Chế Độ Tắm Và Phơi Nắng Cho Chào Mào

Chế độ tắm và phơi nắng cho chào mào ngoài việc giúp chim khỏe mạnh, phòng chống được các bệnh thường gặp. Mà còn giúp cho chim bổi nhanh dạn và chim chào mào lên lửa nhanh.

Chế độ tắm và phơi nắng cho chào mào đúng cách

Để giúp các bạn mới chơi chim hiểu cách tắm và phơi nắng cho chim hiệu quả nhất, giúp cho chim luôn đạt phong độ tốt. Cần thực hiện theo chế độ chăm sóc sau.

Tắm nắng cho chào mào

Phơi nắng cho chim thì ngày nào cũng phơi, để giúp diệt vi khuẩn trên lông, cho lông cứng, đẹp. Bổ sung vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Làm cho chim nhanh căng lửa. Thời điểm tốt nhất để tắm nắng cho chim là từ lúc mặt trời mọc đến khoảng 10h sáng. Ngày cho chim tắm khoảng 1h – 1,5 tiếng. Nếu tắm lúc nắng gắt thì giảm thời gian lại. Không rãnh buổi sáng thì có thể tắm nắng vào lúc chiều khoảng 16 – 17h đối với mùa hè. Mùa đông thì tắm sớm hơn.

Hạn chế phơi nắng cho chim lúc 12h – 13h trưa. Thời điểm này nắng gắt,tia cực tím sẽ làm hại đến chim. Không nên treo chim hướng mặt trời chiếu vào. Lúc phơi nắng không nên cho chim thấy mặt nhau, làm chim lâu lên lửa.

Tắm nước cho chào mào

Tắm nước thì mỗi tuần ít nhất là 2 lần hoặc 3 lần chia đều ngày ra để tắm. Và cũng không được tắm ít quá làm chim ngứa lông. Sau khi phơi chim đến 10h thì treo vào chỗ mát. Khoảng 12h – 13h thì cho chim tắm. Chọn thời gian này để tập thói quen cho chim tắm giờ đó, để tránh tình trạng lúc đi thi mới 10h thì chim nhảy vào cóng nước tắm.

Đó là cách tắm và phơi nắng cho chim, vì lúc trước không biết nên ngày nào cũng cho chim tắm, kết quả là lông chim lúc nào cũng đẹp mà chim lại không lên lửa. Chúc vui vẻ & thành công.

Tắm Nắng Buổi Chiều Có Tốt Không? Tắm Nắng Mấy Giờ Là Tốt?

Tắm nắng được xem là phương pháp hữu hiệu để tăng cường sức khỏe. Ánh nắng có tác dụng rất hiệu quả trong việc tổng hợp vitamin D, giúp làm tăng khả năng hấp thu và vận chuyển canxi. Đặc biệt, đối với trẻ em, tắm nắng sẽ giúp phát triển xương, tăng trưởng chiều cao, ngăn ngừa bệnh vàng da. Với đối tượng rèn luyện là người lớ, ánh nắng mặt trời có tác dụng phòng ngừa bệnh loãng xương.

Theo những chuyên gia sức khỏe, việc ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh loãng xương. Vì thế, các nhà khoa học khuyến cáo chúng ta nên dành 20 phút để tắm nắng mỗi ngày để có một hệ xương chắc khỏe.

Bên cạnh đó, tắm nắng cũng được coi như một cách để tập thể dục cho tim. Theo nghiên cứu mới nhất từ các nhà khoa học Anh, tắm nắng 20 phút mỗi ngày có khả năng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Theo đó, ánh năngd mặt trời có tác dụng kích thích và giải phóng nitric oxide trong cơ thể, thấm vào máu, làm giãn các tế bào, giảm huyết áp, từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tắm nắng cũng giúp bạn ngủ ngon hơn. Khi tiếp xúc với ánh nắng, dây thần kinh thị giác sẽ truyền tín hiệu tới não để tạo ra melatonin, là một hormone tạo giấc ngủ. Đồng thời, tuyến tùng giảm tiết melatonin cho tới khi mặt trời lặn. Hiểu một cách đơn giản, tiếp xúc với ánh nắng vào ban ngày sẽ làm gia tăng sản sinh melatonin vào ban đêm, nhờ đó sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.

Hoạt động tắm nắng cũng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vitamin D có thể giúp ngăn ngừa sự khởi phát bệnh tiểu đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những t trẻ được cung cấp vitamin D nhiều năm sẽ giảm được 80% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 1 khi đến tuổi thành niên.

Ngoài ra, tắm nắng còn có một số tác dụng khác như giúp làn da đẹp và khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, giúp tinh thần vui tươi và sảng khoái, có tác dụng ổn định huyết áp và tốt cho hệ tim mạch.

2. Tắm nắng buổi chiều có tốt không? Tắm nắng mấy giờ là tốt?

Những chuyên gia sức khỏe cho rằng, thời gian tắm nắng tốt nhất là buổi sáng sớm hoặc buổi chiều muộn. Vậy tắm nắng buổi chiều có tốt không?

Việc tắm nắng buổi chiều chỉ tốt khi bạn chọn đúng thời điểm. Thời gian từ 10h, 11h trưa đến 4, 5h chiều là thời điểm mà tia cực tím hoạt động mạnh nhất vì vậy mọi người hạn chế ra ngoài trong thời gian này.

Sau 5h chiều vào mùa hè và 4h chiều vào mùa đông được xem là thời điểm lý tưởng để bạn tắm nắng. Lúc này tia cực tím hoạt động yếu do đó sẽ không làm hại làn da của bạn.

Thời điểm này, những tia cực tím hoạt động yếu sẽ không khiến da bị tổn thương. Chính vì thế, bạn có thể tắm nắng trong thời gian mà không phải lo lắng làn da sẽ bị sạm đen hay tổn thương. Ngược lại, tắm nắng vào thời gian này sẽ giúp bạn có làn da khỏe mạnh hơn đồng thời giúp tinh thần thoải mái hơn.

Bên cạnh việc chú ý về giờ giấc tắm nắng mọi người cũng cần tìm hiểu về khoảng thời gian tắm nắng bao lâu là hợp lý. Tắm nắng rất tốt, song không đồng nghĩa với việc phơi ngoài trời càng lâu càng tốt, càng lâu càng hấp thụ được nhiều vitamin D? Cách nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.

Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng, bạn chỉ nên tắm nắng trong khoảng 20-30 phút. Với những người lần đầu tiên áp dụng phương pháp tắm nắng, chỉ nên tắm khoảng 5-10 phút. Thời gian sẽ kéo dài hơn sau khi bạn quen với việc này.

3.Những điều cần lưu ý khi tắm nắng buổi chiều

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có một loại protein của cơ thể được gọi là XPA, có thể thay đổi nồng độ trong suốt 24 giờ. Protein này giúp sửa chữa DNA đã bị hư hỏng do ánh nắng tia cực tím gây ra. Theo đó, mức độ sản xuất XPA trong một ngày là không giống nhau. Cơ thể của chúng ta sẽ được bảo vệ tốt hơn khỏi tác hại của tia UV trong những giờ đầu của ngày. Điều này tương ứng với việc protein XPA được sản sinh nhiều hơn vào buổi sáng sớm.Vì vậy, tắm nắng buổi sáng là tốt nhất.

Chỉ nên tắm nắng sau 4 giờ chiều vì thời gian này mặt trời bắt đầu lặn, cường độ tia cực tím cũng yếu hơn. Bên cạnh đó, việc hoạt động thể chất vào thời gian này sẽ giúp bạn tránh được hiện tượng sốc nhiệt, mất quá nhiều nước, mệt mỏi…

Bạn cũng có thể bổ sung viên uống chứa các hoạt chất chống nắng, chống oxy hóa đều đặn mỗi ngày. Viên uống chống nắng cũng đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như bảo vệ tế bào gan, thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.

Khi tắm nắng buổi chiều, bạn nên đội mụ rộng vành vừa để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào da mặt vừa giúp bảo vệ thị lực.

Những chuyên gia sức khỏe Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn: Bạn nên tắm nắng ngoài trời, kết hợp đi lại tập thể dục, hít thở không khí trong lành. Không ngồi trong cửa kính để tắm nắng. Tuy nhiên, cũng tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp vào làn da quá lâu đặc biệt là khi các bạn đang áp dụng một biện pháp điều trị sạm da nào đó.

Nên tắm nắng càng sớm càng tốt, khoảng thời gian vàng là 6-7 giờ sáng và 6-7 giờ chiều vào mùa hè. Mùa đông có thể từ 7h-8h và buổi chiều là 4-6h giờ bởi thời gian này sẽ không khiến làn da bạn bị sạm đen, nám hay tàn nhang. Sau khi tắm nắng bạn nên uống một chút nước để bổ sung.

Cách Cho Chim Vành Khuyên Tắm Nắng Và Tắm Nước Đúng Khoa Học

Nếu một chú chim được tắm thường xuyên thì chúng sẽ rất mau dạn thuần, sung sức. Hơn nữa, việc tắm cho chim cũng là để chim luôn được mát mẻ, diệt những con ký sinh trùng như rận sống trong lông, da của chim.

Không chỉ giúp chú Vành Khuyên của bạn dễ gần bạn hơn, nâng cao sức khỏe cho chú chim mà còn giúp chú chim có một vẻ ngoài đẹp hơn, thu hút hơn. Nếu bạn tắm thường xuyên cho chú chim thì bộ lông của nó sẽ óng và cứng cáp hơn.

2.1 Cách tắm cho Vành Khuyên bằng nước

Vành Khuyên là một loài chim rất thích tắm, ngay cả khi trời lạnh. Việc tắm cho chim rất đơn giản và không tốn nhiều công sức của bạn. Bạn chỉ cần cho chim vào lồng tắm và cho nước vào khay thì chúng cũng đã có thể tự tắm cho bản thân mình. Khi chúng không còn nghịch nước nữa thì có nghĩa chúng đã kết thúc việc tắm của mình.

Sau khi tắm xong bạn cần đưa chúng ra ngoài tắm nắng, và làm cho lông Vành Khuyên khô càng sớm càng tốt. Đối với việc tắm nắng sau khi tắm này thì sẽ giúp chú chim Vành Khuyên tránh bị cảm lạnh.

Lựa chọn lồng tắm Thời gian tắm

Như đã nói trên, chim Vành Khuyên rất ưa tắm nên bạn hãy tắm cho nó 1 ngày một lần vào những hôm trời nắng. Tốt nhất bạn nên tắm cho chim sau 12 giờ, lúc ấy trời khá oi bức nhưng khi tắm xong thì đây là thời điểm thích hợp cho chim tắm nắng để mau khô lông, tránh bị cảm lạnh.

Vào mùa đông thì khác, số lần tắm cho chim Vành Khuyên trong tuần sẽ phải ít lại. Hãy chọn những ngày nào trời có nắng nhẹ, không buốt để cho chim tắm. Hơn nữa, khi tắm bạn nên cho ít nước ấm và vào nhà vệ sinh tắm cho chim để đỡ gió lạnh.

Khi tắm xong bạn nên treo lồng của Vành Khuyên vào chỗ kín gió. Tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị một cái bóng đèn sưởi để Vành Khuyên có thể sưởi ấm và rũ cho lông nhanh khô.

Nếu bạn gặp phải một chú chim không chịu tắm thì cũng đừng lo lắng. Bạn có thể làm theo cách sau. Bạn hãy lấy một cái bình xịt tạo sương (loại bình xịt cho cây cảnh) phun nhẹ lên người của chú Vành Khuyên đẻ tạo cho nó sự ngứa ngáy, khó chịu,.. Bạn làm cách này hai đến ba lần thì chú chim có thể tự mình tắm được.

Lưu ý: Nên cho chim tắm sau 12 giờ trưa, không nên cho chim tắm vào buổi sáng. Vì khi đi thi đấu thường treo lồng lúc 7 giờ đến 9 giờ. Nếu chú chim của bạn có thói quen tắm buổi sáng thì khi treo lồng thi đấu rất có thể nó sẽ tắm cóng nước dẫn đến thua cuộc.

Nếu chim Vành khuyên nhà bạn đang ở thời kỳ thay lông thì hãy tham khảo ngay bài viết cách chăm sóc chim Khuyên thay lông. Bởi giai đoạn này chim rất yếu và cần một chế độ chăm sóc đặc biệt để chuẩn bị cho giai đoạn kích lửa sau này.

2.2 Cho chim Vành Khuyên tắm nắng

Ngoài việc tắm với nước ra, việc cho Vành Khuyên tắm nắng cũng là một việc hết sức quan trọng. Bạn hãy lấy treo lồng của Vành Khuyên ở một nơi thoáng mát để nó có thể thỏa sức “hưởng” nắng trời. Nhưng bạn không nên cho chim tắm vào những lúc nắng gắt mà việc này nên thực hiện vào buổi sáng, trước mười giờ là tốt nhất.

Mỗi ngày bạn chỉ cần cho chim tắm nắng tầm ba mươi phút cũng đã giúp Vành Khuyên hấp thụ vitamin D. Nhờ đó bộ xương của nó sẽ cứng cáp hơn, dạn người hơn, tinh thần hưng phấn giúp chim căng lửa. Ánh nắng cũng sẽ làm cho ung trứng rận trong lớp lông cũng như sẽ giúp bộ lông của chim óng mượt hơn.

Một điều bạn cần chú ý là không nên tắm cho chim Vành Khuyên khi chúng đang hoặc mới lành bệnh. Cũng như những loài khác, đó là hai thời điểm mà Vành Khuyên đang rất yếu, tuyệt đối không nên cho tiếp xúc với nước.

Nếu chú Vành Khuyên của bạn đang bị bệnh mà bạn đưa nó đi tắm thì sẽ làm bệnh của nó nặng thêm. Cuối cùng Vành Khuyên có thể bị đuối sức và nguy cơ tử vong là rất cao. Còn khi chú Vành Khuyên của bạn vừa mới lành bệnh mà bạn đưa nó đi tắm thì rất có thể bệnh của nó sẽ trở lại.

Hơn nữa, đối với việc tắm nắng hay tắm bằng nước thì các bạn cũng nên chú ý thời gian và thời tiết thích hợp để tắm cho Vành Khuyên. Không nên để nó tắm quá lâu, khoảng mười lăm phút là vừa đủ.

Thời Điểm Tốt Nhất Để Tắm Nắng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS. TS. BS Huỳnh Thoại Loan – Trưởng khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác l à một trong những chuyên gia hàng đầu về Nhi – Sơ sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh với gần 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh về nội tiết nhi, thận nhi khoa và các vấn đề Nhi – Sơ sinh khác.

Có tới 80% lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể được tổng hợp nhờ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hàng ngày. Tuy nhiên, không phải lúc nào tắm nắng cũng tốt. Nếu tắm nắng không đúng thời điểm, không đúng cách và tắm nắng quá lâu có thể khiến làn da bị tổn thương, đặc biệt là với làn da non nớt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Để biết được thời điểm tắm nắng tốt nhất thì trước hết cần phải hiểu các loại tia nắng có vai trò gì trong tác động và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D, từ đó biết được tia nào có hại và tia nào có lợi cho làn da.

Ánh nắng mặt trời gồm các tia nhìn thấy được (cầu vồng) và các tia không nhìn thấy được là tia cực tím hay tia UV. Tia UV được chia làm 3 loại là tia UVC, tia UVA và tia UVB.

Tia UVC: có bước sóng ngắn khoảng từ 200 – 190 nm. Đây là loại tia độc hại nhất đối với sức khỏe của con người. Nhưng tia UVC lại được tầng ozone hấp thụ trước khi chiếu xuống mặt đất nên hầu như không ảnh hưởng đến da và không có tác dụng tổng hợp vitamin D.

Tia UVA:

Chiếm 95% tổng số bức xạ UV trong ánh nắng mặt trời chiếu xuống mặt đất, có bước sóng dài nhất khoảng 320 – 400 nm.

Tia UVA có khả năng xuyên thấu qua tầng ozone, mây, nước, kính, quần áo mỏng. Thậm chí một số loại kem chống nắng cũng không cản được tác động của tia UVA. Như vậy, tia UVA xuất hiện xuyên suốt trong thời gian có ánh nắng mặt trời, ngay cả khi trời nhiều mây âm u hay có mưa thì tia UVA vẫn xuất hiện.

Tia UVA chính là tác nhân gây đen da, lão hóa da, sạm da, tàn nhang và làm tăng nguy cơ ung thư da. Cũng giống như tia UVC, tia UVA hoàn toàn không có khả năng tổng hợp vitamin D.

Tia UVB:

Là tia duy nhất có trong ánh nắng có khả năng kích thích tiền chất vitamin D, hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi ở cơ thể con người.

Tia UVB có bước sóng ngắn hơn tia UVA, khoảng 290 – 320nm. Có đến 95% tia UVB bị tầng ozone hấp thụ. Chỉ còn rất ít tia UVB xuyên qua được tầng ozone xuống bề mặt Trái Đất.

Tia UVB là tia duy nhất có khả năng tổng hợp vitamin D tốt cho sức khỏe, nên cần lựa chọn thời điểm có tia UVB nhiều nhất để tắm nắng.

Thời gian tia UVB có thể xuyên qua tầng ozone nhiều nhất là khoảng từ 9h sáng đến 4h chiều. Tuy nhiên, khoảng thời gian này trong ánh nắng có rất nhiều tia UVA có hại cho da, nhất là với làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Do đó, thời điểm tốt nhất để tắm nắng là trước 9h sáng và sau 4h chiều, khi ánh nắng không quá gay gắt.

Dù tia UVB có khả năng kích thích tổng hợp vitamin D nhưng nếu tiếp xúc quá lâu với tia UVB hoặc tiếp xúc với cường độ mạnh cũng có thể gây hại cho da. Do đó, không nên tắm nắng quá lâu. Chỉ nên tắm nắng mỗi lần khoảng 20 – 30 phút, tùy theo mức độ ánh nắng tiếp xúc với da. Thời gian đầu tắm nắng cho trẻ chỉ nên kéo dài khoảng 10 phút và tăng dần thời lượng khi đã quen.

Khác với tia UVA, tia UVB không có khả năng xuyên qua quần áo và kính nên khi tắm nắng cần để lộ da và tắm nắng trực tiếp, không cho trẻ tắm nắng qua cửa kính. Có thể cởi bỏ quần áo của trẻ từ từ, cho trẻ tắm nắng phần bàn chân, bắp chân, đùi sau đó đến bàn tay, cẳng tay và cuối cùng là lưng của trẻ.

Lưu ý, tắm nắng chỉ cung cấp khoảng 80% lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Vì vậy vẫn cần bổ sung vitamin D cho trẻ thông qua sữa mẹ và thực phẩm ăn hàng ngày. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho trẻ uống thêm sản phẩm vitamin D3 theo đúng liều lượng phù hợp với từng lứa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.

Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành

Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.

Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quý khách hàng vui lòng nhấp vào nút ” Liên hệ” trên website hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM: