Cách Chữa Chim Họa Mi Bị Khàn Tiếng / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Raffles.edu.vn

Chim Họa Mi Bị Khàn Tiếng Và Cách Chữa Trị

Chim Họa mi là loài chim được yêu thích bởi giọng hót lảnh lót thanh trong đầy tự tin và gây được sự chú ý cao độ ở người nghe.Họa Mi hót có bài bản, âm thanh réo rắt, ít có sự trùng lặp nên nghe rất sướng tai.

Chim họa mi cũng là một sinh vật nên không tránh khỏi bị mắc một số bệnh ví dụ như cảm cúm do thời tiết thay đổi dẫn tới khàn tiếng do viêm thanh quản hoặc hộp minh quản.

Trường hợp nhẹ có thể phục hồi hoàn toàn, nếu bị nặng có thể hỏng hẳn tiếng hót vì vết viêm nhiễm sưng đau có mủ và các dây thanh quản dính nhau hoặc dính vào thành minh quản, lúc khỏi bệnh sẽ tạo ra sẹo vĩnh viễn không thể chữa được nữa.

Các cách chữa bệnh khàn tiếng ở chim họa mi hiệu quả nhất:

1-Đối với trường hợp chim họa mi bị bệnh nhẹ, ta có thể áp dụng các cách sau:

– Cách thứ nhất: Dùng một viên than củi bằng quả trứng gà đang cháy đỏ, ngâm vào nửa bát nước lã sau một đêm, lọc lấy nước đó, vắt thêm mười giọt nước chanh và bỏ thêm vài hạt muối, đổ vào cóng cho chim uống, khoảng một tuần sau tiếng hót sẽ phục hồi dần.

– Cách thứ hai: Có thể dùng 100g giá đỗ, luộc lên lấy một cóng nước, hòa thêm vài giọt mật ong cho chim uống trong vài ngày sẽ khỏi.

Lưu ý: Có thể bổ sung thêm một số thuốc bổ như các loại vitamin để chim có thêm sức đề kháng.

2- Đối với chim họa mi bị bệnh nặng :

Trong trường hợp này chim vẩy mỏ liên tục, lưỡi lè ra nhìn như thể bị hóc vật gì ở cổ họng, trong rãi rớt có lẫn chút máu tươi.

Trước hết cần dùng kháng sinh để chữa cho chim khỏi viêm họng đã để chim không bị tử vong. Sau đó tiến hành chữa như hai cách trên, nếu dây thanh quản không bị dính do sẹo thì chim sẽ khỏi, trường hợp vết viêm thành sẹo sẽ rất khó lấy lại giọng hót cũ.

Dù có giữ được tính mạng nhưng chim hầu như không hót nữa mà chỉ qoạc qoạc như gà.một hai năm sau có chăng chỉ hót được vài ba tiếng rất nhỏ.

Phương Pháp Chữa Bệnh Khàn Tiếng Cho Chim Họa Mi

Nguyên nhân dẫn đến bệnh khàn tiếng ở chim họa mi rất đơn giản, chỉ cần chim họa mi không may bị nhiễm lạnh thì chúng sẽ bị cảm, dẫn đến viêm hộp minh quản làm hai dây thanh quản bị tổn thương.

Hệ quả của bệnh khàn tiếng ở chim họa mi: trường hợp nhẹ có thể phục hồi hoàn toàn, nếu bị nặng có thể hỏng hẳn tiếng hót vì vết viêm nhiễm sưng đau có mủ và các dây thanh quản dính nhau hoặc dính vào thành mình quản, lúc khỏi bệnh sẽ tạo ra sẹo vĩnh viễn không thể chữa được nữa.

Các cách chữa bệnh khàn tiếng ở chim họa mi hiệu quả nhất

Đối với trường hợp chim họa mi bị bệnh nhẹ, ta có thể áp dụng các cách sau

Cách thứ nhất: Dùng một viên than củi bằng quả trứng gà đang cháy đỏ, ngâm vào nửa bát nước lã sau một đêm, lọc lấy nước đó, vắt thêm mười giọt nước chanh và bỏ thêm vài hạt muối, đổ vào cóng cho chim uống, khoảng một tuần sau tiếng hót sẽ phục hồi dần.Cách thứ hai: Có thể dùng 100g giá đỗ, luộc lên lấy một cóng nước, hòa thêm vài giọt mật ong cho chim uống trong vài ngày sẽ khỏi.Đối với chim họa mi bị bệnh nặng: Trước hết cần dùng kháng sinh để chữa cho chim khỏi viêm họng đã để chim không bị tử vong. Sau đó tiến hành chữa như hai cách trên, nếu dây thanh quản không bị dính do sẹo thì chim sẽ khỏi, trường hợp vết viêm thành sẹo sẽ rất khó lấy lại giọng hót cũ, hiện nay chưa thấy có bài thuốc điều trị một cách hữu hiệu

Lưu ý: Trường hợp chim bị khàn tiếng do hung hăng hót thét lên trong khi thi đấu hoặc gặp chim khác dẫn đến giãn thanh quản và khàn giọng chứ không phải do điều kiện thời tiết thì bạn hãy phủ áo lồng, cho uống nước giá đỗ, đặt nơi yên tĩnh, không cho hót một tuần sẽ hồi phục.

Nguồn: https://camnangthucung.com/phuong-phap-chua-benh-khan-tieng-cho-chim-hoa-mi/

Cách Nhận Biết Chim Họa Mi Bị Bệnh Và Cách Chữa Trị

Lướt qua một số trang web trao đổi về kinh nghiệm nuôi chim họa mi, có rất nhiều thành viên bối rối khi phát hiện ra chim họa mi của mình bị bệnh. Và vì không biết nên làm thế nào nên họ bắt đầu cầu cứu những người nuôi họa mi khác. Đại đa số, chim họa mi mắc phải những bệnh phổ biến sau đây:

– Bệnh khàn tiếng:

+ Triệu chứng: Họa mi hót đứt quãng, giọng không trong và hay bị ngắt khi lên cao giọng.

+ Nguyên nhân: Có thể do chim bị cảm lạnh do gió lạnh, do trời nóng nên bị cảm nhiệt. Hoặc cũng có thể do chim ăn đồ ăn nóng quá nên bị nhiệt.

+ Cách chữa trị: Đa số những khi họa mi bị bệnh này, người nuôi hoang mang không biết họa mi không hót phải làm sao. Lúc này, người nuôi không nên hoang mang nhiều mà nên hiểu họa mi chỉ đang bị khan tiếng và hoàn toàn có thể chữa trị được. Có thể choc him uống nước chanh pha với nước, uống siro của trẻ em hoặc là ăn than hoa…

+ Cách phòng tránh: Người ta nói phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên để đảm bảo trước hết phải đề phòng, tránh họa mi bị khan tiếng bằng cách tránh những nơi gió lạnh, trời nóng quá không nên cho ra ngoài nóng rồi cho chim đi tắm tránh bị sốc nhiệt đột ngột.

– Bệnh ỉa chảy:

+ Triệu chứng: Chim ỉa lỏng, phân trắng như màu bột gạo kèm theo chất nhầy của niêm mạc ruột.

+ Nguyên nhân: Do người nuôi không nắm vững chế độ dinh dưỡng của chim. Cho ăn quá nhiều mồi tươi hoặc quá nhiều chất đạm nên không tiêu hóa hết.

+ Cách chữa trị: Ngừng hẳn việc cho chim ăn mồi tươi và chất đạm khi phát hiện ra chim bị ỉa chảy. Nếu bị nhẹ, chỉ cần cho chim ăn cám hạt thì chim sẽ tự khỏi. Trong trường hợp nặng hơn thì ra nơi bán thuốc cho chim mua thuốc điều trị ỉa chảy.

+ Cách phòng tránh: Nên chú ý kĩ đến thức ăn cho chim họa mi. Không cho chim ăn nhiều mồi tươi, không cho chim ăn nhiều chất đạm tránh chim không tiêu hóa hết sẽ dễ dẫn đến ỉa chảy.

Cách Chữa Khàn Tiếng Bằng Mật Ong Nhanh Chóng Dễ Làm

Dùng mật ong chữa khàn tiếng được nhiều người ưa chuộng từ xưa đến nay vì tính hiệu quả cao mà cách làm lại đơn giản. Có thể sử dụng riêng mật ong hay kết hợp với các nguyên liệu khác cũng cho kết quả tương tự.

Nguyên nhân bị khàn tiếng là do bị viêm thanh quản, khi các dây thanh bị viêm nhiễm sẽ gây nên hiện tượng sưng đau, giọng nói bị rè, khi bị nặng thì có thể bị mất tiếng. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên thì sẽ thành viêm thanh quản mãn tính, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Các nguyên nhân chính gây viêm thanh quản dẫn tới khàn tiếng:

Những người làm các công việc như giáo viên, ca sĩ, MC, diễn giả, nhân viên tư vấn… phải sử dụng giọng nói nhiều gây ảnh hưởng tới thanh quản.

Bị các bệnh viêm xoang, cảm cúm mạn tính, viêm tai…gây nên hiện tượng nhiễm virus ảnh hưởng tới dây thanh quản.

Làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất độc hại.

Sử dụng rượu, bia, thuốc lá thường xuyên.

Trào ngược dạ dày thực quản…

Khi bị viêm thanh quản thì dấu hiệu ban đầu là sốt, mệt mỏi, sổ mũi, đau rát cổ họng, sau đó sẽ xuất hiện tình trạng khàn giọng kèm theo đờm đặc, trong trường hợp nặng thì có thể bị mất tiếng. Phương pháp đơn giản để trị khàn tiếng cấp tính là dùng mật ong cách làm rất đơn giản nhưng cho hiệu quả cao.

1. Cách chữa khàn tiếng bằng mật ong 1.1 Mật ong với nước ấm

Đây là cách làm phổ biến nhất khi sử dụng mật ong chữa khàn tiếng. Mật ong có tác dụng làm ấm, sát khuẩn cổ họng trong khi nước ấm có tác dụng làm dịu cổ họng, rất tốt cho những người bị khàn tiếng.

Nguyên liệu

10ml mật ong (tương đương 2 muỗng cà phê mật ong)

50m nước ấm khoảng 35 độ C. Không được pha nước sôi vì nước sôi sẽ làm mất tác dụng của các enzyme có trong mật ong

Cách thực hiện

Pha mật ong với nước rồi uống từng ngụm nhỏ cho những dưỡng chất của mật ong thấm vào cổ họng, có tác dụng sát khuẩn, trị khàn tiếng.

Nên uống nước ấm pha mật ong vào mỗi buổi sáng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của viêm thanh quản, đau nhức cổ họng gây ra. Nếu thấy cơ thể nóng, thì có thể để nước mát một chút rồi uống, còn nếu thấy cơ thể hơi lạnh, thì nên uống ngay sau khi pha.

1.2 Mật ong và chanh

Ngoài mật ong có công dụng sát khuẩn thì chanh cũng là một nguyên liệu mang lại hiệu quả cao khi bị khản tiếng. Trong chanh chứa nhiều acid hữu cơ nên có thể hỗ trợ sát trùng, ngoài ra, chanh có hàm lượng vitamin C cao nên rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các virus gây bệnh.

Nguyên liệu Cách thực hiện

Ngoài ra, có thể làm số lượng lớn chanh ngâm mật ong trong hủ thủy tinh lớn để dùng dần, khi sử dụng thì lấy nước chanh mật ong pha vào nước ấm uống mỗi buổi sáng rất tốt cho các bệnh về hô hấp.

Mật ong và chanh muối ngâm

Có thể dùng mật ong kết hợp với chanh muối ngâm, hằng ngày pha lấy nước này uống mỗi ngày 2-3 lần. Hoặc dùng mật ong với nước cốt chanh sau đó cho thêm một chút muối cũng có tác dụng trị khàn tiếng.

Mật ong chanh đào

Có thể sử dụng chanh đào ngâm mật ong cho công hiệu cao hơn, cách thực hiện cũng như trên. Chanh đào ngâm mật ong là bài thuốc dân gian trị khàn tiếng, tắc tiếng vô cùng hiệu quả.

1.3 Mật ong, dầu olive và chanh

Dầu olive chứa nhiều chất béo tốt cho cơ thể, ngoài ra còn giúp bôi trơn cổ họng giúp cho cổ họng luôn có một độ ẩm nhất định, không bị khô. Khi kết hợp dầu olive, chanh với mật ong sẽ là hỗn hợp hoàn hảo chữa bệnh khàn tiếng cũng như tăng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Nguyên liệu Cách thực hiện

Cho các nguyên liệu trên vào ly, khuấy đều rồi uống. Nên uống 3 lần/ ngày và uống liên tiếp trong vài ngày cho tới khi tình trạng bệnh được cải thiện.

1.4 Mật ong chưng quất

Quất cùng họ với chanh nên chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng giúp giảm viêm thanh quản, tiêu viêm, trị khàn tiếng hiệu quả.

Nguyên liệu Cách thực hiện

Một ngày sử dụng 2-3 lần, mỗi lần uống 2 muỗng cà phê, dùng kiên trì vài ngày thì sẽ cải thiện được tình trạng khản tiếng, ngoài ra còn có tác dụng bổ phổi.

1.5 Mật ong hấp lá hẹ

Chất allicin trong hẹ hoạt động như một chất kháng sinh, có công dụng làm giảm sự sinh sôi của các vị khuẩn gây bệnh mà không gây tác dụng phụ. Do đó khi kết hợp với mật ong sẽ tạo ra một hỗn hợp giúp đẩy lùi các căn bệnh đau họng do vi khuẩn, trong đó có bệnh khàn tiếng.

Nguyên liệu Cách thực hiện

Lá hẹ rửa sạch, để ráo, sau đó thái nhỏ.

Cho lá hẹ vào chén thủy tinh rồi cho mật ong vào trộn đều.

Đem hỗn hợp này chưng cách thủy cho tới khi lá hẹ nhừ.

Khi sử dụng thì cho vào một xíu muối.

Khi uống thì ngậm một chút để hỗn hợp tan ra rồi mới nuốt. Mỗi lần dùng 2-3 muỗng cà phê, 3 lần/ngày, trước khi ăn thì nên hâm nóng lại.

1.6 Mật ong và tỏi

Mật ong và tỏi đều chứa các chất kháng sinh tự nhiên nên có thể hỗ trợ trị các bệnh khàn tiếng, viêm họng, mất tiếng…

Sự kết hợp của tỏi và mật ong sẽ ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh, kể các các vi khuẩn không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Tỏi mật ong chưng cách thủy Nguyên liệu Cách thực hiện Tỏi ngâm mật ong Nguyên liệu Cách thực hiện

Với số lượng tỏi trên đem bóc vỏ, rửa sạch.

Chuẩn bị hủ thủy tinh sau đó cho mật ong và tỏi vào ngâm, ngâm trong thời gian tùy thích.

Tỏi ngâm mật ong càng để lâu càng dễ ăn và cho tác dụng trị bệnh cao. Có thể ngậm trực tiếp tép tỏi hoặc chắt lấy nước uống đều cho công dụng như nhau. Sử dụng khoảng 1-2 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.

1.7 Mật ong và giấm táo

Giấm táo có nồng độ axit khá cao, khi kết hợp với mật ong sẽ là một hỗn hợp sát trùng hiệu quả, nhanh chóng làm dịu các cơn đau cổ họng

Nguyên liệu

2 muỗng cà phê mật ong

2 thìa canh giấm táo

Cách thực hiện

Cho mật ong và mật ong vào một ly thủy tinh, sau đó cho nước ấm vào trộn đều.

Uống hỗn hợp trên 1-2 lần/ ngày giúp giảm các triệu chứng đau, viêm ở cổ họng.

Ngoài ra có thể súc miệng bằng giấm táo khi cảm thấy đau ở cổ họng, theo nghiên cứu của Reader thì môi trường axit của giấm táo có thể tiêu diệt vi trùng, cách làm rất đơn giản như sau: pha 1/4 giấm táo với 1/4 nước ấm và súc miệng cách một giờ.

1.8 Mật ong và gừng

Gừng có tính ấm, vị cay, đặc tính kháng khuẩn, rất hữu ích trong trường hợp viêm thanh quản gây khản tiếng do lạnh. Kết hợp gừng với mật ong sẽ nhanh chóng làm dịu cơn đau, ngoài ra còn thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường năng lượng.

Mật ong, gừng và chanh Nguyên liệu Cách thực hiện

Cách làm này sẽ giúp cổ họng đỡ đau và khắc phục được khản tiếng. Ngoài ra có thể dùng hỗn hợp trên pha với một chút nước ấm để súc miệng, có tính sát khuẩn nhẹ, giảm sưng viêm ở cổ họng.

Mật ong và gừng nướng Nguyên liệu Cách thực hiện

Khi sử dụng thì ngậm cho hỗn hợp tan ra trong miệng rồi nuốt, mỗi ngày dùng 2-3 lần, dùng liên tục trong 7 ngày cho đến khi bệnh khàn tiếng được cải thiện.

Gừng ngâm mật ong Nguyên liệu Cách thực hiện

Gọt vỏ gừng tươi rồi đem đi rửa sạch sau đó cắt lát gừng.

Cho gừng vào hủ thủy tinh rồi cho mật ong vào ngập hết toàn bộ số gừng trên, ngâm trong khoảng 1 tuần hoặc nếu có thể thì ngâm càng lâu càng tốt.

Khi sử dụng thì lấy 1-2 muỗng cà phê nước gừng mật ong pha với nước ấm rồi uống.

Ngoài chữa khản tiếng thì gừng ngâm mật ong còn chữa nhức đầu, viêm xoang, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa….

Lưu ý: Mật ong và gừng không dành cho những người đang có các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, gan, mật, dạ dày. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, người bị trĩ, xuất huyết cũng không nên dùng cách này chữa khản tiếng.

Ngoài ra có thể thêm mật ong vào các trà thảo dược ấm uống hằng ngày cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

2. Lưu ý khi dùng mật ong chữa khàn tiếng

Mật ong có nhiều giá trị dinh dưỡng, ngoài ra còn có khả năng chữa bệnh, tuy nhiên cũng không được dùng quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên dùng 10-30 gram mật ong nguyên chất.

Mật ong có khả năng làm tăng đường huyết và giảm huyết áp. Do đó những người có bệnh lý về tiểu đường và tim mạch nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này.

Không dùng mật ong cho trẻ dưới 2 tuổi.

Phương pháp dùng mật ong chữa khàn tiếng có thể không hiệu quả với một số người tùy thuộc vào mức độ hấp thụ của người bệnh

Khi sử dụng mật ong kém chất lượng thì cho hiệu quả không cao. Mật ong giả đang tràn lan trên thị trường, rất khó phân biệt được hàng thật. Do đó, khi mua mật ong nên chọn mua ở các cửa hàng uy tín.

3. Chú ý khi chữa khàn giọng mất tiếng

Để phương pháp chữa khàn tiếng bằng mật ong có hiệu quả cao thì nên kết hợp với một số điều sau đây:

Khi nói chuyện thì các màng rung trong cổ họng phải hoạt động nhiều mà không có dịp nghỉ ngơi. Kể cả khi huýt sáo, thì thầm thì cũng tác động tới màng rung trong cổ họng. Do đó khi bị khàn tiếng thì càng ít nói càng tốt cho việc điều trị bệnh.

Khi cổ họng bị khô thì màng rung trong cổ họng và chất nhầy quanh nó trở nên kết dính, khiến cho các âm thanh bị cản trở, khi nói chuyện cần dùng sức nhiều hơn, làm chậm quá trình hồi phục bệnh. Do đó, khi bị khàn tiếng thì nên giữ cho cổ họng luôn có một độ ẩm nhất định.

Uống nhiều nước, tuy nhiên không được uống nước đá lạnh sẽ khiến cổ họng sưng viêm nhiều hơn.

Thở bằng mũi, không thở bằng đường miệng.

Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá sẽ làm cho cơ thể mất nước, làm cho cổ họng bị khô.

Không sống trong môi trường lạnh và môi trường bị ô nhiễm.

Khi thời tiết thay đổi thì nên giữ ấm cơ thể và cổ họng bằng cách mặc áo khoác, chườm khăn choàng cổ.

Khi tắm nên tắm bằng nước ấm, tránh tắm bằng nước lạnh gây ảnh hưởng đến bệnh.

Nên sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh vi khuẩn, khói bụi xâm nhập.

Không nên khạc nhổ nhiều lần vì sẽ gây ảnh hưởng đến các dây thanh quản, làm chậm thời gian hồi phục.

Có thể sử dụng tinh dầu oải hương hay hoa cúc xông hơi có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

Có thể sử dụng viêm ngậm có tinh dầu bạc hà chứa thành phần làm mát cổ họng.

Không uống thuốc aspirin khi bị khàn tiếng vì trong aspirin có một số chất khiến cho cổ họng lâu lành bệnh, khi bị đau quá thì có thể dùng các thuốc có acetaminophen (như Tylenol) sẽ đỡ hại hơn.

Súc miệng nhiều lần, tốt nhất là cách 1 tiếng súc miệng một lần, có thể súc miệng với những cách trên hay dùng nước pha trà và muối ăn, hoặc pha 20 giọt sáp ong (propolis) với nước ấm sẽ hỗ trợ trị bệnh.

4. Khi nào nên đi gặp bác sĩ

Trong trường hợp nhẹ thì có thể dùng mật ong chữa khàn tiếng. Tuy nhiên, khi bị bệnh khản tiếng kéo dài là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể. Khi thấy các triệu chứng sau thì nên đến gặp bác sĩ điều trị:

Phương pháp chữa bệnh khàn tiếng bằng mật ong được rất nhiều người áp dụng và cho hiệu quả cao, tuy nhiên khi bị khàn tiếng mãn tính thì không nên tự ý chữa bệnh mà nên đến các cơ sở y tế khám và chữa bệnh để có một phương pháp điều trị tốt nhất.

Trị Bệnh Khàn Giọng Và Vảy Mỏ Ở Họa Mi

1- Bệnh khàn tiếng.

Có rất nhiều ace đã gửi câu hỏi đến chỗ tôi, nhờ giải quyết bệnh chim khàn giọng. Thật ra tôi chơi chim cũng khá lâu nhưng chưa bao giờ có con nào bị khàn giọng cả nhưng anh em, bạn bè thì bị khá nhiều và họ có nhờ tôi chữa giúp. Tiếc là tỷ lệ chữa chạy thành công rất thấp.

Theo một số tài liệu trong và ngoài nước, nguyên nhân chim bị khàn tiếng là vì bị viêm thanh quản hoặc giãn thanh quản, do bị cảm cúm dẫn đến viêm hộp minh quản làm hai dây thanh quản bị tổn thương, trường hợp nhẹ có thể phục hồi hoàn toàn, nếu bị nặng có thể hỏng hẳn tiếng hót vì vết viêm nhiễm sưng đau có mủ và các dây thanh quản dính nhau hoặc dính vào thành mình quản, lúc khỏi sẽ tạo ra sẹo vĩnh viễn không chữa được nữa. Nếu do một tác nhân nào đó, chim bị giãn thanh quản nhưng không phải viêm minh quản thì có thể hồi phục sau vài ba ngày nghỉ ngơi.

Triệu chứng: Chim hót nhưng mất đi giọng trong trẻo, mà chỉ phát ra những tiếng khèng khẹc, khàn khàn, nghe rất khó chịu. Có thể kèm theo hiện tượng vảy mỏ và có nhớt chảy ra ở mỏ chim.

* Cách thứ nhất: Dùng một viên than củi bằng quả trứng gà đang cháy đỏ, ngâm vào nửa bát nước lã sau một đêm, gạn lấy nước đó, vắt thêm mươi giọt nước chanh và bỏ thêm vài hạt muối, đổ vào cóng cho chim uống, khoảng một tuần sau tiếng hót sẽ phục hồi dần.

* Cách thứ hai: Có thể dùng 100g giá đỗ, luộc lên lấy một cóng nước, hòa thêm vài giọt mật ong cho chim uông trong vài ngày, nếu nhẹ cũng khỏi.

Trước hết cần dùng kháng sinh để chữa cho chim khỏi viêm đã để chim không bị tử vong. Sau đó tiến hành chữa như hai cách trên, nếu dây thanh quản ko bị dính do sẹo thì chim sẽ khỏi, trường hợp vết viêm thành sẹo sẽ rất khó lấy lại giọng hót cũ, hiện nay chưa thấy có bài thuốc nào điều trị một cách hữu hiệu.

Các loại kháng sinh thường dùng như Amoxicillin 250 mg 1 viên, chia 2 lần sáng tối. Uống 3 ngày liền. Vì chim rất mẫn cảm với thuốc nên khi cho uống phải theo dõi để tránh những tai biến đáng tiếc. Nếu thấy chim ủ rũ, vảy ra dãi trắng đục, như vậy là viêm khá nặng, họng có mủ, cần uống Penicillin loại 400 000 iu/viên, chia lần trong ngày, uống 5 ngày liền để tiêu mủ, tiêu viêm.

Nếu chim bị nhiễm virus gây bệnh cúm thì rất tai hại vì trước sau cũng biến chứng và không thể chữa được, rất dễ tử vong.

+ Trường hợp chim hung hăng hót thét lên trong khi thi đấu hoặc gặp chim khác dẫn đến giãn thanh quản và khàn giọng, hãy phủ áo lồng, cho uống nước giá đỗ, đặt nơi yên tĩnh, không cho hót, một tuần sẽ hồi phục.

2- Bệnh vảy mỏ

Bệnh vảy mỏ có nguyên nhân chủ yếu do cảm cúm hoặc nhiễm virus gây viêm đường hô hấp, tiết nhớt rãi làm con chim khó chịu và vảy ra, đồng thời chim bỏ ăn, ỉa ra phân xanh và suy kiệt dần. Cả gà, vịt cũng vậy…Thực tế về tiên lượng có nhẹ, có nặng, biến chứng phức tạp, rất khó định trước được sự phát triển của bệnh và tỷ lệ tử vong lên đến trên 85%. Hiện nay chưa có thuốc gỉ điều trị hữu hiệu, kể cả ngành thú y cũng chưa có cách chữa khả quan nào đáng kể. Muốn điều trị bệnh này, ta chỉ có thể dựa vào bài thuốc dân gian nhưng qua nhiều năm điều trị, tôi thấy kết quả cũng rất hạn chế.

Tuy nhiên với phương châm còn nước còn tát, tôi vẫn xin trình bày ở đây để các ace tham khảo và có thể áp dụng. Mỗi ngày ta bóc củ tỏi (nếu được tỏi gió càng tốt), chọn những nhánh nhỏ bằng con dế, đập hơi dập rồi đút cho chim hai nhánh vào buổi sáng và hai nhánh vào buổi chiều tối. Cách chữa này nếu chim bị nhẹ có thể khỏi.

Đây là bệnh truyền nhiễm, có sức lây lan rất nhanh nên khi có chim mắc bệnh cần cách ly tuyệt đối, không cho tiếp xúc với các chim khác, không đi dợt hoặc đi thi để đề phòng lây thành dịch. Điều trị tích cực. Trường hợp chim không qua khỏi, cần tẩy uế chuồng, lồng và nơi chim đã ở bằng nước sôi và xà phòng thật kỹ. Rửa sạch, phơi khô chuồng lồng, cóng và các vật dụng mà chim đã tiếp xúc. Bảo quản các đồ vật ấy ở một nơi riêng khô ráo, ít nhất một tháng sau mới được dùng cho chim khác.