Cách Ghép Chim Khướu Sinh Sản / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Raffles.edu.vn

Cách Nuôi Chim Khướu Sinh Sản

Ngoài đặc điểm khỏe mạnh thì nên chọn cả 2 em trống và mái đều có tố chất như: giọng hót, dáng đẹp,…Tiếp đến là làm chuồng nuôi.

Các bác làm chuồng có kích thước cao x rộng x dài đều khoảng 2 mét. Phân ra chỗ nghỉ và sân chơi cho chúng.Trong lồng ra nên trồng cây trúc, ngũ gia bì, có mái che nắng che mưa.Làm bằng lưới inox hay mắt cáo gì cũng được, nhưng các bác nên dùng lưới inox để sài lâu.

Nuôi khướu sinh sản khi mới mua chim trống mái về chúng sẽ lạ nhau và nếu nhốt chung ngay nó rất dễ cắn nhau. Vì vậy nên thả con trống vào trước và con mái nhốt riêng ở ngoài áp sát chuồng.

Sau khoảng 1 tuần lễ tách thì 2 chú sẽ quen và có thể kết hợp với nhau. Khi chúng nó quyến luyến với nhau sẽ có biểu hiện: Con trống cứ hót múa, như muốn đến với con mái.

Khi đó các bác thả em mái vào, qua vài ngày sau nếu chúng đã hợp nhau thì con trống sẽ đạp mái. Chim đã đạp mái các bác tiến hành lót ổ cho nó đẻ, có thể lấy gáo dừa hoặc rổ nhỏ rồi lót rơm, cây khô mềm vào,…

Cách nuôi khướu sinh sản phải đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng. Bởi trong thời kỳ sinh sản sức khỏe chim sẽ không được ổn định, cần có nhiều sức khỏe để nuôi cả chim non nữa.

Khi trứng bắt đầu nở, thì các bác phải cung cấp mồi sống nhiều hơn bình thường để chim mẹ nuôi con. Thức ăn chính chủ yếu là dế, phụ là liu điu cắt ra từng miếng, trộn với cào cào nữa. Ngày nào cũng cho chúng ăn thế.

Nhưng khi mẹ đang ấp thì ta không nên bỏ lồng tắm vào đó. Trong thời gian này chim mẹ cần một lượng lớn mồi tươi để hồi sức, các bác cho ăn ít cám lại, thay vào đó là mồi tươi thật nhiều.

Thường xuyên vệ sinh chuồng, máng ăn và máng uống. Trách để xuất hiện mầm bệnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con non bởi sức đề kháng của nó còn yếu.

Hoàng Quân ART

Ghép Chào Mào Sinh Sản 2023

Năm 2023 mình có ghép nuôi 2 cặp chào mào sinh sản, 1 cặp thất bại toàn tập, 1 cặp làm tổ nhưng không đẻ. Mình đúc kết kinh nghiệm 1 năm nuôi thất bại – quyết tâm 2023 nuôi lại, mong sẽ thành công.

Kinh Nghiệm ép đẻ Chào Mào Xám + Bông….

1) Xây dựng lồng ép : Cơ bản của lồng nuôi chim ép đẻ phải đủ lớn để bố mẹ và các con sau này sinh hoạt dễ dàng, it người qua lại ( quan trọng nhất ), có cây che mát. Làm sao tương tự như thế này là ok. Tận dụng những gì sẵng có……Cái lồng này chi phí làm chưa tới 400k.

2) Chọn đôi phu thê : Con mái thì không quan trong lắm, thấy tướng đẹp, phâu câu to,tính tình hiền lành ( quan trong nè, nếu dữ là giận chồng ném con ra khỏi tổ đó), biết chiều chồng là OK. COn trống thì phải ra Men nha, chim có mùa, tướng tá đẹp,ko nên bỏ chim má trắng vì trả biết xây dưng tổ ấm đau, nói chung là như thế này là chúng tôi Clip

3)Thả chim vào động phòng : Nên thả chim cồ vào chuồng trước, thời gian thả ep vào tháng nắng…..ko nên thả vào mùa mưa. Rồi cách khoảng 10 đến 30 ngày thả mái vào sau. ( Giai thích , vì cho cồ vào làm cội trước, thả mái vào sau cho tránh trường hợp Vợ đánh chồng thì chồng lên đường………….còn chồng đánh vợ thi xin chúc mừng,đánh ko đc bao lâu đau,…….Anh Hùng khó qua ải mỹ nhân chúng tôi đá…Cá trừng).

4) Làm Tổ : Sau khi thả chim vào ở chung nhanh thì 2 tháng đẻ…con lâu thì 4,5 tháng. Còn quá 5 tháng ko thấy dấu hiệu gì thì nên xem có em nào bi ô môi ko? . Chon chổ kín gió,it nắng,mưa ko ước,thoáng khí. Rồi lấy cái gáo dừa cưa đôi hay cái rổ…..đẻ chim nằm đẻ,ấp. Thời gian đó chim sẽ có dấu hiêu tha rơm rát. Thì mình nên giúp em nó 1 chút là lấy rơm hoặc đót trổi quét nhà cuộn lại bỏ vào ổ……rồi để bên ngoài lồng 1 it, rồi để tui nó tự sử.

5) Ấp trứng + Thức ăn : Thời gian chim ấp từ 12 đến 14 ngày tùy theo thời tiết. Khi chim con nỡ nên phủ kính avari. Bỏ nước uống và đồ ăn đầy đủ và ko dòm nghó hay rình rập làm chim sợ, Cho ăn đồ tươi nhiều như trứng kiến,sâu,cào cào,dế.

Nếu nuôi đủ chất thì chim mẹ khoảng 2 tháng sau sẽ đẻ lại, lúc đó mình nên bắt chim con ra, nếu ko bắt thì nên theo dõi chim mẹ có đối sử tệ bac với con ko ( chim mái mình cắn cổ chim con khi bắt đầu đẻ lai).

Cách Ghép Cặp Cho Chim Chào Mào Sinh Sản Đúng Kỹ Thuật

Ghép cặp chim chào mào để chúng bắt đầu cho thời kỳ sinh sản thì đây là không dễ dàng chút nào, nhất là đối với người mới bắt đầu. Nhưng đây là cách tốt nhất để gầy dựng giống chào mào có gen trội, có chất lượng tốt.

Bước đầu tiên trong là phải chọn giống chim chào mào bố mẹ tốt. Đó là điều không chỉ riêng chào mào mà giống chim nào cũng cần như thế, một việc làm hết sức tuyệt vời. Nếu chọn được cặp trống mái tốt thì khi nhân giống bạn sẽ sở hữu những thế hệ chim con vô cùng chất lượng về sức khỏe lẫn hình thức bên ngoài.

Điều kiện để chọn chim bố mẹ

– Thứ ưu tiên nhất là chim phải thuộc giống thuần chủng và có chất giọng hót hay.

– Chim được chọn để ghép cặp tất nhiên phải có sức khỏe tốt.

– Hình dáng bên ngoài: dáng đẹp, lông mượt, màu sắc lông thu hút.

– Nếu có thể, hãy chọn những cặp chim trống mái thuần chủng ở hai vùng miền khác nhau để ghép cặp. Mục đích là lai ra giống chim con đa dạng, phong phú, có đặc điểm lạ, nổi bật hơn.

Đặc điểm riêng khi chọn chim trống mái

– Chim trống: Siêng hót, hót hay, có kỹ thuật đấu tốt, chim già mùa (nếu trên 3 mùa thì càng tốt).

– Chim mái: Chim hay bổi, chim non nuôi hay má trắng, chim càng tơ càng tốt (hoặc bổi thuần đã sinh sản một mùa ngoài tự nhiên).

Một vài lời khuyên từ nhiều người nuôi chim đẻ thì hãy chọn những giống chim bố mẹ thật hay, thật thuần, thật chuẩn. Những dòng chim quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng như: Kim Phụng – Huế, Bình Dương, Camly Dalat, Khe Vàng – Huế,… để bắt cặp tuyệt vời hơn.

Nếu đã chọn được chim bố mẹ tốt thì bước tiếp theo là chọn lồng chim. Một chiếc lồng chất lượng ưng ý sẽ có thể giúp cho chim bắt cặp với nhau dễ dàng hơn chẳng hạn.

Diện tích lồng nuôi chim sinh sản

Không gian chiếc lồng rộng rãi, thoáng đãng, mát mẻ và đầy đủ thức ăn lẫn các nhánh cành để đậu. Thì đó chính là điều kiện để chim phát triển và sinh nở cực kỳ tốt. Vì thế chọn lồng là việc rất quan trọng.

Lồng chim được chọn để nuôi chim bắt cặp sinh sản phải được chăm chút kỹ càng. Loại lồng này phải được làm từ lưới thép không gỉ. Kích thước lồng nuôi chim vừa phải để tiện theo dõi chăm sóc. Tối thiểu kích thước phải đạt chiều rộng từ 120cm, chiều dài 180cm, chiều cao 150cm.

Các vật dụng trong lồng ghép cặp

Điều đáng để ý lồng chim phải có rãnh để vệ sinh phân chim cho sạch sẽ. Quan trọng phải có giá đỡ để sau này chim làm tổ (có thể làm từ gáo dừa, nan tre…).

Đặt 2 khay thức ăn và 1 máng nước tắm. Nhiều cành để chim đậu cũng như việc chim non dễ dàng tập chuyền cành sau này. Thường xuyên vệ sinh các khay đựng thức ăn của chim và vệ sinh rãnh phân.

Cửa lồng quay mặt về hướng có ánh mặt trời, lồng có mái che. Hai bên lồng phải che chắn kỹ lưỡng bằng mái tôn hoặc gỗ mỏng phòng khi trời nắng gắt hoặc mưa gió nhằm bảo vệ chim. Đặt nơi yên tĩnh, thoáng mát, an toàn, giúp chim giảm stress khi bắt cặp.

Để đảm bảo sức khỏe cặp chim trống mái được chọn là tốt nhất thì cần phải có chế độ nuôi cách ly trước khi bắt cặp.

Dinh dưỡng là thứ thiết yếu giúp chào mào có đủ năng lượng nhất để bước vào thời kỳ bắt cặp sinh sản. Cần một chế độ ăn thích hợp và bổ sung đủ chất cần thiết.

Đối với chim trống cần có chế độ ăn uống đều đặn với các loại cám chim hoặc cám tổng hợp. Bổ sung nhiều trái cây và mồi tươi ngon nhất, đặc biệt là các loài côn trùng: trứng kiến, dế,… để phim tăng thêm phong độ.

Đôi với chim mái ăn uống bình thường như chim trống nhưng vẫn phải cần bổ sung thêm các loại thức ăn có chứa khoáng. Tăng cường thật nhiều trái cây tươi cũng như côn trùng hơn để giúp chim mái bước vào mùa sinh sản thuận lợi nhất. Đồng thời đảm bảo chim có sức khỏe nuôi trứng còn cả nuôi lông vì chim thường vặt lông để làm tổ.

Một trong những điều kiện tốt cho sức khỏe và phong độ ở chim chào mào chính là chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Nên cho chim ngủ từ lúc 18h, lúc mặt trời tắt nắng. Nơi nghỉ ngơi phải yên tĩnh, tránh các động vật gây hại. Giấc ngủ phải đảm bảo đủ giấc để tăng sức đề kháng của chim.

Cho chim bắt cặp để tiếp tục sinh sản ra nhiều giống chim tốt tiếp theo. Chim chào mào thành thục từ khi chúng trưởng thành ngay mùa tuổi đầu tiên. Chim trống sẽ trở nên sung hơn, giọng hót mạnh mẽ gọi bạn tình; chim mái thì kêu suốt ngày và giọng nhỏ nhẹ hơn. Thường mùa đẻ bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau.

Cách ghép cặp chim Chào Mào

Tùy vào hoàn cảnh, tỷ lệ thành công bắt cặp sẽ khác nhau. Ở đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 2 cách tiến hành bắt cặp cho đôi chim bố mẹ đã được chọn trước đó:

– Để bắt cặp tự nhiên (tỷ lệ thành công cao): Cần nuôi hoặc tuyển về 2 đến 3 con chim mái. Trước đó hãy thả chim trống vào lồng trước để chim quen dần với lồng (1-2 tuần). Tiếp theo thả chim mái vào, chim trống sẽ tự lựa chọn con mái phù hợp cho mình để bắt cặp. Cuối cùng tách 2 chim mái còn lại ra riêng.

– Bắt cặp bằng cách ép chim bố mẹ: Cho cặp chim trống mái sống gần nhau một thời gian. Sau một thời gian, cho chúng vào lồng nếu thấy chúng gần gũi, quấn nhau thì thành công.

Lưu ý khi ghép cặp chim Chào Mào

– Nếu trường hợp khi thả chung lồng mà chim trống không chịu mái (ngược lại) thì nên đổi bạn tình cho chim ngay lập tức. Tránh tình trạng chim cắn nhau đến chết.

– Trong quá trình ghép cặp tuyệt đối không được để cho chim trống đấu đá với những chim trống khác. Cần cách ly với tất cả các con chim trống sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của chim. Con trống trở nên hung dữ hơn, dễ dàng quay sang đánh chim mái trong lồng.

– Nên thường xuyên quan sát đôi chim để kịp đưa ra những giải pháp phù hợp khi gặp vài vấn đề không hay.

Chim Yến Phụng Có Biết Nói Không ? Cách Nuôi Ghép Cho Sinh Sản.

Chim yến phụng là một phân loài của bộ chim vẹt, có nguồn gốc từ Châu Úc, và có tên khoa học là Melopsittacus undulatus. Ở ngoài đời sống tự nhiên, chúng là một loại chim nhỏ bé, trời sinh ra đã không có bất cứ thứ vũ khí nào để tự vệ bản thân.

Mỗi khi bị những con chim săn mồi lớn, hoặc kẻ thù của chúng rượt đuổi, thì chúng chỉ còn một cách duy nhất để thoát thân đó chính là nhờ vào khả năng bay thật nhanh, kết hợp với khả năng ngụy trang hoà mình vào với môi trừng xung quanh để ẩn náo kẻ thù. Vì thế cơ thể chim yến phụng đa số có màu xanh và màu sắc sặc sở dể hoà mình vào thiên nhiên.

1. Có bao nhiêu loài chim yến phụng ở Việt Nam ?

Chim yến phụng hiện nay so với tổ tiên lúc còn Nguyên thủy, thì chúng đã được con người lai tạo và nhân giống ra khá nhiều phân loài, mõi loài lại mang một màu sắc đặc trưng khác nhau. Nhưng chủ yếu được phân ra 3 loài như sau đây.

– Yến phụng đuôi dài: loại này thường được chọn nuôi nhiều nhất, với các màu sắc đặc trưng như long chủ yếu màu xanh nhạt, cùng với các vân sọc đen. Cái mỏ màu xám và chân màu xám đậm. Trên đầu thường có màu vàng nhạt và chim trống chiếc muỗi cúa chúng sẽ có màu xanh dương khi chim đủ tuổi trưỡng thành.

– Vẹt đuôi dài Lutino: loài này là dòng chim đột biến gen, tìm thấy vào năm 1871. Chim được phủ bởi 1 màu vàng nhạt toàn bộ thân thể, đôi mắt có 1 màu đỏ đặc biệt. Chim trống cái muỗi sẽ có màu đỏ nhạt, hoặc đỏ tía.

– Vẹt yến phụg màu xanh da trời cánh xám: Dòng này có bộng long màu xanh lam và các vân màu xám xanh, long đuôi dài có màu vàng tươi như quả chanh.

Phía trên mình chỉ nêu ra 3 dòng chủ yếu, ngoài ra còn các dòng lai tạo qua nhiều thế hệ, có những màu sắc khá đa dạng.

2. Chim yến phụng ăn gì ?

Đối với loài vẹt yến phụng này thức ăn của chúng cũng rất phong phú, nhưng chủ yếu nghiên về thực vật. Chúng ăn được như là hạt ngô, hạt kê, hạt bí đỏ tách vỏ, và một số loại rau, củ quả…

Chim phụng chúng ăn được hầu hết các loại rau như là, cải, xà lách, rau muống. Và các loại quả tươi như là ổi, táo, lê, đu đủ..

Ngoài những loại thức ăn trên thì bạn cần cung cấp thêm các viên sỏi nhỏ để chúng ăn vào sẽ dể tiêu hoá hơn, và tránh được một số bệnh về dạ dầy. các viên sỏi này có thể lấy từ cát xây nhà mà được sàn lộc ra viên nhỏ nhỏ vừa cho chim ăn. Ngoài ra bạn có thể cung cấp thêm cho chim bột vỏ sò, bột vỏ trứng cung cấp thêm canxi cho chim.

3. Chọn lòng nuôi chim yến phụng

Đối với chọn chuồng nuôi, nếu bạn chỉ để nuôi làm cảnh thì có thể chọn lòng băng kim loại và trang bị đầy đủ cốc đựng nước, thức ăn cho chim là được.

Nếu bạn muốn nuôi chúng để cho sinh sản thì bạn cần chọn chuồng phải thật rộng, để vị trí lòng nơi yên tĩnh vắng vẽ. Trong lòng phải thiết kế thêm một cái tổ, lót sơ dừa hoặc mùn cưa vào bên trong tổ. Mọi dụng cụ trong tổ không được thay đổi, vị trí treo lòng không được thay đổi. Để cho chim quen nơi ăn chốn ở thì chúng mới bắt đầu sinh sản được.

4. Những dấu hiệu nhận biết và nuôi ghép chim yến phụng sinh sản

Nếu bạn đã nuôi lâu có nhiều kinh nghiệm chắc hẳng bạn sẽ dể dàng nhận biết chúng sắp đẻ. Trước khi để 1 tuần bạn sẽ nhìn thấy dấu hiệu chim trống sẽ nhẩy lên lưng chim mái để làm chuyện ấy ấy… Hoặc chúng có dấu hiệu hôn nhau, cứ cắn mỏ nhau hoài. Sao khi chúng làm chuyện đó khoản 1 tuần sau thì chim mái sẽ đẻ trứng. Và trước khi đẻ trứng chim mái thường chui vào tổ nằm, lấy mỏ cào cào tổ, đến khi gần đẻ bạn hãy quang sát chổ phau câu của chim sẽ nhô lên, hậu môn nở to, trước khi đẻ chúng thường kêu réo liên tục giống như gà mắt đẻ kêu cục ta cục tát…

Chim sinh sản thì ít nhất phải từ 6 tháng tuổi trở lên, và lòng nuôi phải đủ 1 trống, 1 mái và yêu cầu 2 con đã bắt cập với nhau. Có trường hợp bạn đi mua chim, lúc người bán nhốt chung 1 chiếc lòng lớn và nhiều con ở trong đó. Bạn nên quang sát xem nó có đi theo cập không? Nếu nó đi theo cập và nhìn đúng 1 trống 1 mái tức là bọn nó đã yêu nhau rồi, và bắt cập đó về chắc chắn sẽ mau có baby.

Tránh trường hợp chim đi theo cập mà bạn lại bắt con trống này ghép với con mái khác. Lúc này 2 con phải bắt đầu làm quen với nhau lại từ đầu rồi mới yêu nhau, rồi mới ấy ấy thì rất là lâu. Chưa kể đến việc có khi bọn chúng không yêu nhau luôn vì chim yến phụng là một loại chim chung thủy, nó bắt cập rồi mà bạn tách cập ra là nó không chiệu lấy chồng, cưới vợ thì bạn cứ ngồi ở đấy mà đợi chúng sinh con hén.

Trường hợp thứ 2 là người mua không có kinh nghiệm phân biệt trống, mái. Lúc này bắt 2 đồng giới về và ngày ngày chờ chúng sinh con đẻ cái. Thì ôi thôi điều gì sẩy ra thì bạn chắc cũng đoán được rồi.

Lúc ấp trứng thì chim yến phụng trống và mái thay phiên nhau ấp trứng, khoản 12 đến 15 ngày trứng nở. Và chim bố, mẹ điều tham gia vào việc chăm sóc chim con. Bạn không nên nhúng tay vào giai đoạn này. Bạn chỉ nên bắt chim con ra khi chúng biết ăn thức ăn.

5. Chim yến phụng có biết nói không ?

Vâng, loài chim này chẳng những biết nói mà chúng còn nói nhiều nữa là khác, có khi bạn sẽ cảm thấy phiền phức vì chúng nói suốt ngày ấy. Nhưng để chúng biết nói bạn cần phải tập cho chúng nói. Trong quá trình tập cho chim nói thì bạn nên chỉ tập một câu thôi. Khi nào chim đã nói được câu đó rồi hãy tập thêm những câu khác.

Kỹ Thuật Ghép Cặp Chim Chào Mào Sinh Sản Chuẩn

Bạn có bao giờ tò mò, ghép đôi như thế nào để chúng có thể sinh sản tốt? Đây là một việc làm hết sức tuyệt vời. Vậy bạn cần làm những gì để cho một cặp chim chào mào có thể sinh sản một cách thành công trong môi trường nuôi nhốt.

Chọn giống

Chim bố mẹ tất nhiên phải khoẻ mạnh, dáng đẹp, giọng hót hay.

Chim thuần chủng của một vùng nào có chất giọng hay thì tuyệt.

Nếu có điều kiện ta chọn chim bố mẹ ở hai vùng, miền khác nhau ghép đôi.

Lồng chim

Trước khi cho cặp chim chào mào sinh sản bạn phải đảm bảo rằng cặp chim cảnh được chọn làm bố mệ phải được cách ly riêng và sức khỏe của chúng phải được đảm bảo.

Lồng nuôi chim sinh sản là loại lồng làm bằng lưới thép không rỉ. Kích thước nhỏ hoặc lớn tùy ý người nuôi. Nhưng tối thiểu chiều dài từ 180 cm, chiều rộng 120 cm, chiều cao 150 cm. Có rãnh để vệ sinh phân chim. Trong lồng còn bố trí giá thể thường làm bằng vỏ gáo dừa cắt ngang, bình gốm, rọ tre để chim làm tổ.

Hai khay nước và thức ăn, một máng tắm nhỏ, nhiều cành đậu cho chim non tập chuyền. Không đặt quá cao sẽ tăng nguy cơ chim non trượt chân khi chuyền. Lồng phải có ái che mưa, gió, mặt tiền quay về phía đón nắng sớm là tốt nhất. Vào những ngày nắng to, ta dùng lưới lan che chắn bớt lại mặt tiền lồng. Hai bên lồng che chắn bằng tôn hoặc gỗ để tạo cảm giác thôi mái & an toàn cho chim. Giảm stress khi chim bắt cặp và đẻ trứng.

Đầu tiên con trống vào lồng trước, rồi cho lồng nuôi chim mái vào sau. Khi chim trống hót to, cố sức ve vãn con mái đến lúc chim mái ve cánh cúi đầu, múa đuôi miệng kêu liên tục thì ta tiến hành thả chim mái và chuẩn bị các giai đoạn tiếp theo.

Chim Chào Mào, bắt đầu thành thục ở năm tuổi đầu tiên, mùa đẻ của chúng thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau. Chim trống thành thục có biểu hiện như hót nhiều hơn mọi ngày, sung mãn. Chim mái phát ra nhiều tiếng kêu nhỏ, kêu suốt ngày để tìm bạn tình.

Trường hợp chim mái không chịu trống hoặc ngược lại. Ta nên đổi bạn tình cho nó, tránh thả chung có thể cắn nhau tới chết.

Trong quá trình này, chúng tôi khuyên bạn nên để mắt đến chúng nhiều hơn. Để kịp thời đưa ra cách giải quyết nếu có vấn đề như không hợp.