Chim Họa Mi Bị Khàn Tiếng Và Cách Chữa Trị

Chim Họa mi là loài chim được yêu thích bởi giọng hót lảnh lót thanh trong đầy tự tin và gây được sự chú ý cao độ ở người nghe.Họa Mi hót có bài bản, âm thanh réo rắt, ít có sự trùng lặp nên nghe rất sướng tai.

Chim họa mi cũng là một sinh vật nên không tránh khỏi bị mắc một số bệnh ví dụ như cảm cúm do thời tiết thay đổi dẫn tới khàn tiếng do viêm thanh quản hoặc hộp minh quản.

Trường hợp nhẹ có thể phục hồi hoàn toàn, nếu bị nặng có thể hỏng hẳn tiếng hót vì vết viêm nhiễm sưng đau có mủ và các dây thanh quản dính nhau hoặc dính vào thành minh quản, lúc khỏi bệnh sẽ tạo ra sẹo vĩnh viễn không thể chữa được nữa.

Các cách chữa bệnh khàn tiếng ở chim họa mi hiệu quả nhất:

1-Đối với trường hợp chim họa mi bị bệnh nhẹ, ta có thể áp dụng các cách sau:

– Cách thứ nhất: Dùng một viên than củi bằng quả trứng gà đang cháy đỏ, ngâm vào nửa bát nước lã sau một đêm, lọc lấy nước đó, vắt thêm mười giọt nước chanh và bỏ thêm vài hạt muối, đổ vào cóng cho chim uống, khoảng một tuần sau tiếng hót sẽ phục hồi dần.

– Cách thứ hai: Có thể dùng 100g giá đỗ, luộc lên lấy một cóng nước, hòa thêm vài giọt mật ong cho chim uống trong vài ngày sẽ khỏi.

Lưu ý: Có thể bổ sung thêm một số thuốc bổ như các loại vitamin để chim có thêm sức đề kháng.

2- Đối với chim họa mi bị bệnh nặng :

Trong trường hợp này chim vẩy mỏ liên tục, lưỡi lè ra nhìn như thể bị hóc vật gì ở cổ họng, trong rãi rớt có lẫn chút máu tươi.

Trước hết cần dùng kháng sinh để chữa cho chim khỏi viêm họng đã để chim không bị tử vong. Sau đó tiến hành chữa như hai cách trên, nếu dây thanh quản không bị dính do sẹo thì chim sẽ khỏi, trường hợp vết viêm thành sẹo sẽ rất khó lấy lại giọng hót cũ.

Dù có giữ được tính mạng nhưng chim hầu như không hót nữa mà chỉ qoạc qoạc như gà.một hai năm sau có chăng chỉ hót được vài ba tiếng rất nhỏ.

Cách Nhận Biết Chim Họa Mi Bị Bệnh Và Cách Chữa Trị

Lướt qua một số trang web trao đổi về kinh nghiệm nuôi chim họa mi, có rất nhiều thành viên bối rối khi phát hiện ra chim họa mi của mình bị bệnh. Và vì không biết nên làm thế nào nên họ bắt đầu cầu cứu những người nuôi họa mi khác. Đại đa số, chim họa mi mắc phải những bệnh phổ biến sau đây:

– Bệnh khàn tiếng:

+ Triệu chứng: Họa mi hót đứt quãng, giọng không trong và hay bị ngắt khi lên cao giọng.

+ Nguyên nhân: Có thể do chim bị cảm lạnh do gió lạnh, do trời nóng nên bị cảm nhiệt. Hoặc cũng có thể do chim ăn đồ ăn nóng quá nên bị nhiệt.

+ Cách chữa trị: Đa số những khi họa mi bị bệnh này, người nuôi hoang mang không biết họa mi không hót phải làm sao. Lúc này, người nuôi không nên hoang mang nhiều mà nên hiểu họa mi chỉ đang bị khan tiếng và hoàn toàn có thể chữa trị được. Có thể choc him uống nước chanh pha với nước, uống siro của trẻ em hoặc là ăn than hoa…

+ Cách phòng tránh: Người ta nói phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên để đảm bảo trước hết phải đề phòng, tránh họa mi bị khan tiếng bằng cách tránh những nơi gió lạnh, trời nóng quá không nên cho ra ngoài nóng rồi cho chim đi tắm tránh bị sốc nhiệt đột ngột.

– Bệnh ỉa chảy:

+ Triệu chứng: Chim ỉa lỏng, phân trắng như màu bột gạo kèm theo chất nhầy của niêm mạc ruột.

+ Nguyên nhân: Do người nuôi không nắm vững chế độ dinh dưỡng của chim. Cho ăn quá nhiều mồi tươi hoặc quá nhiều chất đạm nên không tiêu hóa hết.

+ Cách chữa trị: Ngừng hẳn việc cho chim ăn mồi tươi và chất đạm khi phát hiện ra chim bị ỉa chảy. Nếu bị nhẹ, chỉ cần cho chim ăn cám hạt thì chim sẽ tự khỏi. Trong trường hợp nặng hơn thì ra nơi bán thuốc cho chim mua thuốc điều trị ỉa chảy.

+ Cách phòng tránh: Nên chú ý kĩ đến thức ăn cho chim họa mi. Không cho chim ăn nhiều mồi tươi, không cho chim ăn nhiều chất đạm tránh chim không tiêu hóa hết sẽ dễ dẫn đến ỉa chảy.

Vẹt Bị Đau Mắt, Tiêu Chảy, Liệt Chân, Chảy Nước Mũi Chữa Thế Nào?

1. Tìm hiểu một vài đặc điểm của loài vẹt

Vẹt có tên khoa học là Psittaciformes, hiện nay chúng có gần 372 loài khác nhau thuộc 86 chi. Chủ yếu sinh sống ở những vùng khí hậu nhiệt đới ấm áp, một số loài khác sinh sống ở vùng ôn đới Nam bán cầu.

Đa số các loài vẹt đều có hình dáng hao hao giống nhau. Có những loài vẹt chúng sống thành cặp đôi và luôn ở bên nhau. Cặp vẹt trống mái sau khi đã thành vợ chồng sẽ không bao giờ rời xa. Chúng gù gù những câu tâm tình giống như loài chim bồ câu.

Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do: Mắt bị thương, có vật lạ xâm nhập hoặc có thể bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng ở mắt tấn công. Hoặc có thể là do thiếu amoniac hay các vitamin kích thích khác. Đặc biệt là vitamin A.

Các triệu chứng xuất hiện: Tăng tiết dịch ở mắt, sưng mí mắt, mí mắt trên và dưới có thể dính vào nhau. Mờ giác mạc, xung quanh có thể có máu nếu như nghiêm trọng.

Cách điều trị: Bạn cho vẹt rửa mắt bằng dung dịch axit boric từ 1 đến 2% hoặc cũng có thể sử dụng bằng nước muối sinh lý. Sau đó sẽ thoa thuốc nhỏ mắt như Chloramphenicol một ngày từ 3 tới 6 lần. Hoặc bạn cũng có thể bôi thuốc mỡ vào mắt ngày 3 lần. Ngoài ra, trong chế độ ăn uống hằng ngày bạn cũng cần bổ sung thêm nhiều vitamin A, dầu gan cá tuyết.

Trong trường hợp vẹt bị đau mắt không khỏi bạn cần cho vẹt đến bác sĩ để khám và chữa bệnh.

Khi thấy dấu hiệu vẹt bị đau mắt bạn nên nhỏ thuốc cho vẹt ngay

Bệnh tiêu chảy cũng là bệnh gặp nhiều ở vẹt. Trong quá trình chăm sóc vẹt bạn cần thường xuyên quan sát chất thải của vẹt xem có gì bất thường hay không. Thông qua chất thải của vẹt bạn sẽ biết được vẹt khỏe mạnh hay đang gặp các vấn đề về sức khỏe.

Bệnh tiêu chảy khá nguy hiểm, đặc biệt vẹt non bị tiêu chảy nếu như không kịp thời chữa trị kịp thời, bệnh chuyển nặng sẽ rất nguy hiểm.

Biểu hiện vẹt bị tiêu chảy: Là khi độ đặc của phân trở nên lỏng hơn. Tùy vào thức ăn của vẹt mà màu phân sẽ khác nhau, nhưng khi vẹt bị tiêu chảy thì sẽ không có phân cứng ở trong. Ngoài ra, khi bị tiêu chảy vẹt ăn uống sẽ không ngon, không rỉa lông, thờ ơ ít nói chuyện…

Nếu để bệnh tiêu chảy của vẹt kéo dài thì sẽ rất nguy hiểm

Nguyên nhân gây bệnh: Có thể là do vẹt ăn phải những thực phẩm kim loại độc, thức uống có chứa caffeine và rượu bia, thực phẩm có chứa socola…

Cách điều trị: Để đánh giá tình trạng bệnh tật, tốt nhất là bạn nên đưa vẹt đến bác sĩ thú y. Thông qua xét nghiệm y khoa sẽ cho kết quả chẩn đoán cụ thể. Bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc cho vẹt đối với những trường hợp nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, thuốc điều trị thường là thuốc kháng sinh, kháng nấm.

Chảy nước mũi cũng là bệnh gặp khá thường xuyên đối với loài vẹt. Khi quan sát thấy vẹt có những biểu hiện của bệnh bạn cũng cần phải điều trị ngay.

Triệu chứng bệnh chảy mũi ở vẹt: Vẹt có biểu hiện hắt xì, há miệng, khó thở, mũi bị ướt và có dịch.

Cách chữa trị: Bạn sử dụng thuốc nhỏ có thành phần xylometazolin. Đầu tiên bạn phải cần nhỏ nước muối sinh lý chuyên để nhỏ mắt và mũi để cho vẹt hắt xì ra. Bạn vê đầu giấy nhỏ như đầu tăm để ngoáy sạch hết dịch ở mũi. Nhớ là khi làm phải thật nhẹ nhàng. Sau đó nhỏ thuốc vào, nhớ là lúc nhỏ nên ngửa vẹt ra để thuốc nhỏ nhanh ngấm.

Đây là bệnh cũng khá thường gặp, căn bệnh sốt ở vẹt này còn có thể lây sang cả người. Tác nhân chính gây nên bệnh chính là Chlamydophila Psittaci gây bệnh đường phổi.

Triệu chứng cơ bản của bệnh là: Ỉa chảy, khó thở, triệu chứng thần kinh, nôn mửa, viêm màng tiếp hợp.

Cách điều trị: Bạn sẽ dùng Tetracyclin trộn vào thức ăn hoặc pha vào nước uống.

Các bệnh gây nên do nấm gây nên sẽ khiến cho vẹt cảm thấy khó thở, ho có tiếng rít như còi, đôi khi mỏ sẽ mở và khép bất thường…

Để chẩn đoán và điều trị bệnh này cần phải thực hiện thử máu, nội soi và cấy mô. Điều trị thuốc kháng nấm Antimycosique như Ketoconazole Fluconazole… Thuốc dưới dạng xông xịt, ngoài ra có thể dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng.

Bệnh Về Chân Chim Họa Mi

1- Bệnh sưng đầu ngón chân

Nguyên nhân: Bệnh này thường có hai nguyên nhân. Một là chim bị bênh nấm kẽ chân, gãi ngứa rồi bội nhiễm. Hai là do nhiễm khuẩn vì điệu kiện sống thiếu vệ sinh

Triệu chứng: Chim bị bệnh này thường thấy đầu ngón chân chim tấy đỏ, nặng thì có mủ, sưng như nửa hạt đậu xanh. Chim rất đau đớn, có thể biếng ăn, bỏ hót và xù lông.

Điều trị: Chuẩn bị một lồng thật sạch và đảm bảo khô ráo để làm nơi ở mới cho chim.

Lùa chim sang lồng tắm hoặc cốp nhỏ rồi bắt ra.

Rửa sạch chân chim bằng cồn Metannol 70 độ .

Ngâm chân chim vào nước muối sinh lý 3 đên 5 phút.

Nếu đầu ngón chân có mủ phải lấy mũi kim hoặc mảnh dao tem chích hết mủ ra rồi rửa lại bằng nước muối sinh lý (ko rửa bằng cồn để tránh chim bị chảy máu nhiều).

Dùng bột Clorocid trộn với mỡ Clorocid – H bôi vào tất cả các đầu ngón chân cho chim.

Bôi một lớp mỡ Clorocid – H mỏng lên cầu đứng của chim rồi thả chim vào lồng.

Trong thời gian điều trị nên kiêng tắm cho chim để vết thương không bị nước làm bội nhiễm nhưng phải đảm bảo ngày nào cũng dọn chuồng, lông thật sạch.

Nếu làm đúng và đầy đủ các bước như vậy, chỉ sau 3 đến 5 ngày là chim khỏi bệnh, lâu nhất cũng chỉ một tuần. Sau đó chú ý cho chim ăn đủ chất là ổn.

2- Nấm kẽ ngón chân

Nguyên nhân: Chim bị bệnh này là do nhiễm một số loại nấm và vi nấm ký sinh trong các kẽ móng chân và kẽ cổ chân của chim.

Triệu chứng: Chim không bị sưng chân nhưng luôn ngứa, lấy mỏ gãi, mổ nhẹ vào gốc các móng chân và gãi cổ chân. Có thể bỏ hót và xuống lửa.

Điều Trị : Trước hết cũng cần chuẩn bị cho chim một lồng khác sạch sẽ và khô ráo.

Lùa chim sang hộc hoặc lồng tắm rồi bắt ra rửa sạch chân chim bằng nước muối sinh lý.

Bôi lên chân chim những loại thuốc mỡ chống nấm như nhóm Azole ( gồm Miconazole, Ketoconazole hoặc Clotrimazole) và nhóm Allylamine (Terbinafine, Naftifine). Phần lớn các trường hợp bị nấm da đều đáp ứng tốt với các loại thuốc bôi tại chỗ này.

Thuốc có thể mua tại các nhà thuốc với tên biệt dược là Nirozal. Cũng có thể dùng loại Ketoconazol: Đây là thuốc chống nấm tổng hợp có tác dụng chống nấm, diệt được các loại nấm như Trichophyton, Candida, Blastomyces Dermatitidis,…Một đợt điều trị thường mất 1 tuần đến 10 ngày là ổn rồi. Sau đó cho chim ăn uống tốt và giữ vệ sinh sạch sẽ là được.

3- Gãy móng, tuột móng

Trong quá trình chăm nuôi và chơi chim, chúng ta thường gặp những sự cố chim gãy móng, tuột móng. Rất nhiều bạn gửi câu hỏi đến cho tôi, băn khoăn xung quanh vấn đề chim có mọc lại móng không, móng mọc lại có đẹp như cũ không?

Thực ra đây không phải là bệnh, mà chủ yếu do những sự cố có tính cơ học gây ra.Gãy móng là một phần, hoặc toàn bộ một móng chân chim bị tách rời khỏi ngón chân do tác động cơ học nào đó như chuột cắn, mèo vồ, mắc nan lồng do móng quá dài nên gãy…Trường hợp này nếu thấy chân chim chảy máu hãy dừng tắm cho chim 3 đến 5 ngày, không để chân chim nhúng nước, tránh nhiễm trùng là được, không cần can thiệp thuốc men hay băng bó gì cả. Nếu phần gãy không ảnh hưởng tới lõi móng, một thời gian sau nó mọc lại như cũ. Nếu gãy cả lõi thì móng đó không mọc lại nữa.

Tuột móng là toàn bộ phần vỏ Kitin (sừng móng) rời khỏi ngón chân chim nhưng phần lõi vẫn nguyên vẹn. Nguyên nhân chủ yếu là mắc nan lồng và móng có độ cong lớn, chim cố giãy giụa nên tuột móng ra. Những chim chơi chiến cũng tuột móng rất nhiều trong quá trình chúng đấu nhau. Trường hợp này cũng không cần thuốc men gì cả. Chỉ kiêng tắm ít ngày, lõi móng khô đi là được. Lõi móng sẽ hóa già nhanh chóng và hình thành một lớp sừng mới nhưng không dày và đẹp như móng cũ được, thường là nhỏ hơn móng cũ rất nhiều và độ bóng kém móng cũ.

Để đề phòng với hai trường hợp rủi ro trên, cần phải hết sức nhẹ nhàng với con chim, đồng thời cần quan sát thấy móng chim dài quá, ta nên chủ động làm các biện pháp mài móng, cắt móng cho chim. Chú ý không để mèo chuột quấy phá làm chim hoảng loạn nhảy lung tung gây tổn thương đến móng.

4- Gãy cẳng chân

Gãy cẳng chân là gãy ngang phần xương ống chân của chim, thông thường gãy hở (rất ít trường hợp gãy kín vì chim nhảy nhiều). Khi gãy vết thương hở bao giờ cũng kèm theo chảy máu nên chim sẽ suy kiệt sau vài ba ngày rồi chết.

Trên thực tế Nhiều người muốn chữa trị nhưng rất khó. Vì chim nhảy nhót, không thể thực hiện băng bó hay lẹp bất động chỗ xương gãy cho nó được.

Về mặt lý thuyết thì sự cố này là hoàn toàn có thể giải quyết được với những điều kiện sau.

Chim đã thuần nữa, có thể cầm bắt trên tay nó vẫn mổ ăn được.

Người làm công việc điều trị và hộ lý phải vô cùng kiên nhẫn chăm chỉ và biết cách băng bó chân chim.

– Bắt chim cho vào một bí tất thủng đầu. Chỗ thủng của đầu bí tất chỉ vừa đủ để đầu con chim thò ra là được. Thân chim được khống chế trong bí tất, không giãy được. Phần chân chim thò ra phiá sau.

– Rắc thuốc bột Clorocid vào vết thương, nắn cho các đầu xương nằm thẳng hàng với nhau, không được xô lệch, chồng chéo. Không dùng bông y tế, mà dùng một miếng mus mỏng và sạch bó quanh ống chân chim rồi cố định lại bằng băng dính y tế. Nếu giữ cho chim không giãy đạp, không tuột băng trong 30 đến 35 ngày thì việc điệu trị thành công đến trên 90%. Trong thời gian đó, ta phải hộ lý cho chim ăn uống, vệ sinh…thật cẩn thận.

Bản thân tôi cách đây không lâu đã từng băng cho một con chim, sau ba tuần nó đứng được trở lại, nhảy nhót linh hoạt nhưng hơi tập tễnh khi cho thoát khỏi bí tất và rất hoảng sợ, luôn bù đầu. Đặt nơi yên tĩnh hơn mười ngày sau chim hoạt động hoàn toàn binh thường.

Trong trường hợp này phải lưu ý 2 việc:+ Chống nhiễm trùng vết thương+ Giữ cho chim không giãy đạp làm chệch mối nối.

Chó Bị Đau Mắt Nguyên Nhân Vì Sao? Cách Chữa Trị Như Thế Nào?

Mỗi dấu hiệu sẽ cảnh báo chú cún đang mắc một căn bệnh nào đó. Cụ thể:

Phổ biến nhất trong các căn bệnh về mắt chính là chứng chảy nước mắt liên tục ở chó . Khi chó bị viêm nhiễm hay virus xâm nhập vào tuyến nước mắt sẽ có phản xạ là chảy nước mắt nhiều hơn bình thường.

Trong trường hợp này, bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ vùng mắt để tránh những ảnh hưởng xấu lên vùng giác mạc.

Thông thường, nếu tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sỹ thú y thì trong một tuần thì tình trạng chảy nước mắt sẽ biến mất.

Nếu phát hiện những trường hợp nặng hơn thì nên đưa cún đến trạm thú y để điều trị.

Tăng nhãn áp là một trong những căn bệnh thường gặp khi chó bị xanh mắt. Con ngươi không những xanh mà còn sưng phồng lên gây nên tình trạng đau đớn và suy giảm thị lực.

Để giải quyết trường hợp này, tốt nhất là bạn nên dẫn cún cưng của mình đến gặp bác sĩ thú y uy tín để tìm được cách chữa trị hiệu quả.

Nguyên nhân của tình trạng mắt đỏ chính là do mắt bị sưng ở vùng kết mạc. Nguyên nhân có thể là do: côn trùng bay vào mắt, hóa chất hoặc do mắt cún bị va đập trong quá trình vui chơi

Thông thường, chủ nhân nên cắt bỏ bớt phần lông mi dài để giảm thiểu nguy cơ mi cún có thể bị quặm.

Tuy nhiên, tìm gặp đến bác sĩ thú y chính là một trong những biện pháp tốt nhất để giải quyết.

Nước mắt có vai trò loại bỏ bụi bẩn và điều tiết giác mạc, nếu nước mắt không thể sản sinh ra đúng liều lượng sẽ gây nên tình trạng khô giác mạc ở chó

Triệu chứng này vô cùng nguy hiểm nếu không xử lý sớm sẽ gây rách giác mạc, viêm loét, thâm chí là mù lòa.

Ngoài ra, nên kết hợp thêm với thuốc mỡ cyclosporine nếu chú chó bị khô mắt do bị lây nhiễm từ loài vật khác

Tuy nhiên, dù là điều trị bằng cách nào thì bạn vẫn nên mang chó đến các cơ sở thú y để kiểm tra trước khi thực hiện.

👉👉👉 PHẢI XEM: Các loại thức ăn cho chó

Tình trạng chó gặp phải khối u ở mắt có thể do: chứng bẩm sinh, di truyền hoặc cũng có thể là viêm tuyến lệ, mí mắt…

Điều này vô cùng quan trọng và gây ra những cơn đau dữ dội ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực. Nếu không chữa trị kịp thời thì tình trạng chó bị mù lòa chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Có lẽ bạn đã quá quen tai với cụm từ đục thủy tinh thể ở người. Căn bênh này cũng có thể xuất hiện ngay trên những chú con cún.

Nói một cách đơn giản thì đục thủy tinh thể là căn bệnh khiến mắt trở nên đục màu, kéo màng, sưng mủ, chảy nhiều nước, nhãn cầu bị sưng… và còn nhiều biểu hiện khác.

Những chú chó đang bị tiểu đường thì nguy cơ mắc bệnh này sẽ cao hơn. Đồng thời nếu chó mẹ đã từng mắc bệnh thì theo di truyền chó con cũng sẽ có thể mắc bệnh

Đây là căn bệnh thường gặp ở một số giống chó như: chó xù Miniature, chó săn Boston, chó Husky….

Tùy vào bệnh tình và nguyên nhân chó bị đau mắt mà người nuôi phải cân nhắc lựa chọn phương án đúng đắn nhất. Vậy, nên làm gì khi mắt chó bị đau?

Để tìm hiểu xem rằng chó nhà mình có bị chứng đau mắt tự nhiên hay không thì điều quan trọng là bạn cần phải quan sát cẩn thận những chi tiết nhỏ.

Ví dụ: Lông mi có bị rụng hay không? Phản ứng của nhãn cầu như thế nào? Những vị trí xung quanh mắt bị đau ra sao?…

🔥🔥🔥 NÊN XEM: Cách phòng bệnh Pravo

Cho chó ăn tưởng chừng như một công việc đơn giản nhưng lại khiến nhiều người xem nhẹ. Nhiều người có thói quen cho cún ăn thức ăn thừa còn sót lại sau mỗi bữa ăn.

Tuy nhiên, điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới thị lực của chó. Nếu như trong mỗi bữa ăn của người đều có muối thì ở chó lại hoàn toàn ngược lại.

Côn trung và sâu bọ đa phần đều gây hại, chúng gây ra rất nhiều phiền toái ảnh hưởng tới môi trường cũng như cuộc sống của con người

Tình trạng chó bị sâu bo, côn trùng cắn gây đau mắt diễn ra ngày càng phổ biến, đặc biệt tại các khu vực nông thôn.

Điều tồi tệ hơn là gần như chó không có khả năng kháng cự cũng như tự xử lý các vết thương cho côn trùng đốt

Triệt chứng nhận biết chó bị côn trùng đốt chính là khu vực lông xung quanh mắt bị rụng và sưng rõ rệt, kèm theo phản ứng khó chịu của cún

Để điều trị, bạn có thể đưa chó đến trạm thú y để các bác sỹ kiểm tra rồi kê đơn thuốc để tự điều trị tại nhà.

Thông thường, đối với chú chó bị đau mắt nhẹ thì chỉ cần bôi thuốc trong 7 ngày là khỏi

🏵️🏵️🏵️ XEM TIẾP: Cách trị bệnh Care cho chó

Thói quen của những chú cún là thường hay dùng 2 chân sau gãi ngứa mọi bộ phận trên cơ thể.

Bởi chân là bộ phận dễ nhiễm bất nhất của loài chó khi thường xuyên phải di chuyển và tiếp xúc với nhiều vi khuẩn dưới mặt đất.

Chó bị sưng đau mắt cũng có thể do chúng gãi ngứa quá mạnh gây rách da, khi kết hợp với các vi khuẩn trên chân sẽ làm cho vết thương trở nên trầm trọng hơn.

Mắt là một trong những bộ phận quan trọng và nhạy cảm nhất trên cơ thể của chó. Vậy nên điều trị như thế nào cho đúng?

Theo kinh nghiệm của Vương Quốc Loài Vật, khi chó có bất kỳ dấu hiệu nào khác thường bạn nên đưa chúng đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra

Tránh trường hợp tham khảo các bài viết trên Internet rồi tự ý điều trị sẽ gây nguy hiểm cho cún cưng.

🔔🔔🔔 NÊN ĐỌC: Kinh nghiệm điều trị chó bị hóc xương hiệu quả

Để tránh những biến chứng nguy hiểm để lại trên mắt chó thì bạn cần phải có những biện pháp phòng ngừa lây lan cũng như bảo vệ chúng ngay từ đầu.

Nên vệ sinh mắt cho chó thường xuyên và đều đặn, Có thể sử dụng nước ấm hoặc nước muối pha loãng.

Dùng tăm bông thấm lên dung dịch nước muối rồi lau xung quanh mắt cún

Công việc này mặc dù đơn giản nhưng nếu bạn không thực hiện cẩn thận sẽ gây tổn thường vùng mắt của chó.

Nên kiểm tra mắt cún 1 ngày 2 lần sáng tối để xác định tình trạng vết thương (Nếu cso)

Vương Quốc Loài Vật hy vọng, sau khi đọc đến đây bạn đã phần nào hiểu hơn về tình trạng chó bị đau mắt cũng như các điều trị an toàn nhất. Mọi góp ý xin vui lòng để lại lời nhắn ở cuối bài.