Chích Chòe Lửa Có Ăn Trái Cây Không / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Raffles.edu.vn

Chim Chích Chòe Lửa Ăn Gì? Cách Nuôi Chích Chòe Lửa Hót Hay Nhất

Cách chọn chim chích chòe lửa

Đầu chim chích chòe thì chọn đầu xà. Chim đầu xà thì lì chim và chơi hay, không nên chọn đầu gồ. Anh em bắt chim ra khỏi lồng để kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ theo hướng từ đầu đến mỏ chim. Nếu nó bằng phẳng một đường thì anh em đã chọn được con chim có đầu xà.

Mỏ chim cần chọn em mỏ thẳng dài, không có dị tật ở mỏ. Anh em nhìn con nào có mỏ dưới càng mỏng càng tốt.

Họng chim cần phải có màu đen. Nếu em nào có màu trắng nhạt thì đây là những em bị mất lửa rừng hoặc đang yếu, đem về vực rất khó.

Chọn chim chích chòe có mắt méo dài, lõm sâu vào trong. Nếu con nào mà mắt lồi ra thì anh em không nên chọn.

Chim chọn những con ngực to, như thế mới khí thế. Khi hót, chơi mới có thể phát huy mạnh mẽ, có lực.

Về chân chim thì anh em bắt con chim bật ngửa ra. Kiểm tra xem chim có bị dị tật gì không. Nhiều con hay bị dị tật ẩn ở chân, khi đi thì nó bóp chân lại. Ngoài ra thì khi làm thế này anh em có thể kiểm tra được chân chim có khỏe hay không, phản ứng của chim có nhanh nhạy. Con nào mà khỏe, bấu víu mạnh thì chọn. Ngoài ra thì theo một số anh em nghệ nhân thì nên chọn chim có màu trắng, không nên chọn chim có chân màu đen.

Thức ăn cho chích chòe lửa

Thức ăn cho chim chích chòe lửa thì chúng ta vẫn cho chúng ăn thức ăn giống với chim chích chòe đất và chim chích chòe than. Ngoài thức ăn thuần là cám đậu phộng thì chúng ta vẫn bổ xung thường xuyên mồi tươi cho chúng.

Cám thì anh em một số cũng chưa biết rõ lắm nên mình hướng dẫn luôn. Anh em lấy sâu khô trộn với bột đậu phộng trộn trứng với tỉ lệ 30 đến 50%. Đây chính là cách làm cám chích chòe đơn giản nhưng chứa rất nhiều dinh dưỡng cho chích chòe lửa.

Về mồi tươi thì anh em vẫn duy trì các mồi tươi mà chim chích chòe lửa thường ăn:

Dế: Đây là thức ăn có tính mát nên anh em cho chích chòe ăn vào thời kì thay lông. Khi chim căng lửa quá cho ăn dế để điều chỉnh độ căng lửa của chim. Mỗi lần cho chích chòe ăn 5~10 con.

Giun đất: Nguồn thức ăn dinh dưỡng cho chim chích chòe lửa. Ăn trong thời kỳ chim thay lông hoặc thi thoảng cho ăn 1 2 con để bổ xung dinh dưỡng. Giun lấy sạch đất bên ngoài là có thể cho chim ăn không cần rửa sạch.

Sâu quy: Hay còn gọi là sâu gạo, đây là nguồn thức ăn rất dồi dào và anh em hoàn toàn có thể tự nuôi được. Đây là thức ăn giúp chim lên lửa và giữ lửa tốt, không cho ăn khi chim đang thay lông. 1,2 ngày 1 cóng nhỏ.

Cào cào, châu chấu: Đây là thức ăn rất thông dụng cho chim chích chòe lửa và các loài chim khác. Các bạn có thể cho chim ăn ở bất kì thời điểm nào và không lo chim bị tác dụng phụ. Cào cào non chưa mọc cánh là cào cào tốt nhất, rất bổ cho chim.

Thuần hóa và chăm sóc chim chích chòe lửa

Thuần hóa chim chích chòe lửa bổi cũng khá giống với các cách thuần hóa chim chích chòe khác. Chích chòe bổi khi mới đem về sẽ lạ nước lạ cái, không quen với môi trường nuôi nhốt và thức ăn. Chính vì thế anh em cần phải cho chúng học cách cho chúng quen với môi trường và vào cám cho chúng.

Vào cám cho chim chích chè lửa

Để vào cám cho chim chích chòe lửa bổi thì anh em cho vào cóng sâu quy, cào cào một ít cám. Nhớ là cho vào một ít và tăng từ từ dần dần lên sau này. Mục đích là để chích chòe ăn sâu sẽ dính cám và dần dần quen với cám. Dần dần chúng sẽ quen với cám và có thể ăn cám thường xuyên. Mục đích cho chòe lửa bổi ăn cám là vì không thể lúc nào cũng có mồi tươi cho chúng ăn còn cám thì sẵn có. Đặc biệt là khi chích chòe than thay lông thì không thể ăn những thức ăn nóng, mồi tươi như sâu quy, cào cào được.

Làm quen với môi trường nuôi nhốt

Khi chim chích chòe lửa bổi mới bẫy về hoặc mua về thì chúng sẽ lạ và không quen môi trường xung quanh. Đặc biệt những con chích chòe lửa bổi sẽ không quen với môi trường nuôi nhốt và thường sợ hãi, nhảy lung tung. Chính vì thế cho chúng làm quen với môi trường xung quanh là điều rất cần thiết và quan trọng.

Được 2~3 ngày thì anh em mở 1/4 áo lồng ra cho chim quen dần dần với xung quanh. Đến ngày thứ 6~7 thì anh em mở hết áo lồng ra. Sau đó cho chúng vắng người rồi dần dần đến chỗ đông người cho chim quen với môi trường.

Nếu anh em có một em mái dạn dĩ mà cho cặp với em bổi này thì càng tuyệt. Khi chim chích chòe lửa bổi có lửa cặp với chim mái kè thêm một em trống thuộc khác ra đấu thì nó sẽ quên hết mọi thứ xung quanh luôn.

Chế độ tắm táp

Về chế độ tắm táp thì anh em để chim ở nơi ít người qua lại và cho cửa lồng tắm vào cửa lồng nuôi. Bên lồng tắm lúc đầu anh em chưa đổ nước vào mà cho mấy con sâu vào để chim thấy sẽ bay sang ăn. Dần dần thì anh em cho nước vào, chim sẽ tắm sau một vài ngày.

Tập cho chim chòe lửa hót hay

Để luyện giọng cho chòe lửa thì anh em tìm cho nó một thằng thầy thật tốt. Cho nó học theo giọng thằng thầy nó. Ưu điểm là chim học rất nhanh và giọng duy nhất theo thầy. Nhưng nhược điểm là phải kiếm được thằng thầy tốt.

Đem chim đến khu dợt chim, cách này khiến cho chòe lửa có thể học được nhiều dọng. Có thể cọ sát luôn với những con chòe lửa khác.

Có thể xem giọng hót chim chích chòe lửa trên youtube để chòe lửa có thể học giọng theo. Đây là cách mà nhiều anh em hiện nay áp dụng với cách làm đơn giản và chi phí gần như không có.

Trong vòng 1 năm đầu tiên thì rất khó để tìm được một em chích chòe lửa có giọng hót tốt. Thường thì giọng hót của chích chòe sẽ được hoàn thiện khi chúng 2~4 tuổi. Khi đi thi đấu thì những con giọng hót hay sẽ khó nổi bật trong một môi trường ồn ào. Những con có giọng hót có thể bắt chước giọng của loài khác hay có giọng lớn tông cao hót tự do trong môi trường ồn ào, không sợ đám đông sẽ được đánh giá cao hơn rất nhiều.

<!-

Chào Mào Thích Ăn Trái Cây Gì? ⋆ Wiki Việt

Chào mào là loại dễ nuôi, ăn thức ăn đa dạng. Ở ngoài thiên nhiên thức ăn chính của chào mào là trái cây. Khi ở trong lồng thức ăn chủ yếu của chào mào là cám chứa nhiều chất đạm và tinh bột, và cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của chú chim. Vì thế trái cây phải được bổ sung đầy đủ để cân bằng dinh dưỡng cho chim và phòng tránh bệnh tật.

Đa số thì các loại trái cây người ăn được thì chim chào mào cũng ăn được : Chuối, táo, mướp khía, cà chua, đu đủ, bơ, xoài, cam…Các loại trái cây đứng đầu danh sách cho chào mào.

#1. Chuối

Đây là trái cây hầu như lúc nào cũng có cho chào mào bởi sự phổ biến và thành phần dinh dưỡng. Chuối chứa các loại vitamin A, B, C … Giúp cho chim tiêu hóa tốt, diệt khuẩn đường ruột. Giúp kích dục chim trống làm cho chim chơi căng hơn, ngoài ra chuối còn giúp trị bệnh tiêu chảy cho chim rất hiệu quả.

#2. Trái đủ đủ

Chứa nhiều chất beta carotene, đây là chất tạo sắc tố đỏ cho chim, giúp chim thay lông nhanh, có bộ lông óng mượt. Đặc biệt phần tách đỏ ở má và hậu môn được cải thiện rất nhiều. Đu đủ chứa vitamin B1, B2, các khoáng chất giúp chim tiêu hóa và hấp thụ đạm rất tốt. Chú ý không cho chim mái ăn vào mùa sinh sản quá nhiều, nó làm cho tỉ lệ trứng ung cao.

#3. Quả táo

Ngoài vitamin A, C, E táo con chứa hydro cacbon, keo táo, và lượng canxi lớn giúp trung hòa muối dư trong cơ thể chim, chất xơ trong táo giúp trị tiêu chảy và chất keo giúp đào thải chất độc hại trong cơ thể chim. Táo giúp cho chim căng lửa nhanh.

#4. Quả cam

Đây cũng là trái cây yêu thích của chào mào. Chứa nhiều Vitamain C giúp tăng cường khả năng miễn dịch, nó còn trị ho cho chào mào rất tốt. Cho chào mào ăn cam giúp giải nhiệt, thay lông nhanh, giúp cho tỉ lệ nở của trứng cao hơn. Cam còn giúp cho giọng chào mào được thanh và vang hơn. Chỉ nên cho chim ăn 1 tuần 1 lần, hoặc ăn vào ngày nắng nóng, mang đi dợt.

#5. Trái bình bát dây

Thuộc họ dây leo, nếu để ý thì ngoài thiên nhiên chào mào thường đậu trên cây này rất nhiều. Trong trái bình bát chứa đa số chất đạm, bột đường, khoáng chất và các loại vitamin tổng hợp khác. Giúp bổ sung đầy đủ chất cho chim chào mào, giúp cho bộ lông đít, má của chào mào luôn đỏ.

#6. Quả ráy

Quả này thuộc họ môn ( mùng ) có tính ngứa. Nên khi chào mào ăn vào sẽ làm cho chim ngứa họng và hót suốt ngày. Giọng hót to và vang rất xa. Quả này thường dùng cho chim chào mào lười hót, hoặc chim thuần. Cho chim ăn khoảng 3 tuần đến 1 tháng thì em nó hót ầm trời. Nhưng không nên cho chim ăn nhiều quá.

#7. Trái xoài

Xoài có vị chua ngot, tính mát giúp thanh nhiệt cho chim. Giúp bổ sung lượng lớn vitamin C. Xoài còn giúp chim tiêu hóa tốt, giúp đào thải chất độc và giun sán trong cơ thể.

#8. Mướp khía ( còn gọi là mướp trâu )

Chứa nhiều khoáng chất như mg, ca, P, chất nhầy ( chất nhờn) giúp chim có bộ lông đẹp khi thay lông. Mướp khía giúp thanh nhiệt và là trái cây yêu thích của chào mào.

#9. Cà chua

Có vị chua ngọt chứa nhiều nước giúp thanh nhiệt, giải độc, bổ sung vitamin A, B, C cho chim và giúp cho chim thay lông nhanh. Trái này thích hợp cho chim ăn vào lúc thay lông và ngày nắng nóng, không nên cho ăn nhiều làm chim xuống lửa và đi phân loãng.

#10. Trái ớt

Chứa đa số vitamin C, nhiều gấp 3 lần trái cam ( nhiều nhất ở trái ớt xanh) và vitamin A. Giúp kích thích hệ tiêu hóa cho chim, giảm đau khi chim bị thương. Ớt có vị cay và nóng nên chim ăn ớt sẽ siêng hót và nhanh lên lửa. Trong ớt còn chứa sắc tố giúp cho bộ lông chim đẹp, cứng. Cho chim ăn nhiều ớt quá cũng không tốt, làm chim nóng và ảnh hưởng đến dạ dày của chim.

Ngoài ra còn có các loại trái cây khác. Bơ chứa đa số Protein vá các loại khoáng chất. Giúp bổ sung dinh dưỡng, bộ lông đẹp. Dứa ( thơm, khóm) chứa Vitamin giúp thanh nhiệt và trị tiêu chảy cho chào mào. Sapoche cũng là trái cây yêu thích của chào mào. Có vị ngọt, chát giúp cải thiện rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu cần bổ sung thêm vitamin C thì nên cho chim ăn thêm ổi, đây là loại trái cây chứa vitamin C nhiều nhất.

Những loại trái cây trên cần luân phiên thay đổi cho chim, mỗi loại chứa Vitamin và hàm lượng khoáng chất khác nhau. Giúp cho chim luôn khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật và chim luôn đạt đỉnh điểm.

Thức Ăn Của Chim Chích Chòe Lửa

So với Chích Chòe Than, chim Chích Chòe Lửa dễ nuôi hơn, và ăn ít hơn số lượng thức ăn bột mà Chích Chòe Lửa ăn trong ngày chỉ bằng hai phần ba khẩu phần của Chích Chòe Than. Trong khi đó, số lượng đạm động vật như cào cào, sâu tươi, nó chĩ ăn bằng phân nửa khẩu phần Chích Chòe Than mà thôi. Vì vậy, nuôi chim Chích Chòe Lửa ít tốn kém hơn.

Có trường hợp người nuôi chim cảnh vì một lý do nào đó, không cho cả chục con Chích Chòe Lửa ngưng ăn chất đạm trong một thời gian dài, nhưng tất cả số chim đó vẫn không có triệu chứng suy yếu, trái lại vẫn hót căng… Nuôi Chích Chòe Than mà cố tình cho “ăn chay” như vậy chúng sẽ suy ngay, và triệu chứng xấu xảy ra trước tiên là ngưng dần tiếng hót! Sau đó, chim ốm dần, lưỡi hái nhô cao lên mỏng như lưỡi dao, và thay lông bất bình thường…

Thức ăn của Chích Chòe Lửa cũng giống như thức ăn của Chích Chòe Than.

– Bột đậu phộng, trộn trứng.

– Thức ăn đam động vật.

Thức ăn bột là thức ăn chính như cơm cháo nuôi sống con người. Các chất đạm như trứng gà vịt, trứng kiến, cào cào, sâu tươi, sâu khô cũng giống như thức ăn thịt cá nuôi sống con người. Phải cho chim ăn đủ chất chim mới sống mạnh khỏe được.

Việc chế biến thức ăn bột như sau:

– Đậu phộng rang vàng, dùng chai cán mạnh tay cho thành bột. Cứ một lon bột đậu như vậy thì trộn với năm trứng gà (hoặc trứng vít), thêm vào một muỗng cà phê đường và một muỗng cà phê bột sò. Sau đó đem ra phơi nắng thật khô rồi đổ vào chai lọ cho chim ăn dần.

Trong đậu phộng chứa nhiều chất dầu, mà chim ăn nhiều dầu bị nóng, hót giọng khàn, vì vậy cần phải giảm bớt chất dầu ưong đậu được chừng nào tốt chừng nấy.

Muốn vậy, trước khi cán đậu thành bột, ta nên cán trên một xấp giấy báo dày chừng bốn năm lớp, dầu trong đậu sẽ ngâm vào xấp giây báo này. Khi phơi bột ra nắng, ta lại trải lên một xâp giấy báo khác để số dầu còn lại sẽ bị ngấm vào báo thêm một lần nữa…

Có nhiều nghệ nhân tăng lượng trứng lên gấp đôi, thậm chí hơn nữa, cho rằng như vậy thức ăn mới đủ bổ dưỡng. Thật ra, cho chim ăn nhiều trứng quá không phải là điều hay, vì sẽ có hại cho gan. Chúng tôi sẽ trình bày kỹ vấn đề này trong mục “Bệnh chim” ở chương sau.

Cũng có nhiều nghệ nhân, hạ lượng bột đậu phộng xuống độ tám phần mười. Hai phần còn lại thì dùng bột gạo. Thức ăn này cũng tốt cho chim. Nhưng khi chim đã ăn quen thức ăn này thì đừng nên vì một lẽ gì mà thay đổi đột ngột qua thức ăn khác, sẽ có hại sức khỏe cho chim.

Tiện đây, chúng tôi cũng xin nói rõ một điều là: chim muông hoang dã không thích ăn uống những thức ăn lạ, nhất là thức ăn tỏa mùi đặe biệt. Hễ gặp thức ăn có mùi lạ thì chúng tỏ ra nghi ngờ. Nếu đói thì cũng chỉ ăn cầm chừng. Ngay nước uống cũng vậy, nếu có mùi thuốc thì dù có khát chim cũng không chịu uổng.

Vì vậy, khi thay đổi thức ăn, nhât là khi pha thuốc vào nước cho chim uống, ta nên để tâm theo dõi xem chim có ăn uống ngon miệng hay không. Nếu phát giác có sự… chê bai, thì nên đổi ngay lại thức ăn cũ, để tránh cho chim khỏi bị chết đói, chết khát.

Thức ăn đạm thì có trứng kiến, cào cào, sâu tươi, sâu khô. Nếu không có trứng kiến thì cho ăn cào cào cũng được. Ngược lại, không có cào cào thì thế trứng kiến vào khẩu phần của chim cũng không hề gì.

Nuôi chim bổi nên cho ăn trứng kiến rất tốt. Mười còn chim chịu ăn trứng kiên cả mười. Nêu chĩ cho ăn cào cào, có thể chim boi có con ăn con không. Còn nếu ngay từ đầu, trong lồng chỉ treo có mỗi cóng bột, thì mười con bổi giỏi lắm cũng chỉ ba chịu ăn để sống mà thôi.

Chẳng hạn như thức ăn dành cho Chích Chòe Lửa bị suy thì:

– Bột đậu phộng chỉ rang vừa chín.

– Giảm bđt trứng, nhưng tăng thêm 2 muỗng canh sữa.

– Tăng trứng kiến, cào cào, sâu tươi.

– Không cho ăn sâu khô.

Còn thức ăn cho chim đang thời căng lửa thì:

– Bột đậu phộng rang thật vàng (đừng khét)

– Tăng lượng trứng thêm vài quả.

– Tăng trứng kiến, sâu tươi, cào cào.

– Sâu khô cho ăn với tỷ lệ lớn dần: có thể trên năm mươi phần trăm…

Thức ăn dành cho chim mồi cũng giống như thức ăn dành cho chim căng lửa. Nhưng, khi đi rừng thì có thể tạm ngưng thức ăn bột, chỉ cho chim ăn sâu tươi mà thôi. Tất nhiên là phải cung câp sâu tươi đầy đủ cho chim ăn mới đủ sức.

Nếu thêm bột thịt, bột cá hay bột ruốc… Có người lại trộn thêm bột gạo lức, bột dinh dưỡng trẻ em… thiết nghĩ chỉ thêm rườm rà, chỉ tốn thêm công của một cách vô ích mà thôi!

Thức ăn của chim cần nhất là phải sạch sẽ, nước uống cần phai tinh khiết. Thức ăn đã hư mốc, cũ kỹ nên đổ bỏ đừng tiếc.

Điều quan trọng hơn cả mà chúng tôi xin phép được lặp lại, là chúng ta không nên thay đổi thức ăn một cách đột ngột. Nếu cần thay đổi một chất liệu nào đó thì cũng nên thay đổi từ từ, tuần này một ít, tuần sau thêm một ít, như vậy chim mới không bị sốc.

Chim tuy tiêu thụ lượng thức ăn không nhiều, nhưng chúng cần được ăn no và đủ chất bổ dưỡng. Việc ăn uống mà thất thường bữa đói bữa no, lúc có lúc không chim dễ bị suy. Và đó là điều nghệ nhân nuôi chim nào cũng cố tránh…

Chào Mào Thích Ăn Trái Cây Gì?

Chào mào là loại dễ nuôi, ăn thức ăn đa dạng. Ở ngoài thiên nhiên thức ăn chính của chào mào là trái cây. Khi ở trong lồng thức ăn chủ yếu của chào mào là cám chứa nhiều chất đạm và tinh bột, và cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của chú chim. Vì thế trái cây phải được bổ sung đầy đủ để cân bằng dinh dưỡng cho chim và phòng tránh bệnh tật.

Đa số thì các loại trái cây người ăn được thì chim chào mào cũng ăn được : Chuối, táo, mướp khía, cà chua, đu đủ, bơ, xoài, cam…Các loại trái cây đứng đầu danh sách cho chào mào.

#1. Chuối

Đây là trái cây hầu như lúc nào cũng có cho chào mào bởi sự phổ biến và thành phần dinh dưỡng. Chuối chứa các loại vitamin A, B, C … Giúp cho chim tiêu hóa tốt, diệt khuẩn đường ruột. Giúp kích dục chim trống làm cho chim chơi căng hơn, ngoài ra chuối còn giúp trị bệnh tiêu chảy cho chim rất hiệu quả.

#2. Trái đủ đủ

Chứa nhiều chất beta carotene, đây là chất tạo sắc tố đỏ cho chim, giúp chim thay lông nhanh, có bộ lông óng mượt. Đặc biệt phần tách đỏ ở má và hậu môn được cải thiện rất nhiều. Đu đủ chứa vitamin B1, B2, các khoáng chất giúp chim tiêu hóa và hấp thụ đạm rất tốt. Chú ý không cho chim mái ăn vào mùa sinh sản quá nhiều, nó làm cho tỉ lệ trứng ung cao.

#3. Quả táo

Ngoài vitamin A, C, E táo con chứa hydro cacbon, keo táo, và lượng canxi lớn giúp trung hòa muối dư trong cơ thể chim, chất xơ trong táo giúp trị tiêu chảy và chất keo giúp đào thải chất độc hại trong cơ thể chim. Táo giúp cho chim căng lửa nhanh.

#4. Quả cam

Đây cũng là trái cây yêu thích của chào mào. Chứa nhiều Vitamain C giúp tăng cường khả năng miễn dịch, nó còn trị ho cho chào mào rất tốt. Cho chào mào ăn cam giúp giải nhiệt, thay lông nhanh, giúp cho tỉ lệ nở của trứng cao hơn. Cam còn giúp cho giọng chào mào được thanh và vang hơn. Chỉ nên cho chim ăn 1 tuần 1 lần, hoặc ăn vào ngày nắng nóng, mang đi dợt.

#5. Trái bình bát dây

Thuộc họ dây leo, nếu để ý thì ngoài thiên nhiên chào mào thường đậu trên cây này rất nhiều. Trong trái bình bát chứa đa số chất đạm, bột đường, khoáng chất và các loại vitamin tổng hợp khác. Giúp bổ sung đầy đủ chất cho chim chào mào, giúp cho bộ lông đít, má của chào mào luôn đỏ.

#6. Quả ráy

Quả này thuộc họ môn ( mùng ) có tính ngứa. Nên khi chào mào ăn vào sẽ làm cho chim ngứa họng và hót suốt ngày. Giọng hót to và vang rất xa. Quả này thường dùng cho chim chào mào lười hót, hoặc chim thuần. Cho chim ăn khoảng 3 tuần đến 1 tháng thì em nó hót ầm trời. Nhưng không nên cho chim ăn nhiều quá.

#7. Trái xoài

Xoài có vị chua ngot, tính mát giúp thanh nhiệt cho chim. Giúp bổ sung lượng lớn vitamin C. Xoài còn giúp chim tiêu hóa tốt, giúp đào thải chất độc và giun sán trong cơ thể.

#8. Mướp khía ( còn gọi là mướp trâu )

Chứa nhiều khoáng chất như mg, ca, P, chất nhầy ( chất nhờn) giúp chim có bộ lông đẹp khi thay lông. Mướp khía giúp thanh nhiệt và là trái cây yêu thích của chào mào.

#9. Cà chua

Có vị chua ngọt chứa nhiều nước giúp thanh nhiệt, giải độc, bổ sung vitamin A, B, C cho chim và giúp cho chim thay lông nhanh. Trái này thích hợp cho chim ăn vào lúc thay lông và ngày nắng nóng, không nên cho ăn nhiều làm chim xuống lửa và đi phân loãng.

#10. Trái ớt

Chứa đa số vitamin C, nhiều gấp 3 lần trái cam ( nhiều nhất ở trái ớt xanh) và vitamin A. Giúp kích thích hệ tiêu hóa cho chim, giảm đau khi chim bị thương. Ớt có vị cay và nóng nên chim ăn ớt sẽ siêng hót và nhanh lên lửa. Trong ớt còn chứa sắc tố giúp cho bộ lông chim đẹp, cứng. Cho chim ăn nhiều ớt quá cũng không tốt, làm chim nóng và ảnh hưởng đến dạ dày của chim.

Ngoài ra còn có các loại trái cây khác. Bơ chứa đa số Protein vá các loại khoáng chất. Giúp bổ sung dinh dưỡng, bộ lông đẹp. Dứa ( thơm, khóm) chứa Vitamin giúp thanh nhiệt và trị tiêu chảy cho chào mào. Sapoche cũng là trái cây yêu thích của chào mào. Có vị ngọt, chát giúp cải thiện rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu cần bổ sung thêm vitamin C thì nên cho chim ăn thêm ổi, đây là loại trái cây chứa vitamin C nhiều nhất.

Những loại trái cây trên cần luân phiên thay đổi cho chim, mỗi loại chứa Vitamin và hàm lượng khoáng chất khác nhau. Giúp cho chim luôn khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật và chim luôn đạt đỉnh điểm.

Chích Chòe Lửa Con Chim Có Dáng Đẹp

Nếu được hỏi tại sao bạn thích nuôi Chích Chòe Lửa, thì có lẽ trong mười người đã hết chín đều trả lời do con chim có dáng đẹp. Và lý do sau đó là do con chim có giọng hót hay.

Nói đến dáng đẹp thì quả thật chim Chích Chòe Lửa có dáng thanh tú lạ thường, càng nhìn lại càng mê! Đàn ông con trai gì mà dáng hình thon thả, ẻo lả như đàn bà con gái không bằng!

Thì ra người đời nuôi chim hót, không những chỉ thích được nghe giọng hót không thôi, mà còn đời hỏi ở dáng vóc, màu sắc, điệu bộ đẹp đẽ của con chim nữa! Chẳng khác nào người chơi cây kiểng, chọn được cây kiểng quý chưa phải là chuyện đáng hài lòng, mà còn phải chọn cho được cái chậu xưa với nước men và hoa văn vừa ý nữa!

Chích Chòe Lửa là con chim tài sắc vẹn toàn, nên đã đáp ứng được sự đời hỏi của người hâm mộ chơi chim, không hẳn là khó tính, mà là biết am tường nghe thuật!

Chúng tôi được biết có nhièu người cả đời chỉ thích nuôi mỗi một giống Chích Chòe Lửa. Họ nuôi cả chục, vài ba chục con trong nhà, thậm chí còn treo ngay trong phòng ngủ để lúc nào cũng được tận mắt thưởng thức dáng vẻ của con chim, và cũng để tận tai nghe chim hót… Chơi như vậy không còn là… chơi, mà là ghiền! Mà với kẻ ghiền thì làm sao mới thực sự thỏa mãn được?

Tuy cũng là giống Chích Chòe: Than – Đất – Lửa. nhưng Chích Chòe Than và Chích Chòe Đất có nhiều điểm giống nhau (nhất là giọng hót y như khuôn đúc), còn Chích Chòe Lửa thì khác Xa từ dáng hình và giọng hót… Nó gần như là mội giống chim khác…

Chích Chòe Lửa cỏ dáng hình thon thả, mình nhỏ hơn Chích Chòe Than. Chim có dáng đứng xuôi theo chiều giọt nước, đầu như như nào cũng ngẩng cao, mình lại thon, đuôi dài như đuôi phượng hoàng đất, nên trông ra vẻ yểu điệu, mảnh mai, chứ không quê mùa, cục mịch như một số chim rừng khác.

Trên mình Chích Chòe Lửa có ba sắc lông:

Màu đen nhiều nhất, choáng trọn phần đầu, cổ, lưng cánh và phần trên của chiếc đuôi dài.

Màu trắng ít nhất, nằm ở mặt dưới của đuôi, và một đốm nhỏ ở vùng thắt lưng, cận đuôi.

Màu nâu sẫm thì điểm tô ở phần còn lại như ức, bụng.

Với màu sắc này thì nhìn con chim… hơi tối, nhưng do các màu được phân bố hài hòa, nên cũng tạo cho con chim có một vẻ đẹp riêng.

Khi con chim mới thay lông xong, lớp lông mới đã giúp màu đển nổi lên ánh sắc. Ngay màu nâu ở ức, ở bụng cũng ửng đỏ lên át được sắc tối như bầm. Vì thế, con chim mới có tên là Chích Chòe Lửa, để phân biệt với con chim đồng loại là Chích Chòe Than.

Đúng ra, nếu căn cứ vào sắc lông mang trên bụng mà phân hiệt con này là Than, con kia là Lửa, e rằng không đúng lắm. Nhưng Than mà đi chung vứi Lửa âu đó cũng là điều chấp nhận được, dù có chút gượng ép cũng không sao. Lửa và Than tuy hai nhưng vần chung một nhiệm vụ nấu nướng kia mà!

Hiện nay, chưa có tài liệu xác đáng nào nói đến xuất xứ của chim Chích Chòe Lửa, vì vậy, không ai biết đích thực quê hương bản quán của tổ tiên nó thuộc vào nước nào hoặc châu lục nào trên thế giới. Chỉ biết hiện nay giống chim rừng này có mặt ở nhiều nước Á Châu, và chỉ ở những vùng có khí hậu ấm áp quanh năm như ở miền Nam nước ta vậy. Tiếc thay, con chim đẹp lại có giọng hót hay mà xuất xứ lại quá mù mờ, không ai biết đến! (Tên khoa học là COPSYCHUS MALABARIOUS INDICUS).

Tại nước ta, miền Bắc và miền Trung không hề có giống chim này sinh sống, chắc chắn là do khí hậu và thời tiết không thích hợp với chúng đó thôi!

Nhưng, không thể gọi Chích Chòe Lửa là con chim của miền Nam, vì ngay ở trong Nam, nhiều tỉnh cũng không hề có bóng dáng của Chích Chòe Lửa sinh sống, dù là chỉ một đôi con! Thế nhưng, những vùng mà chúng tập trung sinh sống lại sinh sôi nảy nở rất nhiều, quanh năm lúc nào cũng có! Kể ra đó cũng là điều khác lạ, chưa ai tài nào giải thích nổi! Khí hậu giữa miền Đông và miền Tây nào có khác chi nhau (?), thế thì do đâu mà Chích Chòe Lửa chỉ sống được vùng này mà lại không sống được ở vùng khác?

Người ta thấy Chích Chòe Lửa sống tập trung nhiều nhất ở các vùng Trảng Bàng, Trảng Bom, Long Khánh, Bình Dương, Bình Phước, Chơn Thành, Bình Long, Bù Đăng, Bù Đốp… Một vài tỉnh ở miền Tây cũng có, nhưng không được nhiều. Nhưng, dù sao thì cũng có thể cho rằng đây là con chím hót của rừng miền Đông Nam bộ nước ta.

Khác với chim Chích Chòe Than thích sống gần người, và làm lo trong vườn cây trái quanh nhà, con Chích Chòe Lửa lại thích sống trong rừng sâu, rừng già, sống xa người, xa làng mạc.

Nó thích sống ở nơi có nhiều cây cao hóng cả, có thác có suối và làm tổ trên các cháng ba cây dọc theo đường rừng, nơi thính thoảng có người qua lại. Khác với Chích Chòe Than làm tổ ở độ thấp, khoảng vài ba thước cao, Chích Chòe Lửa lại làm tổ ở cao hơn, tới bốn năm thước. Do độ cao không thuận tiện cho việc leo trèo để thăm dò, nên ít khi người ta bắt được chim con. Và điều này rất dễ thấy, đến mùa sinh sản, ra các chợ chim, ta thấy số lượng Chích Chòe Than con bày bán nhiều gấp nhiều lần số lượng Chích Chòe Lửa con.

Hơn nữa, do giống chim này nuôi chim bổi mau dạn, lại dễ thuần hóa hơn Chích Chòe Than bổi, nên nhiều nghệ nhân thích nuôi chim bổi hơn là thuần dưỡng chim con.

Đây là sự tính toán khôn ngoan, vì nuôi Chích Chòe Lửa con đã tốn nhiều công của, mà phải chờ đến vài mùa con chim mới hót được giọng tròn trịa. Nôm na gọi là “ giọng rừng”…

Thế nhưng, có điều lạ là dọc theo các đường mòn trong rừng nhất là các đường xe be (xe chở súc) gần bìa rừng, Chích Chòe Lửa lại thường xuất hiện, và tỏ ra không quá nhát người như nhiều người lầm tưởng. Người ta thấy chúng xuắt hiện cùng lúc với các giống chim khác như Khướu, Bồ Chao… Nhưng bắt gặp chúng đang đứng hót như kiểu gặp Chích Chòe Than hót là chuyện hiếm thấy!

Chỉ những lúc trời còn tò mò sáng, chưa rõ mặt người, chúng mới chịu hiện ra trên các ngọn cây cao và lảnh lót cất tiếng hót vàng rần. Cạnh đó là giọng chim Khướu Bách Thanh oang oang như lệnh vỡ…

Ai được nghe tiếng nhạc rừng buổi sáng, thì dù người đó tâm hồn có bị ma chiết đến đâu chắc chắn cũng cảm thấy lòng mình rạo rực, ham sống một cách lạ thường, và nhận ra được một điều là đời này quá đẹp còn hơn là ta tưởng. Cảnh tĩnh mịch của đêm rừng bỗng nhiên thức giấc hỏi ca đoàn chim hót chào đón bình minh…

Trở lại việc bàn về dáng đẹp của con chim, giới nghệ nhân thích nuôi Chích Chòe Lửa từ trước đến nay, mỗi người một ý. Người thì thích nuôi con chim có hình dáng này, kẻ lại chọn con chim có hình dáng khác.

Xin đừng hỏi họ tại sao, vì đó là ý thích riêng tư của mỗi người. Và cũng không nên lý giải với họ nên chọn con này hơn là con khác! Chúng tôi thưa như vậy, vì trong giới chơi chim, đã có nhiều cuộc tranh luận xảy ra, đôi khi gay gắt, nhưng kết cuộc thì mạnh người nào giữ ý kiến của người nấy.

Do con chim Chích Chòe Lỏa có dáng hình không thuần nhất, mặc dầu chúng vẫn có một vẻ đẹp riêng, tùy theo nhận xét của mỗi người:

Có con thân mình nhỏ (nhỏ con).

Có con lớn con (cũng vừa phải).

Có con đuôi ngắn.

Có con đuôi dài.

Nhưng không nhất thiết là hễ mình nhỏ thì đuôi dài, hoặc là mình to thì đuôi ngắn. Kích cỡ thân hình to nhỏ là tùy từng con, mà đuôi dài hay ngắn cũng tùy từng con. Nghĩa là thực tế:

Có con mình nhỏ mà đuôi dài, hoặc mình nhỏ mà mang đuôi ngắn.

Có con thân mình to mà đuôi ngắn, nhưng cũng có con đuôi dài mà thân hình lại to

Do đó, có người chỉ chọn mỗi cái thân chim cho vừa ý. Cũng có người chỉ lo chọn mẫu đuôi, còn thân chim lo nhỏ không xét đến. Nhưng cũng có người chỉ chọn nuôi chim thân nhỏ đuôi dài, cho như vậy là mảnh mai, chim bay nhảy thướt tha uyển chuyển… Đó là do “hách nhân bách tính”, Irăm người trăm ý mà thôi…

Do bản tỉnh Chích Chòe Lửa khi xoay trở trên cầu thường giựt đuôi (như múa) đồng thời miệng kêu “pặc! pặc!” rất sinh động. Tất nhiên, nếu đuôi ngắn (nhẹ) thì giựt mạnh đuôi lên cao ra đáng mạnh mẽ. còn chim đuôi dài, có thể từ hai mươi đến hăm lăm phân, nên nặng nề mỗi lần giựt đuôi không thể cất cao lên được. Tuy nhiên, chim đuôi dài cũng có vẻ đẹp riêng của nó, nhất là khi chim đậu hoặc lúc đang bay chấp chới trong lồng. Nếu đuôi dài mà mình lại thon nhỏ thì dáng con chim đó lại càng đẹp.

Riêng nhận định Chích Chòc Lửa mình to thì hót giọng lớn, chim mình thon nhỏ thì hót giọng nhỏ là điều không đúng. Giọng to hay nhỏ là tùy ở mỗi con: có con giọng Kim, có con giọng Thổ, có con lại giọng Đồng… Đâu có chất giọng nào giống với chất giọng nào….