Chào Mào Nghệ An Có Hay Không / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Raffles.edu.vn

Bạn Có Biết Chim Chào Mào Ở Đâu Hót Hay Nhất Không?

Thú chơi chào mào không phải của riêng ai vì nó quá phổ biến trên toàn quốc. Và những chú chim chào mào mỗi vùng miền đều có có những đặc điểm riêng biệt và có cái hay riêng. Để trả lời cho câu hỏi chào mào ở đâu hay nhất có lẽ là khá khó và do cách cảm nhận của mỗi người.

Là một dòng chim chào mào khá nổi tiếng và được săn lùng nhiều bởi giọng hót của loài chim đến từ Quảng Nam này khá ấn tượng. Trong giới chơi chim cảnh người ta luôn luôn đồn đại về một giống chào mào Trung Mang này và mặc định chúng là một trong những giống chào mào sở hữu được cả sự xuất sắc trong cả mọi hình cũng như giọng hót.

Có lẽ ưu điểm đầu tiên mà người ta có thể đánh giá về loài chim này đó chính là một giọng hát cực kỳ tuyệt vời. Chúng sở hữu một chất giọng đánh chắc có nhịp độ nhanh và giọng cũng khá dài. Những thanh âm trong trẻo mà chúng cất lên có được sự hài hòa đôi khi chúng ta nghe thấy những giọng trầm nhưng thình thoảng lại đan xen với những giọng cao vút để khiến cho người nghe hòa mình vào thứ thanh âm đó mà quên đi hết mọi buồn lo. Mặc dù khó có thể lý giải được tại sao nó có thể có có được giọng hót hay nhu vậy. Tuy nhiên theo một vài những người có kinh nghiệm nói lại rằng tiếng chim của nhũng chú chào mào trung Mang đến từ một đặc điểm trên cơ thể đó là chúng có được một cái bọng khá to và vì thế nên chúng hoàn toàn có thể có được một giọng hót kéo dài liên tiếp.

Chim chào mào huế cũng là để tài tranh luận khá sôi nổi của giới chơi chim để tìm lời giải đáp cho câu hỏi ” chào mào ở đâu hay nhất“. Với chất giọng to và đanh thép cùng với nết chim khá tốt nên loài này xưng đáng là ứng cử viên khá nặng ký. Không chỉ sở hữu một chất giọng tuyệt vời mà loài chim này cũng sở hữu một ngoại hình đẹp bền bỉ. Về cơ bản thì đối với những chú chim chào mào Huế được sở hữu một ngoại hình vừa và nhỏ dáng của chim cũng được đánh giá là khá nhỏ nhắn thậm chí nhiều người sành chim còn đánh giá rằng chào mào huế là một trong những loài chim chào mào sở hữu một ngoại hình không mấy ấn tượng.

Tuy nhiên chất giọng mà chào mào Huế có thể mang đến lại được đánh giá là tuyệt vời khi mà nó có thể sở hữu được các chất giọng đặc đặc trưng và một trong những chất giọng được yêu thích nhất đó chính là giọng thổ. Đa phần những chú chim chào mào huế có giọng hót khá đều và có lối chơi bu lồng chi vì vậy mà thường được lựa chọn khá nhiều để thi đấu.

Sở hữu một nét đẹp riêng trong ngoại hình và nết chơi bền bỉ. Những chú chào mào Bình Định cũng được lựa chọn khá nhiều trong các cuộc thi và không tí con đã lên ngôi vương trong các đấu trường chuyên nghiệp. Về cơ bản thì những chú chào mào bình định cũng được chia ra thành rất nhiều các loại chim khác nhau và ở mỗi một loài chim đều có thể sở hũu trong mình những ưu điểm vượt trội và những đặc điểm riếng biệt

– Đối với những người yêu thích chào mào ở bình định và chắc chắn không thể bỏ qua được các giống chào mào Vân Canh. Đây là một trong những loài chim chào mào sở hữu một thân hình khá nhỏ nhắn nhưng lại được đánh giá là khá dài đòn và sở hữu một chất giọng đầy nội lực. Tuy nhiên đây cũng chính là một trong những dòng chim chào mào chỉ được đánh giá ở phân khúc bình dân đi kèm với đó là nóng có một mức giá thành khá rẻ để cho những người chơi chim và mới bắt đầu chơi chim hoàn toàn có thể lựa chọn

Mặc dù chào mào Bình Định không có rất nhiều dòng khác nhau tuy nhiên về cơ bản mà nói thì những người được sở hữu những chú chim chào mào Bình Định sẽ có cơ hội để trải nghiệm cũng như có thể được lắng nghe được một chất giọng nói vô cùng đanh chắc cũng như có được những âm thanh trầm và vang xa. Về cơ bản những chú chim chào mào Bình Định không mang đến một ngoại hình quá nổi bật. Tuy nhiên về nước trời của nó thì lại được đánh giá là rất đa dạng

Không có quá nhiều người biết được những tố chất tuyệt vời của những chú chim chào mào Gia Lai. Bởi nếu như so với so với các loài chim chào mào khác xuất hiện ở trên thị trường khác thì giống chim chào mào này ở thời điểm hiện tại không chỉ được biết đến ở trong khoảng thời gian gần đây. Tuy nhiên nó được đánh giá là một trong những giống chim chào mào sở hữu một chất giọng cực kì hay và đặc trưng.

Ngoài những cái tên kể trên, còn rất nhiều các dòng chào mào hay khác trên cả nước. Nói chúng mỗi nơi 1 vẻ một đặc điểm riêng và đều có những chú cực kì xuất sắc. Chính vì vậy chào mào ở đâu hay nhất cũng là do cách cảm nhận riêng biệt của mỗi người.

Chào Mào Bạch Tạng Giá Bao Nhiêu, Ăn Gì, Hót Có Hay Không?

I. Tìm hiểu về loài Chào mào bạch tạng

Chào mào bạch tạng là loài chim đột biến gen có lông màu trắng như tuyết ở toàn bộ thân, chân hồng, mỏ hồng và mắt hồng. Đây được coi là một giống chim vô cùng hiếm trong thiên nhiên nên có rất nhiều người săn tìm. Đặt biệt giá bán của chúng khá đắt, không phải ai cũng có thể dễ dàng sở hữu một chú chào mào bạch tạng để làm thú cưng.

Mặc dù cũng là giống chào mào, nhưng chào mào bạch tạng có cách nuôi và thuần khá khó khăn, kỹ thuật nuôi phức tạp, đặc biệt là những chú chào mào đang trong thời kỳ sinh sản lại càng khó.

II. Chào mào bạch tạng giá bao nhiêu?

Giá bán của những chú chào mào bạch tạng hiện nay rất đắt đỏ bởi đây là giống chim đột biến, có rất ít trong tự nhiên, không phải ai cũng có may mắn sở hữu. Để mua được chú chim quý này, người mua phải bỏ ra một cái giá khá đắt, ít nhất phải khoảng 100 triệu đồng, với những con đẹp, lông bóng mượt chắc khỏe có thể lên tới 200-300 triệu đồng.

Chào mào bạch tạng có giá bán vô cùng đắt đỏ III. Kỹ thuật nuôi chào mào bạch tạng chuẩn nhất 1. Thời gian sinh sản và cách phối giống

Chào mào bạch tạng mái thường bắt cặp và sinh sản từ tháng 11 tới tháng 6 dương lịch năm sau, tuy nhiên cũng có nhiều con đẻ vào thời gian khác. Để phối giống cho chào mào bạch tạng trước tiên bạn nên cho con trống vào, sau đó cho chào mào bạch tạng mái vào, nếu thấy 2 con ve vãn nhau, con đực múa xè thì coi như đã bắt cặp xong.

Để có được không gian nuôi chào mào bạch tạng lý tưởng nhất, bạn nên chọn kích thước lồng rộng khoảng 1m, cao 1,5m, dài 2m. Trong lồng nên bố trí nhiều cây xanh, cầu cho chim nhảy, dưới nền để đất, phía trên cần che mưa và nắng.

Nên đặt lồng hướng về phía Đông để chào mào bạch tạng đón được ánh sáng ban mai và được tắm nắng mỗi ngày. Nên đặt lồng ở những nơi yên tĩnh, ít người qua lại, ngoài thiên nhiên, có như vậy tỷ lệ sinh sản của chào mào mới cao.

Để chào mào bạch tạng có môi trường sống lý tưởng bạn nên chọn chiếc lồng có kích thước rộng rãi, thoải mái

Chế độ dinh dưỡng của chào mào bạch tạng rất cần được quan tâm. Bên cạnh thường xuyên cho ăn cám tổng hợp, bạn cũng cần phải bổ sung thêm trái cây, cào cào, trứng kiến, sâu tươi… luân phiên đều đặn mỗi ngày. Nhớ rằng, trong các loại hoa quả, bạn không nên cho chào mào bạch tạng ăn đu đủ vì chúng sẽ làm tỷ lệ trứng nở thấp, nên bổ sung cam bởi chúng sẽ giúp cho tỷ lệ nở ra chim con được cao hơn.

Chào mào bạch tạng cũng giống như các giống chào mào thông thường khác, chúng rất thích được tắm. Bạn cần thường xuyên cho chúng tắm mát, điều này sẽ giúp chào mào bạch tạng có được cảm giác thư giãn, thoải mái. Ngoài tắm mát, tắm nắng cũng giúp cho chào mào thêm khỏe mạnh, hấp thụ vitamin D.

5. Chế độ chăm sóc chào mào bạch tạng sinh sản

Khi bạn thấy chào mào bạch tạng tha rác để làm tổ thì là lúc chúng chuẩn bị sinh sản. Thời gian này bạn cần phải chuẩn bị cho quá trình đẻ trứng của chúng. Nếu cung cấp thức ăn không đủ và tốt, môi trường sống thuận lợi thì chim sẽ không sinh sản. Bạn cần chuẩn bị tổ đẻ cho chúng, đảm bảo đủ ấm, đủ an toàn để chúng ấp như rơm, rạ, giấy báo cắt nhỏ, cành cây khô…

Thường một con chào mào bạch tạng sẽ có thể sinh sản được 3 quả trứng, cũng có khi 5 quả. Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho chào mào bạn nên bổ sung nhiều mồi tươi, vitamin C, chất đạm để chim được khỏe mạnh.

Đến khi chào mào trống và mái thay nhau ấp thì cần luôn giữ nhiệt độ để cho trứng nở, thời gian nở sẽ là khoảng 2 tuần, tùy vào thời tiết có thể nhanh hay hoặc chậm 1-2 ngày. Sau khoảng 14 ngày ấp trứng thì chú chim non sẽ ra đời.

Tuy là một loài ăn hoa quả là chủ yếu, nhưng khi chào mào bạch tạng còn non chúng sẽ chỉ ăn côn trùng và sâu bọ. Khi chim non đã có đủ lông cơ bản đã có thể theo mẹ, bạn cũng không nên bắt chim con trong giai đoạn này, vì như thế xương sẽ bị yếu. Tốt nhất bạn nên để cho chào mào bố mẹ dạy cách học bay. Nhớ rằng trong quá trình chăm sóc chim non bạn không nên rình xem tổ quá lâu, như vậy sẽ khiến chào mào bạch tạng cảm thấy khó chịu và có thể thả rơi chim non.

Cám Hiển Bảo Khánh Có Tốt Hay Không? Cám Dành Cho Chim Chào Mào

Thành phần của cám bảo khánh cho chào mào Cám cho chào mào có 3 loại

Cám mã số 1 giá 40k / 1 bịch 200gr

Cám số 2 giá 60k / 1 bịch 200gr.

Cám chào mào sao ( kết hợp cám 1 và cám 2 )

Cám loại 1 : Đây là cám dành cho chào mào thay lông, chào mào bổi hoặc chim mới ăn cám Hiển Bảo Khánh.

Cám loại 2 : Đây là cám được cho thêm một số thành phần nóng giúp chim căng lửa. Cám này dành cho chim bắt đầu lên lửa và căng lửa. Không sử dụng cám loại 2 này cho chào mào thay lông nếu muốn không bị rối loạn quá trình thay lông của nó. Thường thì chim khi ăn cám này được 1 tuần là căng lửa, nhiều con lâu hơn nhưng nhìn chung là tốt.

Cám chào mào sao: Đây là cám chào mào được kết hợp từ cám 1 và cám 2. Cám sử dụng lượng đạm côn trùng nhiều hơn để đưa chim về gần hơn với nguồn thức ăn tự nhiên, giúp cho chim dễ thích nghi với nguồn dinh dưỡng mới, không bị nóng chim.

Đánh giá cá nhân

Ưu điểm: Mình đã dùng thử cám chào mào Hiển Bảo Khánh cho chim nhà mình thấy khá ok. Chim ăn cám thì khoảng hơn 1 tuần là lên lửa, rất sung. Bộ tách và bộ lông rất đẹp. Chim chơi khá bền và căng lửa. Đặc biệt chim ra phân đẹp và không có mùi tanh như ăn một số loại cám khác.

Cám Chào Mào

Công thức 1 = 40k / 1 bịch 200gr

Công thức 2 = 60k / 1 bịch 200gr

Công thức sao = 50k / 1 bịch 200gr

Cám Họa Mi

Công thức 1 = 40k / 1 bịch 200gr ( cho chim thay lông)

Công thức 2 = 60k / 1 bịch 200gr ( chim đã xong lông, kéo để hót)

Cám Chích Chòe

Công thức 1 = 40k / 1 bịch 200gr ( cho chim thay lông)

Công thức 2 = 60k / 1 bịch 200gr ( chim đã thay lông, kéo để hót)

Cám Vành Khuyên

Công thức 0 = 30k/1 bịch 200gr (dưỡng 1 – dành cho chim ít quý báu)

Công thức 1 = 25k/1 bịch 200gr (dưỡng 2 – dành cho chim quý báu + tố chất, tiềm năng, tương lai)

Công thức 2 = 35k/1 bịch 200gr (tất cả các đối tượng càn lên líu)

Cám Sơn Ca

Công thức 1 = 40k / 1 bịch 200gr ( cho chim thay lông)

Công thức 2 = 60k / 1 bịch 200gr ( chim đã xong lông,kéo để hót)

Chào Mào Trung Mang Có Còn Không ?

Thấy nhiều anh em thường hỏi mua chim Trung Mang, hoặc nhiều người bán chào mào Trung Mang giá rẻ. Vậy anh em đã biết rõ về chào mào Trung Mang không? chim hót thế nào ? chơi thế nào …Mình xin chia sẻ đôi nét về chim Trung Mang

*Giới thiệu về chào mào Trung Mang Hội An _ Quảng Nam

* Về dáng chim chào mào trung mang

Chim chào mào Trung Mang nói riêng và các vùng khác ở khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng nói chung đa phần mẫu chim đẹp không nhiều như phía Bắc đèo Hải Vân trở ra. Nhiều chú có bộ rất đẹp nhưng lại khuyết phần yếm, hoặc đuôi hơi ngắn và đặc biệt là xác chim nhỏ, do đó chim Trung Mang cũng không nằm ngoại lệ.

Những con yếm treo thường đi kèm mào đinh, rất hiếm có chú chim vừa mào đinh, vừa yếm đậm (hình trên) và thường những con này xác tương đối, nhưng đoản chim. Về loại yếm đậm thường rơi vào những con có mào lân, lân nhiều thì yếm đậm nhiều.

Khi xem tướng chim, thường mình nhìn mặt, mặt chim Trung Mang khá dữ (chim bổi). Phía trước điểm giao giữa phần mỏ và đầu, mình nhìn có cảm giác gấp khúc chứ không bằng. Mắt nhìn lộ, không biết vì đặc điểm này khiến dòng chim này rất khó thuần, chim khá nhát. Nhiều con 2 mùa nếu không thường xuyên mang đi dợt hoặc tiếp xúc nơi đông người, chim nhảy khủng, chim tơ cũng không ngoại lệ.

* Về giọng Chim Trung Mang

Được thiên phú cho 1 chất giọng rất khó nhầm lẫn với các vùng khác. Nhưng theo mình hay và đạt nhất những con hót giọng Thổ hoặc Thổ pha, giọng này đi vừa nhanh, gắt và trong giọng có UY. Những con đi giọng Kim không thể toác hết được độ hay và nét độc đáo về giọng của chim Vùng này.Mời anh em xem qua clip

Các âm cơ bản AE chơi dòng này hay quan tâm là : WOW và TRIU. Nhưng điều đặc biệt mình cũng cảnh báo là những tiếng này hiện đã kèm được. Do đó, để nhận xét có phải chim đúng vùng hay không điều quan tâm là giọng, chứ không phải 2 âm trên, nhất là đối với chim BỔI hoặc chim thuần từ BỔI lên.

Về giọng theo mình quan sát cũng như mang chim nhà đi thực tế tại Vùng này (xã 3 và 4), đoạn Thuỷ điện Sông vàng cũng thuộc Trung Mang nhưng chim ở đó phân bố xen kẻ, không như giọng ở khu đường Bê tông, đồi chè, xã 4. Từ những chuyến đi thực tế và cho chim nhà đấu giọng với chim trời mình nhận thấy chim Trung Mang có tầm 3 giọng được xem là cơ bản, còn lại tuỳ thuộc vào gen từng con mà độ dài và sâu của giọng hay hơn.

Giọng ché chuẩn : Chim Trung Mang thông thường không ché như các dòng chim khác mà thường là “chít”. Tùy năng lực từng con mà chít dài hay ngắn, đồng thời giọng chít đúng sẽ có hậu là wow hoặc triu…quá lực. Những chú chim lỡ hoặc tơ vùng này lên, những giọng cơ bản khả năng có do thừa hưởng từ chim cha mẹ, nhưng nếu không có chim Thầy kèm thì sẽ ché giọng khác, vẫn có thể có âm hậu : Triu hoặc wow.

* Thuần và nét đấu chào mào Trung Mang

Bản thân mình và cũng qua 1 số AE chơi chim Trung Mang có thâm niên, phải thừa nhận 1 điều là dòng chim này khó Thuần. Từ khâu ép dạn đến khâu tập dợt, dòng này khá nhát. Theo quan sát thì chim này hầu hết ở trong vườn nhà dân, nhưng không hiểu sao sợ người đến vậy (chim bổi). Chim tơ mình nuôi gần 1 năm bửa nay cầm lồng đỡ nhảy, chứ lúc trước thì tông lông lá tơi tả.

Thứ đến là nết đấu. Nếu các bạn đã từng sở hữu dòng chim này ắt hẳn sẽ gặp, chỉ chịu đấu với chim Trung Mang, còn với dòng khác thì đấu cho qua chuyện và thường thiên về đấu giọng. Vì mình cũng chơi dòng này tầm 3 năm, nên độ thuần chim theo mấy anh lớn nói lại là qua gần hết mùa 3, chớm mùa 4 chim mới bắt đầu nổi sm:46. Cũng vì lẽ này mà 1 số AE các tỉnh khác khi mua về chơi 1 thời gian đâm ra nản, ở Đà Nẵng cũng không ngoại lệ.

Vùng nào cũng có chim hay, chim dỡ. Nhưng chúng ta cũng nên tự hào về dòng chim chào mào Việt Nam. Có lẽ không có 1 quốc gia nào mà trên bản đồ phân bố của dòng này trải dài từ đỉnh đầu Tổ quốc cho đến tận cùng Đất mủi. Mỗi vùng có 1 sắc thái riêng, 1 giọng riêng đặc trưng. Như vùng Quảng Nam, vị trí địa lý chỉ cách nhau vài Km đường chim bay mà giọng đã khác hẳn rồi.

Mình cũng cảnh báo AE đam mê dòng này nên cẩn thận vì chim tơ kèm được giọng hiện nay khá nhiều, ngoài chúng tôi còn có cả giọng Trung Mang chuẩn. Nên các bạn khi mua thì phải xác định rỏ nguồn gốc chim bổi. Nếu ở Đà Nẵng hoặc Quảng Nam thường thì các con Trung Mang hay đều có gốc rỏ ràng. Vị trí bẫy được, ai bẫy và qua những ai chăm. Riêng về các âm : wow, triu, tít chúng tôi vùng khác đều học được nên các bạn không thể căn cứ vào điểm này mà nhìn nhận “nó” là vùng Trung Mang.

Hiện tại những người dân sống ở đây đi bẫy hàng ngày và rất khó, hoặc thậm chí là không có chào mào Trung Mang. Vì thế anh em phải cần thẩn trước khi mua. Nếu có đúng chim Trung Mang thiệt thì 1 chú chim bổi giá cũng 2 triệu 5 trở lên.

Có Dễ Nuôi Chim Cảnh Hay Không?

Với những “lão làng” trong nghề nuôi chim thì không nói làm gì. Nhưng với những người mới tập tành thú vui nuôi chim thì cần phải “bỏ túi” cho mình nhiều kinh nghiệm nuôi chim, đặc biệt là cách nuôi chim non sẽ được “bật mí” ngay sau đây. Chắc chắn nó sẽ có ích cho bạn đấy.

1. Những điều cần định hướng khi nuôi chim

Chim cảnh Việt Nam rất nhiều. Điều quan trọng là bạn phải xác định xem việc nuôi chim của bạn là nhằm mục đích gì. Bạn muốn nuôi chim để làm cảnh hay để hót? Nếu làm cảnh thì bạn có thể chọn két 7 màu, manh manh, sắc ô, yến… Nhưng nếu bạn muốn nuôi chim để hót thì ứng cử viên đầu tiên là họa mi. Ngoài ra thì bạn còn có thể chọn sơn ca, chích chòe, chim oanh,vành khuyên… Bạn cần lưu ý là nếu bạn chọn nuôi chim cảnh để hót thì nên chọn chim trống. Vì chim trống thường hót hay hơn chim mái nhiều.

Chim cảnh cũng được phân ra nhiều loại để bạn chọn nuôi. Cụ thể thì khi nuôi chim cảnh Việt Namthì người ta thường chọn 3 lại chim sau:

– Thứ nhất là chim bổi. Đây còn gọi là chim hoang dã. Chúng trưởng thành ở thiên nhiên. Loại chim này có ưu điểm chính là hót rất hay. Nếu bạn muốn nuôi chim cảnh để hót thì loại này là thích hợp nhất vì nó giữ được giọng ở rừng núi nguyên sơ. Nhưng nhược điểm khi chọn nuôi chim bổi chính là rất khó nuôi vì khả năng thích ứng với môi trường nuôi nhốt của nó kém.

– Chim chuyền là loại chim rất dễ nuôi. Bởi đây là loại chim vừa mới trường thành nên rất dễ thích nghi với việc nuôi nhốt. Bạn có thể huấn luyện chim dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nuôi chim cảnh này cũng có nhược điểm là giọng hót sẽ không hay như chim bổi vì nó không có giọng của núi rừng.

– Chim non là lựa chọn nuôi chim khá vất vả. Bởi cách nuôi chim non không hề đơn giản. Tuy nhiên, nếu nuôi chim thành công thì chim sẽ rất khôn và dạn với người. Về tiếng hót thì cần phải luyện nhiều mới có thể hay được.

2. Nên chọn lồng nuôi chim nào

Ngoài ra, khi chọn lồng nuôi chim cảnh thì bạn cần chọn lồng có kích thước vừa phải. Nếu lồng quá chật sẽ khiến chim thấy khó chịu và thường làm hư hại lồng. Nếu lồng quá lớn chim sẽ thấy sợ hãi. Điều này rất khó cho việc thuần chủng và dạy dỗ chim của bạn.

3. Điều bạn cần biết trong cách nuôi chim non

Điều bạn cần chú ý trong cách nuôi chim non chính là phải đảm bảo một chỗ ở thoáng mát và sạch sẽ cho chim. Bởi chim non không thể chịu được nhiệt cao. Nó sẽ khiến chim mất cân bằng sinh học, mệt mỏi. Ngoài ra, chỗ ở của chim non cũng phải an toàn, tránh các động vật nguy hiểm khác như: mèo, chuột, chim cú bắt mất.

Các thức ăn dinh dưỡng như bồ câu, tim bò, thỏ…luôn là lựa chọn tuyệt vời nhất khi bạn nuôi chimnon.Đặc biệt, bạn cũng không nên cho chim ăn quá no. Điều này sẽ gây hại cho chim, thậm chí chim có thể bị chết do ăn quá no đấy. Nếu bạn yêu chim thì hãy thực sự xem những chú chim non như những đứa trẻ con vậy. Chúng cần yêu thương và chăm sóc thật chu đáo thì mới có thể trở thành “bảo vật” trong tay bạn trong tương lai được.