Chích Chòe Lửa Mau Hót / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Cách Nuôi Chích Chòe Than Non Mau Dạn, Mau Lên Lửa

Thời gian đăng: 10:29:30 AM 25/01/2021

Tổng quan về chim chích chòe than

Trước khi học cách nuôi chích chòe than chúng ta cần tìm hiểu qua về đặc điểm, nguồn gốc, quá trình sinh sản của loài chim này.

Chích chòe than có tên khoa học là COPSYCHUS SAULARIS, loài chim này có xuất xứ từ Nam Dương quần đảo, cho đến nay chúng đã có mặt tại khắp khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, chích chòe có ở hầu hết các tỉnh thành. Tuy nhiên, ở những vùng ấm áp vào mùa đông thì chúng bay về phương nam để trú đông.

Chim chích chòe than sở hữu những đặc điểm riêng biệt so với những loài chim khác như sau:

Thân hình nhỏ bé, hiền lành, hót hay, mau dạn, có thể nuôi thả trong nhà.

Chích chòe than có bộ lông đen trắng, hai màu sắc lông này tương phản nhau rõ nét, lông đen tuyền, lông trắng như bông bưởi. Hai mảng màu sắc này lại dàn trải nên trông con chim có nét đẹp rất dễ mến.

Chích chòe than sinh sản vào tháng mấy?

Cũng giống với các loài chim khác, sang xuân là mùa sinh sản của chim chích chòe than. Thông thường, qua tháng 3 – 4 âm lịch là vào mùa sinh sản của chúng. Lúc này, chim trống và chim mái sẽ rủ nhau tìm nơi im ắng để làm tổ rồi đẻ vài lứa.

Thời gian sinh sản của chúng kéo dài từ tháng 3 – 8 âm lịch. Sau đó con cái và con trống sẽ tản mác mỗi con một nơi. Mãi cho đến khi mùa đông trôi qua, vào dịp cuối năm âm lịch con trống và con mái sẽ tìm bạn tính mới để kết đôi.

Mỗi lứa, chích chòe than đẻ từ 3 – 5 trứng và tiến hành ấp trứng 16 ngày thì nở. Thời gian đầu, chim mẹ sẽ nằm trong ổ để ủ con, chim trống sẽ đi tìm kiếm thức ăn cho vợ con. Khi chim con đã được vài tuần tuổi, lông ống mọc ra thì chim mẹ sẽ bắt đầy đi tìm mồi cho con ăn. Sau khi chim con đã lớn, đã mọc đủ lông đủ cánh sẽ tự đi tìm thức ăn và tách bố mẹ.

Một năm, mỗi cặp chim sẽ sinh sản từ 2 – 4 lứa và thực hiện như vậy đến tháng 10 âm lịch chúng sẽ tách đàn và có cuộc sống riêng.

🐦🐦🐦 Chim chào mào vùng nào hay nhất? Chào mào Huế hay Sông Kôn?

Cách nuôi chích chòe than 1. Chọn chích chòe than

Trong cách nuôi chích chòe than thì đây là bước cực kỳ quan trọng, quyết định xem loại chim này có khỏe mạnh hay không. Để chọn được chim hót hay, nhanh nhẹn thì chúng ta cần phải quan tâm 3 điều cơ bản sau đây:

Giọng hót: Chọn những chú chim chăm hót, giọng hót hay và có sự luyến láy bắt tai. Những chú chim như vậy có khả năng nhại được nhiều giọng hót khác nhau.

Ngoại hình: Lựa chọn thân hình đẹp để có loại hình cân đối, thon dài và vừa phải, mỏ dài và mảnh. Bộ lông mượt mà, mỏng, dài và dày. Chim chim có đầy đủ móng, không bị dị tật, nên lựa chọn những chim non có màu lông đen hoặc trắng rõ ràng.

Điệu bộ: Khi hót thể hiện được sự tự tin dù đứng một chỗ.

2. Lồng chim chích chòe than

Lồng nuôi chim chích chòe than không cần quá lớn, chọn kích có đường kính 30 cm là vừa đủ cho chúng bay nhảy. Lựa chọn lồng tre hay lồng mây đều được. Trong lồng cần bố trí đầy đủ các khay ăn, khay uống và dựng cảnh cho chim bay nhảy.

Lưu ý, chọn vị trí đặt lồng chim phù hợp, chọn nơi thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

3. Thức ăn cho chích chòe than

Thức ăn cho chích chòe than chủ yếu là kiến, sâu bọ, châu chấu, cào cào,… ngoài ra chúng còn ăn các loại hoa quả chín trong vườn. Có thể thấy, thức ăn của loài chim này khá đa dạng, chúng có thể ăn từ đồ tanh đến hoa quả chỉ cần đảm bảo thức ăn vẫn tốt và không bị ẩm mốc hay hôi hám gì là có thể ăn được.

Điểm đặc biệt bạn cần lưu ý trong cách nuôi chích chòe than đó là loài chim này ăn rất nhiều, một con có thể ăn từ 50 – 60 con cào cào, thậm chí có nhiều trường hợp ăn tới 70 – 80 con cào cào.

Những loại thức ăn tươi cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho chim chích chòe than. Bên cạnh đó bạn có thể tự làm cám cho chúng bằng cách mua sâu rang khô sau đó về trộn với trứng và đậu phộng theo tỷ lệ 30 – 50%.

🦃🦃🦃 Chim Phượng Hoàng Đất ăn gì, giá bao nhiêu?

4. Tắm cho chích chòe than

Mốn chim phát triển tốt thì việc tắm nắng và tắm nước bạn cần cực kỳ quan tâm và điều chỉnh sao cho hợp lý.

Tắm nắng hiệu quả từ 8h – 10h sáng trong vòng 30 phút giúp chim hấp thụ được Vitamin A đồng thời diệt bọ trên lông chim.

Chích chòe than ăn gì để hót nhiều?

Để giúp chích chòe than hót nhiều, căng lửa thì bạn cần cho chúng ăn cám và vổ sung sâu khô vào khẩu phần ăn. Với việc ăn nhiều sâu khô sẽ giúp chúng căng lửa và có xu hướng chiến đấu mãnh liệt.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho chim ăn thêm những loại hoa quả và thực hiện chế độ tắm táp như trên giúp chim có đầy đủ dưỡng chất và vitamin.

🐡🐡🐡 Chim Két (Vẹt) ăn gì? Cách nuôi Két mỏ đen, mỏ đỏ biết nói

Nuôi Chim Chích Chòe Lửa Thi Hót

So với Chích Chòe Than thì con Chích Chòe Lửa lại còn đẹp mã hơn. Hình dáng nó đẹp thon thả giống như cô nàng thắt đáy lưng ong, sắc lông trên mình cũng nổi bật như chiếc áo tứ thân nhiều màu sặc sỡ.

Chích Chòe Lửa có tên khoa học là COPSYCHUS MALABARIOUS INDICUS là loại chim rừng có giọng hót thật hay, khiến ai nghe cũng thích thú. Giọng hót của Chích Chòe Lửa mang âm vang của gió núi mưa rừng, của thác ngàn tuôn đổ… khi khoan khi nhặt, khi nhỏ khi to, nửa giống tiếng Họa Mi, nửa lẫn với giọng chim Khướu, và pha trộn với nhiều giọng chim rừng khác.

Vì vậy, có người mê Chích Chòe Lửa đến độ trong nhà lúc nào cũng nuôi đến năm bảy con, có khi vài chục con, và chỉ thích nuôi một thứ này thôi. Mặc dầu ai cũng hiểu con Chích Chòe Than và Chích Chòe Lửa được đánh giá là “con chim của nhà giàu”, vì nuôi rất nhiều tốn kém lại săn sóc mất nhiều thì giờ, không cào cào, không sâu tươi, sâu khô thì đừng mong… nó mở miệng cho một tiếng! Trong khi đó, nuôi Họa Mi, nuôi Khướu, Sơn Ca… lại ít tốn vì thức ăn không mấy cầu kỳ và đắt tiền. Với Họa Mi một tuần vài lần ăn cào cào, sâu tươi chút đỉnh cũng được, nhưng Chích Chòe Than, Chích Chòe Lửa thì ngày nào cũng phải “bơm” đúng liều lượng sâu tươi, sâu khô, cào cào chúng mới “giữ lửa”, mới sung chim, và mới chịu hót!

Tuy nhiên, tốn liền, hao sức mà có con chim hay thì đâu nghệ nhân nào lại tiếc của, tiếc công!

Xuất xứ:

Hiện nay chưa có tài liệu nào chứng minh đích xác là Chích Chòe Lửa khởi thủy là chim cảnh của vùng đất nào, chỉ có điều hiện nay chúng đã có mặt ở nhiều nước châu Á, những vùng có khí hậu ấm áp quanh năm.

Tại nước ta, miền Bắc và miền Trung không có giống chim này, vì khí hậu không thích hợp với chúng. Ngay tại miền Nam, Chích Chòe Lửa coi như là quê hương của chúng, nhưng đâu phải vùng nào cũng thấy chúng xuất hiện. Người ta chỉ bắt gặp chúng sống ở các vùng Trảng Bàng, Long Khánh, Bình Dương, Chơn Thành, Bình Long, Bù Đăng, Bù Đốp… và rải rác vài nơi ở miền Tây Nam Bộ.

Chích Chòe Lửa thích sống xa người, ít khi làm tổ trong vườn cây trái gần nhà, mà chúng thích sống trong rừng sâu nơi có nhiều cây cao hóng cả. Tuy nhiên người ta cũng dễ dàng bắt gặp chúng sống tụ tập theo các đường xe bò, xe trâu chở gỗ trong rừng. Chúng làm tổ trên các chảng ba cây dọc theo đường rừng, với tầm cao chừng ba bốn thước.

Mỗi buổi sáng, Chích Chòe Lửa hót râm rang trong rừng và hót sớm nhất so với các giống chim khác.

Hình dáng:

Chích Chòe Lửa có hình dáng thon thả, nhỏ hơn Chích Chòe Than. Chim nào có thân hình nhỏ nhắn càng được ưa chuộng bấy nhiêu. Mình thon nhỏ nhưng phần đuôi lại dài nên trông con chim càng mảnh mai, yểu điệu hơn.

Chích Chòe Lửa có ba màu lông trên mình: đầu, cổ, lưng, cánh và phần trên của đuôi màu đen. Mặt dưới của đuôi, và đốm nhỏ cuối lưng màu trắng, những phần còn lại như ức, bụng màu nâu sẫm. Nhìn con chim hơi “tối”, nhưng màu sắc lại được phân bổ hài hòa nên trông cũng hấp dẫn dễ coi. Chích Chòe Lửa có hai dạng đuôi: chim đuôi ngắn và chim đuôi dài. Đuôi ngắn chỉ dài chừng mười đến mười lăm phân tây, còn đuôi dài có thể từ hai mươi đến hăm lăm phân tây. Tùy theo ý thích của mỗi người mà chọn nuôi loại chim đuôi ngắn hay đuôi dài. Phần nhiều chim đuôi ngắn ưa múa khi hót, còn chim đuôi dài có lẽ do cái đuôi quá nặng nên ít con chim chịu múa.

Cách nuôi chim bổi:

Chim bổi Chích Chòe Lửa cũng có hai loại: chim non bắt ở tổ về và chim hơn.

Cách thuần dưỡng chim non và chim bổi Chích Chòe Lửa cũng giống như nuôi Chích Chòe Than. Thức ăn cũng giống nhau, có điều chim bổi Chích Chòe Lửa nuôi mau dạn hơn Chích Chòe Than, và nó ăn ít hơn.

Lồng chim: tùy theo con chim đuôi ngắn hay đuôi dài mà ta chọn lồng nuôi thích hợp với chúng. Với chim đuôi ngắn, ta có thể dùng lồng nuôi chim Chích Chòe Than, tức lồng 48 đến 52 nan cũng được. Nhưng với Chích Chòe Lửa đuôi dài thì phải dùng loại lồng lớn nôm na gọi là “lồng lửa” từ 68 đến 72 nan mới vừa. Với chim đuôi dài quá khổ, người la phải đặt loại lồng đến 80 nan!

Lồng chim phải đủ rộng, đủ chiều cao để con chim dễ bề xoay trở, hay nhảy. Lồng chật quá, đuôi chim sẽ bị tưa, bị gãy làm mất giá trị con chim. Hơn nữa, con chim nuôi để hót và thi hót cần phái có bề ngoài không những lành lặn, mà còn mướt mái, đẹp đẽ.

Nuôi chim thi hót: Chích Chòe Lửa có giọng hót hay, có hình dáng đẹp, nên nghệ nhân thường nuôi dưỡng để dự các kỳ thi hót. Nhiều nơi, người ta tổ chức thường xuyên thi hót Chích Chòe Lửa còn nhiều hơn việc tổ chức và thi hót Chích Chòe Than hay Họa Mi, một phần do số chim này được nuôi nhiều.

Như trên chúng tôi đã có dịp trình bày là thuần dưỡng chim con Chích Chòe Lửa dễ hơn và nhanh hơn việc thuần dưỡng Chích Chòe Than, nhưng muốn cho chim hót hay, hót “sống” thì phải tốn nhiều công sức mới thỏa màn ước muốn.

Thức ăn:

Nuôi thi hót, Chích Chòe Lửa được ăn loại thức ăn bổ dưỡng, lại có tính “nóng” để đủ lửa mà siêng hót. Thức ăn mỗi ngày gồm có:

Tất nhiên là mỗi thứ một ít, vì Chích Chòe Lửa ăn không tốn nhiều thức ăn như các giống chim khác.

Bột đậu phộng là loại đậu phộng rang rồi cán nhuyễn thành hột. Cỡ một lon hột như vậy trộn với năm hay sáu lòng đỏ trứng gà, rồi phơi hoặc sấy khô, trộn thêm một muỗng nhỏ đường cát. Hỗn hợp nhiều thứ đó gọi là hột đậu phộng trộn trứng. Mỗi con Chích Chòe Lửa mỗi ngày chì ăn hết nửa muỗng cà phê bột là nhiều.

Nhưng một lon bột trộn trứng như vậy, còn phải trộn với một lon (có thể nửa lon cũng được) sâu khô. Sâu khô cũng hóp nhuyễn trộn chung với bột, bỏ vào hộp đậy kín cho chim ăn dần. Số sâu trộn càng nhiêu càng thúc giục chim siêng hót. Sâu tươi và cào cào có thể bữa ăn bữa nghỉ hoặc vài ba ngày ăn một lần cũng được.

Trở lại phần bột đậu phộng, chúng tôi xin được lưu ý là nếu chim đang thời kỳ thay lông thì đậu phọng chỉ rang vừa chín tới, sâu khô trộn với tỉ lệ thật thấp, nhưng tăng cường lượng cào cào và sâu tươi nhiều hơn.

Trái lại, khi chim đã thay lông xong, càn thúc cho chim đủ lửa để thi đấu, đậu phộng phải rang thật vàng (gọi là vàng cháy) nhưng không được cháy. Sau đó trộn nhiều sâu khô, với tỉ lệ cao chừng nào tốt chừng nấy. Có người tăng lượng sâu khô lên đến một trăm phần trăm, tất nhiên như vậy sẽ đem lại kết quả tốt nhưng lại tốn nhiều tiền.

Tắm chim:

Việc tắm chim nuôi hót hay nuôi thi hói vần ở mức bình thường, vài ngày tắm một lần cũng được. Nhưng, tắm nắng thì dứt khoát mỗi ngày mồi phải làm. Mỗi sáng, vào khoảng tám chín giờ, ta nên đem lồng chim treo ngoài nắng độ nửa giờ để chim được đón nhận vitamin D qua ánh nắng mặt trời buổi sáng. Sau đó đem lồng chim vào treo nơi mát mẻ, miễn là không có gió lùa là được.

Dượt chim:

Chim Chích Chòe Lửa có tính bắt chước rất nhanh những giọng hót (cũng như những âm thanh lạ tai) của các chim treo chung quanh mà nó nghe được. Vì vậy muốn cho chim có nhiều giọng hót hay và lạ, ta nên mang chim đen các tụ điểm nuôi chim, mỗi ngày hoặc cách nhật để chúng được đấu hót với chim lạ.

Mỗi ngày chỉ cần bỏ ra một hai giờ là đủ. Khi về chim sẽ sung hơn, hay hót và hót hay hơn. Quí vị sẽ vô cùng ngạc nhiên khi thấv rõ được điều này, và vì vậy, tuy tốn nhiều thì giờ, nhưng bù lại ta sẽ có con chim sung sức và hót hay.

Ngoài cách dượt chim ra, có thể cho chim nghe băng cassette, trong đó thu tiếng chim Chích Chòe Lửa bậc thầy để chim nhà nghe mà bắt chước. Những băng này tuy ngoài thị trường không có bán, nhưng ta có thể hỏi mượn ở các nghệ nhân nuôi chim lão luyện trong nghề để về sang lại. Mỗi ngày, ta cho chim nghe máy độ mươi làm phút hoặc nửa giờ, chim sẽ sung lên và hót đấu theo.

Ta cũng có thể nuôi Chích Chòe Lửa mái, để khi mái “xùy* chim trống sẽ hăng hái mà hót say mê hơn

Chích Chòe Lửa mái có than hình nhỏ và sắc lông lợi hơn chim trống, đuôi cũng ngắn hơn. Ngoài ra, chim mái có cặp mắt to hơn, tròn hơn, trong khi mắt chim trống nhỏ và hơi méo. Nếu nuôi mái thì chim mái phải treo xa con trống độ năm mười thước và hai con không thấy mặt nhau. Nếu thấy được mái, trống sẽ không hót, trái lại còn bớt sung.

Tuy nhiên, không phái ngày nào ta cũng để cho chim Chích Chòe Lửa trống nghe mài tiếng “xùy” của chim mái. Chỉ nên cho chim trống nghe tiếng mái độ một tuần, rồi gởi chim mái đến nơi khác, độ một đôi tháng sau đó mới đem về… Nghĩa là hễ chim trống sung độ, đủ lửa thì “giựt” chim mái ra, để trống giữ vững phong độ của mình.

Chỉ lúc nào chim thực sự đủ lửa ta mới tính đến chuyện cho chim cảnh thi hót.

Cách Nuôi Chích Chòe Lửa Hót Nhiều

Chích chòe lửa có thể hót được nhiều loại giọng, bắt chước được nhiều âm thanh khác nhau. Đó là lợi thế của chích chòe lửa, nên ai cũng muốn tìm cách nuôi chích chòe lửa hót nhiều.

Cách nuôi chích chòe lửa hót nhiều

Có nhiều bác thì thích tập cho chích chòe hót theo giọng rừng như ngoài tự nhiên. Có bác lại thích luyện cho chích chòe hót theo âm thanh của các loại nhạc cụ. Để huấn luyện cho chích chòe lửa hót nhiều cũng cần nắm được những điều cơ bản sau.

1. Chọn lồng cho chích chòe lửa

Lồng nên có đường kính từ 53-54 cm. Kích thước này thích hợp cho sự phát triển về thể chất của chim. Lồng rộng, thoải mái thì chim sẽ cảm thấy tự nhiên hơn, sảng khoái hơn và siêng hót hơn.

2. Cách nuôi chích chòe lửa hót nhiều

Huấn luyện chích chòe lửa hót nhiều trong thời kỳ thay lông khá tốt, bởi đây là lúc chim lấy lại cân bằng cơ thể sau khi thay lông:

Giai đoạn trước khi thay lông: Giọng hót của chim sẽ phát triển tốt trước đợt thay lông đầu tiên. Các bác hãy đi dượt chim 2-3 giờ mỗi ngày, các lồng có thể được phủ nửa áo lồng.

Giai đoạn thay lông: Trong giai đoạn này cần bổ sung nhiều dinh dưỡng cũng như chế độ chăm sóc cho chim. Đặc biệt không cho chim đi dợt bởi lúc thay lông năng lượng trong cơ thể chim sẽ yếu đi. Các bác có thể bật tiếng nhạc hoặc tiếng chim qua điện thoại cho chim nghe, nhưng không bật quá to.

Giai đoạn sau thay lông: Sau khi chim đã thay lông được một thời gian. Các bác tiếp tục huấn luyện chim hót qua cách dợt và nghe tiếng nhạc cụ,…Thời điểm này chim đã lấy lại được căng bằng cơ thể nên chúng khá sung, rất thích hợp để huấn luyện. Cường độ huấn luyện các bác cũng có thể tăng cao hơn so với những giai đoạn trước.

Cách Chăm Sóc Chích Chòe Lửa Nhanh Hót

Chích chòe lửa là một loài chim có giọng hót cực hay, đặc biệt chúng có thể bắt chước được giọng hót của các loài chim khác. Vậy làm thế nào để chăm sóc chim chích chòe lửa sớm hót và hót hay, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây:

1. Cách chăm sóc chích chòe lửa hót hay.

Chích chòe lửa hay còn gọi là chích chòe đuôi trắng, có tên tiếng anh là fire warbler, tên khoa học là Copsychus malabaricus, thuộc họ Muscicapidae. Chích chòe lửa thường sống ở khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ. Đặc biệt ở Việt Nam, chúng được xem như loài chim cảnh và được giới chơi chim lựa chọn vì có giọng hót cực hay. Tuy nhiên, để chích chòe lửa có giọng hót hay, các bạn cần phải lưu ý một số yếu tố ảnh hưởng đến chim, thêm vào đó là cách chăm sóc đặc biệt.

a. Lồng nuôi chích chòe lựa.

Yếu tố đầu tiên và cực kì quan trọng đó chính là môi trường sống của chích chòe, rõ hơn là lồng chim. Trên thị trường hiện nay có vô vàn các loại lồng chim có những kiểu dáng cũng như chất liệu khác nhau. Mặc dù vậy, bạn nên chọn những lồng chim phù hợp với từng loại chích chòe lửa.

Đối với chích chòe đuôi ngắn nên chọn lồng từ 64 đến 68 nan, cao khoảng 60 – 80 cm. Còn đối với chích chòe đuôi dài, để tránh cho đuôi chim đâm vào lồng chim gây ảnh hưởng xấu cho chim. Các bạn nên chọn lồng từ 72 – 90 nan, cao từ 60 đến 80 cm. Ngoài ra, đối với cóng cho chích chòe ăn, bạn nên mua theo bộ 2 cái hoặc 4 cái cùng loại. Các bạn có thể chọn loại cóng sứ hoặc cóng tre cho phù hợp.

b. Chọn chích chòe lửa đúng cách.

Yếu tố không kém phần quan trọng đó là phải chọn chim chích chòe một cách chính xác.

Đối với cử chỉ, điệu bộ của chích chòe lửa: Bạn nên chọn những con có tư thế ngẩng cao đầu, tự tin khi đứng hót. Tiếng kêu phải đanh thép, mạnh bạo. Không đứng yên một chỗ hoặc ngủ trên cóng.

Đối với hình dáng của chích chòe: chọn những chích chòe lửa có hình dáng ngũ trường, nghĩa là chúng có đầu, mỏ, chân, mình, đuôi dài. Thêm vào đó, mỏ thon không bị cong quặp, đầu nhỏ thì chúng vừa đá giỏi vừa hát hay. Khi mới thay lông, chúng có bộ lông mượt, ép sát vào mình thon gọn. Phần đuôi và lông cánh không bị gãy.

c. Thức ăn cho chích chòe lửa.

Thức ăn chủ yếu của chích chòe lửa thường là những thức ăn nhiều đạm như cào cào, sâu tươi, trứng gà và đặc biệt là bột đậu phộng. Nếu lúc đầu chim không biết ăn bột đậu phộng, bạn có thể trộn bột và giun cho chim ăn, dần dần chim sẽ quen và bắt đầu ăn bột.

Ngoài ra, bạn có thể cho chim ăn thêm bột cá, thịt, bột dinh dưỡng của trẻ em.

d. Cách chăm sóc chim chích chòe lửa.

Yếu tố không kém phần quan trọng đó là cách chăm sóc chích chòe. Thông thường, các bạn nên tắm cho chim ở những nơi ít người qua lại và cho cửa lồng tắm vào cửa lồng nuôi. Cho chim bay sang lồng tắm sau đó đổ nước. Sau khi tắm xong nên cho chim phơi nắng từ 25 – 30 phút.

e. Cách tập luyện cho chích chòe hót hay.

Có hai cách để tập luyện cho chích chòe hót hay.

Thứ nhất, bạn có thể đem chim đến các hội nuôi chim, để chim có cơ hội học hót từ các con khác. Thông thường, trong vòng 1 năm đầu tiên, giọng hót của chúng vẫn chưa hay. Chỉ từ 2 đến 4 năm thì giọng hót của chúng mới trở nên hay được.

Thứ hai, cạn có thể bật cho chim chích chòe nghe các giọng hót của các chim khác để nó học theo. Ngoài ra, các bạn có thể nuôi một con chích chòe cái. Tuy nhiên nên để xa chúng với nhau. Chích chòe lửa khi nghe tiếng chim cái thì hót càng sung và càng hay.

2. Cách phân biệt trống mái ở chích chòe lửa.

Để phân biệt chích chòe lửa trống hay mái, các bạn có thể dựa vào lông ngực và lông trên đầu của chích chòe lửa. Những con có lông màu đỏ đậm, sau khi thay lông thì có màu đen là chích chòe trống. Những con cái sẽ có màu nhạt hơn. Thêm vào đó, con mái thường có thân hình bé và đầu nhỏ. Khác với những con trống, chúng sẽ có thân hình to hơn, chân to và cao, móng dài.