Chăm Sóc Chim Cảnh Mùa Đông / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Chăm Sóc Chòe Than Mùa Đông

Chim Chích Chòe Than loài chim dạng sẻ nhỏ, đặc điểm đó là màu đen và trắng với một cái đuôi dài được giữ thẳng đứng khi kiếm thức ăn. Phân bố ở nhiều vùng nhiệt đới Nam và Đông Nam Á, chúng là các loài chim phổ biến trong các vườn đô thị cũng như rừng. Chim Chích Chòe Than nổi tiếng với những giọng hót hay.

Chích Chòe Than gồm cả các đuôi dài, hình dạng nhỏ hơn Robin châu Âu, nhưng có đuôi dài hơn. Chim trống trên lưng màu đen, đầu và cổ họng ngoài một bản vá vai trắng, phần dưới và các bên của đuôi dài màu trắng. Con mái màu xám đen ở trên và màu xám trắng, chim non thì có vảy màu nâu trên lưng và đầu.

Làm thế nào chọn giống tốt? Chọn giống chim Chích Chòe than chú ý đến các yếu tố như mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, ngón chân còn đầy đủ móng. Sắc lông phải đen, trắng rõ ràng thì sau này chim trưởng thành mới đẹp.

Đảm bảo khẩu phần ăn của chim luôn đầy đủ dinh dưỡng

Bạn có thể cho chích chòe than thử nhiều loại thức ăn đa dạng khác nhau như: chuối chín, cám, ngô, cào cào, châu chấu, tôm… nhưng nhớ kiểm tra thức ăn xem có “tươi” hay không, tránh ẩm mốc hay chất lượng kém.

Thức ăn chim thường là trứng kiến, cào cào, dế, ăn dặm thêm bột đậu phộng trộn trứng. Bạn phải thường xuyên cho chim uống nước, nhờ nước chim mau lớn, thiếu nước chim chắc chắn sẽ không thể phát triển như bình thường.

Tắm nắng cho chim và lưu ý đến thời tiết

Khác với các loài chim khác, chích chòe than cần được tắm nắng với lượng thời gian thích hợp mỗi ngày. Thiếu tắm nắng hay tắm nắng quá nhiều đều khiến chích chòe ủ rũ. Ngoài ra, khi quan sát thấy thời tiết quá nóng hay trở lạnh đột ngột, bạn cần có biện pháp thích hợp như đặt lồng nơi thoáng mát hay treo áo lồng để chim được chăm sóc tốt nhất.

Chim lông non đã cứng, nhảy nhót, thấy tay người biết đeo mổ lúc đó có thể tập tắm nước. Cho chim tắm khoảng từ 10 – 12 giờ trưa, chim tự tắm thì sẽ tự rỉa lông, chim lấu dầu ở bầu phao câu rỉa từng cọng lông cho bộ lông mượt mà. Không nên ép chìm tắm quá sớm sẽ không tốt và khiến chim sẽ sợ nước.

– Lồng nuôi chim không cần quá rộng, đường kính đáy lồng khoảng 30 phân. Nên giữ lồng chim sạch sẽ. Thức ăn nên đổ vào cóng một lương vừa phải, tránh hư mốc, khi nào cho ăn mới trộn sâu khô với hỗn hợp đậu phông trộn trứng.

– Vài ngày phải tắm cho chim một lần bởi chim rất thích tắm, tắm giúp chim sạch hơn và giảm khả năng bị bệnh hơn.

Nuôi chim chích chòe đòi hỏi kì công, phải chăm sóc nhiều nhưng bù lại chim hót suốt ngày và tiếng hót hay lanh lót. Nuôi một chú chim chích chòe sẽ giúp nhà của bạn rộn ràng bởi tiếng hót chim rất là hay.

Nếu lồng không được vệ sinh thường xuyên, chú chim của bạn sẽ rất dễ bị mắc bệnh. Thời gian vệ sinh hợp lí là cứ cách 1 ngày, bạn dọn phân chim, rửa máng thức ăn nước uống và nhân tiện tắm cho chim luôn nếu có thể. Chích chòe than là loài chim mau dạn và nhanh hót, vì thế bạn có thể rèn cho chim tốt hơn bằng cách đem lồng tới giao lưu với chim của bạn bè bạn.

Chăm Sóc Trâu Bò Mùa Lạnh

1. Chuẩn bị tốt thức ăn cho trâu bò

Gần đây, giá thức ăn cho trâu bò tăng đột biến, ảnh hưởng trựuc tiếp đến chăn nuôi, đến sức khoẻ của đàn trâu bò và để tăng sức đề kháng thì ngoài thức ăn như cỏ, rơm rạ, các hộ chăn nuôi trâu bò cần mua sẵn thức ăn khi giá cả ổn định. Rất đa dạng như rơm, cám gạo, bột ngô, bột sắn, thức ăn ủ chua như rơm rạ, dây khoai lang, lá ngô, lá chuối, cây lạc… Chuẩn bị thức ăn trước không nên gần đến mùa đông mới mua hoặc mua từng ngày, từng bữa.

Ở những nước phát triển người ta tiến hành phân tích thành phần dưỡng chất cho trâu bò nhưng nếu không có điều kiện thì có thể chuẩn bị thức ăn cho trâu bò bằng kinh nghiệm, nhất là nhóm thức ăn giàu dưỡng chất. Ví dụ, có thể trông qua hình thức, trọng lượng cơ thể, kiểu dáng ăn uống của động vật để đoán được chất lượng thức ăn. Bò sữa, bò thịt, bò đang giai đoạn mang thai cần cung cấp thêm thức ăn gì. Riêng thức ăn cho trâu bò mùa đông cần đảm bảo đủ hàm lượng calo, dưỡng chất giúp chúng chống chọi với thời tiết giá lạnh.

3. Chú ý tiêm phòng vắc xin

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thú y thì nên tiêm phòng những loại vắcxin mới nhất cho trâu bò. Đối với bò sữa sau khi cai sữa được hai tuần nên tiêm phòng vắcxin chống bệnh đường hô hấp. Nếu là bò sinh sản nên tiêm mũi trước và sau khi sinh. Tốt nhất là tiêm phòng vắc xin MLV, nó không chỉ có tác dụng bảo vệ cho bò mẹ mà còn tác dụng cả cho bê con.

4. Kiểm soát ký sinh trùng

Theo nghiên cứu, vào những tháng mùa đông ký sinh trùng, giun sán ở trâu bò phát triển mạnh vì vậy cho động vật dùng thuốc tẩy giun sán trong giai đoạn này sẽ phát huy tác dụng cao nhất. Cũng theo nghiên cứu, tẩy giun còn có tác dụng tăng cường lượng sữa của trâu bò trong vụ tiếp theo, tuy nhiên để phát huy hiệu quả cao nhất cần tư vấn bác sĩ thú y các loại thuốc, liều lượng, quy cách tẩy giun cho trâu bò, nhất là trâu bò sinh sản và lấy sữa.

5. Kiểm tra việc mang thai

Theo kinh nghiệm, phát hiện sớm việc mang thai ở trêu bò sẽ mang lại giá trị kinh tế, nhất là vào mùa đông để có phương án bảo vệ sức khoẻ cho động vật, hạn chế nguy cơ xảy thai, cũng như chăm sóc con của nó sau này.

6. Vệ sinh chuồng trại, giữ ấm cho trâu bò

Mùa đông giá lạnh nên nhốt trâu bò ở nơi kín gió, nếu cần có thể đeo bao tải, chăn ấm, cho trâu bò uống nước nóng, ăn uống đủ chất, chuồng trại vệ sinh sạch sẽ không nên để trâu bò ở trong chuồng đầy phân, giá lạnh ngoài trời. Chuồng trại nên xây dựng theo hướng đông nam tránh gió lùa, mưa trong mùa đông, có hệ thống thoát thải phân và nước giải.

7. Chăm sóc bê, nghé con

Những con bê, nghé con sinh trong mùa đông là tài sản lớn của nhà nông, của các trang trại vì vậy để khỏi bị thiệt hại do giá rét thì việc chăm sóc cả mẹ lẫn con đóng vai trò quan trọng. Nên duy trì chuồng trại sạch sẽ, ấm, không có gió lùa và nên cho bê, nghé và trâu, bò mẹ ăn uống đầy đủ. Nếu cần có thể tăng cường các phương tiện chống rét cho bê, nghé con.

Không được để chúng cách xa mẹ và để đói trong những ngày đông giá lạnh. Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ đàn bê, nghé con, nếu có thể tư vấn bác sĩ thú y, tiêm phòng vắcxin hoặc những phương pháp phòng bệnh cần thiết.

Về thức nên cung cấp thức ăn đủ chất đạm, có thể cho bê, nghe con ăn thêm cháo muối, cháo ngũ cốc hoà đường. Khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 10oC thì không nên thả trâu bò ra ngoài, nên nuôi nhốt trong chuồng, có thể ủ trấu đốt, thắp điện, dùng máy sưởi ấm cho bê, nghé con và trâu, bò mẹ.

Cho trâu bò ăn ngay tại chuồng, nếu rét quá có thể mặc áo, như bao tải, chăn bông hỏng rách. Đối với các loại bê, nghé mới sinh nên tiêm phòng vắcxin chống các loại bệnh truyền nhiễm, bệnh lở mồm long móng, bệnh đường hô hấp và bệnh nhiệt thán…

Chăm Sóc Chào Mào Mùa Thay Lông

ổ xung thêm trong công tác huấn luyện CM mồi , khi đi bẫy xa để tiện lợi cho việc treo lụp bẫy ở những chỗ lý tưởng hơn ngoài việc sử dụng tay để treo , anh em còn sử dụng dây cước để quăng treo lụp bẫy lên thật cao , những cách này đều ko có gì để phải bận tâm . Việc sử dụng sào treo , đặc biệt là sào rút thì tiện lợi hơn cả , tuy nhiên khi sử dụng loại sào này ta phải có bước chuẩn bị và huấn luyện song song với việc huấn luyện từ bổi thành mồi , mục dích để chú mồi sau này chinh chiến xa trường thật sự quen với sào . Có những chú mồi chiến , chinh chiến mấy năm trời ko ngại gian khổ , vất vả nhưng do chưa từng sử dụng loại sào này khi đi bẫy , ko quen với sào khi chúng ta sử dụng sẽ khiến CM mồi hoảng sợ nhẩy tung mặt trong lồng bẫy ( đặc biệt xẩy ra khi anh em sử dụng bằng lồng bẫy inox , chú CM khi thấy sào móc vào lồng những tưởng bị xua đánh hoảng sợ nhẩy tung lồng + những chấn thương như vỡ mặt do lồng bẫy gây ra sẽ khiến CM hoảng trở lại và đâm ra sợ lồng bẫy , sau này rất khó cho chú ta sang lồng bẫy trở lại và cho dù có cố cho sang thì chú CM của ta ko còn đủ độ tự tin khi ở trong lồng bẫy nữa, cách huấn luyện cũng khá đơn giản , khi bắt đầu thuần chim các bác phải thửa luôn cái sào , trong quá trình thuần các bác cứ dể cái sào gần lồng cho chim quen với sào , thỉnh thoảng các bác qua lại lấy sào khua khua tạo động và cũng tạo cho CM quen với hình ảnh mình cầm sào mà ko gây nguy hiểm gì cho chú ta , cầm sào khua khua suốt thì cũng ngại phải ko ạ …. có cách đây … để cho CM quen với sự chuyển động của sào các bác buộc sợi dây thun ( loại co giãn nhiều ) buộc một đầu vào sào , một đầu buộc lên dây treo sát cạch lồng , sau đó ta kéo xuống cho giãn day thun và thả ra … sào sẽ nẩy tưng tưng và thời gian sào chuyển động cũng khá lâu khiến cho ta đỡ mệt hơn , tuy nhiên điều này cũng ko thể có hiệu quả bằng khi ta rỗi ngồi chơi với CM và chăm sóc nó lúc nào cũng có cái sào ở bên và thỉnh thoảng ta khua khua sát lồng và sử dụng hàng ngày để treo lồng (ngay cả khi ta có thể với tay treo lồng thì ta cũng nên sử dụng sào treo cho chim quen ) .. khi CM thuần thì việc đi bẫy với sào rút ko còn là vấn đề lo ngại nữa !!!!!!!!!!!!!!!!!!! Đó là vấn đề Mồi Trống ! Và đây giờ Em Chào Mào mái cũng có chỗ đứng của mình Việc đầu tiên có thể khẳng định là những lão làng chơi CM , đặc biệt là ưa chơi mồi để đi đánh vẫn có những bác , những Ông có ghém lại cho mình một em Mồi Mái ! Thứ nhất là để chơi cho biết mái , sau để thúc những chú chim trống căng hơn và chơi hết bài bản của hắn hơn … và cuối cùng sau khi đưa ra rừng thử nghiệm… các Bác , các Ông đã thấy được sự cần thiết của của một Em Mái khi ra rừng …hi..hi..và từ đó mà huấn luyện thành MỒI . Việc trước tiên là lựa được em Mái có hình dáng thật đẹp nhất có thể , Giọng chuông trong trẻo và vang … và cần nhất cũng như Mồi Trống là khả năng mau mồm mau miệng. Việc luyện thành mồi mái thì cũng đơn giản hơn Mồi trống khá nhiều , bởi Trống phải rèn luyện và chú trọng để ý hơn đến nước Gọi, đấu và Dụ . Nếu Mất 1 trong 2 nước là Gọi _DỤ thì nên sa thải để tìm em khác huấn luyện nên , vì có luyện một em như thế lên Mồi thì là Một chú Mồi không hay , kém nước chúng tôi đó chắc chắn là không thể sát bổi rồi và khó có thể thu phục được bổi hay . Mái đơn giản hơn bởi chỉ cần nước Gọi , mau mỏ và chất giọng chuẩn là Ok . Các bước cũng phải tương tự như ép thuần , mang đi nhiều nơi để dợt cho quen không lạ nơi , lạ chỗ khác , lạ Chim Trống khác . Quá trình dợt thỉnh thoảng kê sáp Lồng các chú chim Trống khác nhau để xem thái độ em nó , cũng như xem Nước DỤ ( cái này gọi là ve vãn đó ). Nếu kê sáp lồng thấy đa phần chim Trống sáp gần Múa là Ok rồi ! Không phải Chim mồi mái chỉ có thể đánh được những chú trống tơ , chim trống không hay và chim Mái . Vì mình đã được tận mắt xem đánh 2 lần trong 1 ngày ! 1lần chỉ có Chim Mồi nhà( mồi trống ) đấu với Chim Trận trời từ sáng sớm mãi đến trưa mà chim trời không Đá , sau đó chim trời bay mất và đến khoảng gần 14h nó lại về đấu mà không đá . Sau đó Ông chạy về nhà lấy chim Mái ra móc gần Chim mồi nhà thì nó sập lồng chim mái vào lúc đó khoảng gần 5h. Chú chim đó giờ đang là mồi Cứng khá hay của Ông .(Hi..hi… biết tính Cụ rồi nên không Gạ gẫm bao giờ ). Theo Ông kể lại thì thông thường Chim Trời sẽ đá Mồi Trống để đuổi dành lấy chim mái nhưng trong trường hợp này nó quá khôn và đã thuộc mặt Mòi Trống nhà nên không đá trống mà quay sang áp Mái . Tuy nhiên cũng có cái Thời Điểm mới có thể sửa dụng Mồi Mái để có được Bổi Hay hoặc thậm chí chim TRận già . Đó là cái thời điểm Chim vẫn còn đi đàn và sắp đến thời gian chim tìm thấy bạn tình để tách đôi . Thời điểm này kết hợp Mồi Trống và Mồi Mái đánh rất Trúng . Ngoài thời điểm này rất khó dùng mồi mái đánh được Chim trống trời . Họa hoằn lắm mới đánh được chim Mái trời á chớ. Cũng chính vì lý do như vậy mà Mồi Mái rất ít được giới chơi chim lưu ý! Bởi thời điểm đánh ngắn và phải tinh tế lắm mới nhận ra , không thì phải mất thời gian đi liên tục vào thời điểm này . Mặc Dù khi ra Trận có cả mồi Trống và MỒi Mái xem Chim Trời đấu rất đã con mắt.

Giờ nói đến cái tật đầu tiên của Chào mào khi bắt về thuần dưỡng ! Đó là cái Tật ngoái lộn nếu như chúng ta thuần không đúng cách ! Cái tật khi đã hình thành thì rất khó chữa và gây khó chịu khá nhiều cho người nuôi đồng thời làm giảm giá trị chú chim thấy rõ ! Những nghệ nhân chơi chim , nếu không phải là một chú chim có Chất Giong và phong cách chơi quá xuất sắc thì những chú có tật ngoái lộn sẽ không có cơ hội hiện hữu trong nhà , ngoài sân. Chim khi mới bẫy về thường rất nhát và cũng như bao loài chim khác ! lúc này chúng rất dễ sinh tật khi làm quen với môi trường nuôi nhốt ! Chim thường nhát nên hay có biểu hiện ngó nghiêng tìm đường lẩn trốn ! Chúng nhẩy cao bám vào vanh Lồng đoạn cong giáp Đỉnh ! lúc này chim thường xoay cổ tìm các hướng để trốn chạy do phần cổ , đầu rúc sát phần nan này và bị ép phải quay ngược lại hoặc sang hai bên . Ngày qua ngày sẽ sinh tật ngoái cổ rất khó chữa ! Tật Lộn thì xác xuất có ít hơn chút so với tật ngoái ! Thông thường những bạn mới chơi khi bắt chim về thường được nhận những lời khuyên nhốt thuần chim trong Lồng nhỏ , chào mào sẽ nhanh thuần hơn ! tuy nhiên lúc này chim nhát , được nuôi trong lồng nhỏ khiến phạm vi nhẩy hoảng của chúng bó gọn lại ! Chim dể nhẩy bám ngược nóc Lồng và lộn ngược xuống cầu ! lâu ngày trở thành tật Lộn cầu của chim ! Những Tật này ta có thể khắc phục tốt trong 1 năm đầu tiên trong lồng của chim ! Chim mới bẫy về nên có khoảng thời gian nuôi thuần ít nhất 3-4 tháng trong Lồng trung bình có đường kính 32cm và cao 60 cm ! Trùm kín áo lồng trong giai đoạn đầu để chim quen với khung cảnh và môi trường sống mới khoảng 3-4 tháng ! Sau đó áo Lồng sẽ được vén theo chiều từ dưới lên 1/4 khoảng 1 tháng , 1/3 khoảng 1 tháng nữa , 1/2 khoảng 1 tháng tiếp theo và 3/4 áo lồng đến khi chim tương đối thuần và đứng lồng ! Như vậy sẽ hạn chế rất nhiều khả năng sinh tật của chim ! Quan trọng nhất là việc thuần dưỡng phải kiên nhẫn , từ từ và nhẹ nhàng ! Chúng ta sẽ hạn chế tối đa được khả năng phát sinh tật này!

Bệnh Của Chào Mào Vào Mùa Đông

Mùa đông cũng đã đến, đây là thời điểm chú chim rất yếu. Phải chống chọi với nhiệt độ trong khoảng 10 – 25°C, tùy theo vùng miền mà nhiệt độ cao hay thấp. Đây cũng là nhiệt độ lý tưởng để các loại rận mạt, virus sống ký sinh trên chào mào. Nên ngoài việc giữ ấm cho chim, còn phải vệ sinh lồng cóng đồng thời bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho chú chim. Những bệnh của chào mào vào mùa đông thường gặp nhất.

1. Chim bị xù lông, ủ rủ

Bệnh này có rất nhiều nguyên nhân, có thể chim mới thay lông xong, do thiếu chất. Thông thường chào mào bị xù lông do thời tiết lạnh kéo dài, chim thiếu nắng.

Để trị chim xù lông thì phơi nắng thường xuyên, vào những ngày có nắng thì nên phơi cho chim khoảng 4 – 5 tiếng ( nắng vào mùa đông khỏi sợ chim bị nóng quá). Vào ban đêm thì tìm nơi nào ấm nhất để treo chim và trùm kín áo lồng lại, vào những ngày giá rét nên gắn thêm bóng đèn tròn công suất khoảng 60 – 75w gắn phía trên chỗ treo chim để sưởi ấm cho cả giàn chim.

2. Chào mào bị trúng gió

Khi chim bị trúng gió độc, treo chim nơi hướng gió lùa hoặc nhiệt độ giảm xuống đột ngột làm cho chim ủ rủ, đứng một chỗ, thậm chí không đậu được mà đứng dưới đáy lồng.

Khi gặp trường hợp này thì dùng dầu gió bôi vào dưới nách ( dưới 2 cánh chim ) và bôi dưới chân chim. Đồng thời tháo luôn cầu chính, cho thức ăn và nước xuống dưới cho chim. Nếu chim không ăn được thì phải đút cho chim ăn.

3. Chim bị ngứa ngáy, rỉa lông

Khi thấy chim có dấu hiệu rỉa lông liên tục, tự cắn vào lông mình, lông cánh, lông mới mọc ra bị sâu, chim trở nên còi cọc, ít linh hoạt hơn là dấu hiệu các loại ký sinh trùng đang sống trên chim.

Cho chim tắm bằng nước muối pha loãng, dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc nhỏ 2 giọt dầu gió vào cho chim tắm để diệt các loại rận mạt sống trên chim

Như mình nói ở trên nhiệt độ 10 – 25°C rất lý tưởng cho ký sinh trùng phát triển nên cần thường xuyên vệ sinh lồng, bố lồng. Dùng chai xịt côn trùng xịt vào đáy lồng, cho dầu gió xuống dưới đáy lồng để xua đuổi các ký sinh trùng. Ngoài ra có thể thay cầu đang xài bằng cầu gỗ xoan cũng là cách phòng rận mạt rất hiệu quả.

4. Chào mào bị ho, ỉa chảy

Đây cũng gặp phải nhưng rất ít khi gặp vào mùa đông, bệnh này thì gặp quanh năm, nên có thể tham khảo các bài trước đây mình đã đề cập đến.