Chích Chòe Lửa Hót Nhiều Giọng / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Cách Nuôi Chim Chích Chòe Lửa Hót Nhiều

Cách huấn luyện +Trong giai đoạn thay lông, chim chích chòe hót còn phụ thuộc vào sở thích của mỗi cá nhân khác nhau. Có người thì thích tập cho chích chòe hót theo giọng rừng như ngoài tự nhiên, lại có người thích luyện cho chích chòe hót theo âm thanh của các loại nhạc cụ khác nhau. Dù là có sở thích gì chăng nữa thì để huấn luyện cho chích chòe lửa hót nhiều cũng cần nắm được những điều cơ bản sau. – Cách chăm sóc khi chích chòe lửa thay lông : chích chòe lửa sẽ ít hót hơn vì vậy nên phủ áo lồng thường xuyên hơn và cho chúng tiếp xúc với những chú chim khác (Không phải chích chòe lửa) với nhiều giọng hót được ưa thích.Chích chòe lửa sẽ ghi lại và ghi nhớ âm thanh đã nghe.

+Sau này, khi gặp những con chích chòe lửa khác, nó sẽ hót giọng mà nó đã ghi nhớ trước đó, giọng của nó sẽ khác, sắc và to hơn. Do đó, điều quan trọng là lựa chọn những con chim ” thầy ” cho nó, và tránh xa những chú chim đồng loại căng lửa hoặc chim khác có giọng không hay lắm.

– Chọn lồng cho chích chòe lửa : Lồng nên có đường kính từ 53-54 cm, nhất là đối với chim còn non. Khoảng không gian này là thích hợp cho sự phát triển về thể chất của chim.Lưu ý : Lồng phải được đặt trong một góc phòng yên tĩnh, tránh được gió lùa và ánh nắng trực tiếp.

-Cách huấn luyện cho chích chòe hót nhiều :

+ Giai đoạn trước thay lông : Một con chim khỏe mạnh có thể hót du dương hàng giờ. Để tránh mất tập trung, đi dượt chim 2-3 giờ mỗi ngày, các lồng có thể được phủ ½ áo lồng. Giọng hót của chim sẽ phát triển tốt trước đợt thay lông đầu tiên.

+ Giai đoạn thay lông : Để tập giọng cho chim tơ, có thể cho chúng nghe giọng chim khác lòai hoặc giọng chim hay. Băng đĩa của giọng chim hót xuất sắc cũng có thể được sử dụng để hổ trợ đào tạo.

+ Giai đoạn sau thay lông : Một con chim non được nuôi dưỡng tốt sẽ phản ứng mạnh mẽ đối với chim lạ khác sau đợt thay lông đầu tiên (6-10 tháng tuổi). Các tần số và volume của giọng hót sẽ tăng dần. Khi chim đạt đỉnh lửa, vòm họng sẽ biến từ đỏ nhạt đến đỏ sẫm hoặc màu đen. Sau đó sẽ là thời gian tốt nhất để đánh giá về khả năng “hót hò” để dự thi.

+ Giai đoạn tiếp theo là tập cho chim làm quen với môi trường lạ, đám đông và các loài chim khác. Thông thường là mang chim đến nơi dợt thường xuyên – Nơi mà các nghệ nhân khác cũng mang chim của họ đến để tập luyện.

Cách Luyện Chích Chòe Lửa Mái Hót Giọng Rừng, Hót Đấu Hay

I. Cách phân biệt chích chòe trống và mái

Lông trên đầu và lông ngực: Chim trống thì lông có màu đỏ đậm, khi thay lông sẽ có màu đen nhiều và đậm. Còn với chích chòe mái thì lông sẽ có màu nhạt hơn.

Hình dáng chim: Chích chòe trống thường có thân hình to, chân cao, râu dài. Còn chích chòe mái thì có thân hình bé hơn và đầu nhỏ.

II. Cách nuôi chích chòe lửa mái hót hay

1. Cách chọn chim chích chòe lửa đẹp, khỏe mạnh

Về vóc dáng

Là chim ngũ trường, tức là có 5 phần đầu, mỏ, chân, mình và đuôi đều dài.

Chim thon mỏ, đầu dài. Chim đầu nhỏ sẽ nhanh nhẹn. Phần mỏ không bị cong quắp

Về điệu bộ

Khi đứng hót chim ngẩng cao đầu, tự tin, hai chân thẳng, dạng chân ra.

Chim đánh đuôi con vật khác mạnh bạo, tiếng đánh đuôi kêu khá đanh thép.

Khi bị nhốt trong lồng không bay loạn xạ như chim chích chòe bổi, chim nhát

Chọn được chích chòe giống tốt quá trình chăm sóc và luyện hót sẽ dễ dàng hơn

2. Chọn lồng nuôi chích chòe lửa hót đấu

Để giúp cho những chú chích chòe hót hay, căng lửa, bạn cần phải đặc biệt quan tâm tới lồng nuôi. Hiện nay có khá nhiều sự lựa chọn về lồng nuôi chim gồm:

Lồng bình dân: Bạn có thể mua ngoài chợ, giá thành tương đối rẻ.

Lồng đặt: Với mức giá sẽ đắt hơn, bạn có thể tùy chỉnh kích thước để phù hợp với chú chích chòe của mình.

Lồng ngoại: Loại lồng này có giá khá đắt, có thể đến cả vài triệu đồng. Được thiết kế và trạm trổ rất cẩn thận.

Yêu cầu khi chọn lồng nuôi chim:

Chim chích chòe ngắn đuôi: Dùng lồng có từ 64 đến 68 nan.

Với chích chòe dài đuôi: Chọn lồng từ 72 đến 80 nan

Cóng ăn và uống của chim nên dùng theo bộ, có thể là 2 hoặc 4 cùng loại với nhau. Ưu tiên chọn cóng làm từ sứ, có hoa văn, màu sắc bắt mắt.

Để chích chòe lửa hót giọng rừng hay bạn cần phải bổ sung cho chúng nguồn dinh dưỡng hợp lý. Nguồn thức ăn chủ yếu nên bổ sung cho chim như sau:

Thức ăn chất đạm: Trứng kiến, cào cào, sâu non, sâu tươi, trứng gà, trứng vịt, nhộng tằm, tôm tép nhỏ.

Bột đậu phộng trộn trứng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm cho chích chòe bột thịt, bột cá, bột ruốc, gạo lứt, bột dinh dưỡng của trẻ em.

Phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì chích chòe mới hót được căng lửa

Đối với những chú chim chích chòe muốn hót hay cần được luyện tập và học theo những âm thanh xung quanh, học từ những chú chim thuần thục. Vì vậy, khi chim non từ 5 tới 6 tháng bạn nên cho chích chòe đến những điểm tập hót để luyện giọng. Tuy nhiên, khi đem chim đi tập dượt thì chúng phải khá căng lửa và phải thay lông xong. Những chú chim chích chòe lửa mái có giọng hót luyến láy, nghe rất thú vị.

Chim chích chòe có một biệt tài là bắt chước giọng hót rất nhanh. Một khi đã luyện được thành công bạn sẽ ấn tượng bởi giọng hót của chúng có thể hay như Họa Mi, Khướu.

Ngoài ra, cũng có một cách để luyện chích chòe hót căng lửa, đó là bạn sẽ nuôi thêm những chú chích chòe trưởng thành, để hằng ngày chích chòe non sẽ học hót từ những chú chích chòe trưởng thành.

Để luyện được chích chòe lửa mái hót hay cần phải kiên trì

Hiện nay ở Việt Nam, giống chim chích chòe được phân thành hai loại là chích chòe lửa miền Bắc và chích chòe lửa miền Nam. Giá bán của chích chòe miền Bắc sẽ khoảng từ 400.000 VNĐ/con, còn chích chòe miền Nam sẽ có giá khoảng 500.000 VNĐ/con.

Chim Chích Chòe Lửa Ăn Gì? Cách Nuôi Chích Chòe Lửa Hót Hay Nhất

Cách chọn chim chích chòe lửa

Đầu chim chích chòe thì chọn đầu xà. Chim đầu xà thì lì chim và chơi hay, không nên chọn đầu gồ. Anh em bắt chim ra khỏi lồng để kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ theo hướng từ đầu đến mỏ chim. Nếu nó bằng phẳng một đường thì anh em đã chọn được con chim có đầu xà.

Mỏ chim cần chọn em mỏ thẳng dài, không có dị tật ở mỏ. Anh em nhìn con nào có mỏ dưới càng mỏng càng tốt.

Họng chim cần phải có màu đen. Nếu em nào có màu trắng nhạt thì đây là những em bị mất lửa rừng hoặc đang yếu, đem về vực rất khó.

Chọn chim chích chòe có mắt méo dài, lõm sâu vào trong. Nếu con nào mà mắt lồi ra thì anh em không nên chọn.

Chim chọn những con ngực to, như thế mới khí thế. Khi hót, chơi mới có thể phát huy mạnh mẽ, có lực.

Về chân chim thì anh em bắt con chim bật ngửa ra. Kiểm tra xem chim có bị dị tật gì không. Nhiều con hay bị dị tật ẩn ở chân, khi đi thì nó bóp chân lại. Ngoài ra thì khi làm thế này anh em có thể kiểm tra được chân chim có khỏe hay không, phản ứng của chim có nhanh nhạy. Con nào mà khỏe, bấu víu mạnh thì chọn. Ngoài ra thì theo một số anh em nghệ nhân thì nên chọn chim có màu trắng, không nên chọn chim có chân màu đen.

Thức ăn cho chích chòe lửa

Thức ăn cho chim chích chòe lửa thì chúng ta vẫn cho chúng ăn thức ăn giống với chim chích chòe đất và chim chích chòe than. Ngoài thức ăn thuần là cám đậu phộng thì chúng ta vẫn bổ xung thường xuyên mồi tươi cho chúng.

Cám thì anh em một số cũng chưa biết rõ lắm nên mình hướng dẫn luôn. Anh em lấy sâu khô trộn với bột đậu phộng trộn trứng với tỉ lệ 30 đến 50%. Đây chính là cách làm cám chích chòe đơn giản nhưng chứa rất nhiều dinh dưỡng cho chích chòe lửa.

Về mồi tươi thì anh em vẫn duy trì các mồi tươi mà chim chích chòe lửa thường ăn:

Dế: Đây là thức ăn có tính mát nên anh em cho chích chòe ăn vào thời kì thay lông. Khi chim căng lửa quá cho ăn dế để điều chỉnh độ căng lửa của chim. Mỗi lần cho chích chòe ăn 5~10 con.

Giun đất: Nguồn thức ăn dinh dưỡng cho chim chích chòe lửa. Ăn trong thời kỳ chim thay lông hoặc thi thoảng cho ăn 1 2 con để bổ xung dinh dưỡng. Giun lấy sạch đất bên ngoài là có thể cho chim ăn không cần rửa sạch.

Sâu quy: Hay còn gọi là sâu gạo, đây là nguồn thức ăn rất dồi dào và anh em hoàn toàn có thể tự nuôi được. Đây là thức ăn giúp chim lên lửa và giữ lửa tốt, không cho ăn khi chim đang thay lông. 1,2 ngày 1 cóng nhỏ.

Cào cào, châu chấu: Đây là thức ăn rất thông dụng cho chim chích chòe lửa và các loài chim khác. Các bạn có thể cho chim ăn ở bất kì thời điểm nào và không lo chim bị tác dụng phụ. Cào cào non chưa mọc cánh là cào cào tốt nhất, rất bổ cho chim.

Thuần hóa và chăm sóc chim chích chòe lửa

Thuần hóa chim chích chòe lửa bổi cũng khá giống với các cách thuần hóa chim chích chòe khác. Chích chòe bổi khi mới đem về sẽ lạ nước lạ cái, không quen với môi trường nuôi nhốt và thức ăn. Chính vì thế anh em cần phải cho chúng học cách cho chúng quen với môi trường và vào cám cho chúng.

Vào cám cho chim chích chè lửa

Để vào cám cho chim chích chòe lửa bổi thì anh em cho vào cóng sâu quy, cào cào một ít cám. Nhớ là cho vào một ít và tăng từ từ dần dần lên sau này. Mục đích là để chích chòe ăn sâu sẽ dính cám và dần dần quen với cám. Dần dần chúng sẽ quen với cám và có thể ăn cám thường xuyên. Mục đích cho chòe lửa bổi ăn cám là vì không thể lúc nào cũng có mồi tươi cho chúng ăn còn cám thì sẵn có. Đặc biệt là khi chích chòe than thay lông thì không thể ăn những thức ăn nóng, mồi tươi như sâu quy, cào cào được.

Làm quen với môi trường nuôi nhốt

Khi chim chích chòe lửa bổi mới bẫy về hoặc mua về thì chúng sẽ lạ và không quen môi trường xung quanh. Đặc biệt những con chích chòe lửa bổi sẽ không quen với môi trường nuôi nhốt và thường sợ hãi, nhảy lung tung. Chính vì thế cho chúng làm quen với môi trường xung quanh là điều rất cần thiết và quan trọng.

Được 2~3 ngày thì anh em mở 1/4 áo lồng ra cho chim quen dần dần với xung quanh. Đến ngày thứ 6~7 thì anh em mở hết áo lồng ra. Sau đó cho chúng vắng người rồi dần dần đến chỗ đông người cho chim quen với môi trường.

Nếu anh em có một em mái dạn dĩ mà cho cặp với em bổi này thì càng tuyệt. Khi chim chích chòe lửa bổi có lửa cặp với chim mái kè thêm một em trống thuộc khác ra đấu thì nó sẽ quên hết mọi thứ xung quanh luôn.

Chế độ tắm táp

Về chế độ tắm táp thì anh em để chim ở nơi ít người qua lại và cho cửa lồng tắm vào cửa lồng nuôi. Bên lồng tắm lúc đầu anh em chưa đổ nước vào mà cho mấy con sâu vào để chim thấy sẽ bay sang ăn. Dần dần thì anh em cho nước vào, chim sẽ tắm sau một vài ngày.

Tập cho chim chòe lửa hót hay

Để luyện giọng cho chòe lửa thì anh em tìm cho nó một thằng thầy thật tốt. Cho nó học theo giọng thằng thầy nó. Ưu điểm là chim học rất nhanh và giọng duy nhất theo thầy. Nhưng nhược điểm là phải kiếm được thằng thầy tốt.

Đem chim đến khu dợt chim, cách này khiến cho chòe lửa có thể học được nhiều dọng. Có thể cọ sát luôn với những con chòe lửa khác.

Có thể xem giọng hót chim chích chòe lửa trên youtube để chòe lửa có thể học giọng theo. Đây là cách mà nhiều anh em hiện nay áp dụng với cách làm đơn giản và chi phí gần như không có.

Trong vòng 1 năm đầu tiên thì rất khó để tìm được một em chích chòe lửa có giọng hót tốt. Thường thì giọng hót của chích chòe sẽ được hoàn thiện khi chúng 2~4 tuổi. Khi đi thi đấu thì những con giọng hót hay sẽ khó nổi bật trong một môi trường ồn ào. Những con có giọng hót có thể bắt chước giọng của loài khác hay có giọng lớn tông cao hót tự do trong môi trường ồn ào, không sợ đám đông sẽ được đánh giá cao hơn rất nhiều.

<!-

Cách Chăm Sóc Chích Chòe Lửa Nhanh Hót

Chích chòe lửa là một loài chim có giọng hót cực hay, đặc biệt chúng có thể bắt chước được giọng hót của các loài chim khác. Vậy làm thế nào để chăm sóc chim chích chòe lửa sớm hót và hót hay, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây:

1. Cách chăm sóc chích chòe lửa hót hay.

Chích chòe lửa hay còn gọi là chích chòe đuôi trắng, có tên tiếng anh là fire warbler, tên khoa học là Copsychus malabaricus, thuộc họ Muscicapidae. Chích chòe lửa thường sống ở khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ. Đặc biệt ở Việt Nam, chúng được xem như loài chim cảnh và được giới chơi chim lựa chọn vì có giọng hót cực hay. Tuy nhiên, để chích chòe lửa có giọng hót hay, các bạn cần phải lưu ý một số yếu tố ảnh hưởng đến chim, thêm vào đó là cách chăm sóc đặc biệt.

a. Lồng nuôi chích chòe lựa.

Yếu tố đầu tiên và cực kì quan trọng đó chính là môi trường sống của chích chòe, rõ hơn là lồng chim. Trên thị trường hiện nay có vô vàn các loại lồng chim có những kiểu dáng cũng như chất liệu khác nhau. Mặc dù vậy, bạn nên chọn những lồng chim phù hợp với từng loại chích chòe lửa.

Đối với chích chòe đuôi ngắn nên chọn lồng từ 64 đến 68 nan, cao khoảng 60 – 80 cm. Còn đối với chích chòe đuôi dài, để tránh cho đuôi chim đâm vào lồng chim gây ảnh hưởng xấu cho chim. Các bạn nên chọn lồng từ 72 – 90 nan, cao từ 60 đến 80 cm. Ngoài ra, đối với cóng cho chích chòe ăn, bạn nên mua theo bộ 2 cái hoặc 4 cái cùng loại. Các bạn có thể chọn loại cóng sứ hoặc cóng tre cho phù hợp.

b. Chọn chích chòe lửa đúng cách.

Yếu tố không kém phần quan trọng đó là phải chọn chim chích chòe một cách chính xác.

Đối với cử chỉ, điệu bộ của chích chòe lửa: Bạn nên chọn những con có tư thế ngẩng cao đầu, tự tin khi đứng hót. Tiếng kêu phải đanh thép, mạnh bạo. Không đứng yên một chỗ hoặc ngủ trên cóng.

Đối với hình dáng của chích chòe: chọn những chích chòe lửa có hình dáng ngũ trường, nghĩa là chúng có đầu, mỏ, chân, mình, đuôi dài. Thêm vào đó, mỏ thon không bị cong quặp, đầu nhỏ thì chúng vừa đá giỏi vừa hát hay. Khi mới thay lông, chúng có bộ lông mượt, ép sát vào mình thon gọn. Phần đuôi và lông cánh không bị gãy.

c. Thức ăn cho chích chòe lửa.

Thức ăn chủ yếu của chích chòe lửa thường là những thức ăn nhiều đạm như cào cào, sâu tươi, trứng gà và đặc biệt là bột đậu phộng. Nếu lúc đầu chim không biết ăn bột đậu phộng, bạn có thể trộn bột và giun cho chim ăn, dần dần chim sẽ quen và bắt đầu ăn bột.

Ngoài ra, bạn có thể cho chim ăn thêm bột cá, thịt, bột dinh dưỡng của trẻ em.

d. Cách chăm sóc chim chích chòe lửa.

Yếu tố không kém phần quan trọng đó là cách chăm sóc chích chòe. Thông thường, các bạn nên tắm cho chim ở những nơi ít người qua lại và cho cửa lồng tắm vào cửa lồng nuôi. Cho chim bay sang lồng tắm sau đó đổ nước. Sau khi tắm xong nên cho chim phơi nắng từ 25 – 30 phút.

e. Cách tập luyện cho chích chòe hót hay.

Có hai cách để tập luyện cho chích chòe hót hay.

Thứ nhất, bạn có thể đem chim đến các hội nuôi chim, để chim có cơ hội học hót từ các con khác. Thông thường, trong vòng 1 năm đầu tiên, giọng hót của chúng vẫn chưa hay. Chỉ từ 2 đến 4 năm thì giọng hót của chúng mới trở nên hay được.

Thứ hai, cạn có thể bật cho chim chích chòe nghe các giọng hót của các chim khác để nó học theo. Ngoài ra, các bạn có thể nuôi một con chích chòe cái. Tuy nhiên nên để xa chúng với nhau. Chích chòe lửa khi nghe tiếng chim cái thì hót càng sung và càng hay.

2. Cách phân biệt trống mái ở chích chòe lửa.

Để phân biệt chích chòe lửa trống hay mái, các bạn có thể dựa vào lông ngực và lông trên đầu của chích chòe lửa. Những con có lông màu đỏ đậm, sau khi thay lông thì có màu đen là chích chòe trống. Những con cái sẽ có màu nhạt hơn. Thêm vào đó, con mái thường có thân hình bé và đầu nhỏ. Khác với những con trống, chúng sẽ có thân hình to hơn, chân to và cao, móng dài.