Chào Mào Non Nuôi Lên / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Kinh Nghiệm Nuôi Khuyên Từ Non Lên Líu

Kinh nghiệm nuôi khuyên từ non lên líu

Chào các bạn hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn chút ít kinh nghiệm sau một thời gian mình nuôi khuyên từ non lên líu

Đầu tiên khi bạn hãy chọn cho mình một chú khuyên ưng ý hoặc có thể nuôi cả tổ rồi chọn sau . Mỗi khi đút cho chim ăn thì bạn vừa huýt sáo vừa đút , cứ huýt 1-2 lần / 1 lần đút cám là ổn. Cứ như vậy thì khuyên sẽ quen với tiếng huýt sáo của bạn và sau này khi bạn huýt sáo thì nó sẽ hiểu là bạn sắp cho nó ăn và sau khi nó lớn hắn nó có thể sẽ hót mỗi khi bạn huýt sáo hoặc mỗi khi thấy bạn.

#Giai đoạn 2 : Khi khuyên đã biết chuyền cành nhưng vẫn phải đút :

Tầm này thì bạn nên tăng số lần huýt sáo tần suất huýt sáo lên để nó quen hơn mỗi khi bạn huýt sáo là nó sẽ hót theo . Khi nó không ăn nữa thì không nên ép . Và bạn phải nhớ không nên để cám quá lâu mà nên để đến lúc cho ăn thì hãy phải để cám không bị mất chất và giữ được hương vị của cám. Nếu sợ tốn tiền thì bạn có thể tự làm hoặc có thể mua loại cám Ba Vì giá chỉ 10k-15k thôi.

Sang giai đoạn này thì bạn nên mua các loại cám chuyên cho giai đoạn thay lông để khuyên có bộ lông óng mượt và sẽ nhanh căng lửa . Và bạn nhớ cho chim tắm nắng 15 phút vào buổi sáng và tắm nước mỗi ngày 1 lần.

Ở giai đoạn này chim sẽ nhát hơn lúc còn đang phỉa đút cám ví vậy bạn nên treo chim ở chỗ đông người và nên cho nó đi giao lưu để nhanh rạn . Nếu chọn được một chú khuyên có tố chất và nuôi dưỡng đúng cách thì bạn có thể có một chú chim hay .

Cách Nuôi Chích Chòe Than Non Mau Dạn, Mau Lên Lửa

Thời gian đăng: 10:29:30 AM 25/01/2021

Tổng quan về chim chích chòe than

Trước khi học cách nuôi chích chòe than chúng ta cần tìm hiểu qua về đặc điểm, nguồn gốc, quá trình sinh sản của loài chim này.

Chích chòe than có tên khoa học là COPSYCHUS SAULARIS, loài chim này có xuất xứ từ Nam Dương quần đảo, cho đến nay chúng đã có mặt tại khắp khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, chích chòe có ở hầu hết các tỉnh thành. Tuy nhiên, ở những vùng ấm áp vào mùa đông thì chúng bay về phương nam để trú đông.

Chim chích chòe than sở hữu những đặc điểm riêng biệt so với những loài chim khác như sau:

Thân hình nhỏ bé, hiền lành, hót hay, mau dạn, có thể nuôi thả trong nhà.

Chích chòe than có bộ lông đen trắng, hai màu sắc lông này tương phản nhau rõ nét, lông đen tuyền, lông trắng như bông bưởi. Hai mảng màu sắc này lại dàn trải nên trông con chim có nét đẹp rất dễ mến.

Chích chòe than sinh sản vào tháng mấy?

Cũng giống với các loài chim khác, sang xuân là mùa sinh sản của chim chích chòe than. Thông thường, qua tháng 3 – 4 âm lịch là vào mùa sinh sản của chúng. Lúc này, chim trống và chim mái sẽ rủ nhau tìm nơi im ắng để làm tổ rồi đẻ vài lứa.

Thời gian sinh sản của chúng kéo dài từ tháng 3 – 8 âm lịch. Sau đó con cái và con trống sẽ tản mác mỗi con một nơi. Mãi cho đến khi mùa đông trôi qua, vào dịp cuối năm âm lịch con trống và con mái sẽ tìm bạn tính mới để kết đôi.

Mỗi lứa, chích chòe than đẻ từ 3 – 5 trứng và tiến hành ấp trứng 16 ngày thì nở. Thời gian đầu, chim mẹ sẽ nằm trong ổ để ủ con, chim trống sẽ đi tìm kiếm thức ăn cho vợ con. Khi chim con đã được vài tuần tuổi, lông ống mọc ra thì chim mẹ sẽ bắt đầy đi tìm mồi cho con ăn. Sau khi chim con đã lớn, đã mọc đủ lông đủ cánh sẽ tự đi tìm thức ăn và tách bố mẹ.

Một năm, mỗi cặp chim sẽ sinh sản từ 2 – 4 lứa và thực hiện như vậy đến tháng 10 âm lịch chúng sẽ tách đàn và có cuộc sống riêng.

🐦🐦🐦 Chim chào mào vùng nào hay nhất? Chào mào Huế hay Sông Kôn?

Cách nuôi chích chòe than 1. Chọn chích chòe than

Trong cách nuôi chích chòe than thì đây là bước cực kỳ quan trọng, quyết định xem loại chim này có khỏe mạnh hay không. Để chọn được chim hót hay, nhanh nhẹn thì chúng ta cần phải quan tâm 3 điều cơ bản sau đây:

Giọng hót: Chọn những chú chim chăm hót, giọng hót hay và có sự luyến láy bắt tai. Những chú chim như vậy có khả năng nhại được nhiều giọng hót khác nhau.

Ngoại hình: Lựa chọn thân hình đẹp để có loại hình cân đối, thon dài và vừa phải, mỏ dài và mảnh. Bộ lông mượt mà, mỏng, dài và dày. Chim chim có đầy đủ móng, không bị dị tật, nên lựa chọn những chim non có màu lông đen hoặc trắng rõ ràng.

Điệu bộ: Khi hót thể hiện được sự tự tin dù đứng một chỗ.

2. Lồng chim chích chòe than

Lồng nuôi chim chích chòe than không cần quá lớn, chọn kích có đường kính 30 cm là vừa đủ cho chúng bay nhảy. Lựa chọn lồng tre hay lồng mây đều được. Trong lồng cần bố trí đầy đủ các khay ăn, khay uống và dựng cảnh cho chim bay nhảy.

Lưu ý, chọn vị trí đặt lồng chim phù hợp, chọn nơi thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

3. Thức ăn cho chích chòe than

Thức ăn cho chích chòe than chủ yếu là kiến, sâu bọ, châu chấu, cào cào,… ngoài ra chúng còn ăn các loại hoa quả chín trong vườn. Có thể thấy, thức ăn của loài chim này khá đa dạng, chúng có thể ăn từ đồ tanh đến hoa quả chỉ cần đảm bảo thức ăn vẫn tốt và không bị ẩm mốc hay hôi hám gì là có thể ăn được.

Điểm đặc biệt bạn cần lưu ý trong cách nuôi chích chòe than đó là loài chim này ăn rất nhiều, một con có thể ăn từ 50 – 60 con cào cào, thậm chí có nhiều trường hợp ăn tới 70 – 80 con cào cào.

Những loại thức ăn tươi cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho chim chích chòe than. Bên cạnh đó bạn có thể tự làm cám cho chúng bằng cách mua sâu rang khô sau đó về trộn với trứng và đậu phộng theo tỷ lệ 30 – 50%.

🦃🦃🦃 Chim Phượng Hoàng Đất ăn gì, giá bao nhiêu?

4. Tắm cho chích chòe than

Mốn chim phát triển tốt thì việc tắm nắng và tắm nước bạn cần cực kỳ quan tâm và điều chỉnh sao cho hợp lý.

Tắm nắng hiệu quả từ 8h – 10h sáng trong vòng 30 phút giúp chim hấp thụ được Vitamin A đồng thời diệt bọ trên lông chim.

Chích chòe than ăn gì để hót nhiều?

Để giúp chích chòe than hót nhiều, căng lửa thì bạn cần cho chúng ăn cám và vổ sung sâu khô vào khẩu phần ăn. Với việc ăn nhiều sâu khô sẽ giúp chúng căng lửa và có xu hướng chiến đấu mãnh liệt.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho chim ăn thêm những loại hoa quả và thực hiện chế độ tắm táp như trên giúp chim có đầy đủ dưỡng chất và vitamin.

🐡🐡🐡 Chim Két (Vẹt) ăn gì? Cách nuôi Két mỏ đen, mỏ đỏ biết nói

Tật Của Chào Mào Má Trắng Nuôi Lên ⋆ Chim Cảnh Việt

Mùa chào mào má trắng đã đến, đây là thời điểm để chọn cho mình những chú chim ưng ý, nhưng nếu nuôi không biết cách sẽ sinh ra rất nhiều tật xấu. Chào mào con hay chào mào má trắng nuôi lên thường gặp các lỗi : lộn mèo, bu lồng, không chịu qua lồng tắm… để hạn chế các bạn nên tham khảo các tật của chào mào má trắng nuôi lên.

1. Hót giọng người

Chim hót giọng người, hay gọi là giọng chim mái gồm 2 nguyên nhân là do mình hay huýt sáo, hoặc chim nghe giọng mái của các con chim khác mà học theo. Trường hợp này gặp rất nhiều ở chim con, do đó nuôi chim cần hạn chế huýt sáo hay treo gần những chú chim hót giọng mái.

2. Không chịu qua lồng tắm

Nguyên nhân là do chủ chim không tập cho chim qua lồng để tắm, mà cứ cho khay nước vào lồng cho chim tắm, sau 1 thời gian dài có thể là 1 năm hay 2 năm chim sẽ quen tắm trong lồng mà không chịu qua lồng khác. Điều này cần chú ý, phải cho chim qua lồng chứ đừng để tắm trong lồng.

Để cho chào mào qua lồng tắm các bạn kè sát lồng rồi dùng 2 tay vỗ nhẹ 2 bên lồng cho chim nhảy qua, nếu không qua thì lấy hết cóng nước, thức ăn ra để chim nhịn đói khoảng 1h rồi bỏ miếng chuối hay cóng thức ăn bên lồng tắm. Chim đói sẽ nhảy qua ăn, ngoài ra có thể tham khảo bài này : Cách cho chào mào qua lồng tắm .

3. Tật lộn mèo ở chào mào

Chim bị lộn mèo thường do nhìn con chim khác mà học theo hoặc trong quá trình nuôi cứ có người qua lại, chim hoảng quá mà lộn ( trường hợp này còn gặp nhiều khi nuôi chim trong lồng sắt loại giống lồng tre 68 ), dần thành cái tật. Cũng có nhiều con bình thường không sao, nhưng khi đi dợt khoảng 1h là bắt đầu cái tật lộn mèo. Để hạn chế thì lúc chim mới bắt về các bạn bố trí phía trong nóc lồng 1 miếng giấy dày, giấy bóng hay đĩa DVD để chim khỏi lộn và không nên cho nó nhìn những con chim lộn mà học theo.

Để trị chào mào lộn mèo phải nói là rất khó, tùy theo phát hiện sớm hay muốn mà thành công cao hay thấp. Anh em có thể thả vào lồng tập thể, hay lụp bẫy 1 thời gian cho chim quên hoặc chuyển qua lồng vuông cho cầu chính sát dưới đáy lồng, bố trí nước và thức ăn 2 bên đồng thời bố trí thêm 4 cầu bán nguyệt nhỏ ở 4 góc lồng và sát với đỉnh lồng. Với chiều cao như vậy chim sẽ không dám lộn nữa đâu.

4. Tật ngoái cổ ở chào mào

Chim thường cứ đúng rồi ngoái cổ hết chỗ này chỗ kia, hay bu nan lồng rồi ngoái. Tật ngoái cổ do nết con chim, do chim bị nhốt trong lồng quá nhỏ hoặc ép vào treo chim ở góc tường. Để trị phải phát hiện sớm chuyển chim qua lồng 64 hoặc 68, 1 cầu ngang dưới và 2 cầu ngang trên để chim có không gian bay nhảy và treo chim ở nơi thoáng 4 mặt lồng, không nên ép vào tường. Nếu không được thì cho chim vào aviary đến khi không thấy bị nữa thì đưa về lồng lại.

5. Tật bu lồng

Chào mào bu lồng có nhiều nguyên nhân, do thói quen, do chim lửa yếu chơi giọng không được nên bu lồng đòi đá, chim quá căng lửa cũng bu lồng, nhưng bu lồng vẫn chơi và đổ bọng.

Để hạn chế chim bu lồng thì lúc nuôi không nên kè chim sát nhau quá, không ép lồng cho chim đá nhau, nếu đang chơi mà chú chim khác bu lồng thì mang chim đi ngay kẻo nó học theo. Còn nguyên nhân thiếu lửa và quá căng thì các bạn có thể chuyển qua lồng vuông, hoặc lồng trống để hạn chế bu lồng.

6. Tật tắm cóng

Cũng giống như tật không qua lồng tắm, tật này do cho chim tắm trong lồng riết rồi quen, để trị chào mào tắm cóng triệt để nhất là thay cóng nước. Các bạn dùng cóng nước thủy tinh đậy nắp, hay cóng nhựa kín cho chim uống bảo đảm sẽ hết.

7. Sợ nhiều thứ

Tật này bao gồm như sợ trùm áo lồng, sợ màu của bố lồng, sợ sào, sợ dù ( ô) . Những tật này thường gặp ở chim non nuôi lên, để trị thì chúng ta dùng ” độc trị độc “, chim sợ cái gì thì cứ để cái đó bên cạnh, nhưng thường gặp nhiều vẫn là sợ trùm áo lồng, nên buổi tối cho chim nghỉ ngơi thì phải trùm áo lồng lại.

8. Tật cắn cánh, đuôi, lông

Tật này có thể do chim bị rận mạt mà mình đã đề cập ở bài : trị rận mạt cho chào mào, do chim quá căng hoặc thói quen. Nếu bị rận mạt thì có thể cho chim tắm bằng 2 giọt dầu gió, vệ sinh lồng cóng. Chim quá căng có thể do ăn cám kích quá nóng, để hạn chế thì bổ sung trái cây và đi dợt thường xuyên. Còn thói quen thì đa số hay kè sát cho chim cắn nhau, tập cho chim đã tay khi chim sung không có con nào để cắn thì tự cắn mình.

9. Chim ngủ treo mình

Nguyên nhân do chim còn nhát, trùm áo lồng kín chim không thấy cầu để đậu mà treo mình để ngủ. Để trị thì lúc cho chim nghỉ ngơi các bạn trùm áo lồng gần chỗ có ánh sáng, hở áo lồng 1 tí để chim đậu trên cầu mà ngủ, dần chim sẽ quen và bỏ tật này.

10. Chim đậu trên cóng

Chim đậu trên cóng nước, thức ăn để ăn dẫn đến tình trạng ỉa luôn vào cóng làm mất vệ sinh, lâu dài làm chim bị bệnh. Nguyên nhân có thể do để cóng xa cầu quá làm chim phải đậu cóng. Để trị chúng ta chuyển cóng lại gần cầu cho chim ăn, hoặc thay cóng thức ăn nhỏ hơn để chim không dám đậu, thay luôn cóng nước dài có nắp.

11. Chào mào cắn mọi thứ dưới bố

Chào mào cắn giấy lót lồng, ăn phấn…Nguyên nhân do chim thiếu chất, tìm thức ăn dưới bố lồng, thói quen đùa nghịch. Cách khắc phục là bổ sung thức ăn cho chim, trái cây đa dạng để chim đủ chất đồng thời thay giấy lót lồng bằng tấm thảm.

Ngoài ra còn có các tật khác, nhưng đây là một số tật tiêu biểu của chào mào, chúc thành công.

Kinh Nghiệm Chọn Chào Mào Tố Chất &Amp; Chăm Lên Lửa Chào Mào

Video thực tế 1 : https://youtu.be/zZ7bwq2EZsw Video thực tế 2 : https://youtu.be/PrDIBtyVI24

Cách chọn chim chào mào tố chất

Mặt chim dữ, thần thái thể hiện ở đôi mắt – cầu mắt lồi khi nhìn trực diện. Kiểu mắt này dữ lì chim và đồng ngĩa với việc khó thuần.( Đặc biệt với những con mặt quỷ mỏ ngắn chơi hay mà khó thuần )

Chọn chim có tuổi rừng thường có bản lĩnh.

Cánh xệ năng xiết cách chém cánh nạt đối phương.

Mào: Gốc mào to dày, vuốt cao đều 2 bên từ gốc tới đỉnh chóp mào, Mào lân hay tê có thể nhìn đẹp nhưng chưa chắc đã bền chim và hay . Về cơ bản mào thẳng đinh ít cụp mào, thấy người cũng ít cụp mào, hoặc có cụ lại dựng ngay thực tế cho thấy tỷ lệ chim hay rất cao.

Mỏ: Nên chọn ngắn mỏng mỏ, thực tế cho thấy tốc độ mỏ mau tốt.

Hầu .: Hầu nở rộng, được hầu bò thì tốt nếu ko cũng ko quan trọng vì chủ yếu tốc độ hầu mỏ ra nhanh sẽ lợi thế hơn.

Yếm : Yếm cần nét, ko nhất thiết phải quá khít, nhưng nên cân đối,ko cần dài nhưng phải đậm để nhìn da dáng thủ lĩnh .

Bóng bộ : Nên chọn con ngược nở , dáng cao, đuôi cúp cầu, thân hình có thể ngũ trường hoặc ngũ đoản.

Chân: Chân thấp thì thường chơi kiểu rê cầu nhiều thì nên chơi lồng tròn cầu ngang. Loại chân cao thì nó hợp vuông đấu chạy cầu góc. Về cơ bản thì như vậy nhưng chủ nuôi thực tế quan sát đặc điểm ca biệt riêng theo nết con chim mà có cách sắp xếp phù hợp .

Mới về che nóc trùm kín 3- 7 ngày đầu, dùng áo lồng lỏng, kéo áo 4 mặt ban đầu với con chim nết sàng cầu, lồng vuông nan kép . Ko nên ép dạn quá sớm. Dễ sinh tật.

Vào cám : Cám bột trộn chuối chín chỉ sau 2-3 ngày là cám cứng thoải mái rồi.

Sau khi ăn cám tốt, nên mở rộng áo lồng, thường là lồng vuông che 3 mặt và mở 1 mặt .. Để nơi ít người . Ít chim hót căng hót đè. Để nó quen với lồng môi trường mới. Rồi tập tắm cho nó bằng cách phủ vải lên nóc lồng tắm và tắm.

Khoảng 1 tháng hoặc hơn tùy từng con, chim sẽ hót nhiều hơn và quen môi trường bắt đầu ra giọng đấu vơi các con bổi khác, lưu ý lúc này nếu thử thái độ thì Ko nên để chim chơi đến bỏ chạy hoặc xù cụp mào, mà đang lúc hăng nhất các bạn hãy tách chim ra và trùm kín lại để ra xa, cứ thế 3-7 ngày sau tập luyện tiếp với các con khác và dần dần nhiều hơn .

Chế độ ăn và dợt dãi xem tiếp phần 2.2

2.2. Với chim thuần :

Giai đoạn thay lông :

Tùy cơ địa con chim thay lông sớm hoặc muộn nhanh hoặc chậm , hãy để tự nhiên.

Mẹo tự nhiên : AE bỏ vỏ cam, bưởi vào đáy lồng, hoặc lá xoan ta ( xoan đắng ) chống giận mạt hỗ trợ thay lông…tắm xong lông còn hơi ẩm sẽ phủ áo lồng , treo yên tĩnh, tránh hót đấu, nuôi cách biệt

Trong kì thay lồng cần bổ sung đầy đủ chất để chim có bộ lông đẹp, bổ sung nhiều loại hoa quả đa dạng, ăn luân phiên trong tuần .

Lưu ý ko cần nhiều mồi tươi và ko nên mồi tươi chỉ chủ yếu các loại quả để chim dễ thay lông, nếu có chỉ bổ sung chút trứng kiến sẽ dễ thay lông ( Cà rốt hấp, cà chua, có thể thêm chút trứng kiến …) … ) , tắm đều đều, có lực để sau mùa thay lông lên lửa dễ hơn. Để cho chim thay lông đều và đẹp thay kĩ sạch lông.

Che áo lồng để chim thay lông : Nên che 4 mặt để nơi yên tĩnh. Nên dùng áo lồng vừa phải ko sáng quá ko tối quá.

Không thay đổi lồng trong quá trình thay lông.

Giữ giấc ngủ cho Chim ngủ nghỉ tĩnh là lúc chim có thời gian dưỡng thay lông tự nhiên tốt đều .

Tắm chiều ( Tắm xong ko phơi nắng gắt ). 1 tuần tắm 3 lần . Che áo lồng tối 60%, để nuôi nơi yên tĩnh, không nhòm ngó chim nhiều.

Vệ sinh lồng trại sạch sẽ tránh giận mạt cắn gãy lông máu, mủn lông , gãi rỉa

Ko đấu kè lúc thay lông .

Đặc biệt giai đoạn vào lửa ( Giai đoạn mới xong lông ) :

Quan điểm ” Nắng là lửa , điều hòa là nước ” – Giai đoạn cần Sức khỏe tốt và tâm lý ổn định.

+ Đảm bảo là chim đã khô và ôm lông thì hãy vào lửa hãy xiết nắng.

+ Không nên chùm áo lồng quá nhiều thời gian để lên lửa chim tối quá, chim dễ ngợp, nhanh căng dễ bị căng sổi, chơi không bền. Nếu có chùm hãy dùng áo lồng sáng màu.

+ Vừa thay lông xong chim sẽ béo , yếu do quá trình chăm khi thay lông. Do vậy chúng ta cần tập lực để để chim khỏe ( 1 tuần tập 2-3 lần ), có thể để trong lồng lực .

+ Tắm nắng sáng ( 7h-8h sáng ) . Quan điểm ” Nắng là Lửa “. Tăm đều mỗi ngày.

+ Nắng nước ( buổi trưa sau 12h và chiều ) để chim ko có thói quen tắm sáng khi đi thi. Để chim khô lông hãy kéo áo lồng. Tắm đều mỗi ngày.

+ Chăm đều tay cả quá trình : Trái cây ( Chuối , táo … 2 loại quả cơ bản xen kẽ hoặc các loại quả khác tùy điều kiện gia chủ hoặc vùng miền).

Không nên cho ăn Cam nhiều phân dễ loảng, nhiều quá mất lửa chim trong giai đoạn này.

+ Cám dùng loại ổn định hàm lượng dinh dưỡng ổn định ( Nếu dùng Cám Đất Việt thì vẫn dùng ổn định quanh năm luôn , Nếu dùng các loại cám số khác hãy xem hướng dẫn sử dụng qua các giai đoạn phù hợp ) .

+ Chế độ ngủ cực kì quan trọng từ 17h-17h30 phủ áo lồng cho chim ngủ nghỉ , tránh chuyển lồng, để nơi yên tĩnh. Yên tĩnh dưỡng khí để tạo lực tự nhiên tốt cho chim.

+ Nuôi ít tại không gian thoáng tránh trường hợp đè nhau, tránh các con chim có giọng đè.

+ Có thể nuôi kè mào mái để thúc lửa ( tuy nhiên nếu nuôi được độc thung độ đấu sẽ bền hơn ).

+ Tập dượt thường xuyên 1 tuần 1 lần tạo sự ức chế để chim nhanh căng lửa đấu.

+ Thời gian vào được lửa tùy vào tố chất và nhiều yếu tố khác

Nói chung: Tố chất chim + Cách nuôi + Cám tốt sẽ tạo dựng 1 chú chim bền bỉ chơi tốt. Về cơ bản là như vậy Cám Chim Đất Việt chia sẻ để ae đam mê tham khảo.

Thân ái chào các bạn !