Cách Trị Chào Mào Bị Đau Chân / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Raffles.edu.vn

Chim Bị Sưng Chân Trị Thế Nào ?

Chào anh em! Rất cảm ơn anh em đã tín nhiệm và tin cậy nhờ tư vấn! Trong những câu hỏi anh em gửi đến, lần này nhiều nhất về nội dung chim đau chân. Cụ thể câu hỏi anh em gửi tới có cùng nội dung tương tự như sau:

– Bác ơi! Con chim của cháu bị sưng chân thành cái tật to như đốt ngón tay, cháu muốn mổ bỏ đi nhưng không biết làm Chỉ Huyết Phấn thế nào. Bác chỉ giúp cháu cách chế thứ thuốc đó được không ak?

Xin trả lời anh em thế này: Việc phẫu thuật chân cho chim hoặc giải quyết các vết thương khác trên chân chim là rất khó, vì chim luôn nhảy, không thể băng để cầm máu. Nếu máu chảy nhiều, chim có thể suy nhược nặng hoặc tử vong. Do đó cần phải có một loại thuốc chuyên dùng cho việc này, với hai yêu cầu là cầm máu nhanh và sát trùng mạnh. Hiện nay trên thị trường cả thuốc của người và thuốc thú y chưa có loại biệt dược nào đáp ứng được hai yêu cầu đó cùng một lúc. Vì thế chúng ta cần tự chế lấy thuốc mà dùng.

Khi tiến hành chế thuốc, tôi đặt yêu cầu cầm máu nhanh lên trên, dùng nước cẩu tích sắc đặc tẩm vào hoa hòe rồi phơi thật khô, tán thành bột rất mịn. Đây là loại bột rất giàu chất Rutin có tác dụng cầm máu mạnh. Tiếp theo là nhiệm vụ kháng khuẩn. Tất nhiên là sát trung thật mạnh rồi nhưng không thể nhỏ cồn vào chỗ đau của con chim được. Tôi dùng một viên Rifampicin trộn với 2 viên Clorocid.

+ Rifampicin là thuốc chống lao, nó được chiết xuất từ Streptomycin, có khả năng sát khuẩn rất mạnh.

+ Clorocid là loại thuốc tiêu diệt được nhiều loại vi trùng nguy hiểm như: Sốt thương hàn, phó thương hàn, salmonella, lỵ, brucella, nhiễm trùng tiểu, viêm phổi, viêm màng não, viêm loét đại tràng, viêm ruột, bệnh hoa liễu.

Lấy bột của 3 viên thuốc này, trộn với 1g bột nghiền từ hoa hòe tẩm nước cẩu tích, được một loại thuốc có khả năng cầm máu nhanh và sát khuẩn tuyệt vời. Đựng bột đó vào lọ thủy tinh nhỏ có nút cao su.

Còn cái tên CHỈ HUYẾT PHẤN có nghĩa là bột cầm máu, là tôi đặt theo tác dụng cốt yếu của nó.

Chào Mào Bị Yếu Chân Cần Làm Gì ?

Khi bạn thấy chú chim chào mào bay nhảy khó khăn, chim yếu, lười hót đó là dấu hiệu chim đang bị vấn đền về chân. Khi chim bị yếu chân thì trước tiên mình cần tìm nguyên nhân để có cách trị phù hơp:

#1. Tại sao chào mào bị yếu chân?

Do chim hoảng sợ, bay nhảy đụng vào nan lồng làm chân bị đau, sưng

Do móng chim quá dài, vảy chân đóng cục quá dày làm cho việc bay nhảy khó khăn.

Chim bị thiếu chất, đặc biệt là canxi

Chim nuôi nhốt trong lồng quá lâu, ít được bay nhảy và chim đã quá già.

#2. Trị chào mào yếu chân thế nào?

Khi đã tìm ra được nguyên nhân thì có cách trị phù hợp và hiệu quả nhất. Nếu do chim bay đụng nan lồng thì các bạn nên bắt chim ra và bôi dầu cho nó, treo chim ở nơi yên tĩnh để chim nghỉ ngơi cho chân nhanh hồi phục

Móng hay vảy quá dài thì cần phải xử lý. Để cắt móng cho chim thì các bạn bắt chim ra và dùng bấm móng tay để cắt. Cắt khoảng 1/3 độ dài của móng hoặc nhìn vào ánh đèn thấy chỗ nào có màu đỏ thì không cắt, màu đen thì cắt. Vì đoạn màu đỏ là máu, cắt sâu quá chim bị chảy máu. Nên sử dụng cầu đậu cho chim phù hợp, nhỏ quá làm móng mọc nhanh.

Đối với lột vảy cho chim thì cần phải dùng chanh tươi chà vào đó trước, khi vảy mềm rồi thì tiến hành lột nhẹ cho chim.

Chim thiếu chất thì cần bổ sung đầy đủ mồi tươi, trái cây và cám chất lượng cho chim. Đặc biệt bổ sung canxi bằng cách dùng vỏ tôm, vỏ trứng gà nướng chín và xay nhuyễn cho chim ăn để bổ sung canxi.

Chim nhốt trong lồng lâu năm bị yếu chân thì trị bằng cách cho chim ra lồng lớn, phía dưới cho đất cát, cầu đậu nên dùng cầu gỗ xoan, thức ăn và nước nên để dưới đất. mục đích cho chân chim tiếp đất và đậu cầu gỗ xoan sẽ giúp chân phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra nếu bệnh nặng quá thì cân phải cho chim uống thuốc yếu chân sẽ giúp phục hồi nhanh hơn

#3. Phòng ngừa yếu chân cho chim

Cần phải bổ sung đầy đủ chất cho chim, đặc biệt là canxi. Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi để hạn chế vi khuẩn. Tập lực cho chim cũng giúp chim tăng sức khỏe và phòng yếu chân.

Cách Chữa Trị Chào Mào Bị Ho

Chào anh em,mình xin chia sẻ kinh nghiệm của mình về chào mào bị ho,hay còn gọi là ho gió.Và mình đã chữa thành công cho nhiều con.

Dấu hiệu nhận biết :

Chào mào thỉnh thoảng kêu tiếng chắt chắt,tùy nặng hay nhẹ mà tiếng kêu dài hay ngắn.Bệnh này làm cho chim khó chịu,chào mào hót ít hơn bình thường.Nếu để lâu sẽ làm cho bệnh nặng hơn và có thể bỏ ăn hoặc chết.

Thường do thay đổi từ vùng này đến vùng khác ,như chuyển từ Bắc vào Nam,hay từ Trung ra Bắc…Nên khí hậu thay đổi.Cũng không loại trừ trường hợp do ăn,uống,hoặc lồng không được dọn vệ sinh.

Cách chữa trị :

Có nhiều cách chữa trị,tùy theo cơ địa của từng con chim mà phục hồi sớm hay muộn.Mình xin nêu ra vài cách cho anh em tham khảo.

+Cách 1 : Cho 1-2 giọt mật ong vào cóng nước,đánh cho mật ong hòa tan vào nước rồi cho chim uống,canh sao cho chim uống hết ngày rồi ngày mai thay cóng khác,cứ làm vậy khoảng 3 ngày là hết.

+Cách 2 : Nếu nhẹ hơn thì anh em có thể pha 1 ít nước chè cho chim uống,cách này cũng đơn gian cho anh em nào không có mật ong.

+Cách 3 : Dùng củ hành tím thái mỏng ra,sau đó dùng vải hoặc tấm mùng ( màn) đặt trên nóc lồng rồi trùm áo lồng lại,treo chim nơi có ánh sáng để chim nghỉ ngơi,tránh để nơi hướng gió lùa.

+Cách 4 : Cách này dùng cho chim mới bắt đầu ho,anh em cắt một nửa trái cam cho chim ăn khoảng 1 ngày là hết.

——————————————————————————————————————————————————-

Thành viên khác chia sẻ:

Nói đến các bệnh của chào mào thì có lẽ bệnh ho là một trong những bệnh phổ biến nhất của dòng chim này. Chào mào được liệt vào danh sách những dòng chim có thể trạng yếu và dễ mắc bệnh nhất. Nguyên nhân dẫn đến bệnh ho này chủ yếu là do thời tiết khí hậu thay đổi. Một số ít là do chủ chim cho ăn cám hạt quá lớn. Về dấu hiệu nhận biết bệnh ho này cũng đơn giản, ví dụ như chào mào hay kêu khẹt khẹt, chét chét.

1: Dùng tỏi, gừng và muối sống

2: Dùng mật ong và nước ấm

3: Sử dụng gừng ta để trị ho

4: Trị bằng thuốc Nam

chúng tôi

Cách Trị Móng Chào Mào Bị Cong, Vẹo

Tình hình là hôm nay mới bắt em chào mào ngũ đoản,nhưng lông lá xấu quá. Và buồn hơn nữa là móng chào mào bị cong , mọc vẹo sang 1 bên nhìn rất xấu,thấy chim nhảy khó khăn và không được tự tin cho lắm.

Tiện thể có chim để chụp hình lên chia sẻ anh em cách phòng và trị bệnh móng chào mào bị cong ,bị vẹo,bị lệch,mọc không đều.

+Nguyên nhân : Do dùng cầu cho chim đứng quá to,cầu làm từ cành cây có nhiều mắt to và  không đều.Những chú chim khoảng 2-3 mùa đứng trên cầu đó làm cho móng mọc không đều,mọc bị vẹo bên này,bên kia.Nên chim bay nhảy khó khăn.

Đây là hình cầu chào mào to và nhiều mắt làm móng bị vẹo.

+Cách trị :Trước tiên cần cắt móng cho chào mào,vấn đề cắt móng,lột bốt chân mình  đã đề cập ở bài trước. Hướng dẫn cắt móng-lột vảy chân chào mào .Mình đã có hướng dẫn cắt 1/3 móng để tránh chim bị ra máu.Nhưng ở trường hợp này,móng nó cong tới gần ngón chân,nếu không cắt tới đó thì móng mọc lên vẫn bị vẹo như lúc đầu.

Đây là chào mào lúc chưa cắt móng nhìn rất xấu.

Anh em chú ý nhìn tận chỗ bắt đầu cong rồi cắt nha,chứ cắt ngoài quá lúc mọc lại nó cũng bị chúng tôi này mình chấp nhận cho chảy máu,vậy mà cắt hết 8 móng cũng không bị gì.Hên vãi !

Đây là hình sau khi cắt xong nè,nhìn đẹp hẳn ra.

Sau khi cắt xong thì nhìn thấy tốt hơn và chim nhảy dễ dàng hơn.

+Phòng bệnh : Anh em không nên dùng cầu cho chào mào loại lớn( loại trong lồng tắm là lớn rồi đó).Không dùng các loại cầu bằng cây có nhiều mắt,không đều.Chỉ nên xài loại cầu dành cho chào mào,đường kính khoảng 1 cm là được,cầu nhỏ quá thì làm cho móng chim nhanh dài.

chúng tôi

Tại Sao Chào Mào Bị Yếu Chân?

Những nguyên nhân khiến chào mào bị yếu chân #1. Do va đập

Chim bổi hoặc chim thuộc, khi bay nhảy hoảng sợ sẽ vô tình làm chân va đập vào nan lồng, vào cậu hay kẹt móng vào lồng. Những nguyên nhân này sẽ khiến chim bị đau chân, bay nhảy và đậu khó khăn hơn.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà trị khác nhau. Tuy nhiên khi bị vậy thì các bạn nên bắt chim ra và bôi dầu vào vết sưng. Còn nếu là vết thương chảy máu thì ra tiệm thuốc mua chai nước rửa có thuốc trong đó rồi nhỏ cho chim.

Ngày làm 2 lần trong khoảng 3 – 5 ngày là khỏi. Cần bổ sung thêm mồi tươi và trái cây để chim ăn sẽ bình phục nhanh hơn. Nếu chim không đậu được trên cầu thì cho thức ăn và nước xuống dưới đáy lồng cho chim ăn uống.

Trùm áo lồng và treo chim ở nơi yên tĩnh để chim nghĩ ngơi, bạn chế bay nhảy.

Lời Khuyên : Nếu chim bổi thì nên thuần từ từ, không nên treo nơi quá đông người làm chim hoảng sợ. Tối ngủ thì nên trùm áo lồng cho chim nghĩ ngơi, treo nơi yên tĩnh không có con vật nào có thể tới được làm chim hoảng sợ

#2. Do móng chân dài và bốt quá dày.

Chim sống trong lồng lâu năm sẽ làm cho vảy chân và móng dài hơn do ăn thức ăn chứa nhiều canxi và đạm. Khi nó mọc dày ra thì sẽ bảy nhảy khó khăn, cảm giác chân chim bị yếu và không tự tin khi đậu.

Khi gặp các trường hợp này thì cần phải bắt ra cắt mỏng và lột vảy cho chim bằng cách :

Đối với lột vảy : Trước khi lột nên cho chim tắm nước, tắm xong bắt chim ra và dùng chanh chà nhẹ vào vảy của 2 chân. Mục đích là để vảy mềm và dễ lột hơn. Các bạn chỉ cần dùng móng tay khảy nhẹ là lớp vảy sẽ bung ra thôi. Lưu ý : Không lột quá dày làm chim bị chảy máu và nhiễm trùng ở chân

Đối với cắt móng : Để cắt móng không bị ngắn quá, dài quá làm chim chảy máu thì các bạn dùng 1 cái đèn soi vào móng của chim. Chỗ nào có vệt đen thì cắt, còn chỗ nào nhìn vào thấy màu hồng thì nó là đường máu. Cắt vào chim sẽ chảy máu ngay. Dùng bấm móng tay và bấm từng móng cho chim.

Lời Khuyên : Nên định kỳ 4 tháng lột vảy và cắt móng cho chim 1 lần để chim bay nhảy dễ dàng hơn. Ở ngoài thiên nhiên chim biết cách mài móng và ở vảy ra, trong lồng thì mình cần phải làm. Không nên sử dụng cầu quá to hay nhỏ, và cầu gồ ghề làm móng nhanh dài và mọc ra bị cong vẹo.

#3. Do chim bị thiếu chất

Phương pháp 1 : Sử dụng cầu thầu đâu

Gỗ thầu đâu ( sầu đông, xoan ) là loại gỗ giúp trị yếu chân rất tốt. Ngoài ra nó còn giúp diệt các loại rận mạt trong lồng chim.

Các bạn thay cầu cho chim đậu bằng cầu thầu đâu. Chọn cành tròn vừa chim đậu, không chọn cành gồ ghề làm móng chim bị cong vẹo. Để cho chim đậu khoảng vài tháng là chân sẽ khỏe hơn.

Phương pháp 2 : Tiếp đất kết hợp thầu đâu

Có nhiều con sử dụng cầu thầu đâu nhưng vẫn không hết thì chúng ta cần kết hợp thêm tiếp đất bằng cách:

Cho chim vào lồng lớn, bên trong bố trí cầu, thức ăn để dưới đất. Khi chim ăn bắt buộc phải đậu dưới đất để ăn. Hơi đất sẽ giúp chữa yếu chân cho chào mào, và chim còn tự tìm khoáng trong đất để bổ sung chất còn thiếu trong cơ thể. Chịu khó để vậy khoảng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Lời khuyên : Nên cung cấp thức ăn cho chào mào đầy đủ chất như canxi, khoáng, đạm, các loại vitamin…. Như vậy chim sẽ khỏe mạnh và không bị yếu chân