Chích Chòe Lửa Mái Hót Mp3 / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Tiếng Chim Chích Chòe Than Hót Mp3 Để Bẫy Chuẩn Nhất

Tiếng chim chích chòe than hót file mp3 để bẫy rất chuẩn này mình đã lọc tạp âm cũng rất kỹ rồi nên chủ yếu mình dùng đễ huấn luyện chim là chính bởi chim chích chòe than rất khó bẫy bằng tiếng độc tuy nhiên nếu bạn biết sử dụng kết hợp với mồi để bẫy thì tỷ lệ bẫy thành công rất cao. Mình cũng đã thử bẫy đa số chim xuống nhưng chim không mắc bẫy bởi đặc tính chim này thì bạn nào nuôi cũng hiểu nó khá nhát người nhất là chim trời thì càng nhát hơn. Bởi thế tỷ lệ chim bẫy được cũng rất ít và nuôi sau khi bẫy thì cũng là việc hết sức khó khăn. Sau này mình sẽ cho ra một bài viết để hướng dẫn các bạn cách nuôi chim chích chòe than này sau khi bẫy.

Tiếng chim chích chòe than này đùng để huấn luyện chim thì hết ý bởi mình dùng nó huấn luyện cho bao nhiêu lứa chim non rất hiệu quả chỉ sau khi chi bắt đầu tập bay í éo hót là mình đã tập cho cho bằng tiếng chim này. Các bạn chỉ cần đặt tiếng chim này vào buổi sáng bật tầm 7h , buổi trưa tầm 11h và buổi chiều tầm 5-7h tùy lúc chiều tà lúc nào thì bật lúc đấy vì đặc tính chim thường hót vào những giờ như thế bạn chỉ cần đặt tiếng tầm 30 phút cho mỗi lần tập là được.

Cách tải tiếng chim chích chòe than Tải tiếng chim chích chòe than về điên thoại

Chọn link trên và nhấn vào Download lần nữa là bạn có thể tải tiếng chim chích chòe than về điện thoại

The post Tiếng chim chích chòe than hót mp3 để bẫy chuẩn nhất appeared first on Vihuni.com.

Cách Luyện Chích Chòe Lửa Mái Hót Giọng Rừng, Hót Đấu Hay

I. Cách phân biệt chích chòe trống và mái

Lông trên đầu và lông ngực: Chim trống thì lông có màu đỏ đậm, khi thay lông sẽ có màu đen nhiều và đậm. Còn với chích chòe mái thì lông sẽ có màu nhạt hơn.

Hình dáng chim: Chích chòe trống thường có thân hình to, chân cao, râu dài. Còn chích chòe mái thì có thân hình bé hơn và đầu nhỏ.

II. Cách nuôi chích chòe lửa mái hót hay 1. Cách chọn chim chích chòe lửa đẹp, khỏe mạnh

Về vóc dáng

Là chim ngũ trường, tức là có 5 phần đầu, mỏ, chân, mình và đuôi đều dài.

Chim thon mỏ, đầu dài. Chim đầu nhỏ sẽ nhanh nhẹn. Phần mỏ không bị cong quắp

Về điệu bộ

Khi đứng hót chim ngẩng cao đầu, tự tin, hai chân thẳng, dạng chân ra.

Chim đánh đuôi con vật khác mạnh bạo, tiếng đánh đuôi kêu khá đanh thép.

Khi bị nhốt trong lồng không bay loạn xạ như chim chích chòe bổi, chim nhát

Chọn được chích chòe giống tốt quá trình chăm sóc và luyện hót sẽ dễ dàng hơn 2. Chọn lồng nuôi chích chòe lửa hót đấu

Để giúp cho những chú chích chòe hót hay, căng lửa, bạn cần phải đặc biệt quan tâm tới lồng nuôi. Hiện nay có khá nhiều sự lựa chọn về lồng nuôi chim gồm:

Lồng bình dân: Bạn có thể mua ngoài chợ, giá thành tương đối rẻ.

Lồng đặt: Với mức giá sẽ đắt hơn, bạn có thể tùy chỉnh kích thước để phù hợp với chú chích chòe của mình.

Lồng ngoại: Loại lồng này có giá khá đắt, có thể đến cả vài triệu đồng. Được thiết kế và trạm trổ rất cẩn thận.

Yêu cầu khi chọn lồng nuôi chim:

Chim chích chòe ngắn đuôi: Dùng lồng có từ 64 đến 68 nan.

Với chích chòe dài đuôi: Chọn lồng từ 72 đến 80 nan

Cóng ăn và uống của chim nên dùng theo bộ, có thể là 2 hoặc 4 cùng loại với nhau. Ưu tiên chọn cóng làm từ sứ, có hoa văn, màu sắc bắt mắt.

Để chích chòe lửa hót giọng rừng hay bạn cần phải bổ sung cho chúng nguồn dinh dưỡng hợp lý. Nguồn thức ăn chủ yếu nên bổ sung cho chim như sau:

Thức ăn chất đạm: Trứng kiến, cào cào, sâu non, sâu tươi, trứng gà, trứng vịt, nhộng tằm, tôm tép nhỏ.

Bột đậu phộng trộn trứng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm cho chích chòe bột thịt, bột cá, bột ruốc, gạo lứt, bột dinh dưỡng của trẻ em.

Phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì chích chòe mới hót được căng lửa

Đối với những chú chim chích chòe muốn hót hay cần được luyện tập và học theo những âm thanh xung quanh, học từ những chú chim thuần thục. Vì vậy, khi chim non từ 5 tới 6 tháng bạn nên cho chích chòe đến những điểm tập hót để luyện giọng. Tuy nhiên, khi đem chim đi tập dượt thì chúng phải khá căng lửa và phải thay lông xong. Những chú chim chích chòe lửa mái có giọng hót luyến láy, nghe rất thú vị.

Chim chích chòe có một biệt tài là bắt chước giọng hót rất nhanh. Một khi đã luyện được thành công bạn sẽ ấn tượng bởi giọng hót của chúng có thể hay như Họa Mi, Khướu.

Ngoài ra, cũng có một cách để luyện chích chòe hót căng lửa, đó là bạn sẽ nuôi thêm những chú chích chòe trưởng thành, để hằng ngày chích chòe non sẽ học hót từ những chú chích chòe trưởng thành.

Để luyện được chích chòe lửa mái hót hay cần phải kiên trì

Hiện nay ở Việt Nam, giống chim chích chòe được phân thành hai loại là chích chòe lửa miền Bắc và chích chòe lửa miền Nam. Giá bán của chích chòe miền Bắc sẽ khoảng từ 400.000 VNĐ/con, còn chích chòe miền Nam sẽ có giá khoảng 500.000 VNĐ/con.

Cách Luyện Chích Chòe Lửa Hót

Ai nuôi chim hót cũng muốn con chim của mình có giọng hót thật hay, vì mang danh là chim hót mà giọng hót không ra gì, thì dù con chim có vóc dáng đẹp đến đâu cũng không gây cho ai sự thích thú để tiếp tục nuôi nữa.

Con chim cảnh có vóc dáng đẹp mà hót không hay thì chẳng khác nào người đàn bà đẹp mà vô duyên, như hoa tươi tắn mà nhụy lại không thơm…

Như quí vị đã biết, không phải con chim nào cũng có giọng hót hay, vì vậy ngay từ khi nuôi chim con lớn lên, cũng như nuôi chim bổi, ta phải luôn luôn khắt khe với chính mình trong việc chọn lựa những con chim vừa ý mà nuôi, trong đó chú ý nhiều đến giọng hót. Những chim nào lộ nét “vô tài bất tướng” thì nên loại dần, thả vào rừng đừng tiếc. Nhiều người có tính ôm đồm, tiếc rẻ cuối cùng nên phải nuôi “báo cô” những con chim xâu, giá trị chẳng đáng là bao.

Chích Chòe Lửa sở dĩ có giọng hót đầy vẻ rừng rú là vì giống chim này có khả năng bắt chước nhanh được giọng hót của các loài chim khác, cùng những âm thanh đặc biệt mà nó nghe được. Chính vì vậy, trong tiếng hót của Chích Chòe Lửa mới có giọng Hòa Mi, Khướu, Hoành Hoạch, gà mái cục tác, gà con, rồi tiếng mưa rơi, tiếng suối chảy, tiếng thác đổ ầm ầm… Những âm thanh đó qua giọng hót của con chim, có khi tách bạch rõ ràng ra từng tiếng, có khi trộn lẫn vào nhau chẳng khác gì tiếng dương cầm dồn dập…

Vì vậy, nghe tiếng chim hót, ta có thể hiểu được những vùng chim đã đi qua, đã sống lại ở đó nhiều hay ít thời gian. Nếu đây là con người, thì đây là tay lịch lãm, “cơm nem đã trải, tay tranh đã từng”, tức là đã đi nhiều nơi, lưu lạc nhiều chỗ…

Chim có khả năng bắt chước cũng nhanh mà trí nhớ cũng dai. Có những con chim được nuôi gần trại gà công nghiệp, tất nhiên ngày nào nó cùng nghe tiếng gà mái cục tác tìm ổ đẻ, đem về nuôi ở thành phố đến vài năm sau, chúng ta vẫn nghe được tiếng cục tác rõ mồn một trong giọng hót của chim!

Vì vậy, chúng ta đừng ngạc nhiên khi thấy các nghệ nhân nuôi chim nhiều kinh nghiệm thỉnh thoảng “rước” con chim hót bậc thầy về dạy cho chim nhà. Hoặc là thâu băng giọng chim hót bậc thầy về phát lại cho chim nhà học giọng.

Ở các nước Tây phương, các nhà điểu học còn dùng cả kèn đồng, đờn violon, hoặc piano dạo lên cho chim nghe để bắt chước hót theo tiếng kèn, hay tiếng đờn mà chúng nghe được.

Chính vì con chim hót có khả năng bắt chước được âm thanh lạ, nhất là âm thanh đặc trưng nổi bật chung quanh mội trường sống của nó, lại có trí nhớ dai, nên các nghệ nhân mới nghĩ đến việc tập luyện cho chim hót hay hơn.

Tất nhiên, nếu việc làm này không đem lại kết quả tốt, thì không ai lại mất công sáng nào cũng đem lồng chim đến các tụ điểm chơi chim mà tập dượt cho mất thì giờ.

Khổ nỗi con chim mà, không được đi dượt, nghĩa là chỉ nuôi ở nhà, không có dịp nghe giọng những chim khác lạ thì giọng nó chẳng khác nào một điệp khúc nghe chán ngấy. Tệ hại hơn nữa là chim trở nên biếng hót hơn.

Dượt chim có nghĩa là hằng ngày hoặc đôi ba ngày một lần ta đem chim nhà đến các tụ điểm chơi chim hay Câu Lạc Bộ chơi chim (hoặc gởi chim tại nhà một người bạn có nuôi cùng giống chim như mình, để chúng có dịp đấu hót với nhau. Thời gian dượt như vậy khoảng vài giờ là quá đủ).

Có điều xin lưu ý quí vị là đem chim đi dượt phải là chim đã thay lông xong, và chim đã thực sự căng lửa thì đi dượt mới có lợi. Ngược lại, nếu chim còn đang thay lông dang dở, sức khỏe như người đau mới mạnh thì gặp chim lạ hót căng, nó sẽ sợ hãi và “rót” luôn! Có nhiều trường hợp do sợ quá, thời gian thay lông của chim kéo dài thêm khiến sức lực con chim bị suy kiệt thảm hại!

Nếu chim chưa đủ lửa mà đem đi dượt thì phải treo lồng gần vào những chim yếu lửa hơn nó, như vậy mới có lợi. Giống chim ưa đè nhau bằng giọng hót. Con nào tỏ ra thắng thế thì hót căng hơn, mà chim nào đã tỏ ra yếu thế thì cuối cùng cũng phải… tắt giọng không dám hó hé chi nữa.

Vì vậy, khi đi dượt chim, chủ chim phải lân la gần đó để theo dõi tình trạng con chim của mình mạnh yếu ra sao. Nếu thấy nó vẫn đấu hót thì yên tâm, còn nếu thấy nó đứng trơ ra như tượng gỗ hoặc nhảy lồng loạn xạ thì phải kịp thời treo chim sang sào khác, gần những con kém lửa hơn.

Luật rừng mạnh được yếu thua, không hề có sự tương nhượng. Thú rừng lớn nhỏ nào cũng biết điều đó. Con mạnh thì cứ hiếp đáp mãi con yếu, còn con yếu thì chỉ còn cách chạy trốn để giữ mạng sống mà thôi.

Luyện cho chim hót hay cũng có nghĩa là phải biết cách cho chim ăn uống bổ dưỡng và chăm sóc chim đúng phương pháp mới được.

Muốn cho chim căng lửa thì thức ăn phải có chất'”nóng”: bột đậu phộng phải rang vàng hơn và tăng lượng sâu khô lên khoảng năm mươi phần trăm, hoặc hơn càng tốt. Sâu tươi, nhất là cào cào ngày nào cũng phải có. Được ăn bổ dưỡng như vậy con chim mới sung sức và hót hay hơn, siêng hơn.

Giống chim rất thích “ăn no tắm mát”, vì vậy, khoảng gần trưa ta nên cho chim tắm nước, một hay vài ngày một lần, để chim mát mẻ khỏe mạnh hơn. Kinh nghiệm cho thấy Chích Chòe Lửa và những chim hót khác, lâu ngày không được tắm dễ bị suỳ, và có thể dẫn đến đợt thay iông bất thường vô cùng nguy hại.

Tắm nắng cũng rất cần thiết, nhất là nắng ban mai, nhờ đó trừ được ký sinh trùng rận mạt, đồng thời giúp chim hấp thụ được sinh tố D, tránh bệnh còi xương. Nhưng tắm nắng cũng ở mức độ vừa phải mới tốt, độ 45 phút là vừa, nếu để lâu ngoài nắng chim sẽ bị hóc nắng, và cũng có thể từ đó mà suy kiệt sức lực, dẫn đến việc thay lông bất thường… Đó là những điều ta nên tránh.

Nuôi Chim Chích Chòe Lửa Thi Hót

So với Chích Chòe Than thì con Chích Chòe Lửa lại còn đẹp mã hơn. Hình dáng nó đẹp thon thả giống như cô nàng thắt đáy lưng ong, sắc lông trên mình cũng nổi bật như chiếc áo tứ thân nhiều màu sặc sỡ.

Chích Chòe Lửa có tên khoa học là COPSYCHUS MALABARIOUS INDICUS là loại chim rừng có giọng hót thật hay, khiến ai nghe cũng thích thú. Giọng hót của Chích Chòe Lửa mang âm vang của gió núi mưa rừng, của thác ngàn tuôn đổ… khi khoan khi nhặt, khi nhỏ khi to, nửa giống tiếng Họa Mi, nửa lẫn với giọng chim Khướu, và pha trộn với nhiều giọng chim rừng khác.

Vì vậy, có người mê Chích Chòe Lửa đến độ trong nhà lúc nào cũng nuôi đến năm bảy con, có khi vài chục con, và chỉ thích nuôi một thứ này thôi. Mặc dầu ai cũng hiểu con Chích Chòe Than và Chích Chòe Lửa được đánh giá là “con chim của nhà giàu”, vì nuôi rất nhiều tốn kém lại săn sóc mất nhiều thì giờ, không cào cào, không sâu tươi, sâu khô thì đừng mong… nó mở miệng cho một tiếng! Trong khi đó, nuôi Họa Mi, nuôi Khướu, Sơn Ca… lại ít tốn vì thức ăn không mấy cầu kỳ và đắt tiền. Với Họa Mi một tuần vài lần ăn cào cào, sâu tươi chút đỉnh cũng được, nhưng Chích Chòe Than, Chích Chòe Lửa thì ngày nào cũng phải “bơm” đúng liều lượng sâu tươi, sâu khô, cào cào chúng mới “giữ lửa”, mới sung chim, và mới chịu hót!

Tuy nhiên, tốn liền, hao sức mà có con chim hay thì đâu nghệ nhân nào lại tiếc của, tiếc công!

Xuất xứ:

Hiện nay chưa có tài liệu nào chứng minh đích xác là Chích Chòe Lửa khởi thủy là chim cảnh của vùng đất nào, chỉ có điều hiện nay chúng đã có mặt ở nhiều nước châu Á, những vùng có khí hậu ấm áp quanh năm.

Tại nước ta, miền Bắc và miền Trung không có giống chim này, vì khí hậu không thích hợp với chúng. Ngay tại miền Nam, Chích Chòe Lửa coi như là quê hương của chúng, nhưng đâu phải vùng nào cũng thấy chúng xuất hiện. Người ta chỉ bắt gặp chúng sống ở các vùng Trảng Bàng, Long Khánh, Bình Dương, Chơn Thành, Bình Long, Bù Đăng, Bù Đốp… và rải rác vài nơi ở miền Tây Nam Bộ.

Chích Chòe Lửa thích sống xa người, ít khi làm tổ trong vườn cây trái gần nhà, mà chúng thích sống trong rừng sâu nơi có nhiều cây cao hóng cả. Tuy nhiên người ta cũng dễ dàng bắt gặp chúng sống tụ tập theo các đường xe bò, xe trâu chở gỗ trong rừng. Chúng làm tổ trên các chảng ba cây dọc theo đường rừng, với tầm cao chừng ba bốn thước.

Mỗi buổi sáng, Chích Chòe Lửa hót râm rang trong rừng và hót sớm nhất so với các giống chim khác.

Hình dáng:

Chích Chòe Lửa có hình dáng thon thả, nhỏ hơn Chích Chòe Than. Chim nào có thân hình nhỏ nhắn càng được ưa chuộng bấy nhiêu. Mình thon nhỏ nhưng phần đuôi lại dài nên trông con chim càng mảnh mai, yểu điệu hơn.

Chích Chòe Lửa có ba màu lông trên mình: đầu, cổ, lưng, cánh và phần trên của đuôi màu đen. Mặt dưới của đuôi, và đốm nhỏ cuối lưng màu trắng, những phần còn lại như ức, bụng màu nâu sẫm. Nhìn con chim hơi “tối”, nhưng màu sắc lại được phân bổ hài hòa nên trông cũng hấp dẫn dễ coi. Chích Chòe Lửa có hai dạng đuôi: chim đuôi ngắn và chim đuôi dài. Đuôi ngắn chỉ dài chừng mười đến mười lăm phân tây, còn đuôi dài có thể từ hai mươi đến hăm lăm phân tây. Tùy theo ý thích của mỗi người mà chọn nuôi loại chim đuôi ngắn hay đuôi dài. Phần nhiều chim đuôi ngắn ưa múa khi hót, còn chim đuôi dài có lẽ do cái đuôi quá nặng nên ít con chim chịu múa.

Cách nuôi chim bổi:

Chim bổi Chích Chòe Lửa cũng có hai loại: chim non bắt ở tổ về và chim hơn.

Cách thuần dưỡng chim non và chim bổi Chích Chòe Lửa cũng giống như nuôi Chích Chòe Than. Thức ăn cũng giống nhau, có điều chim bổi Chích Chòe Lửa nuôi mau dạn hơn Chích Chòe Than, và nó ăn ít hơn.

Lồng chim: tùy theo con chim đuôi ngắn hay đuôi dài mà ta chọn lồng nuôi thích hợp với chúng. Với chim đuôi ngắn, ta có thể dùng lồng nuôi chim Chích Chòe Than, tức lồng 48 đến 52 nan cũng được. Nhưng với Chích Chòe Lửa đuôi dài thì phải dùng loại lồng lớn nôm na gọi là “lồng lửa” từ 68 đến 72 nan mới vừa. Với chim đuôi dài quá khổ, người la phải đặt loại lồng đến 80 nan!

Lồng chim phải đủ rộng, đủ chiều cao để con chim dễ bề xoay trở, hay nhảy. Lồng chật quá, đuôi chim sẽ bị tưa, bị gãy làm mất giá trị con chim. Hơn nữa, con chim nuôi để hót và thi hót cần phái có bề ngoài không những lành lặn, mà còn mướt mái, đẹp đẽ.

Nuôi chim thi hót: Chích Chòe Lửa có giọng hót hay, có hình dáng đẹp, nên nghệ nhân thường nuôi dưỡng để dự các kỳ thi hót. Nhiều nơi, người ta tổ chức thường xuyên thi hót Chích Chòe Lửa còn nhiều hơn việc tổ chức và thi hót Chích Chòe Than hay Họa Mi, một phần do số chim này được nuôi nhiều.

Như trên chúng tôi đã có dịp trình bày là thuần dưỡng chim con Chích Chòe Lửa dễ hơn và nhanh hơn việc thuần dưỡng Chích Chòe Than, nhưng muốn cho chim hót hay, hót “sống” thì phải tốn nhiều công sức mới thỏa màn ước muốn.

Thức ăn:

Nuôi thi hót, Chích Chòe Lửa được ăn loại thức ăn bổ dưỡng, lại có tính “nóng” để đủ lửa mà siêng hót. Thức ăn mỗi ngày gồm có:

Tất nhiên là mỗi thứ một ít, vì Chích Chòe Lửa ăn không tốn nhiều thức ăn như các giống chim khác.

Bột đậu phộng là loại đậu phộng rang rồi cán nhuyễn thành hột. Cỡ một lon hột như vậy trộn với năm hay sáu lòng đỏ trứng gà, rồi phơi hoặc sấy khô, trộn thêm một muỗng nhỏ đường cát. Hỗn hợp nhiều thứ đó gọi là hột đậu phộng trộn trứng. Mỗi con Chích Chòe Lửa mỗi ngày chì ăn hết nửa muỗng cà phê bột là nhiều.

Nhưng một lon bột trộn trứng như vậy, còn phải trộn với một lon (có thể nửa lon cũng được) sâu khô. Sâu khô cũng hóp nhuyễn trộn chung với bột, bỏ vào hộp đậy kín cho chim ăn dần. Số sâu trộn càng nhiêu càng thúc giục chim siêng hót. Sâu tươi và cào cào có thể bữa ăn bữa nghỉ hoặc vài ba ngày ăn một lần cũng được.

Trở lại phần bột đậu phộng, chúng tôi xin được lưu ý là nếu chim đang thời kỳ thay lông thì đậu phọng chỉ rang vừa chín tới, sâu khô trộn với tỉ lệ thật thấp, nhưng tăng cường lượng cào cào và sâu tươi nhiều hơn.

Trái lại, khi chim đã thay lông xong, càn thúc cho chim đủ lửa để thi đấu, đậu phộng phải rang thật vàng (gọi là vàng cháy) nhưng không được cháy. Sau đó trộn nhiều sâu khô, với tỉ lệ cao chừng nào tốt chừng nấy. Có người tăng lượng sâu khô lên đến một trăm phần trăm, tất nhiên như vậy sẽ đem lại kết quả tốt nhưng lại tốn nhiều tiền.

Tắm chim:

Việc tắm chim nuôi hót hay nuôi thi hói vần ở mức bình thường, vài ngày tắm một lần cũng được. Nhưng, tắm nắng thì dứt khoát mỗi ngày mồi phải làm. Mỗi sáng, vào khoảng tám chín giờ, ta nên đem lồng chim treo ngoài nắng độ nửa giờ để chim được đón nhận vitamin D qua ánh nắng mặt trời buổi sáng. Sau đó đem lồng chim vào treo nơi mát mẻ, miễn là không có gió lùa là được.

Dượt chim:

Chim Chích Chòe Lửa có tính bắt chước rất nhanh những giọng hót (cũng như những âm thanh lạ tai) của các chim treo chung quanh mà nó nghe được. Vì vậy muốn cho chim có nhiều giọng hót hay và lạ, ta nên mang chim đen các tụ điểm nuôi chim, mỗi ngày hoặc cách nhật để chúng được đấu hót với chim lạ.

Mỗi ngày chỉ cần bỏ ra một hai giờ là đủ. Khi về chim sẽ sung hơn, hay hót và hót hay hơn. Quí vị sẽ vô cùng ngạc nhiên khi thấv rõ được điều này, và vì vậy, tuy tốn nhiều thì giờ, nhưng bù lại ta sẽ có con chim sung sức và hót hay.

Ngoài cách dượt chim ra, có thể cho chim nghe băng cassette, trong đó thu tiếng chim Chích Chòe Lửa bậc thầy để chim nhà nghe mà bắt chước. Những băng này tuy ngoài thị trường không có bán, nhưng ta có thể hỏi mượn ở các nghệ nhân nuôi chim lão luyện trong nghề để về sang lại. Mỗi ngày, ta cho chim nghe máy độ mươi làm phút hoặc nửa giờ, chim sẽ sung lên và hót đấu theo.

Ta cũng có thể nuôi Chích Chòe Lửa mái, để khi mái “xùy* chim trống sẽ hăng hái mà hót say mê hơn

Chích Chòe Lửa mái có than hình nhỏ và sắc lông lợi hơn chim trống, đuôi cũng ngắn hơn. Ngoài ra, chim mái có cặp mắt to hơn, tròn hơn, trong khi mắt chim trống nhỏ và hơi méo. Nếu nuôi mái thì chim mái phải treo xa con trống độ năm mười thước và hai con không thấy mặt nhau. Nếu thấy được mái, trống sẽ không hót, trái lại còn bớt sung.

Tuy nhiên, không phái ngày nào ta cũng để cho chim Chích Chòe Lửa trống nghe mài tiếng “xùy” của chim mái. Chỉ nên cho chim trống nghe tiếng mái độ một tuần, rồi gởi chim mái đến nơi khác, độ một đôi tháng sau đó mới đem về… Nghĩa là hễ chim trống sung độ, đủ lửa thì “giựt” chim mái ra, để trống giữ vững phong độ của mình.

Chỉ lúc nào chim thực sự đủ lửa ta mới tính đến chuyện cho chim cảnh thi hót.