Chích Chòe Lửa Rụng Lông Đuôi / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Raffles.edu.vn

Cách Nuôi Chích Chòe Lửa Đuôi Dài

Cách nuôi chích chòe lửa đuôi dài

Trong quá trình thay lông của chòe lửa, các lông đuôi dài nhất sẽ phát triển với tốc độ khoảng 2,5cm mỗi tuần. Nó sẽ mất khoảng 3 tháng để hoàn tất việc thay lông. Nếu mọi thứ tốt, chim sẽ có lửa dần dần sau khi hoàn thành việc thay lông và cao điểm là vào khoảng 2 tháng hoặc lâu hơn sau khi thay lông.

Trong quá trình chòe lửa thay lông phải được nghỉ ngơi nhiều. Các bác phủ áo lồng trong suốt giai đoạn này trừ khi cho nó tắm và phơi nắng sau đó.

Trong quá trình thay lông các bác không nên mang chim đi dợt. Vì có thể dẫn đến sự gia tăng testosterone làm chống lại các hormone cần thiết cho sự tăng trưởng lông từ đó dẫn đến lông chòe lửa sẽ ngắn hơn.

Về chế độ dinh dưỡng bổ sung:

Bổ sung Vitamin trong giai đoạn chim thay lông

Cung cấp Protein từ những loại thức ăn tươi cho chim

Bổ sung Canxi

Ngoài việc sử dụng bột, cần bổ sung thêm cá bảy màu,dế,… vào cuối ngày.

Một chòe lửa khỏe mạnh sẽ thay lông 3 lần trong 2 năm đầu tiên của cuộc sống và sau đó, một lần mỗi năm. Chiều dài đuôi của một chòe lửa chưa trưởng thành dự kiến sẽ tăng sau mỗi đợt thay lông, cho đến lần thay lông thứ tư.

Chiều dài đuôi cuối cùng được xác định bởi gen của nó. Thức ăn phù hợp và chăm sóc tốt sẽ giúp cho lông đuôi phát triển đến mức tối đa về mặt di truyền.

Chích Chòe Lửa Có Đuôi Dài Kỷ Lục

Theo 1 người chơi chim đã 20 năm, con chim chích chòe lửa nuôi mới được 1 năm mà có đuôi dài 26cm quả là hiếm có.

Đó là con chim chích chòe lửa ở quán Café KaThy nằm trên đường ĐT 611 qua địa phân thôn 5, xã Quế Châu, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Theo lời kể của chủ quán, con chim chích chòe lửa này được anh mua hơn 1 năm nay với giá chỉ 200 ngàn đồng. Khi mua về, con chim còn nhỏ và đuôi chỉ dài vài cm, nhưng không hiểu vì sao càng ngày đuôi chim càng dài ra.

Khi tiến hành đo đạc, đuôi của con chim đạt gần 26cm. Con chim có bộ lông vũ màu đen, trên lưng có túm lông màu trắng, phần lông bụng màu đỏ lửa nên thường gọi là chim chích chòe lửa.

Nhiều khách phương xa khi ghé vào quán tò mò và ngỏ ý mua lại con chim này với giá 10 triệu đồng nhưng chủ quán không bán mà quyết định giữ lại làm cảnh.

Do con chim chích chòe lửa này có đuôi quá dài nên chủ quán phải thiết kế cho một lồng chim rất rộng để chim tự do vùng vẫy mà không vướng ngại gì. Theo anh Hà Văn Hùng (38 tuổi, ở xã Quế Cường, huyện Quế Sơn), người đã có thâm niên 20 năm chơi chim: “Rất hiếm khi bắt gặp một con chim chích chòe nào có bộ đuôi dài kỷ lục như vậy. Tôi đã từng nghe ông bà nói đuôi của giống chim này có thể dài đến 30cm, nhưng tuổi phải “thọ” mới được như thế”.

Mùa Thay Lông, Cách Nuôi Chim Chích Chòe Lửa Thay Lông

Sau mùa sinh sản là mùa thay lông của chim rừng. Với chim sống hoang dã ngoài trời thì mùa thay lông đến từ khoảng tháng báy âm lịch trỏ đi, và kéo dài đến vài ba tháng. Chim nuôi lồng thì mùa thay lông hằng năm có thể sớm hơn vài tháng, nhưng cũng tùy theo sức khỏe của mỗi con chim. Chim nào suy yếu thì thay trước, chim nào mạnh khỏe thì thay lông chậm hơn.

Với chim rừng thì sau mùa sinh sản, chim trống mái đều suy yếu, kiệt lực do phải ấp trứng và nuôi con. Có những chim mái, sau lứa con đầu đã bắt đầu thay lông sớm. Tất nhiên, những lứa sau trứng có thể không cồ hoặc ấp và nuôi con không có kết quả tốt. Chim trống đang thay lòng dù đạp mái trứng cũng không đủ tinh cồ. Mái đang đẻ mà bắt đầu thay lông có thể ngưng đẻ, hoặc đỏ xong ngưng ấp…

Việc thay lông của chim cảnh đúng mùa như vậy được coi là việc bình thường. Đây là dịp lớp lông cũ trên mình chim bị rụng dần đi, và thay vào đó là lớp lông mới tươi tắn hơn.

Nếu chịu khó quan sát kỹ, quí vị sẽ thấy trước mùa thay lông thì bộ lông cũ của chim trở nên khô khốc dần đi, và xuống màu trông rất xâu xí. Bộ lông trở nên tối tăm, cũ kỹ: màu trắng không còn là trắng tinh nữa, mà trở nên màu trắng ngà. Màu nâu trở nên vàng nâu. Màu đen trở nên u tối…

Thế rồi, những lông cũ đó cứ rụng dần đi, bắt đầu là lông đầu, kế đó là lông mình, rồi rớt dần những chiếc lông cánh, lông đuôi… Nơi nào có lông cũ rụng trước thì nơi đó sẽ bắn ra lông mới trước. Dần dần lớp lông mới choán chỗ lớp lông cũ và sau cùng con chim có bộ lông mới tươi tắn đẹp đẽ thật sự.

Những con chim nào thay lông cũ càng mau thì lớp lông mới phủ trên mình nó càng mau. Đó là đúng với ý muốn của hầu hết những người nuôi chim. Vì như quí vị đã biết khi có chim thay lông thì nó chẳng khác gì con cua lột vỏ, coo rắn lột da. Nghĩa là sức khỏe của chim trong thời kỳ này suy yếu rõ rệt. Trống không hót, mà tính hùng hăng háu đá cùng không còn. Chím mái cũng ủ rũ, không bề hót hay kêu một tiếng.

Vào mùa thay lông, chim đã suy lại biếng ăn nên con nào cũng ốm nhom. Vì vậy, nếu người nuôi không biết chăm sóc là chim có thể chết vì kiệt lực.

Với chim trời thì mùa thay lông chúng vẫn bay đi kiếm ăn được. Mà chính vì do cái ăn đòi hỏi nên chúng phải hoạt độne, từ đó việc thay ỉông trở nên kéo dài thời gian ra, chậm hơn.

Trong khi đi, chim nuôi nhốt trong lồng, do vận động ít, lại được chủ nuôi bồi bổ thức ăn đầy đủ; chăm sóc chu đáo nên thời gian thay lông thường được rút ngắn lại.

Chim đang thay lông thì phải bồi bổ và chăm sóc chu đáo đặc biệt hơn:

– Trùm kín áo lồng suốt thời gian chim thay lông. Như vậy là hạn chế tối đa sự hoạt động của chim, để chim có thì giờ nghỉ và ngủ; nhờ đó, việc thay lông mới rút được thời gian nhanh chóng hơn.

– Treo lồng vào nơi thật yên tĩnh, cách ly càng xa càng tốt những chim còn căng lửa. Vì khi chim đã suy, nó rất sợ hãi những chim hót căng, từ đó đã suy càng suy yếu thêm.

– Ba bốn ngày mới cho tắm nước một lần, và mỗi lần không quá mươi phút.

– Suốt mùa thay lông, ngày nào cùng phải cho chim ăn cào cào. Thỉnh thoảng cho ăn thêm trứng kiến và sâu tươi. Tuyệt đối không cho chim ăn sâu khô.

– Vẫn là thức ăn bột, bột đậu phộng trộn trứng, nhưng nên tăng lượng trứng nhiều hơn một chút.

– Nước uống vẫn bình thường. Nhưng thỉnh thoảng nên nhỏ vào họng chim vài giọt mật ong nguyên chất, để bồi bổ thêm.

Sau khi chim thay lông hoàn tất, ta mới nuôi chim theo cách bình thường, từ thức ăn cho đến cách chăm sóc. Chẳng hạn, thức ăn tăng lượng sâu khô lên từ từ, cho tắm nước, tắm nắng thường xuyên hơn, lâu thời gian hơn… Trong mùa chim đang thay lông, ta nuôi chim theo cách nuôi chim bệnh. Hết mùa thay lông, ta dưỡng chim theo cách nuôi tăng lực.

Đó là chim thay lông đúng định kỳ hằng năm. Nhưng, Chích Chòe Lửa cũng bị thay lông bất thường như các loại chim khác. Việc thay lông bất thường có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong năm, thậm chí có thể thay nhiều lần, và lần này có thể kế tiếp lần kia… nếu chim gặp những tình huống sau đây:

– Do thiếu ăn: chủ lơ đễnh cho ăn lúc đói lúc no, ngày có ngày không. Hoặc cho ăn thiếu chất bổ dưỡng cần thiết để phát triển cơ thể.

– Do tắm nắng (phơi nắng) quá lâu, khiến chim phải há mỏ ra thở hằng giờ.

– Do kiệt sức vì thi hót, thi đá bị thua trận.

– Do thay đổi khí hậu đột ngột: ngày quá nóng, đêm trở lạnh bất thường.

– Do thay đổi môi trường sống.

– Do di chuyển với lộ trình quá xa khiến chim mất sức.

– Do thay đổi thức ăn đột ngột: bổ quá cũng không được mà thiếu chất dinh dưỡng cũng không tốt.

– Do không khí ô nhiễm: bụi bặm, khói độc, hơi độc…

Tất nhiên là còn nhiều lý do khác.

Chim thay lông bất định kỳ tuy không thay toàn bộ, tức là chỉ thay từng phần rụng vài lông cánh, lông đuôi, một ít lông mình… Nhưng chim cảnh cũng suy yếu một thời gian. Nếu việc thay lông bất định kỳ này lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm thì sức lực của chim chẳng khác nào con bệnh trầm kha, cả năm chủ nuôi chỉ lo việc chữa trị thì còn gì khổ tâm cho bằng!

Xưa nay, nghệ nhân nuôi chim nào cũng ngại gặp cảnh chim thay lông bất bình thường cả. Mặc dầu trông bề ngoài thì lông chim không rụng nhiều, không rụng đến thảm hại như cách thay lông đúng mùa, nhưng có điều không ai ngờ là thay lông bất định kỳ như vậy con chim lại rất xuống sức, nhiều trường hợp dẫn đến tử vong do kiệt sức quá độ!

Xin quí vị đừng ngạc nhiên khi nghe chúng tôi trình bày như vậy. Chúng tôi xin đơn cử một thí dụ sau đây, quí vị sẽ thấy lập luận chúng tôi không mảy may có điểm sai. Ta vốn có câu tục ngữ: “Một con sa bằng ba con đẻ”. Con sa là con đẻ non (sảo thai), tức hư thai nên đẻ sớm. Nhiều người tưởng iầm rằng đẻ non như vậy thì người sản phụ sẽ không mất sức nhiều, không đau đớn bằng lối đẻ con đủ ngày đủ tháng. Ít ai ngờ có chuyện “một con sa bằng ba con đẻ” được! Thế nhưng, sự thật thì đúng như vậy.

Sanh non hay sanh đúng ngày cũng là một lần sanh, cũng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của sản phụ, vì một lần sanh thì người mẹ bị mất sức rất nhiều. Nguy hiểm một điều là phần đông sản phụ khi sinh non thường nghĩ rằng đó là… việc không đáng quan tâm, chỉ cần nghỉ ngơi năm ba ngày thì lại sức. Từ đó mới lơ là việc kiêng cữ, không lo thuốc thang, không lo ăn uống tẩm bổ, cho nên sau này các bà mới bị bệnh hậu dài dài…

So sánh việc này với việc con chim thay lông đúng mùa và bất thường cũng không có gì khác nhau. Chim thay lông đúng mùa và bât thường cũng do suy mà thay lông. Những con chim này cần phải được hưởng chế độ ăn uống riêng, được chăm sóc đặc biệt hơn, thế nhưng phần đông chủ chim lại lơ là đến điều đó!

Khi chim thay lông đúng mùa thì người ta quan tâm đặc biệt đến nó nhiều hơn, nhất là khi thây lông lá trên mình nó bị trơ trụi. Còn gặp trường hợp con chim thay lông bất thường, chỉ rụng ỉơ thơ năm ba chiếc lông đuôi, lông mình thì chủ nuôi lại xem thường, cho là chuyện không đáng quan tâm, vì họ nghĩ rằng đó là… bệnh nhẹ nên chăm sóc sơ sài gọi là… lấy có mà thôi! Chính vì lẽ đó nên chim thay lông bất thường dễ bị suy kiệt sức nặng thêm, và dễ dẫn đến cái chết. Con nào sống được thì bộ lông cũng xác xơ, không mướt mát; tình trạng này kéo dài đến mùa thay lông sau! Và điều đó cho ta biết sức khỏe của nó vẫn còn ở trong tình trạng ương yếu dai dẳng..^

Tóm lại, hễ gặp trường hợp Chích Chòe Lửa (hay những chim hót khác nói chung) thay lông, dù là thay đúng mùa hay bất thường, chủ nuôi cũng phải dành một chế độ chăm sóc đặc biệt riêng cho nó, như thức ăn phải pha chế như thê nào, chăm sóc nó ra sao để giúp chim bệnh mau bình phục. Điều này chúng tôi sẽ nói rõ qua các mục sau.

Chính việc con chim thay lông bất thưởng mới là việc đáng quan ngại nhiều nhất. Xin quí vị nhớ kỳ lại câu “Một con sa bằng ba con đẻ” để kịp thời lo liệu phương cách nuôi nấng đúng mức hầu sớm phục hồi sức khỏe cho con chim hót quí hóa của mình.

Chim hót, ngoài việc thay lông ra, còn vướng nhiều căn bệnh khác, mà bệnh nào cũng dễ dẫn chim đến chỗ tử vong nếu gặp trường hợp chủ nuôi không quan tâm đến việc chữa trị.

Cách Chữa Trị Bệnh Rụng Lông Đuôi Ở Chim Yến Phụng

Chim yến phụng có tên khoa học là Melopsittacus undulatus. Là loại chim cảnh thuộc bộ vẹt, xuất xứ từ Châu Úc. Ngoài thiên nhiên, Yến Phụng là loài chim nhỏ không có khả năng chiến đấu tự vệ. Cách duy nhất bảo vệ chúng khỏi sự truy đuổi của các loài chim săn mồi khác là tốc độ bay nhanh. Và khả năng nguỵ trang cho giống với môi trường xung quanh. Cụ thể là bộ lông của chúng phải có màu xanh lá cây viền nâu đen để dễ dàng lẩn vào các tán lá.

Những cá thể màu vàng đôi khi cũng xuất hiện ngoài thiên nhiên. Đây là một sự đột biến gen sắc tố. Nhưng chúng nhanh chóng bị tiêu diệt vì bộ lông sặc sỡ quá lộ liễu so với đồng loại.

Một trong những điểm thu hút của Yến Phụng khiến nhiều người chọn nuôi chúng. Là tính tình dịu dàng và khả năng làm quen đến mức thân mật. Và tin tưởng tuyệt đối của chúng với các thành viên trong gia đình.

Yến Phụng là loài chim tương đối dễ ghép cặp. Trải qua nhiều thế hệ lai tạo và nuôi nhốt. Ngày nay người ta có thể dễ dàng lựa chọn bất kỳ màu sắc nào để ghép với nhau. Và cho sinh sản. Nhưng có thể nhận thấy rằng những màu sắc nguyên thuỷ sẽ dễ dàng bắt cặp hơn. Bản năng làm cha mẹ của chim cũng cao hơn những màu lai tạo khác.

Yến phụng có rất nhiều màu: xanh, tím, vàng, trắng…Trong đó có 2 loại mang sắc màu hoang dã trong tự nhiện là vàng mắt đỏ và trắng mắt đỏ.

Chọn giống chim Yến Phụng

Chọn giống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sau này. Đây là bước vô cùng quan trọng. Vì ai cũng có thể hiểu, nếu giống chim không tốt, sau này rất dễ bị bệnh. nhất là trong quá trình thay lông.

Nên lựa bắt những con “tơ”, tức là chim lứa mới ra. Đặc điểm nhận biết của chim tơ là mắt tròn, to, đen láy, linh hoạt, chân, hồng hào. Thân hình gọn gàng, chắc gọn, khi bắt trên tay thấy ít giãy giụa, ít cắn.

Không nên chọn những con mà mắt có nhiều tròng trắng, chân màu xám, xù xì. Thân hình mập, hay đứng xù lông, hoặc cứ bám vào vách lồng, lông đuôi không còn đủ…Vì những con chim này có thể là chim già hoặc có vấn đề về sức khoẻ.

Mũi chúng chuyển sang xanh dương sẫm. Còn ở những con trống màu nhạt (vàng tinh, trắng tinh, vàng bông, trắng bông – vàng, trắng pha đốm xanh, xám, tím …). Mũi chúng vẫn giữ màu hồng tươi như khi còn nhỏ. Chim mái trưởng thành thì mũi có màu trắng bẩn ngả nâu.

Nếu muốn mua một đôi chim để, tốt nhất là bạn nên đến các trại chim. Hỏi mua cả cặp không nên thấy con này con kia đẹp mà đòi tách nó ra. Là nhớ là chỉ mua cặp nào đang nuôi con, nếu mua cặp đang ấp, đem về nhà có thể chim sẽ bỏ ấp.

Triệu chứng bệnh rụng lông ở Yến Phụng

Bệnh rụng lông đuôi ở chim Yến Phụng từng phần là bệnh thiếu sắc tố, biểu hiện bằng nhiều trạng thái khác nhau và cũng không phải luôn luôn có nguồn gốc như nhau. Thông thường là do bệnh gan gây nên khi nuôi chim Yến Phụng, bạn chú ý các thời kỳ sau:

Thời kỳ thứ nhất: Trạng thái đầu tiên là da ngứa ngáy; chim cứ rúc rỉa lông mãi không ngừng. Sau đó chim rụng lông sau đầu, phía trên ót và đôi khi gần nơi mỏ.

Thời kỳ thứ hai : Sau đó, ta thấy một lông cánh phía dưới lồng, rồi một lần khác là một lông đuôi. Vết vụng lông sau đầu rộng thêm ra; đôi khi đầu rụng hết lông và kết thúc với sự hình thành vết sắc tố.

Thời kỳ thứ ba: Từ thời kỳ thứ hai qua thời kỳ thứ ba, có một giai đoạn dài ngừng lại, lông không rụng nữa, nhưng lông đã rụng thì không mọc lại. Bệnh tấn công cả ngoại lẫn nội. Nếu ta bắt và cầm con chim trong tay, nó để lại trong tay ta một ít lông; ta có cảm giác cầm trong tay một con chim ươn ướt, run rẩy; chim có vẻ mềm, ẻo lả và đứng không vững trên cần đậu. Chim thường rù, dáng buồn bã, màu lông úa, không tươi. Chim hết lanh lợi, hai con mắt cũng mất đi vẻ linh hoạt. Phần mút cánh thì thòng xuống. Chim ăn không ngừng.

Nguyên nhân gây bệnh rụng lông của Yến Phụng

Chế độ ăn uống, sự thay đổi thời tiết, khí hậu, sự thay đổi chỗ ở là những nguyên nhân chính. Thường nhất là do sự nấu ăn hay sưởi ấm bằng những lò cháy chậm và lâu. Như lò than quạt cho hừng rồi rắc tro lên phủ kín để than lâu tàn.

Thức ăn bổ dưỡng quá độ cũng làm cho chim đau gan và đó cũng là nguyên nhân làm cho nó rụng lông từng phần.

Cách chữa trị bệnh rụng lông cho chim Yến Phụng

Ta có thể chặn đứng bệnh rụng lông từng phần và chữa lành bệnh khi còn trong thời kỳ thứ nhất. Bạn hoàn toàn có thể làm ngừng lại sự rụng lông. Và chặn đứng bệnh rụng lông từng phần trong thời kỳ thứ hai. Trong thời kỳ thứ ba, làm cho bệnh ngưng lại và chữa cho chim lành bệnh. Nhưng phải đợi đến thời kỳ thay lông bình thường để cho lông mọc lại.

Cách Nuôi Chim Chích Chòe Lửa Bông, Đuôi Dài, Bạch Tạng

1. Vài nét về chim Chích chòe lửa

Với những chú chim cảnh không chỉ cần có giọng hót hay mà còn cần phải có dáng đẹp, điệu bộ trang nhã. Có thể nói chích chòe lửa là một trong những giống chim có “Tài sắc vẹn toàn”, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu đó.

Thêm vào đó, những chú chích chòe lửa thường có giọng hót rất hay. Nó có thể tùy biến, lúc thì khoan thai, có lúc lại gấp gáp, lúc trầm, lúc bổng, làm cho người nghe thích thú, càng nhìn càng mê. 3 âm chính trong giọng của chim là âm thổ, âm đồng, âm kim.

Ở nước ta hiện nay, miền Bắc và miền Trung không có chích chòe lửa, chỉ sinh sôi và nảy nở ở miền Nam là tại Bình Dương, Long Khánh, Bình Long, Trảng Bàng…

Chích chòe lửa là những chú chim đã có giọng hót hay rồi

Tại miền Nam mùa sinh sản của chích chòe lửa là khoảng giữa tháng 3 đầu tháng 4 âm lịch. Trước đó, vào khoảng tháng giêng, trống mái đã tự tìm nhau, thường thì chim mái sẽ chủ động chọn chồng. Mỗi lứa, chích chòe sẽ đẻ được khoảng 4-5 trứng. Sau đi đẻ, chích chòe ấp khoảng 16 ngày thì trứng nở.

Sau mùa sinh sản là mùa thay lông của chích chòe. Đối với những chú chim ngoài tự nhiên thì chúng thay lông khoảng trong tháng 7 âm lịch. Với những chú chim nuôi lồng thì có thể sớm hơn vài tháng. Vào mùa thay lông, chích chòe thường rất yếu, do đó bạn cần phải biết cách chăm sóc không chúng sẽ có thể bị kiệt sức mà chết.

2. Cách chọn chích chòe lửa hót hay

Khi chọn chim chích chòe bạn cần chọn chào mào có mỏ thẳng, dài và không có dị tật ở mỏ. Những con có mỏ dưới càng mỏng thì càng tốt.

Họng của chim phải có màu đen. Với những em nào có họng trắng ngà thì chứng tỏ chú chích chòe này đã bị mất lửa rừng, mua về vực lại giọng rất khó.

Những chú chích chòe lửa khỏe mạnh phải có mắt dài, lõm sâu vào bên trong. Những con nào mắt lồi thì nên bỏ qua.

Ưu tiên chọn những chú chích chòe ngực to, có như vậy khi hót mới có lực và mạnh mẽ.

Khi kiểm tra chân, bạn nên bật ngửa chân ra xem có bị dị tật gì không. Chú ý chú chích chòe nào khỏe, bấu víu mạnh thì giỏi.

Lựa chọn được chú chú chích chòe khỏe mạnh sẽ giúp quá trình chăm sóc được tốt nhất 3. Cách nuôi chích chòe lửa căng lửa

Hiện nay có 2 loại thức ăn thích hợp để nuôi chích chòe lửa là thức ăn dạng khô và thức ăn tươi.

Thức ăn khô: Hiện nay có nhiều loại cám tổng hợp tốt cho chích chòe, loại cám phổ biến nhất là cám đậu phộng.

Thức ăn tươi: Ngoài thức ăn dạng khô, bạn cũng nên bổ sung thêm cho chích chòe thức ăn dạng tươi như: Dế, giun đất, sâu quy, trứng kiến, cào cào, châu chấu, thịt tươi…

Khi tắm cho chim bạn nên để ở những nơi có ít người qua lại. Bạn từ từ mở thông cửa lồng tắm và cửa lồng nuôi. Bên lồng tắm, ban đầu bạn chưa đổ nước vào vội, đầu tiên cho vào đó mấy con sâu thì chim sẽ tự động bay sang. Dần dần bạn mới cho nước vào.

Sau khi tắm xong, bạn cho chim ra tắm nắng chừng 25 tới 30 phút cho khô lông rồi mới đặt lồng vào nơi thoáng mát.

Chích chòe lửa rất thích tắm, bạn nên thường xuyên tắm cho chúng

Muốn chích chòe luyện giọng tốt bạn cần phải tìm một chim thầy để chích chòe luyện và học theo. Ưu điểm của chích chòe lửa là học rất nhanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể mang chim tới câu lạc bộ chim để chúng có thể học được nhiều giọng hót của đồng loại, tiện thể có cơ hội cọ sát với những chú chích chòe lửa khác.

Hoặc bạn cũng có thể cho chích chòe luyện theo tiếng hót của chích chòe trên mạng. Đây là cách được nhiều người áp dụng và mang tới hiệu quả khá tốt. Thường thì giọng hót của chích chòe đạt đến độ chín là từ 2 tới 4 tuổi. Khi đấu giọng hót, con nào hay hơn thường có giọng khá nổi bật.