Cách Nhận Biết Chích Chòe Lửa Thay Lông / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Raffles.edu.vn

Mùa Thay Lông, Cách Nuôi Chim Chích Chòe Lửa Thay Lông

Sau mùa sinh sản là mùa thay lông của chim rừng. Với chim sống hoang dã ngoài trời thì mùa thay lông đến từ khoảng tháng báy âm lịch trỏ đi, và kéo dài đến vài ba tháng. Chim nuôi lồng thì mùa thay lông hằng năm có thể sớm hơn vài tháng, nhưng cũng tùy theo sức khỏe của mỗi con chim. Chim nào suy yếu thì thay trước, chim nào mạnh khỏe thì thay lông chậm hơn.

Với chim rừng thì sau mùa sinh sản, chim trống mái đều suy yếu, kiệt lực do phải ấp trứng và nuôi con. Có những chim mái, sau lứa con đầu đã bắt đầu thay lông sớm. Tất nhiên, những lứa sau trứng có thể không cồ hoặc ấp và nuôi con không có kết quả tốt. Chim trống đang thay lòng dù đạp mái trứng cũng không đủ tinh cồ. Mái đang đẻ mà bắt đầu thay lông có thể ngưng đẻ, hoặc đỏ xong ngưng ấp…

Việc thay lông của chim cảnh đúng mùa như vậy được coi là việc bình thường. Đây là dịp lớp lông cũ trên mình chim bị rụng dần đi, và thay vào đó là lớp lông mới tươi tắn hơn.

Nếu chịu khó quan sát kỹ, quí vị sẽ thấy trước mùa thay lông thì bộ lông cũ của chim trở nên khô khốc dần đi, và xuống màu trông rất xâu xí. Bộ lông trở nên tối tăm, cũ kỹ: màu trắng không còn là trắng tinh nữa, mà trở nên màu trắng ngà. Màu nâu trở nên vàng nâu. Màu đen trở nên u tối…

Thế rồi, những lông cũ đó cứ rụng dần đi, bắt đầu là lông đầu, kế đó là lông mình, rồi rớt dần những chiếc lông cánh, lông đuôi… Nơi nào có lông cũ rụng trước thì nơi đó sẽ bắn ra lông mới trước. Dần dần lớp lông mới choán chỗ lớp lông cũ và sau cùng con chim có bộ lông mới tươi tắn đẹp đẽ thật sự.

Những con chim nào thay lông cũ càng mau thì lớp lông mới phủ trên mình nó càng mau. Đó là đúng với ý muốn của hầu hết những người nuôi chim. Vì như quí vị đã biết khi có chim thay lông thì nó chẳng khác gì con cua lột vỏ, coo rắn lột da. Nghĩa là sức khỏe của chim trong thời kỳ này suy yếu rõ rệt. Trống không hót, mà tính hùng hăng háu đá cùng không còn. Chím mái cũng ủ rũ, không bề hót hay kêu một tiếng.

Vào mùa thay lông, chim đã suy lại biếng ăn nên con nào cũng ốm nhom. Vì vậy, nếu người nuôi không biết chăm sóc là chim có thể chết vì kiệt lực.

Với chim trời thì mùa thay lông chúng vẫn bay đi kiếm ăn được. Mà chính vì do cái ăn đòi hỏi nên chúng phải hoạt độne, từ đó việc thay ỉông trở nên kéo dài thời gian ra, chậm hơn.

Trong khi đi, chim nuôi nhốt trong lồng, do vận động ít, lại được chủ nuôi bồi bổ thức ăn đầy đủ; chăm sóc chu đáo nên thời gian thay lông thường được rút ngắn lại.

Chim đang thay lông thì phải bồi bổ và chăm sóc chu đáo đặc biệt hơn:

– Trùm kín áo lồng suốt thời gian chim thay lông. Như vậy là hạn chế tối đa sự hoạt động của chim, để chim có thì giờ nghỉ và ngủ; nhờ đó, việc thay lông mới rút được thời gian nhanh chóng hơn.

– Treo lồng vào nơi thật yên tĩnh, cách ly càng xa càng tốt những chim còn căng lửa. Vì khi chim đã suy, nó rất sợ hãi những chim hót căng, từ đó đã suy càng suy yếu thêm.

– Ba bốn ngày mới cho tắm nước một lần, và mỗi lần không quá mươi phút.

– Suốt mùa thay lông, ngày nào cùng phải cho chim ăn cào cào. Thỉnh thoảng cho ăn thêm trứng kiến và sâu tươi. Tuyệt đối không cho chim ăn sâu khô.

– Vẫn là thức ăn bột, bột đậu phộng trộn trứng, nhưng nên tăng lượng trứng nhiều hơn một chút.

– Nước uống vẫn bình thường. Nhưng thỉnh thoảng nên nhỏ vào họng chim vài giọt mật ong nguyên chất, để bồi bổ thêm.

Sau khi chim thay lông hoàn tất, ta mới nuôi chim theo cách bình thường, từ thức ăn cho đến cách chăm sóc. Chẳng hạn, thức ăn tăng lượng sâu khô lên từ từ, cho tắm nước, tắm nắng thường xuyên hơn, lâu thời gian hơn… Trong mùa chim đang thay lông, ta nuôi chim theo cách nuôi chim bệnh. Hết mùa thay lông, ta dưỡng chim theo cách nuôi tăng lực.

Đó là chim thay lông đúng định kỳ hằng năm. Nhưng, Chích Chòe Lửa cũng bị thay lông bất thường như các loại chim khác. Việc thay lông bất thường có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong năm, thậm chí có thể thay nhiều lần, và lần này có thể kế tiếp lần kia… nếu chim gặp những tình huống sau đây:

– Do thiếu ăn: chủ lơ đễnh cho ăn lúc đói lúc no, ngày có ngày không. Hoặc cho ăn thiếu chất bổ dưỡng cần thiết để phát triển cơ thể.

– Do tắm nắng (phơi nắng) quá lâu, khiến chim phải há mỏ ra thở hằng giờ.

– Do kiệt sức vì thi hót, thi đá bị thua trận.

– Do thay đổi khí hậu đột ngột: ngày quá nóng, đêm trở lạnh bất thường.

– Do thay đổi môi trường sống.

– Do di chuyển với lộ trình quá xa khiến chim mất sức.

– Do thay đổi thức ăn đột ngột: bổ quá cũng không được mà thiếu chất dinh dưỡng cũng không tốt.

– Do không khí ô nhiễm: bụi bặm, khói độc, hơi độc…

Tất nhiên là còn nhiều lý do khác.

Chim thay lông bất định kỳ tuy không thay toàn bộ, tức là chỉ thay từng phần rụng vài lông cánh, lông đuôi, một ít lông mình… Nhưng chim cảnh cũng suy yếu một thời gian. Nếu việc thay lông bất định kỳ này lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm thì sức lực của chim chẳng khác nào con bệnh trầm kha, cả năm chủ nuôi chỉ lo việc chữa trị thì còn gì khổ tâm cho bằng!

Xưa nay, nghệ nhân nuôi chim nào cũng ngại gặp cảnh chim thay lông bất bình thường cả. Mặc dầu trông bề ngoài thì lông chim không rụng nhiều, không rụng đến thảm hại như cách thay lông đúng mùa, nhưng có điều không ai ngờ là thay lông bất định kỳ như vậy con chim lại rất xuống sức, nhiều trường hợp dẫn đến tử vong do kiệt sức quá độ!

Xin quí vị đừng ngạc nhiên khi nghe chúng tôi trình bày như vậy. Chúng tôi xin đơn cử một thí dụ sau đây, quí vị sẽ thấy lập luận chúng tôi không mảy may có điểm sai. Ta vốn có câu tục ngữ: “Một con sa bằng ba con đẻ”. Con sa là con đẻ non (sảo thai), tức hư thai nên đẻ sớm. Nhiều người tưởng iầm rằng đẻ non như vậy thì người sản phụ sẽ không mất sức nhiều, không đau đớn bằng lối đẻ con đủ ngày đủ tháng. Ít ai ngờ có chuyện “một con sa bằng ba con đẻ” được! Thế nhưng, sự thật thì đúng như vậy.

Sanh non hay sanh đúng ngày cũng là một lần sanh, cũng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của sản phụ, vì một lần sanh thì người mẹ bị mất sức rất nhiều. Nguy hiểm một điều là phần đông sản phụ khi sinh non thường nghĩ rằng đó là… việc không đáng quan tâm, chỉ cần nghỉ ngơi năm ba ngày thì lại sức. Từ đó mới lơ là việc kiêng cữ, không lo thuốc thang, không lo ăn uống tẩm bổ, cho nên sau này các bà mới bị bệnh hậu dài dài…

So sánh việc này với việc con chim thay lông đúng mùa và bất thường cũng không có gì khác nhau. Chim thay lông đúng mùa và bât thường cũng do suy mà thay lông. Những con chim này cần phải được hưởng chế độ ăn uống riêng, được chăm sóc đặc biệt hơn, thế nhưng phần đông chủ chim lại lơ là đến điều đó!

Khi chim thay lông đúng mùa thì người ta quan tâm đặc biệt đến nó nhiều hơn, nhất là khi thây lông lá trên mình nó bị trơ trụi. Còn gặp trường hợp con chim thay lông bất thường, chỉ rụng ỉơ thơ năm ba chiếc lông đuôi, lông mình thì chủ nuôi lại xem thường, cho là chuyện không đáng quan tâm, vì họ nghĩ rằng đó là… bệnh nhẹ nên chăm sóc sơ sài gọi là… lấy có mà thôi! Chính vì lẽ đó nên chim thay lông bất thường dễ bị suy kiệt sức nặng thêm, và dễ dẫn đến cái chết. Con nào sống được thì bộ lông cũng xác xơ, không mướt mát; tình trạng này kéo dài đến mùa thay lông sau! Và điều đó cho ta biết sức khỏe của nó vẫn còn ở trong tình trạng ương yếu dai dẳng..^

Tóm lại, hễ gặp trường hợp Chích Chòe Lửa (hay những chim hót khác nói chung) thay lông, dù là thay đúng mùa hay bất thường, chủ nuôi cũng phải dành một chế độ chăm sóc đặc biệt riêng cho nó, như thức ăn phải pha chế như thê nào, chăm sóc nó ra sao để giúp chim bệnh mau bình phục. Điều này chúng tôi sẽ nói rõ qua các mục sau.

Chính việc con chim thay lông bất thưởng mới là việc đáng quan ngại nhiều nhất. Xin quí vị nhớ kỳ lại câu “Một con sa bằng ba con đẻ” để kịp thời lo liệu phương cách nuôi nấng đúng mức hầu sớm phục hồi sức khỏe cho con chim hót quí hóa của mình.

Chim hót, ngoài việc thay lông ra, còn vướng nhiều căn bệnh khác, mà bệnh nào cũng dễ dẫn chim đến chỗ tử vong nếu gặp trường hợp chủ nuôi không quan tâm đến việc chữa trị.

Cách Chăm Sóc Thời Kỳ Thay Lông Của Chích Chòe Lửa

Chích chòe thay lông vào đầu mùa mưa, cỡ tháng 6, tháng 7. Mất khoảng từ 1 đến 4 tháng thì quá trình thay lông sẽ kết thúc để chuẩn bị cho mùa sinh sản.

Rất nhiều dân mê chòe lửa cho rằng chỉ cần cung cấp đầy đủ thức ăn dinh dưỡng khi chim bắt đầu thay lông là đủ. Điều này hoàn toàn sai. Để quá trình thay lông bắt đầu, bộ não chòe lửa phải báo tín hiệu là thức ăn và nguồn dinh dưỡng đã đầy đủ để thời kỳ thay lông bắt đầu. Tín hiệu này phát ra từ hình thể của hóc môn đã chuyển vào đường máu khiến lông mới mọc ra. Khi lông mới mọc ra, chúng đẩy lông cũ ra rồi rơi xuống.

Khi nào cảm thấy rằng số lượng hoặc chất lượng của thực phẩm không đủ để thay lông, nó sẽ không giải phóng các hóc môn cần thiết cho việc cơ thể bắt đầu thay đổi hoặc chỉ một ít hoóc môn có thể được giải phóng trong một thời gian ngắn và rời rạc. Quá trình thay lông có thể bị chậm lại, hay con chim có thể trải qua thời kỳ thay lông tạm thời (một phần). Trong trường hợp đó, sự tuần hoàn mỗi năm của con chim bị đứt đoạn và hóc môn cần thiết để đưa con chim đến đỉnh sung không thải ra hay thải ra không đủ. Con chim đó sẽ không biểu diễn tốt và người chủ sẽ hiếu kỳ tại sao độ sung của con chim không tăng sau khi thay lông.

Nếu dinh dưỡng của con chim đầy đủ để dẫn đến thời kỳ thay lông đúng mức, hai đuôi chính (đuôi dài nhất) sẽ rụng xuống đúng ngày. Thông thường, thì chỉ khoảng một ngày giữa lần rụng của đuôi chính dài và đuôi ngắn. Nếu vài ngày chậm trễ, hậu quả sẽ là một trong hai đuôi sẽ dài hơn đuôi khác. Khi cái đuôi mọc với tốc độ khoảng 12 centi mét một tháng, ta sẽ hiểu rõ chậm trễ chừng một tuần sẽ cho kết quả là một trong hai đuôi dài ngắn hơn 3 centi mét hay dài hơn cái kia.

Khi chất lượng hay số lượng thức ăn không được cung cấp đầy đủ ngay cả một ngày trong khi thay lông, bạn có thể quan sát thấy nửa đường lông trong suốt chạy nằm ngang dọc theo đuôi hoặc lông cánh. Những sợi dây này được biết đến như đường dây căng thẳng. Lông tiếp tục mọc bất chấp dinh dưỡng kể cả có mọc lông đầy đủ hay không.

Hậu quả là sẽ có kẽ hở trong quá trình phát triển lông và biểu hiện chính là đường dây căng thẳng. Đây là điểm yếu ở lông và sẽ có huynh hướng bị gãy vào thời điểm này, bởi dĩ nhiên, nếu lông không có chỗ yếu, nó khá chắc và dẻo và sẽ lâu bền trong điều kiện tốt cho lần thay lông tới.

Thức ăn cho chim Chích chòe thời kỳ thay lông

Lông chim tái tạo phần đông từ chất đạm nên phải cần nhiều đạm chất lượng tốt có sẵn bổ sung cho chim mỗi khi trải qua đợt thay lông. Cho ăn động vật không xương sống (động vật có xương sống) như nhái, cá nhỏ, thằn lằn sẽ giúp bảo đảm cho chim nhận được chất lương đạm cần thiết. Côn trùng như dế và sâu bột chứa nhiều chất béo nhưng lại ít chất đạm.

Mặc dù chúng nên có trong chế độ ăn của chim ở quá trình thay lông, nhưng nên kết hợp với các loại thực phẩm khác để tránh ảnh hưởng xấu đến việc thay lông. Châu chấu chứa nhiều đạm và ít chất béo nên rất thích hợp cho chim thay lông. Tuy nhiên mọi thứ cần phải được cân bằng cùng với lượng lớn thức ăn tươi phong phú mà bạn cung cấp cho chim, thì đợt thay lông sẽ tốt hơn.

Theo kinh nghiệm của tôi, không có cám/bột nào ngoài chợ hiện nay hoàn toàn thích hợp cho chòe lửa. Cách làm của tôi là cho ăn cám/bột vào buổi sáng cho tới chiều và cung cấp đủ loại thức ăn tươi cho chim tới cuối ngày. Nhờ có cách này mà tôi đã thành công cho chòe lửa đuôi dài thay lông. Chích chòe lửa sẽ cần hấp thụ một lượng lớn đạm và các thực phẩm khác để lông mọc, khoáng chất và vitamin trợ giúp cho cơ thể hoạt động. Do đó, để kích thích chúng sẽ cần cung cấp đầy đủ liều lượng dinh dưỡng. Vitamin tổng hợp và khoáng chất bồi bổ cần phải cung cấp ngay sau đợt thay lông. Thành phần vitamin, vitamin B tổng hợp rất quan trọng. Vitamin B6 giúp chuyển hoá chất đạm và B12 giúp chim có khẩu vị ngon hơn và cũng giúp tiêu hóa. Tinh dầu bổ sung như vitamin E hay dầu lúa mì sẽ cần cung cấp 3 tới 4 ngày trong tuần để giữ cho lông láng mượt. Thiếu vitamin con chim sẽ ăn ít vì nó không chuyển hóa thức ăn (và đặc biệt là chất đạm) đúng mức. Chim sẽ mất đi năng lương và không hoạt động.

Trong suốt giai đoạn thay lông con chim sẽ không hoạt động nhiều vì tất cả năng lương của nó dùng cho việc thay lông. Nếu chim được nuôi trong lồng, lồng sẽ cần che nửa lại để nó có chỗ quen thuộc và yên tĩnh khi qua đợt thay lông. Nếu có thể, việc tắm cho chim phải thường xuyên giúp bộ lông ướt được làm mềm cũng như kích thích quá trình mọc lông.

Chăm Sóc Chòe Lửa Thay Lông

1/ Chích choè lửa thay lông ăn gì

Bộ lông chiếm 20% protein của cơ thể vì vậy cung cấp Protein là quan trọng trong quá trình thay lông. Các amino acid là cấu trúc cơ bản của Protein và lưu huỳnh có chứa 2 axit amin methionine và cysteine là rất quan trọng cho việc hình thành và phát triển bộ lông. Đôi khi có những đường Stress trên đuôi của chòe lửa. Điều này rất có thể do thiếu hụt methionine trong quá trình thay lông của chim. Côn trùng là nguồn cung cấp lưu huỳnh có chứa các axit amin cho loài chim ăn côn trùng. Các nguồn khác là trứng (GÀ, KIẾN), cá và thịt.

Thay lông gây nhiều khó khăn cho chim, có lẽ chỉ đứng sau đẻ trứng. Ngoài ra còn có sự gia tăng các yêu cầu khác ngoài protein. Can xi trong máu sẽ giảm trong quá trình thay lông. Vitamin cũng cần được bổ sung trong giai đoạn căng thẳng này.

Trong thời gian thay lông, sử dụng thuốc có thể gây bất lợi đến sự tăng trưởng và phát triển của lông. Một ví dụ là anthelmintics fenbenzadole, có thể ảnh hưởng xấu đến bộ lông nếu được sử dụng trong thời gian thay lông. Tốt nhất là không dùng thuốc trong thời kỳ này.

Khi thay lông nhìn chim khá xơ xác – điều này là bình thương. Ngoài việc sử dụng bột, cần bổ sung thêm cá bảy màu, mealworms và dế vào cuối ngày.

Chòe lửa thay lông phải được nghỉ ngơi nhiều. Phải phủ áo lồng trong suốt giai đoạn này trừ khi cho nó tắm và phơi nắng sau đó. Mặc dù trùm áo lồng nhưng chim có thể hót chuyện thỉnh thoảng hót sổng – điều đó chứng tỏ chim được chăm sóc tốt khi thay lông

Làm thế nào để đem lại lửa cho chích chòe lửa và duy trì độ lửa sau đó (có lửa và chơi bền) ?. Điều đầu tiên cần lưu ý chim có lửa là do các hormone, testosterone, hiện diện trong cơ thể nó. Nếu không có hormone này, chim sẽ không hót. Nếu chim được chăm sóc tốt trước và trong khi thay lông, nó vẫn có một lượng testosterone trong cơ thể và nó sẽ vẫn hót và biểu diễn trong suốt quá trình thay lông mặc dù nó ít năng động hơn. Nếu chim bị xù hoặc không có phản ứng khi được đặt cùng những con lửa khác trong thời gian thay lông, bạn sẽ cần phải xem xét lại cách chăm sóc.

Vào cuối mùa thay lông, lượng testosterone trong cơ thể nó dần dần tăng lên. Cùng với sự gia tăng testosterone thì chim cũng bắt đầu có lửa với bộ lông tốt. Điều này xác nhận rằng chim được cho ăn và chăm sóc tốt trong quá trình thay lông. Nếu được nuôi cẩn thận chim sẽ bắt đầu hót vào cuối kỳ thay lông. Thậm chí nó có thể chơi khá tốt nhìn nó giống như đang căng lửa.

Hầu hết chúng ta trở nên thiếu kiên nhẫn và đem chim đi dợt sớm. Điều này có thể là một sai lầm. Nếu đuôi chính còn đang phát triển, rễ của nó còn mềm mại và có thể bị hư hỏng nếu chim đánh đuôi mạnh bạo khi ra nơi dợt. Ngoài ra, khi chim chưa ở đỉnh lửa mà đặt nó trong một nơi gồm nhiều chim dữ đe dọa nó. Điều này gây bất lợi cho chim và có thể ảnh hưởng đến độ lửa của nó sau khi thay lông.

Các nghệ nhân nên học cách kiên nhẫn. Đa phần chim sẽ đạt độ lửa sau khi hoàn thành thay lông khoảng 1 tháng rưỡi. Nghĩa là tiếp tục đặt lồng chim trong một góc yên tĩnh để chim không bị ảnh hưởng bởi những con lửa khác. Áo lồng nên được phủ kín và cho đến khi bạn chắc chắn rằng thay lông được hoàn tất. Áo lồng có thể được mở ra và bạn sẽ thưởng thức tài nghệ của nó với giọng hót sổng và cách biểu diễn của nó. Chỉ nên được đưa đến chổ dợt chim sau khi nó đã đạt đến đỉnh lửa. Không nên đi dợt quá thường xuyên. Nếu bạn làm như vậy chim sẽ bị Stress. Nó sẽ xuống lửa và thay lông bất thường.

Thời Kỳ Thay Lông Của Chòe Lửa

Mỗi con chim chòe lửa trưởng thành sẽ cần trải qua chu kỳ hàng năm phát triển nếu để nó có sức khỏe và có thể biểu diễn tốt. Chu kỳ bắt đầu với mỗi mùa thay lông khi, trải qua một thời gian, con chim rụng và thay thế tất cả lông của nó. Khi thay lông gần hoàn thành, sức sung của con chim ( độ sung của điều kiện sinh sản) sẽ bắt đầu tăng đẻ chuẩn bị cho mùa sinh sản.

Độ sung mãn sẽ tiêp tục tăng qua cở một thời gian 2 tháng hay sau khi thay lông cho tới khi con chim đạt đỉnh cao của trạng thái sinh sản. Con trống sẽ chiếm một vùng của con trống yếu hơn, hay, nếu nó định hình khu lãnh thổ, con trống sẽ cảnh báo những con trống khác không được đến gần. Nó làm như vậy bằng cách quan sát lãnh địa của nó và hót giọng hót bảo vệ lãnh thổ qua buổi sáng và buổi chiều.

Khi lãnh địa của đã an toàn, con trống sẽ ghép cặp với con mái. Chúng sẽ xây tổ của chúng và nuôi chim con. Trong hoang dã, cặp chim sẽ nuôi cở 2-3 ổ. Khi tới cuối mùa sinh sản, điều kiện cơ thể của chim sẽ bắt đầu giảm xuống. Cái sự giảm xuống này cuối cùng dẫn đến thay lông và sự tuần hoàn của mỗi năm lại bắt đầu.

Rất nhiều dân mê Choè Lửa chỉ cung cấp đầy đủ thức ăn dinh dưỡng hơn khi nuôi bình thường trong khi chim đã bắt đầu thay lông. Tôi cái này là sai. Để thay lông bắt đầu, bộ não chòe lửa phải báo tín hiệu là thức cần thiết cho thay lông phải đầy đủ và đó là thay lông bắt đầu. Tín hiệu này phát ra từ hình thể của hóc môn đã chuyển vào đường máu khiến lông mới mọc ra. Khi lông mới mọc ra, chúng đẩy lông cũ ra rồi rơi xuống.

Khi não bộ cảm thấy chất lượng và số lượng thức ăn không đầy đủ để được thay lông tốt, nó không thải chât hóc môn để cần thiết cho việc thay lông bắt đầu hay chỉ có chút ít hóc môn có thể thải ra cho một thời gian ngắn hay lác đác. Thay lông như vậy có thể chậm lại, nó có thể rời rạc, hay con chim có thể trải qua thay lông tạm một phần. Trong trường hợp như vậy, sự tuần hoàn mỗi năm của con chim bị dứt đoạn và hóc môn cần thiết để đưa con chim đến đỉnh sung thì không thải ra hay thải ra không đủ. Con chim như vậy sẽ không biểu diễn tốt và người chủ sẽ hiếu kỳ tại sao độ sung của con chim không lên sau khi thay lông.

Nếu dinh dưỡng của con chim đưa đến thay lông đúng mức, hai đuôi chính (đuôi dài nhất) sẽ rụng xuống đúng trong ngày. thông thường, thì chỉ cở một ngày giữa lần rụng của đuôi chính dài và đuôi ngắn. Nếu vài ngày chậm trễ, hậu quả sẽ là một trong hai đuôi sẽ dài hơn đuôi khác. Khi cái đuôi mọc với tốc độ khoảng cở 4 inches một tháng, ta sẽ hiểu rõ chậm trễ chừng một tuần sẽ khá có thể có kết quả một trong hai đuôi dài ngắn hơn một inch hay dài hơn cái kia.

Khi chất lượng hay số lượng thức ăn không đầy đủ ngay cả một ngày trong khi thay lông, kết quả có thể thấy trong nửa đường lông trong suốt chạy nằm ngang dọc theo đuôi hoặc lông cánh. Những sợi dây này biết đến như đường dây căng thẳng. Chúng bị như thế bởi vì lông tiếp tục mọc bất chấp dinh dưỡng để mọc lông đầy đủ hay không. Hậu quả là nó có kẽ hở trong quá trình phát triển lông và cái này biểu hiện của trong một đường dây căng thẳng. Đây là điểm yếu ở lông và sẽ có huynh hướng bị gãy vào thời điểm này bởi dễ nhiên, nếu lông không có chỗ yếu, nó khá chắc và dẻo và sẽ lâu bền trong điều kiện tốt cho tới lần thay lông tới.

Lông chim tái tạo phần đông từ chất đạm và đây phải cần nhiều chất lượng đạm tốt sẵn sàng với con chim mọi khi trãi qua đợt thay lông. Cho ăn động vật không xương sống (động vật có xương sống) như nhái, cá nhỏ, thằn lằn (thằn lằn cát) bà con của con thằn lằn v.v.v sẽ giúp bảo đảm con chim nhận được chất lương đạm nó càn thiết. Cồn trùng như dế và mealworms chưa nhiều chất béo nhưng lại ít chất đạm. Tuy nhiên chúng cũng cần cho ăn như một phần thức ăn của chim trãi qua quá trình thay lông, cho chim ăn loại đơn độc loại này có thể ảnh hưởng tới việc thay lông. Châu chấu, bởi vì chúng có nhiều đạm và ít chất béo thì quá thích hợp cho chim thay lông. Như trong mọi thứ, cần phải cân bằng và lượng lớn thức ăn tươi phong phú mà bạn có thể cung cấp cho chim, thì đợt thay lông sẽ khá tốt hơn.

Còn về cám/bột nào thích hợp? Trong kinh nghiệm của tôi, không có cám/bột nào ngoài chợ hiện nay hoàn toàn thích hợp cho Chòe Lửa. Cách làm của tôi là cho ăn cám/bột vào buổi sáng cho tới chiều và cung cấp đủ loại thức ăn tươi cho con chim tới cuối ngày. Sử dụng cách này, tôi đã thành công cho Lửa đuôi dài thay lông và tôi muốn cho ăn mồi tươi cho chim trống khi trãi qua thời kỳ thay lông.

Như chòe lửa sẽ cần hấp thụ một lượng lớn đạm và các thức phẩm khác để lông mọc, khoáng chất và vitamins trợ giúp cho cơ thể hoạt động và để kích thích chúng sẽ cần cung cấp đầy đủ liều lượng. Vitamin tổng hợp và khoáng chất bồi bổ cần phải cung cấp trãi qua đợt thay lông. Thành phần vitamins, vitamins B complex(B tổng hợp) là rất quan trọng. Vitamin B6 giúp chuyển hoá chất đạm và B12 giúp chim khẩu vị ngon hơn và cũng giúp tiêu hóa. Tinh dầu bổ sung như vitamin E hay dầu wheat-germ sẽ cần cung cấp 3 tới 4 ngày trong tuần đễ giữ lông láng mượt.Không đầy đủ vitamins con chim ăn ít vì nó không chuyển hóa thức ăn (và đặc biệt là chất đạm) đúng mức. Chim như vậy sẽ mất đi năng lương và không hoạt động. Cái này có khiến hiểu nhầm là chim dạn.

Khi qua đợt thay lông con chim sẽ không hoạt động lắm vì tất cả năng lương của nó sẽ đưa tới việc thay lông. Nếu nó nuôi trong lồng, lồng sẽ cần che nửa lại và để nó chỗ quen thuộc như vậy con chim có chỗ yên tịnh khi qua đợt thay lông. Nếu có thể, phụ kiện tắm chim phải cung cấp thường xuyên. Lông ướt làm mềm chúng và trợ giúp mọc lên. Tắm rỉa lông bởi con chim sẽ giúp lấy đi vỏ bao da của lông và giúp chúng phát triển.

Nguồn được trích từ đây: Bạch Đềhttp://pet-cockatiel.com/Dboard/viewtopic.php?t=864

Lê Văn Ân @ 14:03 18/06/2013 Số lượt xem: 16069

Cách Chăm Sóc Chim Chích Chòe Thời Kỳ Thay Lông Khỏe Mạnh Lông Đẹp

Trong suốt cuộc đời của các loài chim nói chung, chim Chích chòe nói riêng thì đều phải trải qua quá trình thay lông để bắt đầu trưởng thành. Thay lông ở Chích chòe là một hiện tượng tự nhiên, phụ thuộc nhiều vào tùy loại môi trường sống. Đây cũng là dịp cho thấy mức độ khỏe mạnh của chim.

Thường mùa thay lông của chim Chích Chòe sẽ rơi vào những tháng đầu mùa mưa (tháng 6 hoặc 7). Mỗi năm xảy ra 1 lần, nếu môi trường thay đổi đột ngột sẽ dẫn đến có nhiều hơn 1 lần thay lông. Thời gian kể từ khi bắt đầu rụng lông đến khi thay lông xong hoàn toàn có thể mất từ 3 đến 4 tháng. Sau đó tiếp tục chuẩn bị cho quá trình sinh sản.

Vì quá trình thay lông phụ thuộc phần lớn vào môi trường tự nhiên, điều kiện sống. Nên chim Chích chòe ở ngoài tự nhiên với chim được nuôi dưỡng sẽ có phần nào đó khác nhau:

Trong môi trường tự nhiên

Chích chòe có thể nhận biết được mùa thay lông của mình dựa vào những thay đổi từ nhiệt độ đến độ ẩm, mưa, không khí… Nhận thức được sắp tới mùa sinh sản nên cơ thể tự tiết ra các làm lông mới mọc ra đẩy lông cũ rớt.

Tiếp tục các tháng sau, chim tự lựa chọn cho mình những nơi an tĩnh để trải qua quá trình quan trọng này. Sau mỗi chu kỳ thay lông, Chích chòe sẽ càng có thêm sức khỏe, sung mãn hơn, có lửa trở lại nhờ lượng testosterone tăng cao. Đến đúng thời kỳ sinh sản, chim sẽ tự động mời gọi bạn tình, tự động tiết ra các hormon khác thể hiện bản năng chăm con.

Trong môi trường được chăm nuôi

Ở với con người được thuần hóa thì việc thay lông đến sớm hay muộn là do môi trường nuôi, chế độ chăm sóc cũng như dinh dưỡng được cung cấp. Ảnh hưởng từ các trận đấu, cuộc tập dợt cũng làm cho thời gian thay lông của Chích Chòe có biến đổi chút ít. Những người nuôi chim tốt, có kinh nghiệm thì sẽ biết được điều gì sẽ tốt cho chim của mình.

Quá trình thay lông bắt đầu khi chim có đủ chất dinh dưỡng. Tiết các hormone vào máu chuyển đến lông mới mọc dài ra đẩy lông cũ ra ngoài rồi rụng dần. Lông thay từ vùng đầu trước, kết thúc là đuôi. Nếu không đủ chất dinh dưỡng quá trình mọc lông sẽ diễn ra chậm, hormone tiết ra ít, chim dần ể oải và không còn sung mãn nữa.

Thay lông là một giai đoạn quan trọng. Chích chòe có thể hiện một bộ lông đẹp đẽ, chú chim có căng lửa, sung, chơi tốt, sức khỏe mạnh hay không là phụ thuộc nhiều vào quá trình thay lông này. Vì thế người nuôi cần chuẩn bị những thức ăn cũng như chế độ chăm sóc hợp lý.

2.1 Thức ăn và chế độ dinh dưỡng cần thiết

Dinh dưỡng được bổ sung đầy đủ thì quá trình thay lông diễn ra nhanh gọn hơn. Thông thường, có thể dựa vào độ dài ngắn của đuôi để theo dõi quá trình rụng lông đạt hiệu quả như thế nào. Một ngày sau khi đuôi chính dài rụng sẽ tới đuôi ngắn. Chậm hơn thì 1 tuần, đuôi chính rụng trước dài hơn đuôi kia 3cm.

Nếu số lượng thức ăn bị thiếu, chất dinh dưỡng không đủ (kể cả là mới 1 ngày). Chim sẽ bị căng thẳng, lông mọc không thứ tự, không mọc đầy đủ. Đây là một dấu hiệu xấu cho thấy lông rất yếu, dễ bị gãy rụng. Ngược lại nếu lông chắc khỏe, dẻo dai sẽ tạo điều kiện cho lần thay lông tới tốt hơn.

Lông chim là phần được cấu tạo từ 20% protein của toàn cơ thể, nên việc cung cấp protein cho Chích chòe là cực kỳ cần thiết. Nhất là đang trong quá trình thay lông, bổ sung các thực phẩm chứa protein càng nhiều càng tốt. Nó giúp tái tạo bộ lông, khiến lông chắc khỏe, bền và đồng thời làm chim “có dáng” hơn.

Các loài côn trùng (dế, sâu bọ, châu chấu) cũng như nhiều loài động vật có xương sống hoặc không xương sống (ếch, nhái, thằn lằn, cá nhỏ). Trong chúng có rất nhiều đạm, cung cấp axit amin tốt nhất cho Chích chòe đang thay lông. Ngoài ra còn có trứng, thịt… cung cấp đạm cực tốt.

Bên cạnh đó nhất quyết không thể thiếu vitamin từ các loại rau củ quả. Phải cung cấp cân bằng các loại chất dinh dưỡng cho chim thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất. Đừng quên trong thời điểm thay lông không nên sử dụng các loại thuốc chức năng nào. Có thể gây xấu bộ lông, ảnh hưởng đến sự phát triển của chim.

Về việc cho ăn cám hoặc bột, thì nên chọn loại có nhiều đạm, vitamin tổng hợp giúp chim phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Cám có chứa vitamin B6 chuyển hóa đạm, B12 dễ ăn và dễ tiêu hóa. Vitamin E có trong những loại tinh dầu bổ sung hay tinh dầu lúa mì giúp lông chim chắc khỏe và óng mượt hơn hết.

2.2 Chế độ nghỉ ngơi cho chim

Năng lượng của Chích chòe trong thời kỳ thay lông bị mất đi rất nhiều do đã tập trung toàn bộ vào việc phát triển bộ lông. Vì thế chim phải cần được nghỉ ngơi thật nhiều.

Về vấn đề lồng chim, nhiều người quan niệm để lồng chim bẩn sẽ giúp chim thay lông nhanh hơn. Nhưng điều đó sai hoàn toàn, lồng bẩn dẫn đến nhiều bệnh cho chim hơn (cảm cúm, bại liệt… ) nên phải luôn giữ cho lồng sạch sẽ.

Cần che lồng lại thật kín đáo, đặt lồng nơi yên tĩnh để chim hoàn tất quá trình thay lông. Nếu che lồng mà chim vẫn hót vang thì chứng tỏ việc chăm sóc chim giai đoạn này rất hiệu quả.

Tắm cho chim nên thực hiện thường xuyên bằng cách pha 1 ly giấm vào nước cho chim tắm để kích thích quá trình mọc lông. Phơi nắng một lát, treo lồng nơi khô thoáng giúp chim nghỉ ngơi tốt nhất.