Chào Mào Giải Nhất Hà Giang / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Độc Đáo Hội Thi Tiếng Hót Chim Chào Mào Hà Giang Lần Thứ Nhất

HGĐT- Sáng 19.8, tại sân Xi măng (TPHG) Hội Sinh vật cảnh tỉnh đăng cai tổ chức Hội thi tiếng hót chim chào mào Hà Giang mở rộng lần thứ nhất – 2012. Tham dự Hội thi có Câu lạc bộ chim chào mào Cao nguyên đá của Hà Giang cùng với nhiều câu lạc bộ, hội quán chim chào mào của 15 tỉnh miền Bắc.

Với mong muốn tạo ra một sân chơi cho những người yêu chim chào mào, đồng thời kêu gọi mọi người cùng hướng tới cái đẹp, cùng chung tay bảo vệ thiên nhiên và kết giao bè bạn các miền. Trong lần đăng cai tổ chức này, Hội thi của Hà Giang đã thu hút 136 lồng tham dự, trong đó về phía Câu lạc bộ chim chào mào Cao nguyên đá có 20 lồng. Với sự hỗ trợ của Hiệp hội chim chào mào miền Bắc, Hội thi tiếng hót chim chào mào Hà Giang mở rộng đã được tổ chức khá quy mô, chuyên nghiệp, thu hút đông đảo người dân chiêm ngưỡng. Có lẽ, đây là lần đầu tiên tại Hà Giang có một hội thi chim độc đáo, có quy mô và số lượng nhiều như vậy. Không chỉ thu hút được những chủ chim từ nhiều nơi, với những chú chim chất lượng, Hội thi còn thành công về mặt xã hội hóa khi kêu gọi được rất nhiều sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân tổ chức giải. Từ đó, cơ cấu giải thưởng cũng rất lớn với tổng trị giá khoảng 40 triệu đồng.

Ban tổ chức trao giải nhất cho chủ chim thuộc câu lạc bộ Xứ Đoài Sơn Tây

Qua 1 buổi sáng thi đấu với 6 vòng thi, dựa trên các tiêu chí về vóc dáng của chim; giọng hót và phong cách thi đấu của các chú chim, Ban tổ chức Hội thi đã lựa chọn ra giải nhất thuộc về chủ chim Trần Huy Chiến, Câu lạc bộ Xứ Đoài, Sơn Tây; giải nhì thuộc về chủ chim Bùi Đức Huyên, Câu lạc bộ Cao nguyên đá Hà Giang; giải ba thuộc về chủ chim Phạm Văn Nam, Câu lạc bộ Cao nguyên đá Hà Giang; 2 giải khuyến khích thuộc về Hà Giang và Hải Dương. Cùng với đó, Ban tổ chức cũng trao các giải phong cách cho 5 chủ chim.

Hà Tĩnh: Thú Chơi Chào Mào

Để minh chứng cho lời nói, người thanh niên dẫn chúng tôi đến quan sát một chiếc lồng chim chào mào. Lông nâu xám lẫn màu trắng, đầu và mào đen, chùm lông dưới đuôi đỏ nhạt là đặc điểm nhận dạng của loài chim này. Sự uy nghi của “bậc quân vương” còn được thể hiện qua hai chấm đỏ son nơi khóe mắt cùng dải cườm đen xõa trước ngực.

Ngoài dáng vẻ độc đáo, chào mào rất siêng hót, tiếng hót thánh thót với nhiều âm tiết và giọng điệu biến chuyển liên tục. Chào mào rất dễ thuần dưỡng, không cần công phu và tỉ mẩn như chăm sóc các loài chim “quý tộc” sơn ca, chích chòe, họa mi và giá cả cũng phải chăng. Có lẽ đây chính là lý do mà những năm gần đây, chào mào càng được giới chơi chim cảnh ưa chuộng.

Thú vui tao nhã

Những ngày cuối tuần hay dịp rảnh rỗi là thời gian người chơi chim tụ tập xem chim chào mào “thi đấu”. Chim “lên sàn” thường là chim đực. 5 chú chim được đặt cạnh nhau giữa khoảng cách 20 cm với thời gian thi hót trong 10 phút, 30 phút, thậm chí 1 tiếng. Riêng “tiết mục” lên “võ đài”, hai chú chim thi đấu trong khoảng 3 phút và nếu “lỡ” chọi thua, chào mào sẽ tự động bỏ chạy để “cứu mạng”.

Một con chim đẹp phải có điệu bộ lanh lợi, thân hình dài, lông mượt, hai viền lông đen bên ngực phải to và dài gần đụng nhau, miệng mỏng, ngắn, mũ (mào) phải cao và có gốc mũ dày (có 3 loại là mũ rơm, mũ đinh, mũ lân). “Chào mào mũ lân thường được ưa chuộng hơn cả bởi gốc mũ dày nhưng phần đỉnh lại vót nhọn và cong như sừng đầu lân. Một chú chim đẹp thì khi hót có dáng đứng chữ C, tức là thân thẳng nhưng đuôi quắp vào”, anh Long cho biết thêm.

Việc chăm sóc một chú chim chào mào không cầu kỳ như nhiều loài khác nhưng rất cần niềm đam mê và độ khéo léo, kiên trì. Để sở hữu một chú chào mào không quá khó khi người chơi chỉ cần bỏ ra 50, 70 hay cao nhất 100 nghìn đồng là đã có một chú chim ưng ý. Nhưng cũng có nhiều “bậc quân vương” cao giá khi lên đến vài triệu hay hàng chục triệu đồng.

Người chơi phải đặc biệt chú ý đến cách thức chăm sóc, từ việc chuẩn bị thức ăn đến tắm cho chim. Ngoài bột, chào mào còn được cho ăn thêm cào cào hay hoa quả chín. Theo quan niệm, để giữ màu đỏ nơi khóe mắt và đít của chào mào, phải cho ăn những quả màu đỏ vàng như cà chua, ớt tây, cam, chuối, cà rốt hấp mềm. 10-12h trưa được coi là thời gian lý tưởng để chào mào chải chuốt. Chim được vẩy nước nhẹ lên mình rồi đưa ra chỗ nắng để tiếp tục rũ và sưởi lông.

Chơi chim là hình thức giải trí lành mạnh, không quá khó nhưng người chơi phải thực sự đam mê. Để thuần được một chú chim đem thi đấu, thường phải mất 5-6 tháng, có khi 1 năm. Trong đó, chim bổi (chim trưởng thành ngoài thiên nhiên được bắt về) có tiếng hót hay nhưng lâu dạn người và khó thuần hơn chim chuyền (chim tơ). Song, chim bổi lại được ưa chuộng hơn cả. Với loài chim này, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, chỉ treo lồng chim ngang ngực người lớn và phủ áo lồng xung quanh, trừ mặt lồng tiếp xúc với người để chim mau dạn.

Hiện nay, trào lưu chơi chim nở rộ và trở thành thú vui tao nhã, việc hình thành các CLB không còn quá xa lạ, các cuộc “dượt” chim cũng tổ chức thường xuyên hơn. Ngoài chơi chim thì những phụ kiện đi kèm như lồng, cống đựng thức ăn… ngày càng phong phú và đa dạng hơn về kiểu dáng, chất liệu và giá thành cũng khác nhau. Bên cạnh việc có một chú chim đẹp, nhiều dân chơi còn chọn nhiều phụ kiện “độc” để làm tôn lên dáng vẻ của chú chim.

Mai Phương – Thùy Dương

Những Cách Giải Trí Từ Chim Chào Mào

Nói đến những cách giải trí từ chim chào mào Chào Mào thì, chúng được nuôi rất chi phổ biến ở Thái Lan, Việt Nam ta, Singapore và Mã Lai. Ở Thái họ có thi tiếng hót Chào Mào hàng tuần, cuối tới là Singapore và Malai cũng có thi. Ở Việt Nam ta thì chơi hót đấu là nhiều.

Như ngày nay đi làm cả tuần do đời sống công nghiệp bận rộn. Tuy nhiên, nếu rảnh ta có thể mang vài chú chim mồi lên núi ngồi cùng bạn bè treo bẫy để giải trí quên đi những ngày mệt nhọc. Thú đánh bẫy Chào Mào cũng rất chi là vui, bởi giữa chim mồi và chim rừng, ta có thể thưởng thức được những tuyệt chiêu của từng chú Chào Mào, từ đấu giọng với chim rừng cho tới cách nước chơi của con chim tức là bung cánh múa me… hoặc cuối tuần ta vẫn có thể mang ra cho chúng hót dượt với chim bạn bè cùng tách cafe thì còn gì bằng.

Chim Chào Mào Quảng Trị mua ở đâu – giá bao nhiêu tại Hà Nội & TPHCM

Khi thưởng thức giọng chim thì các fans ở Hà Nội mê lấy giọng chuông tức là tiếng chim vang như tiếng chuông reo vang, và giọng thổ âm thanh trầm nặng. Và mỗi con một giọng, cho nên nhiều fans ưa tìm nhiều chú chim khác giọng nhau coi như là sưu tầm giọng Chào Mào vậy.

Ở Huế và Đà Nẵng các dân ghiền phần đông chú trọng tới giọng thổ nặng này được gọi là âm thanh đổ, giọng đổ bắt buộc phải đi âm thanh đầu tiên bằng câu “wẹd” nghe rất nặng. Họ mê lấy cách thức đấu đá bằng giọng, bằng cử chỉ của con chim Chào Mào, cho nên fans hay hội tụ lại một nơi nào đó để treo chim hót đấu để giái trí, và đối với fans ghiền Chào Mào, không chi bằng khi được lên núi ngồi rình bẫy chim Chào Mào.

Tôi cũng xin giới thiệu về các bạn gần Việt Nam ta như Thái, Sing và Mã Lai.

Ở Thái Lan họ thi chim hót từ sáng sớm kéo dài gần 4 tiếng, chú nào hót nhiều giọng hay thì được giải, và phụ kiện lồng của họ cũng thật là cầu kỳ.

Bên Mã Lai thì lồng và cách chơi chim gần như bên Thái.

Tuy nhiên, ở Singapore lại khác lắm, lồng của họ cũng lạ và cách chơi dễ nhưng khó, vì dễ là không cần giọng hay hoặc dở mà chỉ cần con chim hót nhiều và ché, phải bay lên bay xuống trong chiếc lồng như vậy…

Giá Chim Chào Mào. Mua Bán Chim Chào Mào Ở Hà Nội &Amp; Tphcm

Chơi chim chào mào là thú vui tao nhã, phù hợp với với mọi thành phần xã hội. Giá chim chào mào hiện nay có nhiều mức, tùy thuộc vào từng giống, từng đặc điểm. Do đó, bất kỳ ai cũng có thể “tậu” được một chú ứng ý hợp túi tiền. Bài viết này, Thú kiểng sẽ giới thiệu đến các bạn giá của các loại chim chào mào phổ biến nhất hiện nay, và các địa chỉ bán chim chào mào uy tín trên cả nước.

Giá chim chào mào ở mỗi vùng mỗi khác tùy vào nhu cầu, ngoại hình, giọng hót, “kinh nghiệm chiến trường”… Những chú chào mào mộc đã qua tuyển lựa kỹ càng thường có giá cao.

Khu vực Hà Nội, giá chào mào mộc dao động từ 300.000 – 400.000 đồng/con. Còn ở khu vực TP. HCM giá có nhỉnh hơn chút, khoảng từ 400.000 – 800.000 đồng/con. Riêng khu vực miền Trung, giá chào mào cao hơn hẳn, từ 800.000 – 1.500.000 đồng/con. Với những chú “chiến” giỏi, đạt nhiều giải thưởng giá có thể lên đến 5.000.000 – 10.000.000 đồng/con thậm chí vài chục triệu hay đến vài trăm triệu không phải làm hiếm.

Chim chào mào non giá từ 100.000 – 250.000 đồng/con

Chim chào mào bổi Huế giá giao động từ 200.000 – 500.000 đồng/con

Chim chào mào mồi cứng giá từ 500.000 – 1.000.000 đồng/con

Chim chào mào Trung Mang có nguồn gốc Quảng Nam có giá giao động từ 350.000 – 800.000 đồng/con tùy vào thân hình dài hay ngắn, đẹp đạt chuẩn hay vừa tầm …

Chim chào mào dòng yếm khít (đã qua hai mùa) giá từ 1.500.000 – 2.000.000 đồng/con

Chim chào mào lân họng bò có giá từ 900.000 – 2.500.000 đồng/con tùy vào “thâm niên” thi đấu của chúng.

Chim chào mào lân tê giác (2 mùa) giá khoảng từ 700.000 – 1.000.000 đồng/con.

Chim chào mào (từ 2 mùa) gốc Bình Định có giá giao động từ 1.000.000 – 4.000.000 đồng/con

Địa chỉ bán chim chào mào trên cả nước

Nơi bán chim chào mào khu vực Hà Nội

1. Bạn có thể đến chợ chim cảnh ở đường Hoàng Hoa Thám, Hồ Tây. Khu mua bán, trao đổi chim cảnh rất nhộn nhịp những ngày họp chợ. Chu kỳ họp chợ là cách 5 ngày (tránh ngày chợ phiên), có 6 lần họp bắt đầu từ ngày mùng 4 (tính theo lịch âm). Sản phẩm cực kỳ phong phú, giá cả đa dạng.

2. Vua chào mào – Mai Đình, Sóc Sơn. Chuyên chào mào bổi, chích chòe, chim cu, bạch biến … Cung cấp sỉ và lẻ cho khách ở khu vực miền Bắc.

Cửa hàng chim chào mào tại TP. HCM

1. Các bạn ở khu vực miền Nam có thể đến các khu chợ sau, chủng loài rất da dạng và giá cả cũng hợp lý: Chợ chim cảnh Lê Hồng Phong, Chợ chim cảnh Tao Đàn, Chợ chim cảnh Thuận Kiều Plaza, Chợ chim cảnh Trường Chinh.

2. Chim cảnh Việt Nam – Phạm Văn Đồng, Gò Vấp. Chuyên mua bán chào mào bẫy đấu, cung cấp lồng chim, thức ăn cho chim và các phụ kiện khác. Sản phẩm của điểm bán này được đánh giá rất cao về mặt chất lượng.

3. Chim cảnh Minh Châu – Tân Kỳ Tân Quý, Tân Phú (có chi nhánh 2 tại Bình Dương). Chuyên cung cấp các loài chim cảnh quý hiếm sỉ và lẻ, chất lượng đảm bảo. Ngoài ra, Minh Châu còn cung cấp các kiểu lồng cho chim đa dạng về kiểu dáng và giá cả.

Tại Đà Nẵng

Trang trại chim chào mào Đà Nẵng – Hoàng Văn Thái, quận Liên Chiểu. Điểm cung cấp chim chào mào giống, chào mào đánh lồng các loại, thức ăn cho chim, ngoài ra còn tổ chức các cuộc thi chim cảnh hàng năm. Được đánh giá là điểm cung cấp uy tín, dịch vụ chuyên nghiệp.

Nơi trao đổi, mua bán chim chào mào online

Ngoài các địa chỉ trên, bạn có thể vào các fanpage trao đổi, mua bán chim chào mào trên cả nước để tham khảo như: Hiệp hội chào mào Việt Nam, Hội chào mào, Hội mua bán chim chào mào Hà Nội, Chào mào Bình Định, Mua bán chào mào TPHCM, Hội chào mào Bình Dương, Chợ chim cảnh Sài Gòn…