Gia Lai: Hội Thi Đấu Hót Chim Chào Mào

(GLO)- Nhân dip nghỉ lễ 30-4, Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2023), Ngày Quốc tế Lao động 1-5, tại Nhà Thi đấu thể thao tỉnh Gia Lai, sáng 30-4, cơ sở Cám chào mào Cao Nguyên-Hội chào mào xóm chợ-Hội quán chào mào 121 đồng tổ chức Hội thi chim chào mào giải đấu trường 181-Đấu hót chim chào mào.

Hội thi đã thu hút 147 lồng chim của các nghệ nhân đến từ các huyện thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các nghệ nhân đến từ tỉnh Kon Tum. Giải thi đấu trải qua gần 20 vòng đấu, mỗi vòng 8 phút loại trực tiếp để chọn ra những con chim đạt giải gồm: hình dáng khỏe mạnh, bộ lông đẹp, thi đấu linh hoạt, hót liên tục, hót hay.

Quang cảnh hội thi. Ảnh: Hà Phương

Qua các vòng thi, Ban tổ chức đã trao 10 giải cho nghệ nhân có chim lọt vào tốp 40 mỗi giải (900.000 đồng, cờ, cúp và giấy chứng nhận); 10 giải cho nghệ nhân có chim lọt vào tốp 30 mỗi giải (1.200.000 đồng, cờ, cúp và giấy chứng nhận); 10 giải cho nghệ nhân có chim lọt vào tốp 20 mỗi giải (0,5 chỉ vàng, cờ, cúp và giấy chứng nhận); trao giải cho nghệ nhân có chim lọt vào tốp 10 mỗi giải (1 chỉ vàng, cờ, cúp và giấy chứng nhận).

Đồng thời trao giải nhất (5 chỉ vàng, cờ, cúp và giấy chứng nhận) cho nghệ nhân Lê Thành Trung-Câu lạc bộ chim cảnh Văn Hiến có chú chim mang số báo danh 137; giải nhì (4 chỉ vàng, cờ, cúp và giấy chứng nhận) cho nghệ nhân Lê Quốc Hưng chủ nhân của chú chim số báo danh 111; 2 giải ba (3 chỉ vàng, cờ, cúp và giấy chứng nhận) chim mang số báo danh 048 của nghệ nhân Nhất Long Phạm và chim mang số báo danh 145 của nghệ nhân Ngô Thiện Phát; 6 giải khuyến khích mỗi giải gồm (1 chỉ vàng, cờ, cúp và giấy chứng nhận) đồng thời ban tổ chức còn trao 1 giải phong cách (50 USD, cờ, cúp và giấy chứng nhận) cho chú chim mang số báo danh 145 của nghệ nhân Ngô Thiện Phát.

Ban tổ chức trao giải nhất, nhì, ba cho các nghệ nhân đạt giải. Ảnh: Hà Phương

Thông qua hội thi nhằm tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh, giúp những nghệ nhân nuôi chim cảnh, chim chào mào trên địa bàn tỉnh Gia Lai và tỉnh bạn có dịp giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và thể hiện lòng đam mê với bộ môn nuôi chim cảnh.

Hấp Dẫn Cuộc Thi Chim Chào Mào Tại Gia Lai

(GLO)- Mới đây, hàng trăm người đã có mặt tại Nhà Thi đấu thể thao tỉnh Gia Lai để theo dõi, cổ vũ hội thi chim cảnh vào hàng quy mô nhất từ trước đến nay, thu hút 147 chú chim của các nghệ nhân đến từ nhiều huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Đồng tổ chức hội thi là Cơ sở cám chào mào Cao Nguyên, Hội chào mào Xóm Chợ, Hội quán chào mào 121. Tại hội thi lần này, các chú chim chào mào đã trải qua hơn 20 vòng thi đấu với những đòi hỏi rất khắt khe về giọng hót, phong cách, điệu bộ và thái độ thi đấu. Mỗi vòng thi kéo dài khoảng 8 phút để loại bỏ dần những chú chim yếu, bỏ đấu nhằm chọn ra những chú chim có giọng hót khỏe, hay, hình thể đẹp, thể hiện sức bền bỉ, dẻo dai. Theo đó, những chú chim thi đấu tốt thường ra giọng dài đều, tìm cách dọa nạt đối phương bằng các “đòn” bung cánh, xòe đuôi…; chim bị loại thường do các biểu hiện: ra giọng yếu, ham tắm nắng, xù lông, xỉa lông nhiều lần, “lộn mèo” 360 độ và cụt móng.

Tổ trọng tài theo dõi từng chú chim thi đấu. Ảnh: H.P

Không chỉ thu hút nhiều nghệ nhân từ các câu lạc bộ tham dự, hội thi còn được người dân TP. Pleiku và vùng lân cận quan tâm. Người xem ai nấy đều thích thú với những chú chim cảnh đẹp, những màn đua tranh giọng hót, từng thế chiến đấu, tấn công của các chú chim chào mào. Theo đánh giá của các nghệ nhân, hội thi được tổ chức khá chuyên nghiệp, đội ngũ trọng tài công tâm, có chuyên môn cao, đánh giá chính xác “tài năng” của từng chú chim. Sau hơn 3 giờ miệt mài tranh tài, chú chim chào mào mang số báo danh 137 của nghệ nhân Lê Thành Trung (Câu lạc bộ Chim cảnh Văn Hiếu, TP. Pleiku) đã xuất sắc vượt qua 146 chú chim khác để giành chức vô địch cùng phần thưởng là 5 chỉ vàng, cờ, cúp và giấy chứng nhận. Ban tổ chức cũng đã trao giải nhì (4 chỉ vàng, cờ, cúp và giấy chứng nhận) cho nghệ nhân Lê Quốc Hưng, chủ nhân của chú chim số báo danh 111; trao 2 giải ba (mỗi giải 3 chỉ vàng, cờ, cúp và giấy chứng nhận) cho chủ nhân 2 chú chim mang số báo danh 048 và 145 là nghệ nhân Nhất Long Phạm và Ngô Thiện Phát.

Anh Nguyễn Đức Dũng-một nghệ nhân chơi chim cảnh ở TP. Kon Tum-cho biết: “Dù không đạt giải cao nhưng năm sau nếu hội thi tổ chức thì chúng tôi vẫn sẽ tham gia”. Còn nghệ nhân Ngô Thiện Phát cũng phấn khởi nói: “Anh em nghệ nhân chơi chim cảnh chúng tôi rất vui mừng vì đã có một sân chơi chuyên nghiệp mới, có cơ hội giao lưu, học hỏi kỹ thuật nuôi chim cảnh”.

Ông Trần Văn Nhị-Trưởng ban tổ chức hội thi-cho biết: “Đây là sân chơi bổ ích, chuyên nghiệp dành cho các nghệ nhân, qua đó phát hiện nhiều chú chim có giọng hót lạ, hay và bền bỉ. Đồng thời, đây cũng là dịp tạo sự gắn kết, chia sẻ kinh nghiệm trong việc nuôi, chăm sóc, huấn luyện chim… hình thành thú vui lành mạnh”.

Nóc Nhà Của Gia Lai

Nóc nhà của Gia Lai – Vườn quốc gia Kon Ka Kinh

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh nằm trong khu vực giữa Đông và Tây của dãy Trường Sơn, ở thung lũng sông Ba. Vườn lấy tên Kon Ka Kinh là tên đỉnh núi cao nhất, cao 1.748m so với mực nước biển. Đỉnh núi này còn được mệnh danh là “nóc nhà của tỉnh Gia Lai”. Kon Ka Kinh là một trong số 27 vườn của khu vực Đông Nam Á được công nhận là di sản ASEAN.

1. Tổng quát về vườn quốc gia Ku Kon Kinh

Đến với vùng đất hùng vĩ Tây Nguyên, đến với tỉnh Gia Lai trong chuyến hành trình khám phá thiên nhiên hoang dã, du khách ắt hẳn không thể bỏ qua điểm đến Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

Đây là điểm du lịch sinh thái lý tưởng, rất thích hợp với các du khách mong muốn tìm một nơi nghỉ dưỡng với cảnh quan tự nhiên phong phú đa dạng cũng như các nhà nghiên cứu khoa học.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh được thành lập ngày 25/11/2002 theo Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh.

Kon Ka Kinh có tên trong danh sách các khu rừng đặc dụng Việt Nam từ năm 1986 theo Quyết định số 194/CT ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nhằm bảo tồn rừng á nhiệt đới núi cao với các loài thực vật hạt trần.

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku 50km về phía Đông Bắc, phân bố trên phạm vi ranh giới hành chí Kon Ka Kinh là đỉnh núi cao nhất trên cao nguyên Pleiku với độ cao 1.748m so với mặt nước biển.nh của 5 xã: Đắk Roong, Kroong, Kron Pne, huyện K’Bang; Hà Đông, huyện Đắk Đoa; Ayun, huyện Mang Yang.

2. Du lịch sinh thái vườn quốc gia Kon Ka Kinh

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh không chỉ có thực vật mà ở đây còn có các loài thú lớn như vượn má hung, vooc vá chân xám, hổ mang Trường Sơn… chim thì có các loài mới được phát hiện trong vòng 30 năm trở lại đây như khướu đầu xám, trèo cây mỏ vàng, gà lôi vằn, thày chùa đích đỏ. Động vật bò sát cũng phong phú với lớp bò sát ếch nhái, thằn lằn buôn lưới, chàng Sapa, ếch gai sần…Đây sẽ điều kiện lý tưởng để bạn trải nghiệm loại hình du lịch sinh thái tham quan, quan sát và nghiên cứu động vật hoang dã.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh cũng thích hợp cho những chuyến đi nghỉ cuối tuần của các gia đinh, đây là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi thư giãn và hít thở không khí trong lành sau những ngày làm việc mệt mỏi.

Nếu bạn là người yêu thích lễ hội, hay bản sắc văn hóa của cộng đồng, thì hãy đến với vùng đệm Vườn quốc gia Kon Ka Kinh. Ở đây có những bản làng của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Để hòa mình vào những nét sinh hoạt văn hóa của người Ba Na hiện vẫn còn lưu giữ như thuở sơ khai và những lễ hội cồng chiêng vang vọng núi rừng.

3. Những trải nghiệm tại vườn quốc gia Ku Kon Kinh

Du lịch sinh thái đường mòn tự nhiên. Từ việc đi bộ xuyên rừng lên độ cao trên 700m để tham quan những cánh rừng nguyên sinh với các loài thực vậy đa dạng về hình dáng, phong phú về màu sắc.

Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam có kiểu rừng hỗn giao này. Những loài cây dây leo dài ngoằng, chằng chịt trong rừng thoạt đầu có thể làm khách du lịch hơi khó chịu vì vướng víu.

Nhưng chính những mạng dây leo này là những nhịp cầu nối tự nhiên giữa các tầng tán rừng để các loài động vật nhỏ di chuyển, sinh sống, là điều kiện thuận lợi tạo nên sự đa dạng sinh học cho rừng. Xen lẫn với những cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm, cao vài chục mét chĩa thẳng lên trời xanh là những thảm thực vật xanh muốt, những bông hoa đủ hình thù, màu sắc và thường thay đổi màu phụ thuộc vào độ cao, vào mật độ ánh sáng nơi chúng sinh sống.

Chinh phục đỉnh Kon Ka Kinh: với độ cao 1.748 m, được xem là nóc nhà của cao nguyên Pleiku. Khi đứng trên núi nhìn xuống phía dưới, cảnh núi non hùng vĩ cùng những thác nước lớn, bạn sẽ chỉ muốn thả mình nhảy xuống những thác nước trắng xóa. Và cắm trại nghỉ qua đêm ở những bãi bằng như cảnh thần tiên, chụp những tấm hình lưu niệm sẽ rất thú vị cho những bạn thích khám phá và ưa mạo hiểm.

Đi giữa rừng, thỉnh thoảng, du khách bắt gặp những con vượn đen má, những chú voọc chà vá chân xám (một trong những loài linh trưởng đẹp nhất thế giới) kiếm ăn giữa các tán cây.

Ngoài các loài chim đặc hữu như khướu đầu đen, khướu mỏ dài, khướu đầu xám, trèo cây mỏ vàng, gà lôi vằn… thì loài chim được xem là biểu tượng của Vườn quốc gia này là khướu Kon Ka Kinh (còn gọi là khướu tai hung). Loài chim quý này được phát hiện lần đầu tiên tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và cũng mới được phát hiện trong vòng 30 năm trở lại đây ở châu Á. Vì thế, chim được mang luôn tên của khu vườn này.

Leo lên đỉnh Kon Ka Kinh nhìn xung quanh, du khách sẽ cảm nhận được sự hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn với những ngọn núi cao bao phủ bởi mây mù, những dòng thác từ trên cao tung bọt trắng xóa, vọng lại tiếng hót gọi bạn, tìm nhau của các loài chim.

Sức hấp dẫn của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh còn ở hệ thống sông, suối, thác, ghềnh tự nhiên tuyệt đẹp như: thác Đak Pooc, suối Knia, Đak Kơ Bưng, thác Đak Pooc… Thác 95 nổi tiếng và đẹp nhất – có độ cao khoảng 40m. Nhìn từ xa Thác 95 giống như một dải lụa trắng lượn lờ theo những giai điệu của đại ngàn trên nền rừng xanh thẳm.

Khám phá Kon Ka Kinh, bạn có thể nghỉ dưỡng giữa thiên nhiên hoang sơ, tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên gắn với dãy Trường Sơn lịch sử. Chuyến đi không thể thiếu tiết mục vào thăm các làng của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên (chủ yếu là người Ba Na).

Sức hấp dẫn, lôi cuốn của khu Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh còn nằm ở hệ thống sông, suối, thác, ghềnh tự nhiên tuyệt đẹp như thác Đak Pooc, suối Knia, Đak Kơ Bưng, thác Đak Pooc, thác 95 nổi tiếng và đẹp nhất có độ cao khoảng 40m.

Vào mùa hè, dòng nước mát lành của các thác nước này làm không khí lúc nào cũng mát mẻ. Leo lên đỉnh Kon Ka Kinh nhìn xung quanh, bạn sẽ cảm nhận được sự hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn: những ngọn núi cao bao phủ bởi mây mù, những dòng thác từ trên cao ào ào tung bọt trắng xóa, vọng lại tiếng gầm của thú rừng hoang dã xen lẫn tiếng hót gọi bạn, tìm nhau của loài chim…

Do địa hình đa dạng với nhiều dãy núi cao chia cắt với mây mù bao phủ quanh năm tạo nên một Kon Ka Kinh hùng vĩ và thơ mộng.

Với khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành và dễ chịu, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh là nơi lý tưởng cho nghỉ ngơi, an dưỡng.

Cách Chọn Chim Chào Mào Chợ Có Tương Lai

Thông thường các hội nhóm Chào Mào thường chơi tụ tập thành từng mảng và những nhóm này tổ chức đi đánh, lựa được những Chú Chào mào chơi tốt ngoài thiên nhiên về chia sẻ cho anh em chơi lên thì không có gì phải lăn tăn nữa ! Những anh chị em mới chơi thường có rất ít cơ hội như vậy và cách tốt nhất vẫn là lúi húi , cặm cụi ra chợ rình Móc một hai chú về chơi để thỏa chí tò mò !

Để có thể lựa móc được những chú trong lồng tập trung là cả một kì công, nhờ được người xem chọn hộ, móc hộ có kinh nghiệm thật vui biết mấy! nhưng vẫn không có cơ hội như vậy thì đây là những cách tốt đẻ có thể lựa được cho mình một chú có tương lai ổn ổn để về chăm bẵm ! Với những Chú chim Bổi , Mộc này ( chim từ rừng mới bẫy được về gọi là chim Bổi , chim Mộc ) theo kinh nghiệm của mình thì chim tách lồng 1 hoặc 2 chú sẽ khó nhìn hơn với những Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm ! Nên chọn chim trong những Lồng tập chung! Chuẩn bị tư thế và Móc thật tốt căng mắt và chú ý những chú có biểu hiện sau đây:

+ NHững Chú trong Lồng mà rướn người xù họng ức , gân cổ , mổ những chú chim khác nên chọn ! + Những Chú rướn người nhấp cánh ( 2 cánh nhấp lên nhấp xuông ) dáng muốn sửng cồ với chú khác nên chọn + Những chú trông lí lắc nhanh nhẹn hoạt bát trong lồng , nên chọn . + Những chú trong Lồng mà Đổ giọng dài từ 5-6 âm nên chọn . + Sau đó bắt ra lồng riêng và quan sát thêm:

Kiểm tra các móng và đầu cánh xem có bị thương tật gì không ?

+ Khi bắt được Chim trên tay mà những chú chim này kêu choang choảng thì sau sẽ rất mau ! Sau khi bắt được một vài chú cảm thấy có tương lai để nuôi rồi thì có vấn đề để lăn tăn đây: Nếu chim bổi ngoài hàng đã nuôi được một thời gian và chủ cửa hàng đã vào cám được cho chim rồi thì tốt quá ! Nếu không Chim bổi mới về các bạn phải làm công đoạn và cám cho chim .

+ tại sao phải vào cám cho chim ? Vì muốn nuôi chim được ổn định và đỡ mvất vả hơn nên vào cám để có thể có nguồn thức ăn cố định và dễ bảo quản hơn .

Như đã nói ở trên Chào Mào là loài chim ăn côn trùng và Hoa Quả nên cách vào cám cho chim cũng rất dẽ và phong phú . – Cách thứ nhất mà giới chơi Chim Chào Mào chuộng nhất là lấy Chuối Tây (quả chuối màu vàng và ngắn nhỏ cỡ 10cm) bóc vỏ và cạo bớt phần sáp vỏ để lộ thân thịt của chuối sau đó lăn vào với cám đã nghiền nhỏ (cám này các bạn có thể mua cám Ba Vì đóng gói cỡ khoảng 7-8 ngàn vnd cho kinh tế) . Treo chuối lên một cái móc để trong lồng cho chim mổ ăn. Khi chim ăn hết phần chuối có dính cám thì các bạn lại lấy ra lăn lại với cám mới hoặc thay chuối + cám mới cho tốt . Cứ như vậy khoảng 3 ngày đến 1 tuần chim chịu ăn nhiều sẽ nhanh vào cám. Cũng có thể lấy một mẩu Chuối bóm nhuyễn với cám và bỏ vô Hũ cho chim ăn.

– Cũng có thể gặp những chú chim sinh sống tại vùng không có chuối mà không được ăn chuối bao giờ nên sẽ không ăn cách trên! ta có thể trộn cám với nhiều loại hoa quả khác như Cà Chua, đu đủ , dưa hấu đỏ vv…

– Sâu hoặc cào cào, dế tẩm ướt nước trộn cùng cám để chim ăn cũng là một cách vào cám tốt cho chim. Không ngoại trừ một số trường hợp cá biệt do chim quá nhát hoặc quá gan lì mà bỏ ăn dẫn đến chết . các bạn chú ý khi vào cám cho chim thấy một hai ngày mà chim không chịu ăn nhiều có hiện tượng xù lông nên thả để tránh cái chết cho chim. Thế nào đã biết chim đã vào cá hay chưa ? các bạn quan sát phần phân chim thấy có sệt màu vàng và thành phần bột của cám là Ok ! tuy nhiên đừng rút chuối chúng tôi đi ngay mà trộn theo tỉ lệ Cám nhiều dần và rút bớt các loại Hoa quả , sâu đi .. Quan sát thấy chim vẫn ăn bình thường, nhẩy khỏe là tốt ! sau 5-7 ngày thử rút hẳn cho ăn cám không thấy chim chịu ăn là OK.

Luyện Chào Mào Hót Sáng Hót Hay Dùng Để Thúc Bổi Căng Hót Luyện Chào Mào Căng Lửa, Chào Mào Hót Đấu

Luyện chào mào hót sáng hót hay Dùng để thúc bổi căng hót Luyện chào mào căng lửa, chào mào hót đấu Chim Chào mào: có tên khoa học là (Pycnonotus jocosus) là một loài chim thuộc bộ Sẻ phân bố ở châu Á. Luyện chào mào hót sáng hót hay Dùng để thúc bổi căng hót, chào mào hót đấu Luyện chào mào căng lửa luyện chào mào hót sáng 2023, luyện giọng chào mào hót sáng, luyện giọng chào mào hót hay, luyện giọng chào mào, luyen giong chao mao, luyện chào mào hót sáng, chào mào hót hay, chào mào, bird, chim chao mao, luyen chao mao hot sang, chao mao, chim chào mào, luyện chào mào hót căng lửa, chaomao, chao mao hot, chào mào hót, chào mào giọng kép, chào mào giọng xoắn, CHÀO MÀO, Luyện chào mào hót sáng, luyện chào mào căng lửa, chào mào hót đấu, Luyện chào mào hót sáng 2023, birds, Luyện chào mào hót sáng 2023, luyen giong chao mao, luyện chào mào hót sáng, luyện chào mào hót buổi sáng, chào mào hót hay, chào mào, bird, chim chao mao, luyen chao mao hot sang, chao mao, chim chào mào, chaomao, chao mao hot, chào mào hót, 2023, luyen chao mao hot sang 2023, chao mao 2023, luyện chào mào hót 2023, luyện giọng chào mào 2023, luyen giong chao mao 2023, CHÀO MÀO, birds, luyện giọng chào mào hót hay, luyện giọng chào mào hót sáng,luyện giọng chào mào chào mào có chiều dài khoảng 20 cm. Nó có phần trên màu nâu và phần dưới màu trắng với hai bên sườn bóng và một cái cựa sẫm màu chạy trên bầu ngực ngang vai. Nó có mào đen nhọn cao, mặt đỏ và đường viền đen mỏng. Đuôi dài và có màu nâu với các đầu lông màu trắng, nhưng vùng lỗ thông hơi có màu đỏ. Con non thiếu mảng đỏ phía sau mắt và vùng lỗ thông hơi có màu cam đỏ.

Tiếng gọi lớn và gợi nhiều sức gợi là một tiếng kink-a-joo sắc nét (còn được phiên âm là pettigrew hoặc kick-pettigrew hoặc rất vui được gặp bạn[7]) và bài hót là một cuộc tán gẫu mắng mỏ. Chúng thường được nghe nhiều hơn là được nhìn thấy, nhưng chúng thường dễ thấy đậu vào buổi sáng khi chúng kêu từ ngọn cây. Tuổi thọ khoảng 11 năm.[8] Yêu Chim làm những tiếng chim mồi hay nhất, để mọi người dùng những tiếng chim này có thể các bạn dùng để luyện chim, bẫy chim hoặc săn bắt thú rừng tùy vào sở thích của mỗi người. Yêu Chim hay làm tiếng chim mồi chuẩn nhất luyện giọng chào mào, chào mào, luyện giọng chào mào hót sáng, luyện giọng chào mào hót, luyện giọng chào mào hót hay, luyen giong chao mao, luyện chào mào hót sáng, chào mào, chao mao, chim chào mào, bird, birds Facebook: https://sum.vn/RUn5V Fanpage Chào mào hót hay: http://pesc.pw/EQ4PQ #chimchaomaohot #chaomaohot #luyengiongchaomaohot Yêu Chim làm những tiếng chim mồi hay nhất, để mọi người dùng những tiếng chim này có thể các bạn dùng để luyện chim, bẫy chim hoặc săn bắt thú rừng tùy vào sở thích của mỗi người. Yêu Chim hay làm tiếng chim mồi chuẩn nhất

Luyện chào mào hót sáng hót hay Dùng để thúc bổi căng hót Luyện chào mào căng lửa, chào mào hót đấu

Nguồn chia sẻ tại: https://xanhsky.com/