Luyện Chào Mào Hót Giọng Hay Chuẩn, Giọng Rừng 15 Âm Kép, Luyện Giọng Chim Chào Mào Giọng Rừng

Đang xem: Luyện chào mào hót giọng hay chuẩn, giọng rừng 15 âm kép

Cách luyện chim chào mào hót hayKhi chim cất tiếng hót nghĩa là nó đã cảm thấy được bình yên trong cuộc sống, lấy lại được sự tự chủ, không còn sợ hãi gì nữa.Chào mào (chóp mào) là một loài chim thông dụng nuôi hót ở Việt NamNhư bạn đã biết giọng hót của chim (tất nhiên là chim trống) biểu tỏ sức mạnh của nó trước kẻ thù. Mỗi con chim hùng cứ một vùng, theo kiểu “rừng nào cọp nấy”. Nó chiếm cứ một vùng rừng núi nào đó, trọn quyền kiếm ăn trong lãnh địa của mình, không cho một đồng loại nào tranh cướp. Vì vậy, chim dùng tiếng hót làm một lợi khí để dọa nạt kẻ thù. Do đó, chỉ khi nào chim thật dạn dĩ, lấy lại được sự tự chủ nó mới siêng hót và hót hay. Giọng hót của chim cũng nhằm mục đích “chọc gái” trong mùa sinh sản. Trong mùa sinh sản, chim mái thường chọn cho mình những anh chàng hót hay để “gá nghĩa” một mùa. Vì vậy, để được người yêu ghé mắt xanh đến, chim trống chỉ còn cách cố hót thật hay để quyến rũ.Loài chim có khả năng bắt chước những âm thanh vừa lạ vừa hay để làm giàu cho âm điệu làn hơi của mình, do đó, chim càng sống lâu năm càng có giọng hót hay. Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy giọng hót của chim ảnh hưởng sâu đậm từ môi trường sống của chúng. Một con Chích Chòe Lửa sống ở rừng rậm cây cao bóng cả, có giọng hót véo von như gió ngàn xào xạc. Trong khi đó những con Chích Chòe Lửa sống cạnh vùng có núi cao thác lớn, giọng của chúng lại hơi nhặt rồi thôi thúc như tiếng nước réo gọi ầm ầm…Lợi dụng chim biết bắt chước mọi thứ âm thanh lạ quanh môi trường sống của chúng, nên từ xa xưa các nhà điểu học châu Âu đã dùng nhiều nhạc cụ như kèn đồng, đàn sáo thổi lên cho chim bắt chước, và họ đã thành công.Ngày nay, chúng ta có nhiều cách để tập cho chim có giọng hót vừa hay, vừa giàu âm điệu, siêng hót :- Năng tập dượt: Mỗi tuần vài lần, ta nên đem chim đến các câu lạc bộ nuôi chim hót, hoặc có các tụ điểm nuôi chim do một số nghệ nhân tổ chức… để chim được dịp “học hỏi” những âm điệu của chim khác mà làm giàu cho giọng hót trầm bổng của mình. Nếu gặp được tay “kỳ phùng địch thủ”, chim sẽ hăng say đấu giọng hàng giờ, khiến chim sung sức lên, về nhà hót mãi…- Nuôi chim “giáo sư”: Hầu hết các loại chim hót như Họa Mi, Chích Chòe, Sơn Ca … nếu có chim “giáo sư” dẫn dắt sẽ siêng hót và hót hay. Chim “giáo sư”, con chim hót bậc thầy (maitre de chante) khi cất tiếng hót lên sẽ khiến cho cả đàn chim chú ý bắt chước.

Chỉ có những con chim đủ lửa mới “cả gan” đấu tay đôi với chim bậc thầy, còn những chim khác thì bị “đe” không dám mở mồm hó hé. Thế nhưng, dẫu sợ chúng vẫn lắng tai học hỏi những âm điệu mới lạ để bắt chước sau này. Việc tập luyện này không nên kéo dài quá lâu, vì những con còn non lửa sẽ bị “đè” mãi sinh nhát, khó “nổi” lên được ! Sau thời gian luyện tập, ta có thể gửi chim “giáo sư” đến một nơi khác, hoặc treo thật xa để giọng hót của nó không làm cho bầy chim non “yếu lửa” khiếp sợ.- Băng cassette: Thay vì nuôi con chim “giáo sư” tốn kém, ta có thể thâu giọng nói của chim bậc thầy này vào băng cassette, để thỉnh thoảng chạy băng phát cho chim nghe. Phương pháp này đôi khi lại hiệu nghiệm nếu ta biết điều chỉnh volume xuống mức thấp, để chim non lửa khỏi khiếp sợ.- Nuôi chim mái : Chim mái không biết hót, nó có giọng “sùy nhè nhẹ, nhưng có tác dụng lớn là kích thích sự hăng say của chim trống.Một chim mái có thể kích thích được bốn năm con trống. Cứ mỗi lần nghe tiếng mái sùy là chim trống cất cao giọng hót.Chim mái rẻ tiền, nhưng cũng ít người chịu nuôi. Vì cứ nuôi mái mãi trong nhà thì con trống sẽ có thói quen tệ hại là nghe mái sùy nó mới hót. Đó là một sự phiền phức.Chim mái khôn bao giờ nên để gần chim trống, và nên treo chỗ khuất, tuyệt đối không cho trống thấy mặt, như vậy trống mới sung và chịu hót.Thường, gặp những con trống suy ta mới cho mái sùy độ một tuần để “vực” lên. Còn trống đã đủ lửa thì không cần đến chim mái.Vì vậy, chim mái chỉ dùng trong một giai đoạn, đúng ra, mỗi tháng chỉ cần có mặt vài ba ngày, sau đó tìm cách gửi nơi khác hoặc treo thật xa, như nhà trước nhà sau, hoặc dưới nhà trên lầu chẳng hạn.Với nhà chật chội, người ta ngại nuôi thêm chim mái, cũng vì lẽ này.Nhưng, với chim đá, nhất là Họa Mi, chim mái đóng vai trò quan trọng trong sự thắng bại của chim trống. Có con mái hay đến độ khi cất giọng “sùy” thúc giục con trống điên tiết lên, chỉ còn biết lăn xả vào kẻ thù mà đấu đá. Đấu chim Họa Mi mà thiếu lồng chim mái kèm theo thì khó lòng thắng được địch thủ.Tóm lại, mỗi con chim đều có giọng hót rừng tự nhiên của nó. Nhưng để cho giọng hót đó giàu âm điệu hơn, ta phải tập luyện cho chim có giọng hót hay hơn, ta phải tập luyện cho chim có giọng hót hay hơn. Cách tập luyện cơ bản như đã trình bày, có nhiều cách và không khó khăn vất vả gì. Chỉ cần chúng ta áp dụng do đúng phương pháp là sẽ đạt được kết quả như ý.

Cách Phân Biệt Chim Chào Mào Trống Mái Bằng Ngoại Hình Và Giọng Hót

Chào mào là một loại chim dễ nuôi, lại có giọng hót hay nên được nhiều người chơi chim cảnh rất ưa chuộng. Tùy vào mục đích nuôi chơi hay nuôi sinh sản mà người ta lựa chọn chim trống hay chim mái. Bài viết sau sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm phân biệt chim chào mào trống với chào mào mái. Đây cũng là những đặc điểm mà những người sành về chim cảnh thường chú ý phân biệt được giới tính của chim chào mào.

1. Về hình dáng

Chào mào mái thường có thân hình nhỏ, đầu nhỏ, mào thấp, không nhọn đỉnh. Bàn chân chim mái thường nhỏ nhắn, móng mảnh mai. Bộ lông thường mềm và mịn hơn chim trống. Cặp mắt chim mái tròn vành vạnh. Chim mái ít nhảy nhót, hay đứng một chỗ nhìn ngơ ngác chứ không linh hoạt như chim trống.

Chào mào trống thường có tướng to hơn, cánh dài, đuôi thẳng và hơi chốc về phía trước. Mào của chim trống cao, nhọn với gốc mào to. Mắt to, hơi méo chứ không tròn vành vạnh như chim mái. Đặc biệt, chỉ con trống mới có những cọng lông dài sau gáy. Những chú chim chào mào trống thì có 1 đến 3 cọng lông và trong 3 cọng lông này sẽ có 1 sợi dài hơn mọc thẳng lên trước. Còn chim mái thì 99% là không có.

Ngoài ra người ta còn phân biệt bằng cách xem lưỡi chào mào. Đoạn cuối lưỡi có 2 chấm đen trở lên thì là chim trống. Tuy nhiên cũng có trường hợp chim mái cũng có đến 2, 3 chấm đen nên cách này không chính xác lắm. Hoặc dựa vào tách đỏ của chào mào, con nào tách đỏ to và nhiều lông hơn thì khả năng cao là con trống.

2. Về Giọng hót

Bạn có thể lắng nghe tiếng hót của chim chào mào để phân biệt trống-mái.

Chim trống sổ giọng dài, khoảng 6-9 âm, giọng to và rõ, có thể đảo giọng và ché xung.

Chim mái hót được những âm ngắn hơn, đơn giản hơn, chỉ chừng 3-4 âm lặp đi lặp lại.

3. Về phản ứng với tác động bên ngoài

Bạn cầm chim chào mào trong lòng bàn tay, hướng bụng chim xuống đất. Sau đó các bạn thả lỏng tay rồi bất ngờ lật ngửa bụng nó lên. Lúc này các bạn sẽ nhận biết được chim trống và chim cái khá chính xác dựa vào phản ứng của nó.

Nếu là chào mào mái thì khi bạn bất ngờ lật ngửa bụng nó lên, nó sẽ rụt đầu vào một chút, bộ lông đuôi vẫn xếp gọn và không phản ứng.

Nếu là chim trống nó sẽ rướn đầu ra, đồng thời khi đó lông đuôi sẽ xòe rộng ra như để lấy thăng bằng.

Hiểu Biết Về Giọng Chim Chào Mào Miền Nam

Chào mào chơi theo lối thưởng thức giọng ở Vùng Hóc Môn mà anh em trong nước thường biết đến với cái tên rất Nam bộ ” Mòng giọng Hóc MÔn” Xin được chia sẻ Lược sử mòng giọng Hm: Mòng giọng Hm theo cá nhân X là một thành ngữ nhằm chỉ những chú chào mào đã được ép giọng Bàu Công ( Long An ) Thái Mỹ ( Củ Chi ) …còn giọng Hm tương đối giống giọng Bàu Công nhưng đã lâu lắm rồi ít người được thưởng thức …có lẽ đã tuyêt chủng. Xưa kia ở HM và các vùng lân cận khu vực HM là Bàu Công và Thái Mỹ chim hót rất to , dài hơi , thanh và độ vang rất xa , đặc biêt chim càng già mùa giọng càng đanh lại …. Người dân HM phát hiện chỉ có ỏ các vùng trên chim mới có chất giọng như vậy nên đã duy trì và bào tồn giọng bằng nghệ thuật ép ( dạy) giọng , nên nghệ thuật chơi mòng giọng ở Hóc Môn càng ngày càng phát triển và luôn được giử gìn Theo lời các bác lớn tuổi thì thời trước con nào cũng chơi như thế ……( tạm gọi là không lẹo giọng ) , không hiểu vì lý do gì số chim ấy càng ngày càng ít đi …có thể do họ đánh bắt ráo riết , chim già không còn nữa để dạy chim con chơi chất giọng đặc trưng để tre già măng mọc …. hay chim ở các vùng khác đến lây ,, do đấu giọng lâu ngày với chim vùng khác nên chim bản địa không còn chơi theo tông của mình nữa…..mà thỉnh thoảng lại hót giọng của chim kia ( vướng lẹo) Thấy được nguy cơ mất giọng đặc trưng , người dân HM đã giử các chim già lại nuôi dưỡng ở một mức cao hơn ( cách ly với chim vùng khác và hạn chế nuôi các chim khác loại ) và phát triển kỷ thuật ép giọng đặt trưng ấy Vì sao chim mòng ở Hm lại bị tuyêt chủng giọng HM trong khi vùng Bàu Công vẫn còn ? Theo suy luân của X thì do tốc độ phát triển đô thị , rừng thưa đi nhà cửa mọc nhiều hơn , khu đô thị phát triển mạnh chim bỏ xứ đi vùng khác sinh sống , còn Bàu CÔng và Thái Mỹ do tốc độ phát triển chậm hơn nên vẫn còn rải rác giọng đặc trưng .. Cho nên nói là mòng giọng HM thật ra chỉ là hư danh mà thôi , mà đúng hơn vẫn là : mòng giọng bàu công ( Long An )+ mòng giọng Củ chi ( Thái Mỹ)…Nhưng vì tự hào với cái tên đó nên người thời nay vẫn gọi là : Mòng Giọng HM hay là MÒng Giọng.Như tôi đã từng tao đổi , do vị trí địa lý của mỗi quốc gia , vùng miền mà chim có lối chơi và bản sắc riêng Như trường hợp của bạn là chào mào ép giọng Bình Dương. Cũng như mòng giọng Hóc MÔn ( Bàu Công , Thái Mỹ , Ba làng , Bến long , Bò Con , Suối Sâu , Tây Ninh , Gò Dầu….v.v) chim ở Vùng BD cũng có nhiều giọng cùng gu thưởng thức như ( Cây khế , Lèo Nhà Đỏ , Khánh Bình… ) được biết như là không còn tồn tại ngoài thiên nhiên . Muốn chơi giọng theo gu ở đia phương mình thì phải ép ( dạy giọng), mua từ những ngừoi nuôi ép giọng ở vùng Qua trình ép giọng đòi hỏi nhiều công phu , thời gian , tiền bạc và xác xuất có được chim ưng ý thì rất thấp. Chim được gọi là thành phẩm đòi hỏi phaỉ mất thời gian khaong từ 1-2 năm nuôi dưỡng , chim thuần người , nết chơi hay , giọng gắt và nhiều lắm những tiêu chuẩn…. Cho nên giá một chim mòng giọng rất đắt .Gấp mấy chục , thậm chí hơn cả vài trăm lần chim bán ngoài vựa vài chục ngàn đồng một con…mà có khi thừa tiền không mua được chim ưng ý …Nguyên nhân vì ngoài sở thích sở hưu chim đẳng cấp ngừoi chơi còn thu lợi từ cách dạy chim con như một nghề tay trái…mõi chim học trò giá bán cũng được 2 . 3 triẹu đồng Tên giọng của chim thường xuất phát từ nơi có chim ấy sinh sống và chơi giọng đặc biệt vùng khác không có , thường là nơi bẩy được ..v..vtìm hiểu cách chơi giọng của chim Mòng giọng Hóc Môn. Âm tiết mòng giọng có thể được gói gọn trong 2 tiêu chuẩn sau: 1/ Âm lực : khi chim ra giọng phải to như người khi người ta thét , miệng thường mở hết khẩu độ …để đạt độ phóng thanh cao nhất…. tuyệt đố không hót trong miệng ( trừ khi chim nói gió ) 2/ Âm tiết : theo tiêu chuẩn trên … thì ra 2 âm ( 1 giọng ) trở lên âm phải rời , không chồng chất khiến người nghe không theo kip là lý tưởng nhất. người ta thường mô tả : ra giọng dứt khoát theo cá nhân tôi chim ra giọng dứt khoát là khi quan sát có thể thấy

Kỹ Thuật Ép Giọng Chim Chào Mào

Chào Mào là loài chim quê mùa, phổ biến có mặt ở hầu hết các vùng nông thôn và rừng núi Việt Nam, tuy vậy mà chất giọng lại rất phong phú đa dạng. Giọng chim vùng nào, miền nào cũng có cái hay riêng, vì thế mà mỗi người lại chọn cho mình một chất giọng yêu thích nhất mà theo đuổi. Ai đã từng chơi chim giọng mới cảm hết nét thanh tao giản dị, đúng chất thanh nhã của thú chơi chim. Sáng sáng, “dọn chim” ra, rồi thì sắm sửa mồi màng, vệ sinh lồng cóng, móc mỗi con mỗi nơi, ngồi nhấm nháp tách trà bên bằng hữu hàn huyên những chuyện nắng mưa ở đời thì còn gì bằng. Nói thế không có nghĩ là phong cách chơi cội (trường) là không thanh nhã, vì chính các nghệ nhân chơi chim giọng vẫn phải đi trường, dợt nhà để chim luôn được sung mãn. Mỗi phong cách đều có nét hay riêng.

Nói về giọng chim Chào Mào, những năm trở lại đây, nhiều phân loài gần như tuyệt chủng, đơn cử như dòng Suối Đá – Tây Ninh, dòng Kim Phụng – Huế, dòng Trung Mang – Quảng Nam, và đáng buồn hơn cả là dòng Thủ Đức -Sài Gòn, vì gần như mất gốc, chỉ còn năm mười so với ngày xưa, âu như vậy cũng là may mắn quá rồi.

Chơi chim giọng việc đầu tiên người nuôi phải nghĩ đến nếu muốn di trùy lâu dài đó là vấn đề chim thầy.

Chim Thầy, phải là con hay, nếu không muốn nói là rất hay, chơi Chào Mào lâu nay tôi mới ngộ ra rằng, không phải con “Thầy” nào cũng tốt, chim thầy đúng nghĩa, phải hót suốt ngày, hót không ngừng nghĩ, luôn sung mãn để di trùy nhịp độ cho cả đàn đi theo. Thường phải mất khá lâu người ta mới chọn được một con Thầy ưng ý, xét về ngoại hình chim thầy cũng không nhất thiết là con đẹp tướng, miễn nết na, dữ tợn lị lợm, và bền chim, siêng hót, chơi ổn định là được.

Một chú chim Thủ Đức thầy già mùa, dìu dắt rất nhiều lứa chim non.

Chim Thầy có thể là một con tuyển ra từ những chú bổi có chất giọng mượt mà, đanh thép, hoặc cũng có thể là một con non ép giọng trở thành lão làng, đạt đến độ tuổi chính mùi để dìu dắt những lứa tơ kế tiếp. Ngoài ra chim Thầy thường là những con khôn, biết cách dìu chim Má Trắng, chứ không đè cho tắt lửa. Nhiều người có chim thầy rất hung, chơi trường rất tốt, nhưng về dạy Má Trắng lại không đạt kết quả, vì chim quá hung, hễ chim non mở miệng thì ché chéc, rất kinh khủng. Chim non bị đè ép, lâu ngày cũng hư chim, quá tuổi học giọng thì xem như thả.

Nói về chim Trò, tức chim Má Trắng, ta phải lưu ý một số vấn đề sau: Chim Má Trắng gọi là chơi được phải là chim non đầu mùa, vào thời gian này, chim rừng đẻ tốt, trứng chim chứa nhiều dinh dưỡng, điều kiện thức ăn cũng phong phú, bởi thế mà chim tơ đầu mùa, luôn là đối tượng săn lùng số một của dân chơi giọng. Độ tuổi thích hợp nhất để tuyển chim, là lúc chim vừa theo mẹ ra ràng, lông lá, chân cánh đã khá cứng cáp,miệng vẫn còn hai mục gạo màu trắng, đây là lứa tơ tốt nhất cho việc ép giọng. Một số người lại thích nuôi chim ổ, bón thức ăn mỗi ngày, nhằm vỗ béo chim có ngoại hình đẹp, nhưng chim ổ, ưu điểm thì ít, song khuyết điểm lại nhiều.

Một chú chim chuyền mỏ trắng, lứa chim thích hợp nhất để ép giọng.

Thời điểm phát triển tốt nhất của chim Chào Mào.

Chim Má Trắng đã trổ mỏ đen, chim đã dính giọng rừng từ cha mẹ, không thích hợp để ép giọng.

Khuyết điểm chim ổ: – Thứ nhất, chim ổ nuôi rất khó, rất mất thời gian, cái dở nhất của con chim ổ là hay ” Sợ bậy”, thấy cái nón của chủ đội cũng nhảy, thấy sào lạ cũng tung, ra khỏi nhà thì không dám hót. Tất nhiên là vẫn có nhiều nghệ nhân có cách khắc phục tình trạng này, nhưng theo tôi phổ biến nhất ta không nên chọn chim ổ, để ép giọng. – Thứ hai, chim ổ rất khó phân biệt trống mái, nhiều nghệ nhân lão làng vẫn bị nhầm, có con nuôi gần năm trời, vừa chéc vừa giang cánh xòe đuôi khá hung, về sau thấy nó không theo kịp “các anh khác”, mới hay là chim mái. Nghề chơi cũng lắm công phu, muôn hình vạn trạng phải không quý nghệ nhân. – Thứ ba, chim ổ rất khó đoán ngoại hình sau này, nhiều con, lúc còn đút cườm rất to, mào cao chót vót. Nhưng sau một mùa lông thì khác hẳn, tướng rất xấu, ở lứa tuổi này ta chưa thế nói gì nhiều về ngoại hình vì chim còn một giai đoạn dài “Trổ mã”.

Chim ổ, tuy có mỏ trắng, nhưng lại mắc nhiều khuyết điểm, dễ sợ bậy (sợ linh tinh như chai lọ, mũ, màu sắc…)

Đó cũng là lí do vì sao Chim mục gạo luôn là ưu tiên số một với chim giọng, nhiều người thấy những nghệ nhân chơi giọng cứ tháng 3 tháng 4 hằng năm hay trầu trực, có khi giành nhau, mua những con tơ thuộc hàng quỷ khóc thần sầu, tướng mạo rất ư xấu xí, lông lá tơi tả, lộ lớp da đen xì nhìn rất khó coi, họ cho rằng những người này không biết chơi nên mới lựa những con đó, chim bổi đẹp thế kia sao không bắt, chim tơ đã trổ mào lân họng bò sao không mua? Xin thưa rằng mua “chim bổi tiệm” chẳng khác nào đem lửa về rừng, bổi tiệm rất khó xác định nguồn gốc, chủ tiệm nào cũng gắn mác chim chim Huế, mà thao thao bất tuyệt, thật chất lại không phải vậy, chim bổi rất tạp nham, đã pha trộn nhiều từ khâu mối lái. Lẽ đó mà chim bổi không phải là đối tượng của phong cách giọng, còn thì chim tơ đã trổ, ôi mào lân họng bò, dáng uy nghi lãm liệt, tiếc thay mỏ chim đã đen, loại này không thể ép giọng được nữa. Chim Thầy hay mấy lâu lâu nó vẫn sổ giọng gốc. Chim đầu vào, đã không chuẩn thì khó mà nghĩ đế chuyện bảo tồn cho đúng chất giọng chim thầy. Người nghệ nhân giỏi là người nhìn hình dạng mà đoán được dáng chim sau này, quả nghề chơi chim nhìn đơn giản song lại là một nghệ thuật “Nuôi chim luyện trí”.

Chim đầu mùa khôn có con chỉ 2 tuần là chơi tay đôi với Thầy, có con chừng 2 tháng rưỡi đã nắm gần hết các giọng chuẩn của chim thầy. Có lần tôi đã bất ngờ với phong cách chơi của một chú chuyền 5 tháng lồng, chim hót giống hệt giọng thầy, càng lớn chim càng hăng máu. Chơi lấn thầy, kẹp chim lạ thì bung cánh xòe đuôi rất đẹp.

Cách ép với số lượng ít. Không gian tối thiểu phải có diện tích đủ rộng cho thầy và trò cùng rèn luyện, con treo trước con treo sau lại càng hay. Chào Mào là giống tinh khôn, chỉ sau vài lần đi gió là nhái được giọng thầy ngay, chim tơ mua về ta khoang hãy kè thầy, như thế sẽ rất dễ hư chim, hay để chim học giọng một cách tự nhiên nhất, cứ con trước con sau, hoặc con trùm con mở, miễn là thầy trò không thấy mặt nhau. Ép như vậy cho tới khi chim non đi được giọng 4 5 trở lên, bắt đầu trổ mã, hăng máu, căng lửa thì cho kè thầy, ban đầu chim thầy sẽ làm rất dữ, ché chéc, chim non chỉ biết cụp mào thỉnh giáo. Hãy yên tâm chim không bể đâu, vạn sự khởi đầu nan, tuy cụp mào, như khi thầy đã quen mặt nó sẽ thôi bắt nạt nữa, chim non lúc này sẽ đi gió mà học theo, cứ vài ngày thì tách riêng ra cho sổ, chim sung thì kè tiếp, cứ nhứ thế chim non sẽ học được giọng thầy một cách nhanh nhất.

Chim bố, người thầy đầu tiên…

Bên cạnh đó ta có thể cho chim non đi dợt ở nhà hoặc cội chim cùng giọng để chim tự tin hơn, học được nhiều giọng hơn, ngược lại chim thầy cũng cho đi đổi gió để nó không lười hót. Nếu được cho cả 2 thầy trò cùng dợt, về thì ủ áo vài hôm, sẽ giữ nhiệt được rất lâu. Với tâm lí luôn lấn át kẻ xâm nhập lãnh thổ, Chào Mào bắt đầu biết hót nếu, lãnh thỗ đã được khẳng định, và kẻ xâm nhập đã quy hàng, luôn thay đổi vị trí treo để chim luôn phải bảo vệ lãnh thổ, sáng treo trên lầu, trưa đổi chỗ xuống đất, làm như vậy thầy trò sung đều, giọng cũng cứng hơn hẳn.

Cách ép với số lượng nhiều. Cách ép này khá đơn giản, và đỡ tốn công hơn cách ép trên, nhưng dàn chim Thầy phải thật hùng hậu để luôn “đuôi bắt” nhau, đè nhau luân phiên cho sung đều, không bị quen mặt, quen giọng. Chim thầy nhiều, chim trò cũng tương đương. Giả sử, trường hợp nhà ép 5 thầy 1 trò, nguy cơ chim trò tịt ngòi là rất cao. Cả đàn sẽ ép nó cho tới khi bể mới thôi, giọng hót có khi còn uy lực và đáng sợ hơn cả cú giang cánh xòe đuôi của chim thầy, chim non, tốt nhất ta nên kẹp 4, 5 con tơ, cùng lứa với nhau, nhất định sẽ có con vượt trôi dìu cả đàn đi lên, chim tơ ganh lẫn nhau, ví dụ hôm nay con lồng thấp hót đấu với thầy rất dữ, hôm sau những con khác cũng bắt nhịp hót theo. Đây là thời điểm thú vị nhất của thú chơi giọng, chim trò nổi dậy, có con còn đạt lửa đè lại thầy. Chim lên đều rât hay. Thỉnh thoảng mượn chim lạ về, kè lồng mỗi con một chút, chim càng hăng hót dữ hơn nữa, hằng ngày nếu rãnh cứ cầm lồng, kè đều khắp dàn để chim đượ xoay vần, vừa dạn hơn, vừa sung mãn hơn, tiện cả đôi đường.

Dàn chim thầy rặc giọng siêng hót, nhân tố chính quyết định sự thành công trong việc ép giọng.

Dàn chim Thủ Đức trò, đa số là chim Huế và chim Bắc – tài sắc vẹn toàn.

Kè lồng xoay vần giúp chim không quen mặt, & hăng máu hơn.

Chim trò 2 mùa lồng, lên lửa chụp lại thầy, cả hai đều rất sung mãn.

Chim non cứng giọng ở tuổi lồng thứ 2, con nhanh thì mất một năm rưỡi để cứ giọng.Chim đã cứng giọng có thể làm thầy được rồi, sẽ có rất nhiều thế hệ sau được dìu dắt, chất giọng nguyên sơ được bảo tồn, chúc quý nghệ nhân thành công. Thiết nghĩ ở khía cạnh của người viết tôi không thể nhìn hết tổng thể của vấn đề, nên không tránh khỏi những sai xót, rất mong quý nghệ nhân lượng thứ.

Cách Luyện Giọng Cho Chim Chào Mào

Thường những người thích nuôi chim con lên,hoặc chim má trắng.Mục đích để chim chơi nhanh hơn,vì chim nhanh thuần,Và đặc biệt để ép giọng cho chào mào.Chim chào mào con,má trắng phải xa cuộc sống tự nhiên sớm.Chưa học được giọng hót từ bố mẹ.Nên khi bắt chim về anh em cần phải cho chào mào tập hót hay còn gọi là ép giọng cho chào mào

Để chào mào học giọng và hót hay ta có 2 cách,dùng chim thầy hoặc có thế dùng file mp3 chào mào hót.Cách ép giọng cho chào mào thường mất khoảng 3-6 tháng.Anh em cho học đến khi nào chim thay lông và ra tách đỏ là chúng tôi khi chọn được chú chim ưng ý và có tố chất tốt thì anh em cho học giọng bằng 2 cách sau:

+Học chim thầy : Cần tìm 1 thầy giỏi về giọng lẫn cách chơi.Nên chọn chú chim bổi già khoảng 2 -3 mùa lông.Tùy bạn có chim thầy vùng nào,hoặc thích giọng chim vùng nào : Chào mào Huế,Bình Định,Sông chúng tôi phải siêng hót và hót nhiều giọng.Để giúp cho chim con,má trắng nghe được nhiều và học nhiều giọng hơn.

Cách học : Treo chim thầy và chim con ở gần nhau và không cho thấy mặt nhau.Và cứ treo vậy cho chào mào tập hót dần.Nếu đã cho học thì nên cho học 1 thầy,đừng để con khác gần đó làm cho chim con bị lai giọng và học không tới.Khi thấy chào mào hót chuyện và thỉnh thoảng xổ 4 -5 âm là coi như đã thành công 80%.Cần bổ sung thêm cam để chào mào hót có giọng trong trẻo hơn.Khoảng 1 tuần cho thầy trò đấu với chúng tôi đầu thì chim thầy ché,hót,xòe làm ác lắm.Chim con sẽ sụp mào,anh em cứ yên tâm chim không bể đâu(con thầy sẽ không bắt nạt chim con) và dần nó sẽ quen và học theo chim thầy.

+Học qua video hoặc tiếng chào mào hót mp3 : Cách này chỉ dùng cho ai không có chim thầy,chọn những file mp3 chất lượng tốt ít tạp âm cho chim nghe.Ngày cho chim nghe khoảng 2h.Rồi tắt để em nó ôn lại bài cũ.Và tối trước khi đi ngủ cho nghe khoảng 5 – 10 phút,chỉnh âm lượng nhỏ thôi,kiểu như ru chào mào ngủ vậy đó.Giúp cho nó in sâu vào tiềm thức của chú chim và sáng mai dậy là em nó bắt đầu líu ríu giọng nghe tối hôm qua.

Cách học này hiệu quả không cao,vì âm thanh nghe không thể giống ngoài đời được,và khi chim hót được nếu không được nghe nó sẽ quên và sẽ bị lai giọng của chim khác.

Đây là video Chào mào bổi già Bình Định cho anh em nào cần.

Ngoài ra những người chơi chào mào chỉ để nghe hót thì việc này càng công phu nữa và con chim học thành công bán ra giá cũng 8 – 10 triệu.Điển hình như những người chuyên chơi chim giọng Cây Khế – Bình Dương.Người ta cho mỗi con học một thầy,và nhốt chim trong nhà kính để chim không được nghe bất cứ giọng gì ngoài giọng của chim thầy.Cũng có người cho chim con học cách chơi,người ta có con chào mào xòe đuôi,muốn cho chim học thì cứ mỗi lần chơi cho em nó đứng gần bên cạnh để học.

Đó là một số cách để chào mào tập hót hi vọng sẽ có ích cho anh em ép giọng chim chào mào má trắng.