải luôn giữ sạch sẽ để hạn chế chim bị bọ, rận tấn công. Những con bọ, rận thường trú ngụ trong các kẽ lồng.

6. Các bệnh thường gặp ở chích chòe than

Chòe than bị ho thường do chúng mắc phải các vấn đề về hô hấp khi thời tiết thay đổi. Ngoài ho, bạn còn có thể thấy chúng xuất hiện thêm các hiện tượng như: Xù lông, chảy nước mũi, thở khò khè,…

Để điều trị tình trạng này, bạn chỉ cần lấy 2 tép tỏi đem dằm nhuyễn, pha cùng với nước, bỏ bã và cho chim uống đều đặn ngày 2 lần.

Ngoài ra, nếu chim trở nặng, bạn nên sử dụng kháng sinh liều cao, tiêm liên tục trong 3 đến 5 ngày để cải thiện tình hình.

Sâu lông là bệnh ngoài da, khiến chú chòe lửa của bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này là việc chim thường xuyên rỉa lông, thậm chí giật trụi phần lông đuôi.

Nguyên nhân chính của bệnh sâu lông là do bạn không thường xuyên tắm táp, phơi nắng cho chích chòe than. Khiến vi khuẩn cũng như côn trùng gây ngứa có điều kiện để xâm nhập vào cơ thể của chim.

Để giúp chích chòe than không gặp phải vấn đề về sâu lông, bạn nên tắm rửa, phơi nắng cho chim thường xuyên. Đồng thời, bổ sung các loại hoa quả có tính mát trong khẩu phần ăn.

Giúp chú chim luôn sạch sẽ và nâng cao sức đề kháng.

Việc chòe than bị sưng ngón chân có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, chân chim bị sưng thường là do các chấn thương trong quá trình bay nhảy gây ra.

Còn nếu do nhiễm khuẩn, bạn nên thay lồng,, đồng thời tắm cho chim khoảng 2 đến 3 ngày 1 lần với nước muối để sát khuẩn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng 1 số loại kháng sinh tiêm lên phần đùi để chim mau khỏi hơn.

Việc bẫy chích chòe than không cần mồi trên thực tế không quá khó khăn, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước đơn giản sau đây:

+ Trước tiên, đặt bẫy tại khu vực hay nghe thấy chích kêu rồi phủ một lớp lá mỏng để ngụy trang. (Lưu ý để bẫy cách mặt đất khoảng 1m).

+ Với phương pháp này, chỉ khoảng 30 đến 35 phút là bạn đã được 1 chú chích chòe than nằm gọn trong bẫy.

+ Chọn Chích Chòe Than con cần chọn những chú chim non to, mập khỏe mạnh nhất. Điểm nhận biết dễ dàng nhất là chúng thường há miệng đòi ăn khi có người tới gần.

+ Hạn chế chọn những chú chim quá non, bởi khi chim còn quá non sẽ khó phân biệt được đâu là chim Trống đâu là chim Mái.

Phần nữa là do chim quá nhỏ mà đã xa mẹ thì sẽ khó sống hơn. Bởi vậy nên lựa chọn những chú chim non mọc gần đủ lông.

Người nuôi chim Chích Chòe Than thường có 2 mục đích: Thi hót và thi đá. Chim thi hót có tướng của Chim hót, chim đá có tướng của chim đá.

Người nuôi chim thường muốn tìm một chú chim vừa có giọng hót hay và cũng phải có vóc dáng đẹp.

– Chọn giọng hót:

Phải là chú chim mau mồm mau miệng và siêng năng hót, có biệt tài hót được nhiều giọng có thể luyến láy, thu hút người nghe. Có như vậy mới không e ngại bất kỳ đối thủ nào.

Điệu bộ, cử chỉ của chim phải ngay thẳng, tự tin, nếu chim mau nhảy lộn trông lồng thì không phải là chú chim tốt.

Nhưng sự thực phụ phàng là Chích Chòe Than thường rất hay chạy nhảy lung tung trong lồng. Nên đây cũng là điểm trừ của chúng

– Chọn vóc dáng:

Chim không được quá to hay quá nhỏ. Thân hình của chim phải cân đối, nhỏ nhắn, đầu, chân, mỏ đều cso chiều dài vừa phải.

Tùy thuộc vào giọng hót, cử chỉ và vóc dáng của mỗi chú chim là mức giá bán sẽ khác nhau.

Nên giá bán thường giao động từ 400.000 tới 2.000.000 VNĐ. Nếu chú chim quý hiếm mức giá có thể sẽ cao hơn.

Chim Chích Chòe Than bay vào nhà là điềm hoàn toàn bình thường, nên bạn không cần quá lo lắng. Người đời thường luôn suy nghĩ, tự làm khổ mình mỗi khi có hiện tượng bất thường tới nhà.

Điều này hoàn toàn không nên. Bởi nếu là Phúc thì không phải là Họa, nếu là Họa thì không thể tránh được.

Bệnh Mù Mắt Ở Chích Chòe Than

Làm thế nào để nhận biết mắt chim đã bị tổn thương? Đây là tổn thương vĩnh viễn,nhưng lại rất dễ xuất hiện ở chim nuôi lồng. Khi đã tổn thương thì chim có dấu hiệu: Chỉ quan sát bằng 1 mắt(có thể là trái hoặc phải).Vì cấu trúc đầu chim chia thành 2 mặt,và mỗi mắt đảm nhận quan sát 1 bên đầu.Vì vậy khi đã bị tổn thương,muốn quan sát phần bên mắt đã hư,chim sẽ xoay phần mắt còn lại sang. Cách nhận biết rõ nhất khi chim ở trong lồng là sẽ xoay trở đầu liên tục nhằm đưa phần mắt còn lại sang góc cần quan sát. Nguyên nhân chính gây ra tổn thương nguy hiểm này từ đâu? Bỏ qua các tổn thương do tác động trực tiếp từ bên ngòai(có vật lạ xâm hại vào mắt),hoặc tổn thương do vật ký sinh,môi trường nuôi nhốt nhiễm bẩn… Vấn đề tôi muốn đề cập ở đây là tổn thương mà đôi khi chúng ta không thể ngờ đến,đó là Phơi Nắng. Có thể sẽ là lạ vì vấn đề này chỉ gặp phổ biến ở Chim họa mi khi bị phơi nắng cường độ cao trong thời gian dài.Còn với Chòe nói chung và chòe than nói riêng là lòai chịu nắng,và có thể phơi với thời gian lâu.Tôi xác nhận điều này là đúng. chòe vốn là lòai sinh sống chủ yếu ở vùng Nhiệt Đới,cộng vào là bộ lông với tòan phần trên màu Đen(đây vậy việc phơi nắng trong nhiều giờ cũng không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của chim. Vậy vì sao chim lại mù vì phơi nắng? Đây chính là lỗi của chúng ta trong quá trình chăm sóc. Chim được nuôi nhốt,nhất là trong đô thị,thường được trùm áo lồng màu tối để chim ngủ yên. Và khi trời có nắng đẹp,chúng ta thường rất phấn khởi mang chim ra phơi nắng,nhưng vấn đề là ở chỗ khi mang ra phơi,chúng ta thường mở áo lồng và mang chim hầu như ngay lập tức ra nắng.Đây chính là nguyên nhân!!!! Khi chim ở trong lồng trùm kín áo hầu như không có ánh sáng,để thích nghi cũng như con người chúng ta,đồng tử mắt cần có thời gian thay đổi để phù hợp với cường độ ánh sáng,nên việc làm của chúng ta vô tình làm đồng tử của chim không đủ thời gian co giãn,gây tổn thương vĩnh viễn cho mắt(thường gọi là nổ mắt). Trong giai đọan đầu thường khó nhận biết khi quan sát mắt chim,lúc này mắt chỉ mới bắt đầu mờ dần.Nhưng vài ngày,vài tuần sau,dấu hiệu lộ rõ là đồng tử mắt sẽ bị đục chứ không trong như mắt thường. Cách phòng tránh: Trước khi mang chim ra phơi,chúng ta nên mở hết áo lồng,đặt lồng trong bóng râm khỏang 3-5 phút,sau đó mới mang chim ra tắm nắng.Rất đơn giản đến mức hầu như chúng ta quên đi và đó là nguyên nhân làm uổng phí rất nhiều tài năng. Với chim hót,sẽ mất giá trị thẩm mỹ khi chim vừa hót vừa xoay vòng tròn trên cầu để quan sát xung quanh. Với chim đá,sẽ là 1 bất lợi vô cùng lớn khi chim chỉ ra trận với 1 bên mắt,sẽ khó tránh né đòn thế và khó tìm được yếu điểm của đối phương.Một chút kinh nghiệm nhỏ từ 1 kinh nghiệm lớn xin gửi đến các bạn!

Cách Nuôi Chích Chòe Than

– Nên lựa chim trống là chim có đốm lông t I. Kỹ thuật nuôi chích chòe than 1. Cách chọn chim Rắng ở hai cánh, chim mái không có đốm trắng này. Mua chim non nên chọn chim đã mở mắt, mình phủ lông non và đã hết bọng cứt. Chim nở được một tuần tuổi, mép vàng, há mỏ đòi ăn, chứng tỏ chim khỏe mạnh, không sợ chết yểu.

– Xem mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, các ngón chân còn đầy đủ móng là được. Sắc lông phải đen, trắng rõ ràng thì sau này chim trưởng thành mới đẹp…Lựa chim roi roi lông mỏng thì tốt, chim kệch cỡm dầy lông, cụt đòn sẽ không đẹp. Mua được chim con ở vùng Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) hoặc Bến Sỏi (Tây Ninh) thì rất tốt vì chim vùng này siêng hót, mỏng lông, dài đòn, lông đen lông trắng rõ ràng không lem nhem như các vùng khác, đặc biệt chim xòe bản đuôi rất rộng. Lưu ý khi muốn nuôi chim non ta nên chọn chim con “đầu mùa” để nuôi, chim khỏe, ăn mạnh, mau lớn.

2. Cho ăn – Mỗi ngày nên cho chim non ăn sớm vì qua một đêm chim rất đói. Đút cho chim ăn đến khi chim ngậm mỏ không ăn nữa thì thôi, mỗi giờ nên đút một lần, đến 8 giờ tối thì chùm áo lồng cho chim ngủ, tránh cho chim bị muỗi đốt, kiến cắn và giữ ấm cho chim.

– Cho chim ăn các loại sau: trứng kiến, cào cào nhúng nước, dế và ăn dặm thêm bột đậu phộng trộn trứng (trộn với nước cho nhão rồi vo viên đút cho chim ăn). Đừng quên cho chim uống nước, nhờ nước chim mau lớn, thiếu nước chim sẽ chết.

– Sau 7 – 10 ngày đút ăn, chim con có thể nhảy đứng lên cầu, nên để cầu thật thấp để chim có thể nhảy lên nhảy xuống dễ dàng, tạo cho chim hoạt động – “tập thể dục” sẽ dễ tiêu hóa thức ăn, ăn nhiều và mau lớn. Đến lúc này ta treo thêm cóng nước, cóng sâu cho chim tập tự ăn, vẫn đút thêm cào cào non để chim quen chủ và dạn dĩ.

– Tuần thứ ba có thể cho chim ăn bột nhão trộn với ít sâu tươi, bột nhão chỉ cho ăn trong ngày, nếu ăn không hết thì phải đổ bỏ, bột bị chua chim ăn sẽ đau bụng. Chim non là loại háu ăn nên lớn nhanh như thổi, đến tuần thứ tư chim có thể sống tự lập, ăn uống không cần phải bón, đút nữa.

Nói gió là chim “ba 3. Chim nói gió Hoa chích chòe” trong miệng nho nhỏ, tự mình nghe. Lúc đó cổ họng chim phồng lên, xẹp xuống liên tục phát ra những âm thanh “có dây có nhợ”…Mới đầu chim nói gió nho nhỏ, dần dần lớn hơn, rõ hơn, dài hơn và ta đã có thể thưởng thức tài nghệ của chú chim rồi.

4. Tập tắm – Chim đã nên hình nên vóc, lông non đã cứng, nhảy nhót tung tăng, thấy tay người biết đeo mổ là có thể tập tắm nước.

– Sang chim qua lồng tắm, mới đầu chim không chịu qua lồng tắm thì bắt chim thả qua, chim thấy lạ sẽ nhảy lung tung, ta nên để chim ở nơi yên tĩnh, trước đó trong chậu tắm (không có nước) ta để sẵn một ít sâu tươi, chim thấy sâu bò, sẵn đang đói thì xuống ăn, chờ chim ăn xong ta đuổi chim về lồng nuôi. Đuổi qua lồng tắm, dụ chim ăn sâu trong chậu tắm rồi đuổi về lông nuôi cho chim quen, đó là tập cho chim phản xạ có điều kiện và quen dần với lồng tắm. Về sau tiếp tục cho ít nước và sâu vào chậu, chim ham ăn sâu, xuống nước quen rồi thì sẽ tự tắm. Nên lưu ý không cho nước quá gối chim vì chích chòe đất là loài nhát nước, nếu đổ nhiều nước chim sợ chết chìm sẽ không tắm. Cho chim tắm khoảng từ 10 – 12 giờ trưa là tốt, chim tự tắm thì sẽ tự rỉa lông, chim lấu dầu ở bầu phao câu rỉa từng cọng lông cho bộ lông mượt mà. Không nên gấp gáp bắt ép chim tắm khi đang còn lo sợ, chim không chịu tắm sau này sẽ khó tập lại được.

– Cầu lồng tắm nên đặt Ngan g với cầu lồng nuôi, chim trông thấy bay qua đậu dễ dàng. Không nên thay đổi lồng tắm và chậu tắm khi chim đã quen cái cũ. Chim tắm là chim xuống nước ngâm mình đập cánh, đập đuôi, xù lông, nhún đầu vung vẩy nước văng tung toé, xong nhảy lên cầu rỉa lông là một đợt, cho chim tắm khoảng ba đợt là đủ, xong cho chim về lồng nuôi và cho phơi nắng. Phơi nắng, tắm nắng là chim đứng trên cầu rỉa lông, xuống đáy lồng duỗi cánh, duỗi đuôi, xù lông cho nắng đi vào da, lông diệt rận, mạt. Cho chim tắm nắng khoảng 20 phút thì mang vào chỗ mát, để chim khỏi “hóc nắng”, khi chim tắm ta tranh thủ vệ sinh lồng nuôi, thay bố lồng….và canh chừng chó, mèo vồ chim. Khi sang lồng tắm và đuổi chim về lồng nuôi nên cẩn thận coi chừng sổng mất chim.

5. Dợt chim – Sang đến tháng 5 dương lịch cũng bắt đầu mùa mưa, chim rũ bỏ lông “máu” để trổ lông trưởng thành. Mới đầu lún phún vài cọng lông đen nhánh trên đầu, trên mình. Lông đen dần dần từ đầu trổ xuống, lông cánh, lông đuôi mọc ra. Lúc này chim đang thay lông, sức khỏe sút gảm nên tẩm bổ cho chim và dành thời gian cho chim nghỉ ngơi, khoảng sau 2 tháng là chim thay lông xong, chim đã đổi mới hoàn toàn, chim có bộ lông mới với hai mầu đen trắng rõ rệt. Chim tập hót lớn nhưng còn ngắn chưa thành thục lúc này ta nên đem chim đi dợt là vừa.

– Mang chim đến những điểm dợt chim, ở đây chim gặp nhau khoe mẽ trổ giọng ganh đua. Chim non mới trưởng thành nên treo xa xa mà học lóm, không nên treo gần chim “già mùa” hung dữ sẽ làm cho chim mới hót hoảng sợ và ngừng hót luôn. Chim chích chòe đất thường có giọng “tè tè”, nếu được học giọng chích chòe than sớm từ nhỏ thì sẽ mất giọng tè tè cố hữu đó.

– Đến tháng 12 dương lịch là mùa khô, chim bắt đầu “có lửa” hót sổng, chim có lửa là chim “họng đen”, lông chim ép sát, thon thả gọn gàng. Lúc này chim vào mùa kết bạn nên thường xệ cánh, xòe đuôi múa may…và chuẩn bị cho ra những lứa chim non mới…

– Chích chòe đất được nuôi trong lồng cao 32cm, đường kính đáy 23 – 25cm là phù hợp, hiện nay chỉ cần ra tiệm chim nói mua lồng chòe đất là ta sẽ có được rất nhiều lựa chọn cho con chim cưng của mình

II. Kỹ thuật nuôi chích chòe lửa 1. Kỹ thuật nuôi – Chích Choè Lửa là một loại chim vừa hót hay vừa là loại chim đá rất hăng.

– Thức ăn và chăm sóc: Chích Chòe Lửa thích ăn cào cào, châu chấu, trùn dế, sâu gạo và đậu phộng trộn trứng. Trường hợp chim không biết ăn bột đậu phộng ta trộn chung bột và sâu cho chim ăn, dần dần chim sẽ quen và bắt đầu ăn bột.

– Lồng nuôi chim chọn lồng 72 nan tới 90 nan tùy theo đuôi của chim dài hay ngắn .cao 60 – 80cm cho chim dễ xoay xở và tránh đuôi của chim bị chạm trúng lồng sẽ bị tưa và xấu vì đuôi Chích Chòe Lửa khá dài và đẹp.

– Chích Chòe Lửa là loại chim có giọng hót vang dội, bắt chước rất hay các giọng hót của các loài chim khác. Giọng hót của chúng thành thót, du dương, trầm bổng chưa có loại chim nào sánh nổi. Có những con được huấn luyện, chăm sóc kỹ lưỡng có giọng hót cực kỳ quyến rũ và phong phú. Khi chim múa đuôi, chim làm điệu rất duyên dáng.

– Muốn chim hót căng, ta có thể nuôi thêm một con chim mái, nhưng tránh cho chúng nhìn thấy nhau. Chim trống chỉ cần nghe tiếng khẹt khẹt cạch cạch xuỳ của chim mái là nó sẽ hót ngay. Ngoài ra chế độ ăn uống của chim đúng tiêu chuẩn và đầy đủ cũng khiến chim sung căng lửa và siêng hót. Ngoài ra siêng cho chim nghe băng tiếng sáo, âm nhạc…để chim tập hót mỗi ngày, sẽ giúp cho chim học tập thêm nhiều giọng hót mới hay hơn.

2. Tiêu chuẩn chọn chim lửa đẹp – Dáng: Đầu xà, cổ thắt, mỏ thon nhỏ (mép mỏ dưới càng mỏng thì chim càng siêng hót), mình thon dài, lông đuôi thì tùy người (Người thích đuôi dài, người thích đuôi ngắn) nhưng nếu bạn chỉ nuôi hót thì chỉ cần chọn những con có lông đuôi cân đối với hình dáng của con chim là được, móng trắng …

– Thanh: Giọng hót to khỏe chim thường xuyên thay đổi giọng khi hót, để lựa đươc những em hót giọng to thì bạn nên chọn những em có khóe muỗi thông xuốt (ngồi bên này có thể nhìn xuyên qua khóe muỗi ở phía bên kia) …..

– Sắc: Lông phải ôm sát, màu lông phải sắc và bóng mượt …

– Bộ (Đây là yếu tố quyết định chim bạn có tài hay không): Chim ngoài yếu tố siêng hót và đổi giọng liên tục thì cũng cần phải đánh đuôi và chạy cầu liên tục…