Cách Chữa Bệnh Rụng Lông, Sâu Lông Ở Chào Mào

Cách 1: Chế độ dinh dưỡng cho chim bạn không hợp lý nên mới xảy ra tình trạng sâu lông ở chào mào. Bạn có thể mua cào cào khô xay nhỏ, trộn thêm vào loại cám mà bạn đang cho nó ăn để bổ sung thêm chất. Cho ăn chuối hoặc cà chua chín để bổ sung thêm chất cho nó. Tắm thường xuyên, đặc biệt phải quan tâm đến chế độ tắm nước và tắm nắng cho nó, như vậy mới mong chim có bộ lông đẹp. Những mảnh trắng bó lông lại gặp nước thì bung ra, như vậy lông chim sẽ đẹp hơn. Tắm nước và phơi nắng giúp chim có bộ lông đẹp, mượt và ôm sát người. Chào mào thích tắm, mình khuyên bạn có thể tắm cho nó 1 lần 1 ngày nếu có thời gian rảnh, còn nếu bận thì 2 ngày cho tắm 1 lần.

Cách 2: Chú chào mào của bạn chưa hẳn là không chữa được.Tuy nhiên, nếu nó hay thật sự thì bạn mới nên mất công chữa cho nó, nếu không thì thả đi là hay hơn. Bạn thử làm theo mình xem:

1/chim cắn đuôi chưa hẳn là đã bị sâu lông vì có con có tật hay tự cắn lông. Nếu bị tật đó thì bạn nên móc chim này gần với những con bổi khác để nó từ từ mất cái tật đó.

Sau một thời gian nếu như lông đuôi của nó không lên được thì bạn giăng mùng ngủ lên, thả nó vào trong và bắt nó (để chim khỏi bị hoảng). Bạn dùng 1 cây kim đã tiệt trùng, tìm các lỗ chân lông của nó và chích vào (khâu này tuyệt đối phải cẩn thận đó nghe) đừng để chích quá sâu mà chim bị chảy máu là đi tong đó.

Cách 3: Chim cảnh nuôi bị bệnh sâu lông có bộ lông xấu xí tưa gảy nát nhàu… Nguyên nhân do chim kém vệ sinh nhiểm vật ký sinh 4 thứ như rận, bù chét, mạt và ve. Rận, bù chét cắn phá lông, da chim gây cho chim ngứa ngấy khó chịu bất ổn tự cắn phá lông cho đở ngứa. Mạt, ve hút máu chim làm cho chim gầy ốm suy kiệt rồi chết. Cách chửa thuốc bột Solamid 10g pha với nước theo chỉ dẫn cho chim tắm. Bổ sung vitamin nhóm B vào thức ăn cho chim. Vệ sinh lồng, chuồng trại và cách ly chim bệnh.

Cách 4: Chào mào hay các loài chim nuôi bị sâu lông nguyên nhân chính là do điều kiện sống: ẩm uớt, thiếu nắng, tình trạng vệ sinh lồng chậu, chế độ dinh dưỡng…. Chim của bạn mới mua nên chưa thể kết luận chính xác là do nguyên nhân gì, Tuy nhiên bạn cũng nên cần khẳng định chắc chắn rằng nó có bị sâu lông hay không….Kinh nghiệm xưa, khi chưa có các loại thuốc hóa học đặc trị thì người nuôi chim hay dùng rượu để trị sâu lông rất hiệu quả. sau khi tắm chim bằng nước thông thường, bạn phun lên lông chim một lớp mỏng rượu mạnh (khuyên dùng Vodka, Ging…) có thể dùng bình xịt hoặc phun bằng miệng, rượu không gây tác dụng phụ với chim, khoảng một tuần hoặc hơn nữa bạn sẽ cảm thấy hiệu quả…. Việc dùng các loại đặc dược chuyên dụng thì được, nhưng chúng ta chưa rõ tác dụng phụ của chúng, có gây tác hại nhiều cho chim hay không.

Tôi không thiên về phương pháp chữa bằng nước muối, nước muối lõang tính sát trùng rất yếu, nhưng cái chính là gây hại đặc biệt cho loài điểu, nếu nhiễm mặn ít chim có thể bị xơ lông, mức độ nhiều hơn có thể làm gầy chim do uống quá nhiều nước, nặng hơn thì làm chết chim, ngày xuă người ta còn bẫy bã độc gà hoặc chim ăn mạ mới gieo bằng phương pháp ngâm thóc vào nước muối và vãi ra ruộng…Cùng với chế độ dinh dưỡng và điều kiện nuôi nhốt hợp lý, tôi tin rằng rằng bạn có thể cải thiện tình trạng sức khỏe những con chim yêu quý của bạn.

thành viên khác chia sẻ:

Ngoài 3 bệnh thường gặp ở chim chào mào và cách trị bệnh thì chào mào bị rụng lông đầu cũng coi là bệnh và phải có phương pháp điều trị thích hợp để không ảnh hưởng tới sức khỏe khi nuôi chim chào mào.

Chim chào mào bị rụng lông đầu không phải do chim thay lông và có dấu hiệu nhận biết như sau thành viên trong hội chim cảnh hải phòng chia sẻ: đầu tiên chào mào bị rụng lông quanh mắt và một phần tách đỏ rụng giống như cái họa quanh mắt chim vành khuyên. Mắt chim khi bị loại này hơi mờ và tỏ vẻ chậm chạp hơn nhiều.

Cách chữa: Đầu tiên bạn cần đổi cám cho chim đừng vì sợ chim mất lửa mà để cám đó dẫn đến hỏng chú chim. Bổ sung nhiều trái cây giúp chim mát để kích thích ra lông như: Đu đủ, cam, bình bát dây, cà chua, mướp khía… Nên ngày nào cũng cho ăn và thay đổi các loại trái cây. 1 tuần cũng nên bổ sung cào cào non 1 lần để loài chim cảnh hót hay này có sức đề kháng và dinh dưỡng tự nhiên.

Tránh việc trùm kín áo lồng vì chim đang bức bối trong người trùm nhiều quá làm chú chim càng cuồng hơn. Chỉ nên trùm kín vào lúc chim đi ngủ, sáng ra thì mở 1/3 áo lồng (đối với lồng tròn) và vén áo lồng hình chữ A đối với lồng vuông và treo chim ở nơi yên tĩnh. Cho chim tắm xong cũng để áo lồng như vậy và treo chim ở nơi yên tĩnh, có ánh sáng để ăn.

Việc chăm sóc bảo vệ chào mào không bị bệnh cực kỳ quan trọng để đảm bảo chim có sức khỏe, tiếng hót và vẻ đẹp thẩm mỹ.

chúng tôi

Cách Trị Bệnh Chào Mào Bị Sâu Lông, Xù Lông Rụt Cổ, Không Ôm Lông

Hướng dẫn cách trị bệnh chào mào bị sâu lông, xù lông rụt cổ, không ôm lông, không ra lông cánh đơn giản, hiệu quả nhất.

Để chăm sóc và nuôi dưỡng được một chú chào mào căng lửa, người chơi không những phải biết được đặc tính của chào mào, cách cho ăn, chế độ dinh dưỡng, cách thuần. Mà còn phải biết chủ động phòng ngừa và chữa trị những căn bệnh cho chúng. Một số bệnh thường gặp ở chào mào là: Chào mào bị sâu lông, bệnh bại chân, tiêu chảy… Trong chuyên mục bài viết hôm nay Yêu Chim chia sẻ tới bạn cách trị chào mào bị xù lông, sâu lông.

1. Biểu hiện bệnh sâu lông ở chim chào mào

Chào mào bị xù lông rụt cổ, rỉa cánh nhiều

Lông đuôi, lông cánh bị gãy, gấp, tua tủa, xoăn, xơ xác, gãy dễ rụng

Lông ngực, đầu, đầu rụng thành từng mảng, da tím tái, da bị đỏ

Chào mào không ra lông cánh trong thời gian dài

Khi có biểu hiện sâu lông ở chào mào bạn cần phải tìm cách chữa trị ngay 2. Nguyên nhân của bệnh sâu lông

Do chào mào ít được phơi nắng và tắm táp, trường hợp này là hay gặp nhất

Chim bị thiếu chất, chủ yếu là do thiếu canxi và vitamin. Hai chất này sẽ giúp cho bộ lông của chào mào phát triển khỏe mạnh và chắc khỏe. Bộ lông của chào mào có đẹp và chắc khỏe hay không là do cung cấp đủ hay thiếu vitamin C, D và E.

Hàm lượng gây nóng trong thức ăn lớn, nguyên nhân là do ăn quá nhiều kỳ tử, táo tàu, ớt và các chất kích lửa cho chim.

Cho chim ăn quá nhiều sâu quy cũng gây nên tình trạng lông bị xoắn, lông khô, hay chào mào không ôm lông …

Bệnh sâu lông ở chào mào có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Có các loại ký sinh trùng sống dưới đáy lồng như mạt, rận… Bám vào thân chim khiến cho chúng ngứa ngáy, hay rỉa lông khiến lông bị xơ, gãy…

Lồng, thức ăn kém vệ sinh cũng gây nên tình trạng chào mào bị sâu lông… 3. Cách chữa trị chào mào bị sâu lông hiệu quả

Khi đã xác định chào mào bị sâu lông, khi mới chỉ bị ở đuôi bạn hãy hòa oxy già hòa với nước và tắm cho chào mào luôn. Liên tục cho chào mào ăn châu chấu và trái cây có nhiều vitamin C. Sau khi tắm xong bạn cho chào mào phơi nắng khoảng 30-60 phút. Nếu thời điểm chào mào bị sâu lông vào mùa hè bạn để chúng ngủ ngoài trời, treo lên cao để chúng có thể tắm sương vào buổi sáng.

Sau một thời gian nếu lông đuôi của chào mào lên được, lúc này bạn mới giăng màn che ngủ lên lồng, để chào mào ngủ không bị hoảng. Sau đó bạn dùng 1 cây kim đã tiệt trùng y tế tìm các lỗ chân lông của chào mào và chích vào. Nhớ là bước này bạn cần phải làm cẩn thận, không để chích quá sâu khiến cho chim bị chảy máu.

Thời gian chữa trị sẽ mất khoảng từ 1-2 mùa lông thì lông chim mới lên được, bên cạnh đó chế độ nuôi cũng cần được quan tâm. Bạn cần phải dành thời gian chăm chim thật tốt, cho ăn nhiều châu chấu vì lúc này sức khỏe của chim rất yếu.

Thường xuyên dùng thuốc bột Solamid 10g pha với nước theo chỉ dẫn để tắm cho chào mào, bổ sung thức ăn nhóm B cho chim. Sau mỗi lần tắm xong, bạn phun lên lông chim một lớp vodka. Có thể sử dụng bình xịt hoặc phun bằng miệng, yên tâm là rượu không có tác dụng phụ với chim. Khoảng một tuần bạn sẽ thấy hiệu quả.

Áp dụng hiệu quả cách điều trị thì bệnh sâu lông ở chào mào sẽ cải thiện đáng kể 3. Chế độ dinh dưỡng cho chim

Trong quá trình chữa trị chào mào thay lông, bạn cần phải đặc biệt quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của chim. Loại thức ăn rất tốt cho chim lúc này là cào cào khô xay nhỏ. Bạn có thể trộn thêm vào các loại cám ăn hằng ngày của chim, như vậy sẽ giúp chim có thêm sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Ngoài ra, bổ sung thêm nhiều vitamin từ hoa quả tươi, rau xanh.

Chào mào bị sâu lông cơ thể rất yếu nên bạn cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của chim

Chế độ tắm nắng và tắm mát cho chim cũng cần phải được quan tâm. Bạn nên thường xuyên cho chào mào tắm nắng để bổ sung vitamin D, giúp cho xương chắc khỏe. Tắm mát thì mùa hè khoảng 2,3 lần 1 tuần, còn mùa đông thì sẽ tắm vào những hôm trời ấm.

​​​​​​​Gà Bị Xù Lông Sã Cánh Là Bệnh Gì? Cách Chữa Thế Nào?

Gà sã cánh, bỏ ăn, xù lông là một trong những bệnh phổ biến mà nhà nông quan tâm. Đặc biệt xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa, nắng mưa thất thường hoặc sau mùa lũ lụt. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể lây lan nhanh, nghiêm trọng hơn là có thể gây chết cả đàn gà. Vậy có cách nào để khắc phục hay không?

Biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Loại bệnh này còn có tên khác là Newcastle (bệnh gà rù). Theo đó, đặc điểm của nó được liệt kê cụ thể như sau:

– Gà có biểu hiện cánh rũ, bỏ ăn, lông gà xù đi, mào gà bị thâm

– Phân chảy, có nước loãng trắng như vôi

– Có dấu hiệu chảy nước mũi, thở khò khè, đứt quãng

– Có con đầu vẹo ra sau, thân lệch sang bên

– Diều gà căng bóng

Đây là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh. Bệnh này do siêu vi rút Paramixovirus gây ra. Thường vi rút này sống trong chuồng nuôi từ 13 đến 30 ngày. Những con gà khỏe sẽ bị lây bệnh từ gà ốm qua đường hô hấp, tiêu hóa. Tất cả các giống gà đều có thể mắc bệnh gà rù. Trường hợp nặng, có thể làm chết đến 100% số lượng gà trong chuồng nuôi.

Khắc phục gà sã cánh, bỏ ăn, xù lông

– Bao vây ổ dịch: Ngay lập tức cần cách ly gà bệnh và gà khỏe, phân công người chăm sóc riêng cho từng khu gà. Nên đảm bảo “nội bất xuất, ngoại bất nhập” để tránh lây lan bệnh.

– Xử lý gà bệnh theo hướng dẫn của cán bộ thú y: Các bộ phận của gà bệnh như lông, lòng, mề hoặc gà bệnh nguyên con (đã chết) cần chôn thật sâu, rắc vôi bột để khử trùng.

– Phòng bệnh cho gà khỏe: Với đàn gà khỏe được cách ly, bà con nên nhỏ Lasota (với trường hợp gà con dưới 1 tháng tuổi) hoặc tiêm vacxin gà rù Newcastle hệ I (đối với gà trên 30 ngày tuổi).

– Vệ sinh chuồng: Thực hiện tổng vệ sinh mỗi ngày và cả đồ dùng chăn nuôi

– Bổ sung thêm vitamin và các kháng sinh khác: Để phòng bệnh thứ phát xâm nhập

– Nên cho gà uống nước vôi trong: Mục đích cải thiện tình trạng diều căng bóng do độ axit cao.

Cung cấp thuốc bổ tăng sức đề kháng

Ngoài các lí do đã nêu trên, gà còn có thể nhiễm khuẩn E.coli. Vì thế, bà con có thể dùng thêm kháng sinh bệnh chúng tôi như: Colimox hoặc Ampi – Coli…

Bên cạnh đó, để gà ổn định sức khỏe, bà con nên sử dụng thêm các thuốc bổ gan, thận, thuốc giải độc gan. Những loại thuốc này sẽ góp phần tạo thêm sức đề kháng cho gà.

Chúc đàn gà của bà con khỏe mạnh, phát triển tốt và cho năng suất cao!

Đàn gà nhà tôi 01 tháng tuổi, có 1, 2 con có biểu hiện sã cánh, bỏ ăn (chưa phát hiện thêm gì khác). xin chuyên gia cho biết đây là biểu hiện của bệnh gì?

– Kiểm tra lại lịch dùng VACXIN GUMBORO và LASOTA. Nếu chưa nhỏ thì cần nhỏ luôn.

-Nếu trong khu vực có bệnh cúm gia cầm thì cần tiêm VACXIN CÚM GIA CẦM khi gà 15 ngày tuổi.

– Ngoài ra, gà cũng có thể mắc bệnh do vi khuẩn E.coli, nếu có thêm biểu hiện tiêu chảy, khó thở.

– Nếu gà chưa bỏ ăn, bổ sung VITAMIN + MEN TIÊU HÓA

-Nếu gà đã bỏ ăn:

+ Tách riêng con yếu và tiêm LINCOSPECTO

+ Điều trị toàn đàn, dùng DOXYCICLIN + GENTAMICIN hoặc OXYTETRACILIN hòa vào nước hoặc trộn với thức ăn cho gà, theo hướng dẫn của nhà sản xuất

+ Bổ sung: VITAMIN + MEN TIÊU HÓA + thuốc sợ sức, trợ lực cho đàn gà

Video hướng dẫn

Cách Chữa Bệnh Rụng Lông Đầu Ở Chim Chào Mào

Ngoài 3 bệnh thường gặp ở chim chào mào và cách trị bệnh thì chào mào bị rụng lông đầu cũng coi là bệnh và phải có phương pháp điều trị thích hợp để không ảnh hưởng tới sức khỏe khi nuôi chim chào mào.

Chim chào mào bị rụng lông đầu không phải do chim thay lông và có dấu hiệu nhận biết như sau thành viên trong hội chim cảnh hải phòng chưa sẻ: đầu tiên chòa mào bị rụng lông quanh mắt và một phần tách đỏ rụng giống như cái họa quanh mắt chim vành khuyên. Mắt chim khi bị loại này hơi mờ và tỏ vẻ chậm chạp hơn nhiều.

Nguyên nhân: Nguyên nhân chính là do cám có nhiều chất kích thích và chất gây nóng, hàm lượng đạm quá cao như: Ớt, táo tàu, kỳ tử, mật ong, tôm…làm cho chú chim luôn nóng và bức rức trong người. cũng có thể chim bị rụng lông do thời tiết vào mùa đông chim ăn cám đó bình thường, giúp giữ ấm cho cơ thể. Nhưng khi sử dụng cám đó vào mùa hè sẽ gây nóng cho chim. Hoặc chim ít được tắm nắng, dợt dãi để xả lửa và điều đặc biệt nữa là chỉ cho ăn cám mà không nhớ rằng bản chất chào mào là loại ăn trái cây. Không phát hiện kịp thời từ lúc rụng lông quanh mắt nên dần chim bị rụng luôn hết đầu.

Cách chữa: Đầu tiên bạn cần đổi cám cho chim đừng vì sợ chim mất lửa mà để cám đó dẫn đến hỏng chú chim. Bổ sung nhiều trái cây giúp chim mát để kích thích ra lông như : Đu đủ, cam, bình bát dây, cà chua, mướp khía… Nên ngày nào cũng cho ăn và thay đổi các loại trái cây. 1 tuần cũng nên bổ sung cào cào non 1 lần để loài chim cảnh hót hay này có sức đề kháng và dinh dưỡng tự nhiên.

Với những chú chim bị rụng lông đầu bạn nên cho chim tắm 4 lần/ tuần và khi tắm bạn pha vào 1 ít muối để diệt khuẩn hoặc cho 1/2 nước xúc miệng Listerine bạc hà, vừa giúp diệt khuẩn và kích thích cho lông tơ phát triển.

Tránh việc trùm kín áo lồng vì chim đang bức bối trong người trùm nhiều quá làm chú chim càng cuồng hơn. Chỉ nên trùm kín vào lúc chim đi ngủ, sáng ra thì mở 1/3 áo lồng ( đối với lồng tròn ) và vén áo lồng hình chữ A đối với lồng vuông và treo chim ở nơi yên tĩnh. Cho chim tắm xong cũng để áo lồng như vậy và treo chim ở nơi yên tĩnh, có ánh sáng để ăn.

Việc chăm sóc bảo vệ chào mào không bị bệnh cực kỳ quan trọng để đảm bảo chim có sức khỏe, tiếng hót và vẻ đẹp thẩm mỹ.

Nguồn: sưu tầm

Cách Chữa Tật Cắn Chân,Cánh Và Lông Đuôi Cho Chào Mào

Chào Mào có những tật trên là do 2 lý do chính :

– cách 1 : bạn bắt 1 chú chim bổi cột chân vào rồi thả vào lồng cho nó đánh ( cách này hơi ác nên khuyến cáo ko nên sử dụng ) Cái này do vệ sinh lồng và chim kém hoặc lây từ vật khác . Việc đầu tiên là phải vệ sinh lại lồng cho sạch sẽ , lấy 1 ít dầu hỏa vảy xuống đáy lồng để rận bỏ đi chỗ khác , sau đó bạn cho chim tắm hằng ngày bằng nước muối pha loãng hoặc lấy lá xoan giã nhuyễn ra chắt lấy nước rồi pha với nước cho chim tắm . Khoảng 3 ngày tới 1 tuần là xẽ hết . – cách 2 : gửi chim tới điểm dãi dợt nhiều chim để cho chim đấu đá dần dần nó sẽ hạ lửa và bỏ tật .

– cách 3 : bạn trùm kín áo lồng rồi đưa chim vào nơi ánh sáng yếu và yên tĩnh . khoảng 1 tuần là thấy chim có biểu hiện tốt rõ rệt ( cái này mình đã làm thử và thấy tiến triển rất tốt ) . Khi tắm cho chim xong thì trùm lồng và đưa vào nhà ngay .

Trong thời gian điều trị , dù dùng cách nào thì cũng phải cho chim ăn nhiều trái cây có tính mát như chuối , đu đủ hoặc là thanh long . ko cho chim ăn đồ nóng như ớt , cam , sâu quy … Bổ xung thêm các loại Vitamin . Tắm nắng và tắm thường xuyên ngày 1 lần hoặc 2 ngày 1 lần . ( trường hợp cắn lông đuôi nếu nặng quá thì bạn cắt ngắn lông đuôi hoặc nhổ bỏ là nó hết cái cắn , dần dần xẽ quên và bỏ tật )

– Hoặc có thêm trường hợp Sâu Lông dẫn đến tình trạng tạo thành thói quen rất khó chữa .Tôi cũng có 1 chú tự bẻ ,vặt lông đuôi . đã áp dụng các kiểu như : tắm nước muối pha loãng, bôi dầu gió vào lông đuôi ( lông mà nó hay bẻ, cắn… )….nhưng không ăn thua… Sau có 1 cách mà đến thời điểm này không thấy nó bẻ, vặt lông nữa đó là: Tậu Vợ cho nó ( kiếm 1 em mái ) .

Chúc các mem thành công ! nếu trị cách 1 ko hết thì chim của bạn đang căng quá nên muốn đánh nhau mà ko có đối thủ nên tự hành xác mình đấy . Cái này có rất nhiều cách trị nhưng tất cả đều nhằm hạ lửa của chim xuống thôi .