Chào Mào Bổi Cụp Mào / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Suy Nghĩ Về Chào Mào Bổi

Chim khi mới bắt về nhà, chúng còn lạ lẫm với mọi điều xung quanh từ không gian sống,tiếng ồn ào,người nuôi,thức ăn…

Nhưng dù cho cuộc sống của chúng đã thay đổi hoàn toàn, chúng vẫn học hỏi từ cách sống trong môi trường chật hẹp từ cuộc sống bay nhảy sang cầm tù, cách thích nghi với loại cám mới, học cách tắm hay thích nghi với tiếng nói của con người,tiếng xe cộ qua lại mà trước đây chúng rất ít khi nghe.Từ 1 thủ lĩnh ở chốn núi rừng thành con cờ trong tay chủ.

Chúng học hỏi không ngừng, để dần thích nghi với cuộc sống mới, không phải ngày 1 ngày 2, mà là năm này qua năm khác.

Tôi là một chú chào mào non. Cha mẹ tôi sinh tôi ra ở một khóm tre đầu làng. ( Vì có chiếc mào dựng đứng ở trên đầu, nên chúng tôi có tên gọi như vậy). Cha tôi có được chất giọng bay bổng, cao vút, vang xa. Tiếng hót như tiếng chuông ngân. Khi gặp kẻ khác đến tranh giành lãnh thổ, cha tôi dùng tiếng ”ché” để quát, đuổi những kẻ khác đến tranh giành thức ăn.

Trước khi xây nhà làm tổ, cha tôi đã mất rất nhiều công sức, thời gian để tìm cho mình một chiếc tổ gần những nơi có trái cây quanh năm để tiện cho việc kiếm thức ăn sau này. Gần tổ của chúng tôi có một số loài chim khác như : Chim Hoành hoạch, vành khuyên, sẻ đá sống ở những bụi chuối, cây nhãn, cây ổi…

Khi chúng tôi đến khu vườn này, số lượng chim đến đây còn khá thưa thớt. Vì vậy lượng quả chín này có thể dùng quanh năm, không phải lo đến việc kiếm thức ăn hàng ngày. Những quả trâm, quả dâu da, quả ổi mọc trĩu quả nhưng cha tôi vẫn thường khuyên với mọi người: ”chúng ta phải tiết kiệm, ăn quả nào thì ăn hết chứ đừng để lãng phí, nếu chúng ta không hoang phí thì lượng quả này có thể dùng quanh năm”. Tất cả mọi ngưười đều đồng ý với ý kiến của cha tôi, vì vậy mọi người lựa những quả chín ăn trước, những quả xanh thì để đến khi chín mới ăn. Lượng quả chín trong vườn vì vậy mà còn rất nhiều.

Ở vườn bên cạnh, do các loài chim dùng trái quả lãng phí nên lượng quả trong vườn của họ cạn kiệt dần. Họ phải đi sang vườn bên cạnh kiếm thức ăn. Như mọi sáng, cha tôi cùng mọi người đến ăn và đem thức ăn về tổ. Mọi ngưười vừa hái những quả chín, vừa vui vẻ hót ca líu lót thì thấy lũ lượt các anh chim vườn bên cạnh đến lấy quả. Họ gặp chúng tôi và nói: ” Khu vườn chúng tôi ở, giờ không còn quả nào, lượng quả thưa thớt nên việc kiếm ăn gặp khó khăn, chúng tôi đến để xin ít quả về cho gia đình mình”. Cha tôi và mọi người vui vẻ nói: ” Mời mọi người cứ tự nhiên, nhưng xin mọi người lưu ý, ăn quả nào thì ăn hết, đừng để lãng phí”. Những loài chim này ậm ừ cho qua chuyện. Nhưng do quen tính hoang phí, hàng ngày mọi người đến lấy quả chín, họ nếm quả nào ngon thì ăn, quả nào không ngon thì đem vứt bỏ. Ban đầu cha tôi và mọi người nhắc khéo: ” Nếu các bác mà ăn lãng phí như vậy thì khu vườn này sớm muộn cũng lại giống khu vườn của các bác, lúc ấy tất cả chúng ta chẳng còn quả để ăn đâu”. Mọi người lúc này có vẻ không bằng lòng với cha tôi. Họ bảo: ” Lúc khó khăn chúng tôi mới đến xin ít quả về cho gia đình chứ” rồi bỏ đi. Ngày hôm sau họ lại đến, vẫn chứng nào tật ấy lại ăn những quả ngon, quả không ngon thì bỏ đi. Khu vườn trái quả nhiều là thế nhưng do các loài chim vườn bên cạnh đến lấy thức ăn hoang phí nên lượng quả chín cũng không còn nhiều, bởi những quả xanh chưa kịp chín đã bị bọn họ hái mà không ăn. Cha tôi thấy vậy mới bàn với mọi ngưưuời: ” ngày mai chúng ta sẽ đuổi tất cả những người khách này đi ra khỏi khu vườn”. Mọi người nhất loạt đồng ý.

Sáng hôm sau, theo thói quen, mọi người lại kéo tới. Lúc này cha tôi cùng những người hàng xóm cất tiếng hót xua đuổi những vị khách này đi. Những vị khách này thấy mình cũng có lỗi nên bỏ đi nơi khác kiếm thức ăn. Cha tôi nghĩ bụng: ”Với tính cách sống hoang phí như vậy thì đi xin ăn ở đâu cũng bị nguười ta đuổi mà thôi” Chỉ duy nhất có anh chào mào là không chịu rời đi. Anh nói : ”Trái quả là của chung, tôi không đi đâu hết ”. Khu vườn này giờ là của tôi. Cha tôi ngạc nhiên trưước sự ngang ngược, trắng trợn của anh. Cha tôi nói: ” Khu vườn này là do chúng tôi đến đây trước, anh hãy trở về khu vườn của anh đi” Anh chào mào nhất mực không chịu đi, anh nói: ”chiến thắng dành cho kẻ mạnh, kẻ nào thua thì đi chỗ khác kiếm ăn” Loài chim chúng tôi là thế, khi có được lãnh thổ mà không có bản lĩnh thì không dễ gì bảo vệ được lãnh thổ của mình. Vì vậy loài chim chúng tôi phải rèn luyện thân thể: Chuyền cành, bay nhảy để có được sự nhanh nhẹn, khoẻ mạnh của đôi chân, tập luyện để có giọng hót to, vang xa. Để có được tiếng hót hay là cả một quá trình học hỏi, rèn luyện. Những chú chim hót to, vang, hót được nhiều giọng là những chú chim siêng năng luyện tập võ nghệ cùng luyện tiếng hót. Tiếng hót thể hiện được bản lĩnh của loài chim.

Cha tôi nói: ” Được, ngày mai chúng ta sẽ thi đấu, kẻ nào thua sẽ phải chuyển đi nơi khác” trước khi đi anh còn trêu tức cha tôi, ăn một quả ổi và vứt đi cả chùm dâu da chín đỏ rồi mới chịu bay đi.

Cha tôi nói với mọi ngưười : ” Chúng ta làm đúng thì không phải sợ gì cả. Khu vườn trên là của chúng ta, chúng ta phải giữ những gì thuộc về chúng ta, nếu nhượng bộ sẽ bị chiếm mất lãnh thổ, mà kẻ thua cuộc thì đi đến đâu cũng bị xua đuổi, sẽ phải đi tìm trái quả ở những nơi khác ”. Mẹ tôi rất lo lắng bởi ở khu vườn anh chào mào ở và những khu vườn bên cạnh ai cũng phải nhượng bộ bởi tính hống hách, ngang ngược, không biết điều của anh.

Hôm sau đúng hẹn, cha tôi bay lên cành ổi đợi anh chào mào. Anh xuất hiện trong tư thế thật hống hách. Anh giang cánh, xòe đuôi thể hiện sự dũng mãnh. Sau đó anh bay đến cây ổi nơi cha tôi đậu. Hai bên bắt đầu trổ tài thi đấu. Cha tôi và anh cất tiếng hót, biểu diễn tất cả những giọng hót đã tập luyện hàng ngày. Tiếng hót của anh vang xa ra khắp khu vườn, cha tôi cũng không vừa, cha tôi rít lên những tiếng chói tai, cha tôi do siêng tập luyện nên tiếng đanh và chắc. Hai bên thi đấu hết tất cả giọng của loài chim, từ giọng trầm bỗng chuyển sang bổng, những tiếng ”ché” dùng để lấn át, dọa nạt đối phuương được hai bên trổ tài nhưng vẫn không phân thua thắng bại. Hai bên cùng giang cánh, xòe đuôi để thu phục đối phương. Gần nửa ngày mà không bên nào chịu bên nào. Lúc này, cả hai bên lao vào đánh nhau. Anh chào mào dùng mỏ quặp chặt lấy cổ cha tôi, cha tôi lách đầu, dùng mỏ mổ tới tấp lên đầu anh chào mào. Anh cũng không vừa, mặc dù bị đau nhưng anh vẫn cố tránh né và dùng chân đá cha tôi, cả hai đều bị rơi xuống đất đau điếng. Vừa rơi xuống chưa kịp hết đau hai bên lại nhảy vào đánh nhau. Tất cả những món đòn như: khoá cánh, dùng cánh để tát đối phương, né đòn được hai bên sử dụng triệt để nhưng vẫn không phân thua thắng bại. Hai bên đánh nhau, dùng tất cả những gì đã tập luyện để hạ gục đối phương. Nhân lúc anh bị mổ tới tấp vào đầu, chưa kịp phản đòn, cha tôi dùng mỏ quặp chặt đầu anh và đè đầu anh xuống giữ không cho anh đứng dậy được. Anh vùng được dậy và mổ trả lại cha tôi. Cha tôi vít đầu anh và đá liên tiếp vào mặt, vào ức, khiến anh đau quá lúc này mới chịu thua và vội vàng bay đi. Mọi người vui mừng khôn xiết, họ hái rất nhiều quả chín để chúc mừng vì đã xua đuổi kẻ không mời mà đến này. Cha tôi đau và mệt nhưng vẫn không quên nhắc nhở mọi ngưưuời: ” tiết kiệm là một việc nên làm, đừng để hoang phí thức ăn” . Vườn cây lại yên bình như xưa, không còn kẻ đến phá phách nữa.

Tưởng mọi việc diễn ra suôn sẻ. Nào ngờ mấy hôm sau, gia đình bác nông dân chuẩn bị dựng nhà. Họ bàn nhau phá bỏ một phần khu vườn trên để xây nhà. Tất cả loài chim xung quanh khu vườn đều lo lắng, bởi nếu họ dựng nhà thì tất cả sẽ phải tìm khu vườn khác để dựng tổ. Sáng hôm sau, cha mẹ tôi đi tìm chỗ ở mới, gia đình bác nông dân bắt đầu đốn các cây trong khu vườn. Những cây ổi, cây nhãn, cây tre đều bị đốn. Bác nhìn thấy tổ của gia đình tôi. Bác bắt tôi vào trong một cái lồng bẫy. Lồng bẫy được thiết kế rất tỉ mỉ, ở dưới nhốt chim mồi, ở trên là hai lồng bẫy. Nếu không cẩn thận sẽ bị sa vào bẫy, không có cách nào thoát khỏi. Vì tôi còn non chưa đủ lông cánh nên không thể bay được nên đành chịu để bác bắt. Lúc ấy cha tôi vừa kịp bay về, cha tôi từ trên nóc nhà nhìn xuống thấy con mình đang kêu thảm thiết nhưng không biết làm cách nào để cứu lấy con mình. Bác treo tôi lên một cành cây gần đó để dụ cha mẹ tôi vào lồng bẫy. Bác biết khi con bị nguy hiểm, cha mẹ sẽ tìm mọi cách để cứu con, bất chấp mọi nguy hiểm đến tính mạng. Đến trưa nhân lúc mọi người nghỉ ngơi, cha mẹ tôi bàn cách cứu con của mình. Tôi lo sợ kêu khóc gọi cha mẹ. Vì thương con, không suy nghĩ, từ trên nóc nhà cha tôi xà xuống lồng cứu tôi, liền chạm phải lồng bẫy, giãy giụa không tài nào thoát ra được. Thấy vậy mẹ tôi cũng lao xuống để cứu chồng, không may cạnh đó cũng còn một cái bẫy nữa, cánh của mẹ tôi vuướng phải bẫy, vậy là cả nhà tôi đều dính bẫy của bác nông dân. Lúc này bác nông dân chạy ra và nói với mấy anh thợ: ”Cả gia đình chào mào sa lưới rồi”. Bác vừa nói vừa gỡ cha mẹ tôi và cho vào hai lồng bẫy khác. Chúng tôi trở thành tù nhân bị giam trong lồng bẫy. Bác bắt đầu cho gia đình tôi ăn. Vì từ sáng tới giờ chưa được cha mẹ cho ăn gì nên tôi đói đã ăn hết thức ăn bác cho, cha mẹ tôi thì buồn, ủ rũ. Cha mẹ tôi bỏ ăn. Rồi vì sinh tồn, hai hôm sau cha mẹ tôi mới ăn. Cha tôi chẹp miệng nói: ” Thôi đành phải sống trong cảnh giam cầm, bù lại không phải lo đến miếng cơm, miếng nước, họa cũng là may, chỉ có điều là không được tự do mà thôi, đợi khi có cơ hội chúng ta sẽ trốn ra khỏi đây” Giờ đây chúng tôi đã trở thành tay sai cho bác nông dân. Hàng ngày bác cho chúng tôi ăn, uống tử tế, bù lại chúng tôi phải là những con chim mồi để dụ những con chim chào mào quanh đó sa bẫy. Những ngày tiếp theo, rất nhiều anh chào mào bị sa lưới bởi có chúng tôi làm chim mồi. Số lượng lồng ngày càng nhiều. Giờ ngoài gia đình tôi còn có nhiều gia đình chào mào khác. Không biết mọi người vui hay buồn nữa. Hàng sáng bác cho tất cả chúng tôi ăn, uống, ai cũng ăn hết khẩu phần của mình. Một thời gian sau cha tôi thấy việc làm của mình khiến mọi ngưười cũng cùng số phận như ông. Ông nói với mọi người: ” Vì tôi mà mọi người bị giam ở đây, tôi thật có lỗi với mọi người” Tưởng mọi người sẽ trách mắng cha tôi nhưng mọi người đồng thanh nói: ” Chúng tôi phải cảm ơn gia đình bác mới đúng, không có bác chúng tôi không biết phải kiếm ăn sao nữa, trái quả giờ chẳng còn là mấy, quả thì ít mà số lượng người ăn trái quả thì nhiều. Giờ chúng tôi không phải lo toan đến cuộc sống mưu sinh nữa. Có tự do mà không có cái ăn thì cũng không thể sống được”. Cha tôi nghe vậy càng buồn hơn bởi họ chỉ nghĩ đến cái ăn mà thôi, tự do họ không coi trọng?

Những ngày tiếp theo cảnh tù túng khiến cha tôi chẳng thiết ăn uống. Cha tôi nói với mẹ con tôi: ” tôi sống quen tự do rồi, giờ sống cảnh tù đày, tôi không thể sống đưược, không có tự do thì sống phỏng có ích gì” và cha tôi cắn lưỡi chết. Sự việc diễn ra chóng vánh khiến mẹ tôi không kịp suy nghĩ, bà cũng cắn lưỡi chết cùng chồng. Hôm sau bác nông dân thấy vậy nói với mọi ngưười: ” Chắc chim bố mẹ quen sống tự do không quen cảnh tù túng”. Bác vừa nói vừa đi ra thả hết tất cả những lồng bác bẫy được. Từng con chim được bác thả ra khỏi lồng. Còn lại một mình tôi bác không thả bởi tôi còn non, chưa đủ lông, đủ cánh, chưa thể tự kiếm ăn được nên bác giữ tôi lại để nuôi. Hàng ngày bác cho tôi ăn uống, chăm sóc tôi như chuộc lại nỗi lỗi lầm khi bắt chúng tôi. Theo thời gian tôi lớn lên rất nhanh. Tôi mọc đủ lông, đủ cánh. Ngực tôi nở nang, tôi bắt đầu biết cất tiếng hót. Để không phụ lòng bác đã chăm bẵm tôi, hàng sáng tôi cố gắng luyện tập giọng hót của mình. Do sống trong cảnh ”chim lồng cá chậu” nên tôi không có cảm giác tù túng, mất tự do. Tôi chỉ thấy cô đơn khi nghĩ về cha mẹ mà thôi. Một ngày kia bác nông dân cho tôi ăn và nói : ” chim ơi, mày đã đủ lông, đủ cánh. Tao thả mày về với tự nhiên”. Bác mở lồng để tôi bay đi. Tôi lưỡng lự một hồi không đi. Bác thò tay vào lồng bắt tôi và nói: ”Không biết mày có quen với môi trường tự nhiên không, nếu không kiếm được thức ăn thì quay về lồng tao cho mày ăn” Vừa nói bác vừa tung tôi bay lên trời. Tôi liền bay vút lên không trung và đậu lên một cành cây, nhìn xuống nơi bác đang ngước nhìn tôi, tôi cảm thấy tự do thật là tuyệt vời, từ trên cao nhìn xuống, có thể bao quát tất cả cảnh vật xung quanh.

Cách Chọn Chào Mào Bổi Hay

Cách chọn chào mào bổi hay

Chào mào bổi (già rừng) chỉ dành cho anh em chơi chào mào lâu năm, và phải có tính kiên trì cao, vì nuôi từ lúc bẫy được đến lúc chơi cội thì phải trải qua quá trình gian khổ. Mất khoảng 2-3 năm mới bắt đầu chơi giàn được.

Vậy tại sao lại thích chim già rừng, đơn giản vì nó có giọng hót hay, đanh và gắt. Cùng với việc sống lâu ngoài thiên nhiên tạo cho chú chim bản tính hung dữ vì phải đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên khắc nghiệt. Cho nên thuần được em nó để đi chơi cội thì chả biết sợ ai, không như mấy em má trắng, má lở thích thì chơi không thích thì “đeo tai phone”.

Chào mào bổi (già rừng) có độ tuổi từ 3 năm trở lên, nếu đi bẫy thì dễ phân biệt, chịu khó quan sát và nghe chim xổ bọng là biết. Cách này chỉ dành cho anh em không có điều kiện đi bẫy mà mua chim ở cửa hàng hoặc của người khác bán lại.

Cách chọn chim Chào mào theo hình dáng:

– Mào: gốc mào to, khi mào dựng lên thì phải thẳng cạnh từ giữa mào xuống hết cổ – không gấp khấc ở cổ (nếu gấp khấc càng to thì gốc mào càng nhỏ – chim kém bền). Ở trên đầu con chim, phần lông nào dựng lên thì tính là mào. Từ giữa mào lên đỉnh mào phải gom gọn. Đỉnh mào nhọn, không loe hoe. Mào càng cao thì nhìn chim càng uy nghi, đĩnh đạc. Mào thẳng đứng gọi là mào đinh, chim bền bỉ, nhiều nước chơi hay, nhìn nó hào hoa phong nhã; Mào cong về phía trước là mào lân, chim dữ dằn, bản năng đàn áp, nhìn nó uy nghi oai dũng.

– Chim phải có đầu to bản đầu phẳng đầu cá trê chim như thế rất lì chim . Chim ngoài tiệm hầu như con nào cũng xếp mũ nên cũng dễ nhận thấy thôi. – Chim có gốc mũ to dày, càng dày càng tốt. cái này tùy vào từng người thích mũ j thì chọn mũ đó. – Chim có bờm ngựa.là chim có lông sau gáy mọc thẳng đan vào nhau tạo thành 1 đường chạy từ cổ lên đến gốc mũ( giống mấy cái mũ thời La mã ) . Tôi thích nhất cái này nhìn chim rất dữ và đẹp. – Hầu và ngực Chim:Khi ta chọn được con chim rồi bắt ra cho chim cắn vào ngón tay, để chim cắn ta lật ngược đầu chim ra và coi bộ hầu chim có phồng lên hay không cái này cũng dễ . Ngực chim hải to khi chim đậu mà có bộ ngực gần chạm với cầu thì quá tốtvới những con chim trong lồngCườm , yếm: Cái này tùy thuộc vào sở thích của từng người có người thích yếm đậm có người thích yếm loan . Cái này tô thêm phần đẹp trai cho chú chim vẫn có 1 số chú chim yếm không có nhưng vẫn chơi rất hay và bền.– Mỏ : Chọn con có bộ mỏ mỏng chim này nhanh miệng mau hót. Chim có bộ mỏ ngắn nhưng có bộ hàm to chim thể hiện được giọng hót gằn và nhặm ré”chéc”-Vai: Vai chọn co nào có bộ vai to tránh chọn những con có bộ vai khép lại nhìn chim không khỏe cái này nhìn ở lồng tập thể dể so sánh. thể so sanh với những con chim trong lồng.– Cánh: Chọn con có bộ cánh hở. hở ở đây là nhìn vào vai và cánh chim khi chim đứng ta có thể thấy được khe hởn nhỏ giữa cánh và vai( đưng nhầm lẫn giữa chim bị xệ cánh và canh hở nha hihi. Cánh chim phải dài quá pho cau. nếu con nào có bộ cánh dài hơn phần đỏ của đít thì rất tốt ( Những chú chim có bộ cánh hở, dài chim thiên về chơi cánh.) và tránh những con có bộ cánh xếp chồng lên nhau.– Đit đỏ chim : càn to càn tốt chim thể hiện được nội lực và nền tảng sức khỏe tốt chim có độ bền. – Đuôi chim: Chim đa số có 12 cộng lông nhưng ta chọn những con có bộ đuội dài. dài nhưng phải liền lạc với thân hình và đuôi phải to ,hông nhất thiết phải tim chú chim đứng xếp 1 cộng vì điều đó không thể có khi ở lồng tập thể. bông đuôi nếu được thì chọn con có 5 bông đuôi mỗi bên( cái này thể hiện được chim ở ngoài rừng ăn uống tốt.) Chim có bộ đuôi dài thì chim sẻ xiêng chơi đuôi khi hót hay xòe đuôi. – Chân phải đầy đủ các ngón không khuyết tật( cái này không nhất thiết vì có con khuyết tật nhưng vẫn hay và nỗi tiếng) cái này chỉ tô lên vẽ đẹp của chú chim của bạn thôi khà khà khà. – Cách phân biệt chim bổi 1 mùa và bổi có nhiều mùa ngoài rừng của tôi cũng khá đơn giản. chim bổi 1 mùa thì thường có bộ lông đen bóng, chân chim cũng đen bóng. còn chim già mùa càn già thì màu lông chim càn chuyển san màu nâu đỏ, chân chim có vãy và nhìn ống chân chim nó tốp lại, các ngón chân cũng thắt theo thời gian.

Đây là cái nhìn tổng quan đầu tiên khi anh em chọn chim. Chim già lồng có màu lông sẫm đen ở phần đầu, yếm, cánh. Không như chim non khoảng 1 năm lồng có màu lông nhạt, phần cổ và gáy có màu trắng. Vì chim chưa thay hết được toàn bộ lông mẹ (từ lúc sinh). Cách này hơi khó nhận biết, vì nếu chim đã thay hết rồi cũng chịu. Chim già lông không bó vào thân, vì chim nhảy nhiều.

Về giọng hót:

Cách này là dễ phân biệt nhất và cũng quan trọng nhất, nhưng cũng khó cho anh em ra tiệm mua chim và chim chưa tách lồng. Chim già hót giọng đanh và gắt. Giọng có độ vang, nảy và luyến láy 2 hoặc 3 âm tiết cuối khi xổ bọng.

Tắm Cho Chào Mào Bổi Hiệu Quả

Tiếp tục chia sẻ các bạn cách tắm cho chào mào bổi sao cho nhanh và hiệu quả. Sau khi bắt chim bổi về đã tập cho em nó ăn cám, mình đã để cập ở bài trước : Cách vào cám cho chào mào bổi. Đây bắt đầu là quá trình gian khổ đầu tiên về thú chơi chào mào, hehe nói “gian lao” cũng hơi quá, chủ yếu là niềm đam mê thôi.

Tắm cho chào mào bổi không dễ, cũng không khó nhưng mà phải kiên trì, có người tập hoài em nó cũng không chịu tắm, nhưng có nhiều con mới cho vào là tắm luôn. Chim tắm nhanh hay không cũng do lúc bẫy ngoài rừng em nó có lửa hay không? Nếu chim có lửa thì nhanh tắm lắm. Trước đây mình có bẫy được 1 em chào mào, chim này ở ngoài rừng chứ không phải của người ta xổng đâu nha. Em nó nhảy điên loạn. Vậy mà chỉ 1 ngày em nó đã tắm và ăn cám.

Cách 1 : Phơi nắng và cho chim nhìn chim thuộc tắm

Trước khi tắm nên phơi chim ngoài nắng khoảng 45 phút đến 1 giờ. Thời gian phơi tốt nhất là khoảng từ 8h đến 9h30 sáng. Nếu không rãnh thời gian đó thì phơi buổi trưa, hoặc chiều nhưng thời gian phơi ít hơn và tránh hướng mặt trời chiếu.

Sau khi phơi nắng xong cho một chú chim thuần đã chịu tắm vào lồng tắm. Và để chim bổi đứng gần để nhìn chim thuần tắm. Chim thuần tắm xong thì cho chim bổi vào lồng tắm, cho khoảng 1/2 nước vào chậu thôi tránh làm cho chim sợ nước, để lồng tắm ở nơi không có người qua lại. Nếu chim chịu tắm thì đã thành công ngay ngày đầu tiên rồi đó.

Nếu chim vẫn chưa chịu tắm, thì ngày thứ 2 cũng làm như cách trên. Nhưng phơi nắng lâu thêm tí nữa cho chim nóng. Rồi dùng bình xịt nước, bình hay dùng để xịt hoa đó, chỉnh nước phun sương thôi nha, đừng để nguyên 1 tia nước to xịt vào làm chim hoảng. Xịt nhẹ lên lông chim rồi đi chỗ khác tránh để chim thấy mặt. Nước khi xịt lên làm chim ngứa lông là em nó nhảy xuống tắm ngay.

Cách 2 : Nhốt trong lồng tập thể.

Mình thấy cách này là hiệu quả nhất, không mất thời gian nhiều và chim cũng nhanh tắm. Nhưng cách này phải có nhiều chim bổi và có lồng lớn, hoặc lồng tập lực.

Nhốt khoảng 10 con chim bổi trong lồng tập thể, đến trưa thì cho chậu tắm vào. Các bạn khỏi cần xịt nước gì hết. Cứ để vậy, khi một con nhảy xuống thì các con khác cũng theo mà xuống tắm.

Cách này rất nhanh và hiệu quả, chỉ cần vài ngày là chim tắm ngon lành rồi. Khi chúng ta tách chim bổi trong lồng tập thể ra để nhốt riêng. Mỗi lần cần cho tắm thì cứ lùa qua lồng tắm là chim sẽ tắm thôi chứ không cần tập nữa.

* Chú ý : Nên tập cho chim thói quen tắm vào buổi trưa khoảng 12h đến 1h. Và 1 tuần tắm 3 lần cách ngày. Vì tắm sớm quá, sau này các bạn mang chim đi dợt hay đi thi, đến giờ là em nó rỉa lông, chui đầu vào cóng nước và tắm làm mất vệ sinh lắm :). Thêm 1 cái nữa là lúc chim tắm thì đừng có rình xem, cái này nhiều anh em gặp phải lắm, vì muốn nhìn em chào mào cưng tắm làm cho em nó càng sợ và lâu tắm hơn.

Các bạn chịu khó kiên trì làm như vậy từ 2 – 5 ngày là chim chịu tắm thôi, chúc thành công nha.

Phương Pháp Thuần Chào Mào Bổi Già Rừng.

Đến thời điểm hiện tại để có một chú chim bổi bẩy đấy, già rừng là không phải chuyện dễ đâu nha các bạn. Nhưng tôi vẫn muốn chia sẻ kinh nghiệm thuần chim bổi già rừng cho những anh em nào may mắn có được chúng mà chưa biết cách thuần chúng. Nói về chào mào bổi già rừng thì ai cũng ớn lạnh, vì nó quá nhát, thuần được nó là 1 kỳ công không nhỏ, đòi hỏi nhiều gian nan thử thách và lòng kiên nhẫn của người thuần nó.

Bổi già rừng thì tùy theo độ già rừng của nó mà nó sẽ có độ nhát khác nhau. Chim ngoài rừng 1-2 mùa thì đã là nhát rồi. Chim từ 3 mùa rừng trở lên thường là chim có vị trí quan trọng ngòai rừng và trong bầy đàn của nó. Chim từ 4 mùa rừng trở lên thường là những anh chị đầu đàn, chim rất khôn, bẩy được những chim như vậy quả là 1 kỳ tích. Chim rất nhát, nhưng bù lại chim có giọng rừng chuẩn, giọng hay, đanh, rát, nước chơi hay,mà những con chim non mùa khác không thể nào có được.

Cách thuần chim bổi già rừng cũng không đơn giản, chỉ có các nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm nuôi chim bổi hoặc những chàng trai đầy sức trẻ muốn thử sức và lòng kiên nhẫn mới dám nuôi lọai chim này.

Chim bổi già rừng với bản chất rất nhát, tùy theo mỗi con mà ta nên chọn giữ nuôi hay không nuôi. Lồng nhốt chim bổi già rừng theo khuyến cáo của các nghệ nhân chơi lâu năm là nên nhốt chim trong lồng rộng, dễ bay nhảy, đặt nhiều cầu để chim bớt tung lồng và hạn chế làm hỏng bộ lông của chim cũng như hạn chế chim phát sinh các tật lỗi khác. Lồng từ 60 nan đến 76 nan, trong lồng nên đặt ít nhất 2 cầu chính và có thể có cầu phụ để chim tự do bay nhảy, khi chim bị tác động hoảng sợ thì chim còn có không gian bay nhảy. Nếu ta tra tấn chim trong lồng quá nhỏ bé, vì bản chất chim quá nhát nên việc chim tung lồng gây tổn thương và phát sinh các tật ngóai, ngửa, lộn mèo là chuyện không thể tránh khỏi.

Chim bổi già rừng thường là đã biết ăn các lọai trái cây trong đó có chuối cho nên không cần tập cho chim ăn chuối. Chỉ cần tập cho chim ăn cám, việc làm này cũng lắm gian nan, vất vả. Tùy theo bản chất từng con chim mà việc tập cho ăn cám nhanh hay chậm. Có con tập vài ngày là ăn cám nhưng cũng có con tập cả 1 thời gian dài, có con khi bẩy về thì tuyệt thực và không chịu ăn gì, lúc này đòi hỏi ta phải mất thời gian để đút chuối và thức ăn cho chim. Những ngày mới về nên cho chim ăn nhiều chuối nhằm tránh thay đổi chế độ dinh dưỡng 1 cách đột ngột sẽ làm chim mắc các bệnh đường ruột, khi chim đã biết ăn cám thì cho chim ăn trái cây ít lại.

Chim bổi già rừng khi về lồng mà không tung tóe nhiều thì đã là may mắn lắm rồi, khi chim đã yên vị với nơi ở mới với thức ăn và nước uống đầy đủ thì cần cho chim 1 khỏang không gian yên tĩnh để cho chim tập làm quen dần với cái lồng như là nhà của nó.

Nên treo chim nơi ít người qua lại, ít bị các tác động làm cho chim bị hỏang sợ. Tốt nhất nên treo chim vào 1 góc nào đó trong vòng 1 tuần đầu khi chim mới về nhà. Ngày ngày ta vẫn theo dõi thức ăn, nước uống cho chim nhưng nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chim.

Lồng chim ta nên trùm áo lồng theo kiểu chữ A, trường hợp chim tung quá dễ dẫn đến làm tổn thương chim thì bắt buộc phải trùm kín áo lồng trong 1 khỏang thời gian nhất định. Sau 1 tuần kể từ khi chim về nhà, ta theo dõi họat động của chim xem thế nào, nếu còn quá nhát thì tiếp tục chăm như lúc ban đầu, sau 1 thời gian khi chim bớt tung hơn thì từ từ hé áo lồng to ra 1 chút. Trong giai đọan này nếu có thể thì cũng nên cho chim tắm nước và phơi nắng để chim dần dạn dĩ hơn.

Ta có thể dùng mọi phương pháp để ép cho chim dạn thật nhanh, nhưng sẽ để lại nhiều hậu quả sau này:

– Chim bị dị tật do thời gian đầu nhảy hoảng dễ bị thương tật, có thể chim bị chết do sốc.

– Chim bị đơ do luôn hoảng loạn. Khi ta ép được con chim đến dạn người, ta tưởng chim đã thuần nhưng thực ra đó là sự khuất phục, cam chịu, chim đã quen và chấp nhận sự o ép đó, nhưng chim vẫn chưa từ bỏ hẳn bản tính nhát người. Việc này cần có nhiều thời gian sau này thì chim mới quen với người.

– Tốn thời gian của ta, khi ta dùng mọi phương pháp để ép cho chim dạn người thì ta sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian ở bên chim, suốt ngày quyến luyến bên chim với đủ mọi phương pháp.

Vì vậy khi chim đã hót rồi thì ta nên để tự nhiên cho nó hót, không nên tìm cách ép cho dạn. Cứ để thoáng cho nó, treo chỗ vắng người, tránh tiếp xúc nhiều với chim (mỗi lần đến là chỉ để cho ăn hoặc dọn lồng). Làm vậy thì chim lâu dạn nhưng đó là cách tốt nhất ta có thể làm. Con chim tự nó thích nghi với từng cái lạ lẫm và tự thuần, chim giữ được bản tính, nết chơi vốn có ngòai rừng của nó.