Chào Mào Gia Lai / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Gia Lai: Hội Thi Đấu Hót Chim Chào Mào

(GLO)- Nhân dip nghỉ lễ 30-4, Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2019), Ngày Quốc tế Lao động 1-5, tại Nhà Thi đấu thể thao tỉnh Gia Lai, sáng 30-4, cơ sở Cám chào mào Cao Nguyên-Hội chào mào xóm chợ-Hội quán chào mào 121 đồng tổ chức Hội thi chim chào mào giải đấu trường 181-Đấu hót chim chào mào.

Hội thi đã thu hút 147 lồng chim của các nghệ nhân đến từ các huyện thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các nghệ nhân đến từ tỉnh Kon Tum. Giải thi đấu trải qua gần 20 vòng đấu, mỗi vòng 8 phút loại trực tiếp để chọn ra những con chim đạt giải gồm: hình dáng khỏe mạnh, bộ lông đẹp, thi đấu linh hoạt, hót liên tục, hót hay.

Quang cảnh hội thi. Ảnh: Hà Phương

Qua các vòng thi, Ban tổ chức đã trao 10 giải cho nghệ nhân có chim lọt vào tốp 40 mỗi giải (900.000 đồng, cờ, cúp và giấy chứng nhận); 10 giải cho nghệ nhân có chim lọt vào tốp 30 mỗi giải (1.200.000 đồng, cờ, cúp và giấy chứng nhận); 10 giải cho nghệ nhân có chim lọt vào tốp 20 mỗi giải (0,5 chỉ vàng, cờ, cúp và giấy chứng nhận); trao giải cho nghệ nhân có chim lọt vào tốp 10 mỗi giải (1 chỉ vàng, cờ, cúp và giấy chứng nhận).

Đồng thời trao giải nhất (5 chỉ vàng, cờ, cúp và giấy chứng nhận) cho nghệ nhân Lê Thành Trung-Câu lạc bộ chim cảnh Văn Hiến có chú chim mang số báo danh 137; giải nhì (4 chỉ vàng, cờ, cúp và giấy chứng nhận) cho nghệ nhân Lê Quốc Hưng chủ nhân của chú chim số báo danh 111; 2 giải ba (3 chỉ vàng, cờ, cúp và giấy chứng nhận) chim mang số báo danh 048 của nghệ nhân Nhất Long Phạm và chim mang số báo danh 145 của nghệ nhân Ngô Thiện Phát; 6 giải khuyến khích mỗi giải gồm (1 chỉ vàng, cờ, cúp và giấy chứng nhận) đồng thời ban tổ chức còn trao 1 giải phong cách (50 USD, cờ, cúp và giấy chứng nhận) cho chú chim mang số báo danh 145 của nghệ nhân Ngô Thiện Phát.

Ban tổ chức trao giải nhất, nhì, ba cho các nghệ nhân đạt giải. Ảnh: Hà Phương

Thông qua hội thi nhằm tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh, giúp những nghệ nhân nuôi chim cảnh, chim chào mào trên địa bàn tỉnh Gia Lai và tỉnh bạn có dịp giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và thể hiện lòng đam mê với bộ môn nuôi chim cảnh.

Cách Chọn Chim Chào Mào Chợ Có Tương Lai

Thông thường các hội nhóm Chào Mào thường chơi tụ tập thành từng mảng và những nhóm này tổ chức đi đánh, lựa được những Chú Chào mào chơi tốt ngoài thiên nhiên về chia sẻ cho anh em chơi lên thì không có gì phải lăn tăn nữa ! Những anh chị em mới chơi thường có rất ít cơ hội như vậy và cách tốt nhất vẫn là lúi húi , cặm cụi ra chợ rình Móc một hai chú về chơi để thỏa chí tò mò !

Để có thể lựa móc được những chú trong lồng tập trung là cả một kì công, nhờ được người xem chọn hộ, móc hộ có kinh nghiệm thật vui biết mấy! nhưng vẫn không có cơ hội như vậy thì đây là những cách tốt đẻ có thể lựa được cho mình một chú có tương lai ổn ổn để về chăm bẵm ! Với những Chú chim Bổi , Mộc này ( chim từ rừng mới bẫy được về gọi là chim Bổi , chim Mộc ) theo kinh nghiệm của mình thì chim tách lồng 1 hoặc 2 chú sẽ khó nhìn hơn với những Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm ! Nên chọn chim trong những Lồng tập chung! Chuẩn bị tư thế và Móc thật tốt căng mắt và chú ý những chú có biểu hiện sau đây:

+ NHững Chú trong Lồng mà rướn người xù họng ức , gân cổ , mổ những chú chim khác nên chọn ! + Những Chú rướn người nhấp cánh ( 2 cánh nhấp lên nhấp xuông ) dáng muốn sửng cồ với chú khác nên chọn + Những chú trông lí lắc nhanh nhẹn hoạt bát trong lồng , nên chọn . + Những chú trong Lồng mà Đổ giọng dài từ 5-6 âm nên chọn . + Sau đó bắt ra lồng riêng và quan sát thêm:

Kiểm tra các móng và đầu cánh xem có bị thương tật gì không ?

+ Khi bắt được Chim trên tay mà những chú chim này kêu choang choảng thì sau sẽ rất mau ! Sau khi bắt được một vài chú cảm thấy có tương lai để nuôi rồi thì có vấn đề để lăn tăn đây: Nếu chim bổi ngoài hàng đã nuôi được một thời gian và chủ cửa hàng đã vào cám được cho chim rồi thì tốt quá ! Nếu không Chim bổi mới về các bạn phải làm công đoạn và cám cho chim .

+ tại sao phải vào cám cho chim ? Vì muốn nuôi chim được ổn định và đỡ mvất vả hơn nên vào cám để có thể có nguồn thức ăn cố định và dễ bảo quản hơn .

Như đã nói ở trên Chào Mào là loài chim ăn côn trùng và Hoa Quả nên cách vào cám cho chim cũng rất dẽ và phong phú . – Cách thứ nhất mà giới chơi Chim Chào Mào chuộng nhất là lấy Chuối Tây (quả chuối màu vàng và ngắn nhỏ cỡ 10cm) bóc vỏ và cạo bớt phần sáp vỏ để lộ thân thịt của chuối sau đó lăn vào với cám đã nghiền nhỏ (cám này các bạn có thể mua cám Ba Vì đóng gói cỡ khoảng 7-8 ngàn vnd cho kinh tế) . Treo chuối lên một cái móc để trong lồng cho chim mổ ăn. Khi chim ăn hết phần chuối có dính cám thì các bạn lại lấy ra lăn lại với cám mới hoặc thay chuối + cám mới cho tốt . Cứ như vậy khoảng 3 ngày đến 1 tuần chim chịu ăn nhiều sẽ nhanh vào cám. Cũng có thể lấy một mẩu Chuối bóm nhuyễn với cám và bỏ vô Hũ cho chim ăn.

– Cũng có thể gặp những chú chim sinh sống tại vùng không có chuối mà không được ăn chuối bao giờ nên sẽ không ăn cách trên! ta có thể trộn cám với nhiều loại hoa quả khác như Cà Chua, đu đủ , dưa hấu đỏ vv…

– Sâu hoặc cào cào, dế tẩm ướt nước trộn cùng cám để chim ăn cũng là một cách vào cám tốt cho chim. Không ngoại trừ một số trường hợp cá biệt do chim quá nhát hoặc quá gan lì mà bỏ ăn dẫn đến chết . các bạn chú ý khi vào cám cho chim thấy một hai ngày mà chim không chịu ăn nhiều có hiện tượng xù lông nên thả để tránh cái chết cho chim. Thế nào đã biết chim đã vào cá hay chưa ? các bạn quan sát phần phân chim thấy có sệt màu vàng và thành phần bột của cám là Ok ! tuy nhiên đừng rút chuối chúng tôi đi ngay mà trộn theo tỉ lệ Cám nhiều dần và rút bớt các loại Hoa quả , sâu đi .. Quan sát thấy chim vẫn ăn bình thường, nhẩy khỏe là tốt ! sau 5-7 ngày thử rút hẳn cho ăn cám không thấy chim chịu ăn là OK.

Giải Cứu 500 Con Chào Mào Tái Thả Vào Vườn Quốc Gia Vũ Quang

Ngay sau khi được tái thả các 500 cá thể chào mào đã nhanh chóng thích nghi và hòa nhập với môi trường tự nhiên ở Vườn Quốc gia Vũ Quang.

Giải cứu 500 con chào mào tái thả vào Vườn Quốc gia Vũ Quang. Ảnh: Tư Sang.

Vườn quốc gia Vũ Quang vừa phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tái thả hơn 500 cá thể chim Chào mào về môi trường tự nhiên.

Trước đó, Đội kiểm lâm Cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh phối hợp cơ quan chức năng kiểm tra xe ôtô khách biển kiểm soát 18B – 02230 do ông Nguyễn Văn Chưởng điều khiển lưu thông trên tuyến đường tránh thị xã Hồng Lĩnh. Qua kiểm tra phát hiện trên xe chở 12 thùng chứa hơn 500 cá thể chim chào mào đang trong tình trạng khoẻ mạnh. Tại thời điểm kiểm tra lái xe không xuất trình được hồ sơ hợp pháp để chứng minh nguồn gốc.

Ngay sau khi được tái thả các cá thể chim chào mào đã nhanh chóng thích nghi và hòa nhập với môi trường tự nhiên. Việc tái thả nhằm mục đích tăng số lượng cá thể loài, bảo tồn nguồn gen, góp phần nâng cao tính đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Vũ Quang.

Chào mào được tái thả nhanh chóng hòa nhập môi trường tự nhiên ở Vườn Quốc gia Vũ Quang. Ảnh: Tư Sang.

Theo kết quả điều tra của các chuyên gia trong nước và quốc tế, Vườn Quốc gia Vũ Quang có tới 76% diện tích rừng tự nhiên với hai kiểu chính: rừng kín thường xanh á nhiệt đới chiếm 20% với hai loại thực vật ưu thế là pơmu và hoàng đàn; rừng kín thường xanh nhiệt đới với các loại thực vật bậc cao như: cẩm lai, lát hoa, lim, dổi, trầm hương… và nhiều cây dược liệu quý.

Động vật ở đây rất phong phú, theo thống kê có tới 60 loài thú, 187 loài chim, 38 loài bò sát, 26 loài lưỡng cư và 56 loài cá; trong đó có 26 loài thú, hơn 10 loài chim, 16 loài bò sát quý hiếm cần được bảo vệ.

Theo ông Nguyễn Danh Kỳ, Giám đốc Vườn Quốc gia Vũ Quang, vườn không chỉ được biết đến là trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất của Việt Nam, mà còn là nơi lưu giữ nhiều nguồn gen rất giá trị cho công tác bảo tồn. Khu vực này có duyên với việc phát hiện loài mới đến mức các chuyên gia và nhà báo nước ngoài từng nói rằng: “Vũ Quang là ‘mỏ’ loài mới của Việt Nam”.

Tư Sang

Cách Bẫy Chim Chào Mào Hiệu Quả Nhất Được Chuyên Gia Chia Sẻ

Chim chào mào nổi tiếng là loài chim quý với bộ lông đẹp và tiếng hót rất hay. Vậy có những cách bẫy chim chào mào nào vừa an toàn lại hiệu quả, không tốn kém chi phí cũng như thời gian là vấn đề nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn những cách đang được áp dụng phổ biến hiện nay cũng như lưu ý để chăm sóc chúng khỏe mạnh nhất.

Những đặc tính nổi bật của chim chào mào

Chim chào mào là loại chim nằm trong danh sách những loại chim được yêu thích nhất hiện nay bởi những đặc tính nổi bật và khác biệt của chúng.

– Đặc điểm ngoại hình của chim chào mào

Chim chào mào sở hữu hai má trắng, có mào to, ngay ở phía trên mảng trắng là màu đỏ.

Chúng có đa dạng cách gọi, tại Việt Nam tùy vào các khu vực mà chúng có tên gọi khác nhau: chim đít đỏ, chóp mũ đỏ, hoành hoạch mồng…

– Những tập tính sinh sống của chim chào mào

Chúng thường thích sống ở những nơi có cây cối cao ở rừng núi, nhưng lại không thích những nơi um tùm hay rừng rậm rạp.

Chim chào mào thường có thói quen sống và làm tổ ở trên những cành cây ở trong rừng thưa thớt.

Theo nghiên cứu về chim chào mào của các nhà khoa học, loại chim này có thể sống được trung bình khoảng 11 năm.

– Về tập tính sinh sản của chim

Thời gian mà chim chào mào sinh sản nhiều nhất là từ tháng 10-12 trong năm. Một số cặp chim có thể sinh sản được những hai lần/năm.

Khi gọi chào bạn tình, chim chào mào thường cúi đầu, đuôi nhấp lên đồng thời cánh chim rũ xuống.

Chúng thường làm tổ có hình dạng như cốc trên cành cây cao và thưa, chắc chắn. Tổ thường được làm từ giấy, rễ cây, vỏ cây, rễ hay nilon…Trung bình mỗi tổ chim sẽ có khoảng 2-3 quả trứng với màu sắc là màu cà nhạt, có các lốm đốm nâu xuất hiện.

Những đặc tính nổi bật của chim chào mào

Cách bẫy chào mào hiệu quả nhất được các chuyên gia chia sẻ

– Cách bẫy chào mào bằng hoa quả

Đây là một trong những cách bẫy chào mào sổng, cách bẫy chào mào má trắng thường được áp dụng nhiều nhất và an toàn, hiệu quả. Bởi đây là những chú chim bị đói ăn, dễ bị dụ bởi cách này, chúng sẽ sa vào ăn và dễ dính bẫy.

Các loại trái cây được dùng để bẫy chim phải kể đến: Quả cà chua, quả ráy, chuối… Không chỉ chim chào mào mà khá nhiều các loại chim ăn trái cũng rất dễ bị dụ bởi cách phổ biến mà đơn giản, an toàn này.

– Cách bẫy chào mào bằng keo

Cách bẫy chim chào mào bằng keo là cách bẫy chào mào đấu cũng như các loài khác được thực hiện phổ biến với cách làm như sau:

Dùng keo chuyên dụng để lên cành cây gần những chú chim bay qua, khi chim chào mào đậu chúng sẽ dễ bị dính vào và khó thoát ra được.

Hình thức bẫy này thường được đặt ở những nơi chim hay đậu và kiếm ăn qua.

Tuy nhiên, với cách bẫy chim bằng keo này lại dễ gây hỏng lông cho chim, khiến lông bị hư thậm chí bị rụng nếu keo quá chắc.

Thông thường, người ta hay kết hợp bẫy chim bằng keo với bẫy đấu. Bởi những chú chim không chịu nhảy vào lụp hay đậu ở cành cây, nên khi kết hợp với bẫy đấu sẽ tăng tỉ lệ bắt được những chú chim chào mào trống hơn hẳn.

– Cách bẫy chào mào bằng lưới

Đây là cách bẫy chào mào không cần mồi cũng như là cách bẫy chào mào đầu đàn đem lại kết quả cao.

Thế nhưng, chim được bắt bằng hình thức này lại hay có giá thấp bởi chúng không phải là những chú chim căng lửa. Ngoài chim chào mào, những chú chim sau (chim cu gáy, chim sẻ) cũng khá sa vào lưới.

Cách thực hiện như sau:

Nên dùng loại lưới mỏng và có chiều rộng khoảng 3m và dài từ 30-100m để bẫy chim tùy nhu cầu của mỗi người.

Khi bẫy chim, bạn nên dùng sào căng lưới ở những địa điểm mà chim rất hay bay qua lại để kiếm ăn.

Kiên nhẫn chờ đợi chim hoặc lùa chim vào những chiếc bẫy này để chúng dễ bị dính bẫy hơn, khó có thể thoát ra được.

Lưu ý: Với hình thức dùng lưới là cách bẫy chào mào mùa sinh sản bởi sẽ rất nhiều chim sa vào. Với cách bẫy chim bằng lưới này sẽ làm tận diệt chim nên tốt nhất bạn không nên thực hiện cách bẫy này.

Chim chào mào được bẫy về nên cho ăn gì?

– Trứng kiến: Đây là loại mồi cung cấp khá nhiều lượng chất đạm và canxi để giúp lông chim chào mào mọc nhanh hơn.

– Cám: Cũng là thực phẩm chim chào mào rất thích. Đây là loại thức ăn phổ biến khi nuôi dưỡng những chú chim chào mào nói riêng, các loại chim khác nói chung.

– Trái cây như đu đủ, cam, chuối: Cung cấp nhiều vitamin giúp chim tăng khả năng miễn dịch, giải nhiệt và tăng tỉ lệ nở trứng cho chim. Bên cạnh đó, chúng còn giúp cho hệ tiêu hóa của chim khỏe mạnh để phát triển tốt.

Lưu ý: Sau một thời gian cho ăn, chúng ta nên quan sát về thái độ và hành vi của chim để xác định chính xác hơn chúng thích và không thích ăn gì, để có thể cân đối các loại thực phẩm phù hợp nhất cho chim chào mào.

Nên cho chim chào mào ăn gì sau khi được bẫy về