Chào Mào Mái Có Múa Không / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Raffles.edu.vn

Có Nên Nuôi Chim Chào Mào Mái Kích Trống Không?

1. Cách nhận biết chào mào mái

Để phân biệt được chào mào trống mái chủ yếu dựa vào ngoại hình. Đặc điểm nổi bật nhất là đầu của con chào mào mái sẽ nhỏ hơn chào mào trống. Chào mào trống sẽ có mào nhọn đỉnh uy nghiêm, còn chào mào cái sẽ thấp.

Bàn chân của chào mào mái nhỏ, nhìn mỏng manh, còn con trống thì ngược lại. Lông của chào mào mái khá mềm, mịn hơn con chào mào trống.

Chào mái có nhiều điểm khác biệt so với chào mào trống 2. Nuôi chào mào kích trống mang tới lợi ích gì?

Một điều được các cao thủ chia sẻ lại là nếu có sự xuất hiện của chào mào mái, những con chào mào trống sẽ rất sung và căng lửa. Nó sẽ trổ hết tài nghệ của mình để dụ dỗ con chào mào mái. Đây cũng chính là lý do mà nhiều người lựa chọn chào mào mái để kích trống.

Khi những con chào mào trống có dấu hiệu cắn xé bản thân, nhảy loạn xạ, thì chứng tỏ chú chào mào trống này đã quá căng lửa. Khi thả chú chào mào mái vào thì chú chào mào trống sẽ trầm tĩnh hơn.

Với những con chào mào trống nhất quyết không chịu lên lửa thì bạn sẽ kè con mái lại gần, như vậy sẽ rất dễ dụ được chào mào trống.

Ngoài tác dụng giúp chào mào trống căng lửa, chào mào mái còn mang tới lợi ích sinh sản. Chào mào mái sẽ đẻ trứng, ấp và cho ra đời những chú chào mào non trống hoặc non mái.

Chào mào mái kích trống mang tới rất nhiều lợi ích, giúp con trống dễ căng lửa, hót sung 3. Những lưu ý khi nuôi chào mào mái để kích trống

Lợi ích thì chúng ta đã thấy rõ rồi. Tuy nhiên khi nuôi thêm một con chào mào mái, con chào mào trống sẽ bị thụ động trong cách chơi. Chỉ khi nào có con mái thì chúng mới sung và hót căng lửa, khi đi thi đấu sẽ không chịu thể hiện.

Với những con chào mào non trống, khi cho tiếp xúc với con chào mào mái sẽ khiến giọng hót của chúng bị nhại lại con mái. Điều này khiến giọng hót của chào mào mái bớt sung và căng lửa. Chỉ khi nào con chào mào trống của bạn đã thực sự trưởng thành thì bạn mới nên cho con mái lại gần.

Khi nuôi thêm một con chào mào, đồng nghĩa với việc bạn sẽ tốn thêm công chăm sóc. Đặc biệt là chào mào mái vào thời kỳ sinh sản, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cần phải đặc biệt quan tâm.

Để nuôi chào mào kích trống cũng cần phải có những lưu ý nhất định 4. Có thực sự nên nuôi chào mào mái không?

Câu trả lời này sẽ tùy vào mỗi người. Bởi lẽ, có người thích chào mào mái, còn nhiều người lại không. Nếu bạn thấy việc kích chào mào trống căng lửa là thực sự cần thiết thì bạn sẽ nuôi thêm con mái.

Khi chào mào đang lên lửa, sự xuất hiện của con mái sẽ giúp chúng sung hơn. Hay với những con mãi không lên lửa thì kèm thêm chú chào mào mái cũng sẽ có kết quả khả quan.

Nuôi chào mào mái sẽ giúp cho những chú chào mào non. Thường thì những chú chim nhốt ở lồng sẽ khó sinh sản hơn rất nhiều so với ở ngoài tự nhiên. Nuôi chào mào con khá khó, nếu bạn có thời gian và điều kiện thì mới nên quyết định là có hay không.

Việc chăm sóc chào mào không phải chuyện đơn giản, đặc biệt là thêm một chú chào mào mái nữa. Do vậy bạn cần phải cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định.

Bồ Câu Mái Có Gù Không?

May ap trung – Bồ câu mái có gù không là câu hỏi mà một bạn thắc mắc gửi về cho Mactech. Bạn này đang nuôi chim bồ câu và muốn phân biệt bồ câu trống mái căn cứ vào hoạt động sinh sản của chim bồ câu khi thành thục. Trả lời luôn câu hỏi của bạn là bồ câu mái không gù như bồ câu trống. Do đó, bạn thấy con bồ câu nào đang gù mái thì con đó chính là bồ câu trống. Biểu hiện của gù mái có thể thấy khá rõ ràng như lông hơi xù lên, lông duôi dựng đứng xòe ra, đầu gật gù, đi loanh quanh và phát ra các tiếng kêu gru .. gru .. để hấp dẫn các con mái.

Bồ câu mái có gù không

Bồ câu mái có gù không

Như đã nói ở trên, bồ câu khi thành thục thì chỉ có bồ câu trống mới đi gù mái chứ bồ câu mái thì không gù trống. Do đó, để phân biệt bồ câu trống chúng ta có thể căn cứ vào việc bồ câu gù mái để phát hiện. Tuy nhiên, để phân biệt đâu là bồ câu mái thì không dùng cách này được vì con mái không đi gù trống. 

Nếu dựa theo đặc tính sinh học của bồ câu thì để phân biệt bồ câu mái bồ câu trống có khá nhiều dấu hiệu. Nếu bạn muốn căn cứ vào hành động gù mái để phân biệt con trống con mái thì có một mẹo như sau. Con trống luôn là con đi gù mái chứ không có trường hợp mái đi gù trống. Nếu con trống đi gù mái nhưng con mái đó không “ưng” con trống thì sẽ chạy đi. Ngược lại, nếu con mái chiu trống thì sẽ nằm ẹp xuống và phát ra tiếng gù .. gù .. nhỏ chấp nhận cho trống nhảy lên đạp mái. Nếu bạn thấy cặp nào đang có hành động này thì sẽ biết ngay đâu là con trống đâu là con mái.

Bồ câu mái có gù không

Cách trên có thể áp dụng được nếu chim bồ câu của bạn thả vườn hoặc nuôi trong nhà rộng. Còn nếu bạn nuôi bồ câu nhốt chuồng thì cách trên vẫn có lúc bị nhầm lẫn. Đơn cử là trường hợp bạn ghép cặp 2 chim bồ câu trống với nhau. Thông thường khi ghép như vậy con chim trống sẽ đánh nhau và bạn phải tách ra ghép lại nhưng thi thoảng thì lại không thế. Có nhiều trường hợp ghép nhầm 2 chim trống với nhau nhưng chúng không đánh nhau và lại “gù” nhau. Có lúc bạn sẽ thấy con này “gù mái” con kia và ngược lại. Nếu thấy hiện tượng này, chắc chắn là bạn đã ghép nhầm 2 con trống với nhau.

Chào Mào Trung Mang Có Còn Không ?

Thấy nhiều anh em thường hỏi mua chim Trung Mang, hoặc nhiều người bán chào mào Trung Mang giá rẻ. Vậy anh em đã biết rõ về chào mào Trung Mang không? chim hót thế nào ? chơi thế nào …Mình xin chia sẻ đôi nét về chim Trung Mang

*Giới thiệu về chào mào Trung Mang Hội An _ Quảng Nam

* Về dáng chim chào mào trung mang

Chim chào mào Trung Mang nói riêng và các vùng khác ở khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng nói chung đa phần mẫu chim đẹp không nhiều như phía Bắc đèo Hải Vân trở ra. Nhiều chú có bộ rất đẹp nhưng lại khuyết phần yếm, hoặc đuôi hơi ngắn và đặc biệt là xác chim nhỏ, do đó chim Trung Mang cũng không nằm ngoại lệ.

Những con yếm treo thường đi kèm mào đinh, rất hiếm có chú chim vừa mào đinh, vừa yếm đậm (hình trên) và thường những con này xác tương đối, nhưng đoản chim. Về loại yếm đậm thường rơi vào những con có mào lân, lân nhiều thì yếm đậm nhiều.

Khi xem tướng chim, thường mình nhìn mặt, mặt chim Trung Mang khá dữ (chim bổi). Phía trước điểm giao giữa phần mỏ và đầu, mình nhìn có cảm giác gấp khúc chứ không bằng. Mắt nhìn lộ, không biết vì đặc điểm này khiến dòng chim này rất khó thuần, chim khá nhát. Nhiều con 2 mùa nếu không thường xuyên mang đi dợt hoặc tiếp xúc nơi đông người, chim nhảy khủng, chim tơ cũng không ngoại lệ.

* Về giọng Chim Trung Mang

Được thiên phú cho 1 chất giọng rất khó nhầm lẫn với các vùng khác. Nhưng theo mình hay và đạt nhất những con hót giọng Thổ hoặc Thổ pha, giọng này đi vừa nhanh, gắt và trong giọng có UY. Những con đi giọng Kim không thể toác hết được độ hay và nét độc đáo về giọng của chim Vùng này.Mời anh em xem qua clip

Các âm cơ bản AE chơi dòng này hay quan tâm là : WOW và TRIU. Nhưng điều đặc biệt mình cũng cảnh báo là những tiếng này hiện đã kèm được. Do đó, để nhận xét có phải chim đúng vùng hay không điều quan tâm là giọng, chứ không phải 2 âm trên, nhất là đối với chim BỔI hoặc chim thuần từ BỔI lên.

Về giọng theo mình quan sát cũng như mang chim nhà đi thực tế tại Vùng này (xã 3 và 4), đoạn Thuỷ điện Sông vàng cũng thuộc Trung Mang nhưng chim ở đó phân bố xen kẻ, không như giọng ở khu đường Bê tông, đồi chè, xã 4. Từ những chuyến đi thực tế và cho chim nhà đấu giọng với chim trời mình nhận thấy chim Trung Mang có tầm 3 giọng được xem là cơ bản, còn lại tuỳ thuộc vào gen từng con mà độ dài và sâu của giọng hay hơn.

Giọng ché chuẩn : Chim Trung Mang thông thường không ché như các dòng chim khác mà thường là “chít”. Tùy năng lực từng con mà chít dài hay ngắn, đồng thời giọng chít đúng sẽ có hậu là wow hoặc triu…quá lực. Những chú chim lỡ hoặc tơ vùng này lên, những giọng cơ bản khả năng có do thừa hưởng từ chim cha mẹ, nhưng nếu không có chim Thầy kèm thì sẽ ché giọng khác, vẫn có thể có âm hậu : Triu hoặc wow.

* Thuần và nét đấu chào mào Trung Mang

Bản thân mình và cũng qua 1 số AE chơi chim Trung Mang có thâm niên, phải thừa nhận 1 điều là dòng chim này khó Thuần. Từ khâu ép dạn đến khâu tập dợt, dòng này khá nhát. Theo quan sát thì chim này hầu hết ở trong vườn nhà dân, nhưng không hiểu sao sợ người đến vậy (chim bổi). Chim tơ mình nuôi gần 1 năm bửa nay cầm lồng đỡ nhảy, chứ lúc trước thì tông lông lá tơi tả.

Thứ đến là nết đấu. Nếu các bạn đã từng sở hữu dòng chim này ắt hẳn sẽ gặp, chỉ chịu đấu với chim Trung Mang, còn với dòng khác thì đấu cho qua chuyện và thường thiên về đấu giọng. Vì mình cũng chơi dòng này tầm 3 năm, nên độ thuần chim theo mấy anh lớn nói lại là qua gần hết mùa 3, chớm mùa 4 chim mới bắt đầu nổi sm:46. Cũng vì lẽ này mà 1 số AE các tỉnh khác khi mua về chơi 1 thời gian đâm ra nản, ở Đà Nẵng cũng không ngoại lệ.

Vùng nào cũng có chim hay, chim dỡ. Nhưng chúng ta cũng nên tự hào về dòng chim chào mào Việt Nam. Có lẽ không có 1 quốc gia nào mà trên bản đồ phân bố của dòng này trải dài từ đỉnh đầu Tổ quốc cho đến tận cùng Đất mủi. Mỗi vùng có 1 sắc thái riêng, 1 giọng riêng đặc trưng. Như vùng Quảng Nam, vị trí địa lý chỉ cách nhau vài Km đường chim bay mà giọng đã khác hẳn rồi.

Mình cũng cảnh báo AE đam mê dòng này nên cẩn thận vì chim tơ kèm được giọng hiện nay khá nhiều, ngoài chúng tôi còn có cả giọng Trung Mang chuẩn. Nên các bạn khi mua thì phải xác định rỏ nguồn gốc chim bổi. Nếu ở Đà Nẵng hoặc Quảng Nam thường thì các con Trung Mang hay đều có gốc rỏ ràng. Vị trí bẫy được, ai bẫy và qua những ai chăm. Riêng về các âm : wow, triu, tít chúng tôi vùng khác đều học được nên các bạn không thể căn cứ vào điểm này mà nhìn nhận “nó” là vùng Trung Mang.

Hiện tại những người dân sống ở đây đi bẫy hàng ngày và rất khó, hoặc thậm chí là không có chào mào Trung Mang. Vì thế anh em phải cần thẩn trước khi mua. Nếu có đúng chim Trung Mang thiệt thì 1 chú chim bổi giá cũng 2 triệu 5 trở lên.

Có Nên Nuôi Chào Mào Mái Kích Trống Căng Lửa?

Lợi và hại khi nuôi chim chào mào mái kích trống

Trong thời kì đầu tiên thì khi nuôi chim anh em nghệ nhân thường dùng chào mào mái để kích trống cho chim chơi căng. Khi anh em dợt dãi chim thả chim mái ra thì mấy anh trống nháo nhào lên, thấy chim mái là thi nhau chơi, trổ hết nước, tài nghệ ra đấu đá nhau để dụ em mái. Cách này giúp cho anh em lúc đầu khá là hứng thú chơi chim vì chim chơi hết mình, hết nước và rất sung.

Lợi và hại khi nuôi chào mào mái kích trống

Cái này thì mỗi người một kinh nghiệm và mỗi người một ý kiến mà thôi.

Một số anh em trong nhà nuôi chim mái trong nhà thì nói rằng chim mái có rất nhiều điểm lợi.

Khi chào mào sung quá,căng lửa quá tự cắn xé bản thân thì thả chim mái vào sống chung, con chim trống đó từ từ trầm tính lại (giống như người mà có gầu rồi thì xẽ bình tĩnh hơn trẻ châu ấy mà). Kể cả với chim bổi thì khi có chim mái vào nó sẽ bình tĩnh hơn rất nhiều, không nhảy loạn xì ngậu lên.

Trong trường hợp anh em muốn kích chim lên lửa thì anh em chỉ cần kè con mái với con trống cần kích lửa. Sau đó treo một em chim trống ở xa xa ra thì đây là biện pháp kích lửa chào mào rất hiệu quả dựa vào chim mái.

Nuôi chào mào mái để sinh sản. Cái này thì thật sự là mình chưa làm được. Chỉ bác nào chuyên gây chim thì mới biết thôi.

Ngoài những ý kiến là nuôi chim mái thì cũng có nhiều anh em phản đối nuôi chim mái bởi vì những lý do sau.

Nuôi chào mào mái kích trống sẽ khiến cho trống trở nên thụ động. Ở nhà thì chơi rất sung, rất khỏe nhưng khi ra ngoài hoặc thiếu con mái thì nó sẽ ì, không chịu chơi hay nói cách khác là chim rất sung nhưng hay bị cuội.

Tốn kém là điều mà nhiều anh em phản đối nuôi chào mào mái. Tất nhiên rồi anh em nuôi thêm 1 con chào mào mái sẽ phải tốn nhiều thức ăn cám cho chào mào. Rồi còn chưa kể công sức mình bỏ ra để chăm sóc nó nữa chứ.

Vậy có nên nuôi chào mào mái kích trống?

Thế thì vậy có nên nuôi chào mào mái kích trống hay không? Theo kinh nghiệm nuôi chim chào mào của mình nếu có điều kiện thì nên nuôi, nhưng đừng lạm dụng chim mái quá nhiều. Anh em chỉ kích con trống trong giai đoạn đang lên lửa thôi là được. Chứ đừng có cho nó cặp kè với con mái suốt ngày nó sẽ trỗi dậy bản tính vốn có của nó là khi nào có con trống khác thì nó mới chơi còn không là im thin thít.

Bạn Có Biết Chim Chào Mào Ở Đâu Hót Hay Nhất Không?

Thú chơi chào mào không phải của riêng ai vì nó quá phổ biến trên toàn quốc. Và những chú chim chào mào mỗi vùng miền đều có có những đặc điểm riêng biệt và có cái hay riêng. Để trả lời cho câu hỏi chào mào ở đâu hay nhất có lẽ là khá khó và do cách cảm nhận của mỗi người.

Là một dòng chim chào mào khá nổi tiếng và được săn lùng nhiều bởi giọng hót của loài chim đến từ Quảng Nam này khá ấn tượng. Trong giới chơi chim cảnh người ta luôn luôn đồn đại về một giống chào mào Trung Mang này và mặc định chúng là một trong những giống chào mào sở hữu được cả sự xuất sắc trong cả mọi hình cũng như giọng hót.

Có lẽ ưu điểm đầu tiên mà người ta có thể đánh giá về loài chim này đó chính là một giọng hát cực kỳ tuyệt vời. Chúng sở hữu một chất giọng đánh chắc có nhịp độ nhanh và giọng cũng khá dài. Những thanh âm trong trẻo mà chúng cất lên có được sự hài hòa đôi khi chúng ta nghe thấy những giọng trầm nhưng thình thoảng lại đan xen với những giọng cao vút để khiến cho người nghe hòa mình vào thứ thanh âm đó mà quên đi hết mọi buồn lo. Mặc dù khó có thể lý giải được tại sao nó có thể có có được giọng hót hay nhu vậy. Tuy nhiên theo một vài những người có kinh nghiệm nói lại rằng tiếng chim của nhũng chú chào mào trung Mang đến từ một đặc điểm trên cơ thể đó là chúng có được một cái bọng khá to và vì thế nên chúng hoàn toàn có thể có được một giọng hót kéo dài liên tiếp.

Chim chào mào huế cũng là để tài tranh luận khá sôi nổi của giới chơi chim để tìm lời giải đáp cho câu hỏi ” chào mào ở đâu hay nhất“. Với chất giọng to và đanh thép cùng với nết chim khá tốt nên loài này xưng đáng là ứng cử viên khá nặng ký. Không chỉ sở hữu một chất giọng tuyệt vời mà loài chim này cũng sở hữu một ngoại hình đẹp bền bỉ. Về cơ bản thì đối với những chú chim chào mào Huế được sở hữu một ngoại hình vừa và nhỏ dáng của chim cũng được đánh giá là khá nhỏ nhắn thậm chí nhiều người sành chim còn đánh giá rằng chào mào huế là một trong những loài chim chào mào sở hữu một ngoại hình không mấy ấn tượng.

Tuy nhiên chất giọng mà chào mào Huế có thể mang đến lại được đánh giá là tuyệt vời khi mà nó có thể sở hữu được các chất giọng đặc đặc trưng và một trong những chất giọng được yêu thích nhất đó chính là giọng thổ. Đa phần những chú chim chào mào huế có giọng hót khá đều và có lối chơi bu lồng chi vì vậy mà thường được lựa chọn khá nhiều để thi đấu.

Sở hữu một nét đẹp riêng trong ngoại hình và nết chơi bền bỉ. Những chú chào mào Bình Định cũng được lựa chọn khá nhiều trong các cuộc thi và không tí con đã lên ngôi vương trong các đấu trường chuyên nghiệp. Về cơ bản thì những chú chào mào bình định cũng được chia ra thành rất nhiều các loại chim khác nhau và ở mỗi một loài chim đều có thể sở hũu trong mình những ưu điểm vượt trội và những đặc điểm riếng biệt

– Đối với những người yêu thích chào mào ở bình định và chắc chắn không thể bỏ qua được các giống chào mào Vân Canh. Đây là một trong những loài chim chào mào sở hữu một thân hình khá nhỏ nhắn nhưng lại được đánh giá là khá dài đòn và sở hữu một chất giọng đầy nội lực. Tuy nhiên đây cũng chính là một trong những dòng chim chào mào chỉ được đánh giá ở phân khúc bình dân đi kèm với đó là nóng có một mức giá thành khá rẻ để cho những người chơi chim và mới bắt đầu chơi chim hoàn toàn có thể lựa chọn

Mặc dù chào mào Bình Định không có rất nhiều dòng khác nhau tuy nhiên về cơ bản mà nói thì những người được sở hữu những chú chim chào mào Bình Định sẽ có cơ hội để trải nghiệm cũng như có thể được lắng nghe được một chất giọng nói vô cùng đanh chắc cũng như có được những âm thanh trầm và vang xa. Về cơ bản những chú chim chào mào Bình Định không mang đến một ngoại hình quá nổi bật. Tuy nhiên về nước trời của nó thì lại được đánh giá là rất đa dạng

Không có quá nhiều người biết được những tố chất tuyệt vời của những chú chim chào mào Gia Lai. Bởi nếu như so với so với các loài chim chào mào khác xuất hiện ở trên thị trường khác thì giống chim chào mào này ở thời điểm hiện tại không chỉ được biết đến ở trong khoảng thời gian gần đây. Tuy nhiên nó được đánh giá là một trong những giống chim chào mào sở hữu một chất giọng cực kì hay và đặc trưng.

Ngoài những cái tên kể trên, còn rất nhiều các dòng chào mào hay khác trên cả nước. Nói chúng mỗi nơi 1 vẻ một đặc điểm riêng và đều có những chú cực kì xuất sắc. Chính vì vậy chào mào ở đâu hay nhất cũng là do cách cảm nhận riêng biệt của mỗi người.