Phân Biệt Chim Chích Choè Lửa Trống Mái

Sự khác biệt tốt xấu đó quá rõ ràng, nhìn sơ cũng đủ biết.

Với Chích Chòe Lửa, chim trống màu đen phủ trên thân mình, kể cả vùng ức đều là lông đen đậm. Còn Chích Chòe Lửa mái, lông ở ức là màu xám sậm, với chim trưởng thành thì lông ở vùng ức chim rõ ràng như vậy, chỉ nhìn sơ qua là phân biệt được trống mái ngay. Nhưng, với chim con chưa ra ràng thì dù là người có nhiều kinh nghiệm trong nghề cũng không tránh được sự phân vân trong lúc phân loại giới tính của chim.

Thường thì họ cũng chỉ quan sát ở vùng lông ức, còn phần đầu, phần thân chỉ là những chi tiết phụ cần xét thêm,nhưng không ai dám quả quyết thế nào là chim trống, thế nào là chim mái. Chim con do non ngày tuổi nên lông vũ trên mình chưa trổ đủ, sắc lông lại chưa nổi hẳn, nhất là vùng ức nên khó phân biệt chim Chích Chòe Lửa trống mái. Ngay người nuôi lâu năm nhiều kinh nghiệm khi lựa chọn chim con cũng tỏ ra rất thận trọng, và chính họ cũng có khi lầm… Chích Chòe Lửa trống mái Phải chờ lúc chim đến tuổi ra ràng, nghĩa là sắp biết bay, phần ức chim đã được lông vũ phủ kín thì lúc đó mới có thể xác định được chim trống mái:

Chim trống: lông ức trổ nhiều bông vàng vàng đen đen.

Chim mái, vùng ức phủ lông màu xám tro

Đ ể chim con lớn thêm vài tuần tuổi nữa, phần ức của chim càng trổ màu đen nhiều hơn. Trong khi đó, chim mái vùng ức vẫn là màu lông xám tro. Chim con hai tháng tuổi đã bắt đầu tập hót. Có nhiều người dựa vào giọng hót của chim mà phân biệt giới tính. Điều này dễ bị lầm lẫn.

Chích Chòe Lửa (cũng như Chích Chòe Than) chim trống mái đều biết hót cả Chỉ khi chim lớn lên độ năm sáu tháng tuổi thì giọng chim mới đổi khác: Chim trống hót giọng to và dài hơn Chim mái vẫn hót nhỏ giọng và ngắn hơi. Ngoài ra, giọng chim mái còn đơn điệu, chỉ hót đi hót lại mãi một giọng, chứ không luyến láy như chim trống. Vì vậy, quý vị nào mới vào nghề chơi chim, khi gặp Chích Chòe Lửa hai tháng tuổi, tự mình cũng có thể lựa chọn được chim trống mái mà nuôi, bằng cách phối hợp cách phân thích giọng hót của chim, với cách quan sát kỹ vùng lông ức thì không còn sợ sai lầm nữa. Trên thị trường, chim Chích Chòe Lửa mái bán với giá rất thấp, gần như không có ai mua. Người ta chỉ lựa mua chim trống để nghe giọng hót, do đó giá chim trống gấp mười giá chim mái.

Một câu hỏi mà phần đông độc giả đặt ra cho chúng tôi là có nên nuôi chim mái để thúc chim trống hót căng hơn không? Chúng tôi xin trả lời là nên nuôi chim mái. Một con chim mái đủ sức thúc cho bốn năm chim trống hăng hót. Nếu biét cách sử dụng thì một mái có thể thúc cho cả chục chim trống. Bằng cách tuần này cho mái gần vài ba chim trống, rồi qua tuần sau đến con mái đó thúc những con trống khác. Chim trống mà nghe giọng hót thì sung sức lên, căng lửa hơn. Nhưng, kinh nghiệm cho thấy, nếu được mái thúc thường xuyên, trống cũng nghe lờn tiếng mái, nên sự hót căng không còn hiệu quả. Vì vậy, chỉ cho chim mái thúc trống độ năm bảy ngày, sau đó dời mái di nơi khác, có thể là cho hạn bè mượn một thời gian. Độ vài ba tuần sau, lại dời chim mái về để giúp chim trống lấy lại phong độ.

Kỹ thuật cho mái thúc trống là treo Lồng chim mái khuất một nơi mà các chim trống cần thúc căng chỉ được nghe giọng hót của chim mái mà không hề thấy mặt. Nếu chim trống thấy được dáng chim mái thì nó không hót mà cá ngày chỉ rung cánh ve vãn. Điều này chỉ làm cho chim thêm suy mà thôi. Với tất cả các giống chim rừng nuôi hót và đá, đều cần có mái thúc. Nhưng, hầu hết nghệ nhân nuôi chim đều… ngại nuôi chim mái. Mua con chim mái thì không tốn hao nhiêu tiền, nhưng do việc nuôi gặp nhiều phiền phức: nào là tốn thêm môt cái lồng, nào là phải chạy thức ăn, nào là phải chăm sóc…

Nuôi chim mái mà cho ăn uống lôi thôi, chăm sóc cẩu thả thì chim cũng không sung, như vậy làm sao hăng hót để thúc trống được! Mặt khác, ở thành thị nhà cửa chật hẹp, tìm chỗ để treo thêm một cái lồng (chim mái) cũng là việc khó khăn.Do đó, dù vẫn biết cái lợi của việc nuôi chim mái nhưng ít người chịu nuôi Chim mái cũng có con hay con dở. Những con mái hay là mái siêng hót, thúc trống có hiệu quả. Những con mái này giá bán đôi khi còn cao hơn cả chim trống nữa

Cách Chọn Chim Chích Chòe Lửa Tốt

Nuôi một con chim hót, dù biết cái “thân phận” nó nhỏ nhoi, nhưng ai cũng coi đó là thứ quí hiếm, là vật trang trí góp phần làm tăng sự sang trọng cho ngôi nhà nhỏ của mình.

Khi chọn một con chim để nuôi, dù là giống chim gì, nghệ nhân nào cũng cố chọn cho mình một chú chàng có vóc dáng điệu bộ thật tốt đúng với sở thích của mình mới mãn nguyện!

Với Chích Chòe Lửa, người ta lại càng chọn lựa kỹ hơn, vì Chích Chòe Lửa khác với Chích Chòe Than, có con đuôi dài, có con đuôi ngắn; có con thân lớn, có con lại thon mình… Mà khổ nỗi, để riêng ra từng’con một thì con nào cũng có vẻ đẹp riêng, chim nào cũng xứng đáng để cho mình nuôi cả!

Với Chích Chòe Lửa, thường giới chơi chim cảnh phân loại như sau:

– Chim nhỏ con (thân mình thon nho).

– Chim lớn con (vì có thân to).

– Chim đuôi dài (từ mười lăm phân trở lên).

– Chim đuôi ngắn (từ mười lăm phân trở lại).

Đó là cách chọn từng phần. Nhưng ý thích của người nuôi chim không chịu dừng ở đó:

– Có người muôn chọn con chim thân mình nhỏ mà đuôi thật dài, vì cho như vậy nó mới có vẻ đẹp thướt tha.

– Có người thích chọn con chim minh to nhỏ gì cũng được, miễn là đuôi ngắn để mỗi khi chim kêu “pặc! pặc!” thì cái đuôi giựt mạnh lên cao ra vẻ hùng dũng, mạnh bạo (chim đuôi dài vì nặng, nên đuôi không thể đánh cao lên được).

– Có người lại thích nuôi Chích Chòe Lửa mình nhỏ đuôi ngắn, cho như vậy mới đồng thanh đồng thủ…

Ý thích chọn con chim Chích Chòe Lửa quả thật là mỗi người mỗi khác, không ai giống ai.

Thật ra, chọn được con chim để nuôi đúng với ý muốn của mình là việc nên làm. Vì một khi có ưng ý ta mới tận tâm chăm sóc cho con chim đến nơi đến chốn được.

Thế nhưng, chúng ta nên nhớ một điều, chủ quan như vậy không phải là một điều hay, vì nếu đi dự thi hót, con chim thí sinh được chấm đồng điểm trong cả ba phần:

– Giọng hót.

– Điệu bộ.

– Vóc dáng.

Giọng hót là tài riêng của mỗi con chim, hay hoặc dở là điều ai cũng có thể nhận ngay được. Nhưng phần điệu bộ và vóc dáng thì liệu đánh giá chủ quan theo cách của mình có được hay không? Con chim của mình nuôi, tự mình cho là đẹp, nhưng khi ra trường, trước Ban Giám Khảo, trước hàng trăm khán giả đố dồn mắt vào để phân tích, liệu mình lúc đó có bảo vệ được quan điểm chủ quan của mình cho con chim được hay không? Hỏi tức là đã trả lời rồi vậy.

Vì vậy, khi chọn cho minh con Chích Chòe Lửa để nuôi (hay bất kỳ một con chim nuôi thi hót, thi đá nào khác cũng vậy), ta cần phải có những nhận định khách quan. Như vậy có lẽ cũng chưa đủ, nên cần có sự góp ý của những người có nhiều kinh nghiệm trong nghề hơn mình, thì may ra mới chọn được con chim tốt mọi mặt để nuôi cho khỏi phí công, tốn của.

– Chọn vóc dáng: Vóc dáng con chim tốt xấu như thế nào là do trời sinh ra nó như vậy. Chủ nuôi dù tài tình khéo léo đến đâu cũng không sao sửa đổi được, dù là một chi tiết nhỏ nào đó. Theo kinh nghiệm của số đông nghệ nhân nuôi chim lâu năm thì họ đánh giá vóc dáng con Chích Chòe Lửa gọi là đẹp theo những tiêu chuẩn sau đây:

– Phải là chim ngũ trường: tức là năm phần đầu, mỏ, chân mình, đuôi đều dài cả mới là chim có dáng đẹp.

– Nếu không ngũ trường thì ngũ đoản cũng tốt. Tức là năm phần đầu, mình, chân, đuôi, mỏ đều ngắn hết. Con chim vóc dáng như vậy trông rất gọn gàng.

– Chim thon mỏ nhỏ đầu: Chim đầu nhỏ trông nhanh nhẹn hơn. Còn thon mỏ là mỏ ngắn mà đầu chót mỏ không cong quặp xuống như mỏ diều hâu. Mỏ chim như vậy thường dày và mạnh, vừa hót hay vừa đá giỏi.

– Bộ lông toàn thân mượt mà vì là lông mới thay. Bộ lông này ép sát vào mình khiến con chim thon mình trông gọn gàng đẹp đẽ hơn. Lông cánh và lông đuôi không gãy. Đuôi to bản mới tốt.

Như vậy là đầu chim to hay nhỏ, đuôi dài hay ngắn không được coi là chi tiết quan trọng.

– Chọn điệu bộ: Điệu bộ của mỗi con chim cũng chẳng khác nào thói tật của con người. Có con điệu bộ tốt có con điệu bộ xấu.

Một phần là do bẩm sinh, một phần là do chim học hỏi được ở những chim khác, theo kiểu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Vì vậy, nếu chủ nuôi kiên tâm trì chí và khéo léo trong việc tập tành sửa đổi thì có thể giúp chim bỏ dần được những điệu bộ xấu mà học hỏi được những điệu bộ tốt được. Với chim con nuôi lên, thì điều này không khó lắm, nhưng với chim bổi mua về thì chỉ có cách loại bỏ mà thôi.

Chích Chòe Lửa có điệu bộ sau đây, được đánh giá là tốt:

– Khi đứng hót đầu ngẩng cao, tỏ khí thế tự tin ở tài sức của minh.

– Cánh xệ như gà tre sung độ, nói lên sự hùng dũng, không khuất phục trước đối thủ nào.

– Giựt đuôi (đánh đuôi) mạnh bạo. Tiếng kêu “pặc!pặc” đanh thép.

– Khi hót, hai chân đứng thẳng lên (cao cầu) và dạng chân ra, tạo thế đứng vững vàng.

– Không bay loạn xạ trong lồng như chim bổi, chim nhát, khiến bộ lông đuôi bị tưa, xước.

– Không đứng trên cóng, hoặc ngủ trên cóng.

– Không đứng mãi một chỗ trên cầu mà phải xoay trở linh động.

– Không cắn phá lông đuôi (trừ trường hợp chim có rận mạt tấn công…)

– Về việc sửa đổi tính xấu của chim thì mỗi nghệ nhân có cách riêng của họ. Nhưng, thường là do áp dụng những mẹo vặt để giúp chim bỏ thói quen cũ mà tập tành thói quen mới.

Chẳng hạn trừ bỏ việc chim đứng cóng, thì hạ thấp cóng ăn có cóng uống xuống mức thấp, bằng hay dưới mức cao của cần đậu. Giống chim thì thích đậu nơi cao ráo chứ không chịu đậu cành thấp. Nếu cóng bị hạ xuống thấp thì nó lại đậu trên cầu, và đậu lâu ngày sẽ quen. Cũng như chim Sơn Ca, nhiều con không chịu bay lên dù mà đứng, thế mà cũng có cách tập cho nó bỏ tánh xấu này được không khó khăn lắm (Xin đón đọc Kỹ thuật nuôi chim Sơn Ca của Việt Chương).

Vóc dáng của con chim thì có thể nhìn sơ qua một đôi lần là có thể đánh giá tốt xấu ra sao được dễ dàng. Nhưng, chọn điệu bộ thì phải “tiếp cận”con chim nhiều lần, hoặc nhiều ngày thì mới nắm vững được. Vì nhiều con có ẩn tướng cả tốt lẫn xấu thỉnh thoảng mới xuất đầu lộ diện ra.

Tất nhiên, ta không nên vội tin vào lời lẽ của người bán, vì cả tin vào lời “thật thà lái trâu” thì có… khả năng rước con chim xấu về nuôi!

Ngoài ra, ta phải chọn con chim nào có giọng hót thật hay mà nuôi, hay ít ra cũng đoán biết được giọng hót của nó có triển vọng đến mức nào trong tương lai.

Con chim có giọng hót hay không chỉ là con chim siêng hót, mà hót được nhiều giọng, và chuyển đổi giọng một cách tài tình, khiến người nghe phải say mê theo dõi mãi. Phải chịu khó theo dõi con chim để nghe nó hót nhiều lần trong ngày như sáng, trưa, chiều ra sao. Có khi phải theo dõi liên tiếp nhiều ngày để biết rõ được mặt xấu mặt tốt ở điểm nào… để khi mua về còn liệu cách mà tập dượt có hiệu quả hơn.

Điều sau cùng, chúng tôi xin được phép đề nghị với quí vị là nên chọn con chim tốt mà nuôi, nếu mình có đủ khả năng để làm việc đó.

Thà là nuôi ít mà toàn là chim tốt, còn hơn là nuôi số nhiều mà con nào cũng không được vừa ý…

Cách Chọn Chim Chích Chòe Lửa Hay Và Đẹp

Chích Chòe Lửa có tên khoa học là Copsychus Malabarious Indicus, là loài chim hót rừng, vừa hót hay vừa có bộ mã rất đẹp nên được nhiều nghệ nhân ưa thích.

Có nhiều người “mê” Chích Chòe Lửa đến độ trong nhà chỉ nuôi mỗi một giống chim nầy, dù là nuôi đến gần chục con.có người chỉ nuôi một vài con Chích Chòe Than , nhưng lại nuôi năm ba con Chích Chòe Lửa, mặc dầu ai cũng biết nuôi Chích Chòe Lửa cũng rất công phu và nhiều tốn kém

Giá một con Chích Chòe Lửa loại làm mồi hiên nay từ vài triệu đồng đến chục triệu .Chim Chích Chòe Lửa nuôi vài ba mùa (tiếng nhà nghề gọi 1 mùa là 1 năm ) cũng phải bỏ ra hơn triệu đồng . Chim Chích Chòe Lửa bổi thì giá khoảng vài trăm nghìn.

Xuất xứ : Chích Chòe Lửa sống nhiều ở các vùng Trảng Bom , Trảng Bàng , Long Khánh , Bến Cát , Chơn Thành , Bình Long, Dầu Tiếng, Bù Đăng, Bù Đốp…Chúng cũng có mặt rãi rác ở các tình miên Tây Nam Bộ và một số tỉnh phía Nam miền trung .Hầu như ở tất cả các nước ở Châu Á đều có mặt chúng.

Ở rừng, Chích Chòe Lửa có mặt khắp nơi.Nếu ta đi sâu vào các khu rừng miền Đông, ta vẫn nghe được tiếng chúng hót.Đặc biệt , chúng thường tụ tập sống và làm tổ dọc theo các đường xe ben, xe trâu.Mỗi buổi sáng , ta nghe Chích Chòe Lửa hót vang trời và hót sơm nhât, tiếp theo sau là giộng các loài chim rừng khác.Giọng Chích Chòe Lửa rúc rúc từng hồi thật to , bài bản không nhiều như chim chích chòe than.Nhưng khi nghe chúng “nói chuyện” thì mới đã lỗ tai, vỉ rất giầu âm điệu.Ta có thể nghe được tiếng suối reo, thác đổ, tiếng rừng cây vi vu . Đôi khi ta còn lẫn lộn với giọng Họa Mi và các loại chim hót khác.

Có lẻ giọng hót có nhiều âm điệu như vậy nên mới có nhiều người ưa thích.

Hình Dáng : Chích Chòe Lửa có hình dáng như Chích Chòe Than , có điều thân mình thon nhỏ hơn, mảnh mai hơn.

Người ta đặt tên chim là Chích Chòe Lửa vì thoạt nhìn vào , ta đã thấy từ ngực đến lưng toàn một màu nâu sẫm ..tự như màu lửa đỏ.Chim trống có một bộ lông tươi hơn và đuôi dài hơn chim mái.Đo từ mỏ đến hết phần đuôi có thể dài hơn 25 phân ( cm ), trong khi cái đuôi chim trống đã dài đến hơn cả thân mình ! Phải nói là Chích Chòe Lửa đẹp nhất ở cái đuôi ! Khi chim múa , cái đuôi nhấp nhô rất duyên dáng !

Chim có ba sắc lông : đen , nâu sẫm và màu trắng.

Đầu cổ, phần trên lưng và đuôi Chích Chòe Lửa phủ lông đen ửng xanh. Ngực và bụng màu nâu sẫm . Phần dưới đuôi của Chích Chòe Lửa có 8 chiếc lông trắng.Ba sắc lông tách biệt nhau thành một vùng nhất định, tạo sự sắc nét dễ coi.

Chích Chòe Lửa khi thay lông xong là đến thời kỳ chim cớ lửa. Lúc này mình chim thon nhỏ ẻo lả như dáng dấp của một hot girl . Nếu không có cái đuôi dài , chắc chắn chim sẻ mất đi phần sắc sảo.

“Nhất tướng – Nhì lông – Tam môi – Tứ cách”

Tướng chim: tướng chim là vấn đề cực kỳ quan trọng nên bạn phải xem kỹ rồi mới bắt chim. Chim chích chòe lửa bổi Loại chòe lửa đuôi dài từ 19cm trở lên thường nhốt trong lồng to chứa 1 đến 4 con (đuôi ngắn thường nhốt lồng nhỏ). Mọi người phải thấy con chim nhảy qua nhảy lại, nhảy lên cầu nhảy xuống đáy lồng (con nào đâm đầu thẳng vào nan lồng kg nên lấy vì về nhà khó thuần và sứt đầu mẻ chán) lúc nhảy đuôi liên tục phải vểnh ngược lên trên, hai cánh phải dài xệ xuống như cánh gà tre. Các thông tinnày khi chim căng lửa điệu bô chim sẽ rất đẹp và có phong cách.

Lông chim: lông đen mượt gọn, lông cánh dài, lông đuôi phải cong cụp xuống (con nào đuôi vểnh, cong ngược lên đừng lấy, kể cả đuôi dài đến mấy cũng không mua)

Mỏ chim: mỏ đưới mỏng dài (mỏng môi hay hót) khép kín với mỏ trên, mỏ trên quá dài & đầu mỏ cong cụp vảo mỏ dưới kg nên lấy.

Mắt Mũi chim: thường thì Chim chích chòe lửa mắt lồi ra ngoài, nếu con nào lồi quá nhiều kg nên bắt, mũi phải thông nhìn xuyên qua bên kia sẽ hót to và tốt.

Chân chim: chân chim màu trắng hồng, khi đứng hay nhảy đòn phải cao luôn ở tư thế có vẻ sáp bắt đà bay, con nào đòn thấp đứng giống như đang ngủ đừng bắt, đặc biệt các móng đều nhau kg có tật.

Cách Chọn Mua Chích Chòe Lửa Đẹp Nhất

Cách chọn mua chim chích chòe lửa đẹp nhất. Chòe Lửa là một trong nhữ loại chim hót hay & có thể hót nhiều giọng hót khác nhau. Nhưng Để chọn Chích Chòe Lửa bổi cũng như thuần “một con chim hay & đẹp” cần các thông số tối thiểu như sau :

Sau một thời gian chơi chờ lửa, xin chia sẻ với anh chị em một vài kinh nghiệm cơ bản khi chọn chim chích chòe lửa mộc

Họng chim phải đen, màu trắng nhạt đừng lấy, đây là những chú chim bị mất lửa rừng hoặc đang suy , có đem về cũng khó vực.

Cái này bạn nên nhìn mỏ dưới của chim , nhìn nó và so sánh với những chú kế bên. và mỏ phải thẳng dài , ko đc dị tật hoặc mỏ chấu. mỏ chấu ở đây là phần mỏ nhỏ dài ra ở đầu mỏ của chim.

Cái này bạn nên bắt chim ra. lấy tay vuốt nhẹ xuôi theo hướng từ đầu đến mỏ của chim . nếu bằng phẳng 1 đường thì lấy. đầu xà chứng tỏ chim lì , đầu gồ ko nên lấy.

Nên chọn chim mắt méo dài , và mắt phải lõm sâu vào trong , mắt lồi ra đừng lấy .

Nên chọn chòe lửa chân màu trắng. theo mình là vậy , chân đen mình ko chọn , còn bạn thì tùy . và nên bắt chim ra lật ngửa lên , bạn lấy tay đưa vào bàn chân chim, thử xem chân có bị tật gì ẩn ko .

VD: thường chim bị tật ẩn ở chân , lúc chim bóp chân lại , khả năng bạn nhìn thấy sẽ cao . ở đây bạn cũng thử xem độ nhạy của chân chim, nếu đưa tay vô , chim bóp mạng là chân chim khỏe , nếu yếu thì thua , có thể là mất sức hoặc bị đau chổ nào đó mà ta ko thấy.

Chích Choè Lửa là một loại chim vừa hót hay vừa đá rất hăng.

Thức ăn và chăm sóc:

Chích Chòe Lửa thích ăn cào cào, châu chấu, trùn dế, sâu gạo và đậu phộng trộn trứng. Trường hợp chim không biết ăn bột đậu phộng ta trộn chung bột và sâu cho chim ăn, dần dần chim sẽ quen và bắt đầu ăn bột.

Lồng nuôi chim chọn lồng 72 nan tới 90 nan tùy theo đuôi của chim dài hay ngắn .cao 60 – 80cm cho chim dễ xoay xở và tránh đuôi của chim bị chạm trúng lồng sẽ bị tưa và xấu vì đuôi Chích Chòe Lửa khá dài và đẹp.

Chích Chòe Lửa là loại chim có giọng hót vang dội, bắt chước rất hay các giọng hót của các loài chim khác. Giọng hót của chúng thành thót, du dương, trầm bổng chưa có loại chim nào sánh nổi. Có những con được huấn luyện, chăm sóc kỹ lưỡng có giọng hót cực kỳ quyến rũ và phong phú. Khi chim múa đuôi, chim làm điệu rất duyên dáng. Muốn chim hót căng, ta có thể nuôi thêm một con chim mái, nhưng tránh cho chúng nhìn thấy nhau. Chim trống chỉ cần nghe tiếng khẹt khẹt cạch cạch xuỳ của chim mái là nó sẽ hót ngay. Ngoài ra chế độ ăn uống của chim đúng tiêu chuẩn và đầy đủ cũng khiến chim sung căng lửa và siêng hót. Ngoài ra siêng cho chim nghe băng tiếng sáo, âm nhạc…để chim tập hót mỗi ngày, sẽ giúp cho chim học tập thêm nhiều giọng hót mới hay hơn.

Một con chòe lửa đẹp cần hội tụ 4 yếu tố “Dáng, Thanh, Sắc, Bộ”:

+ Dáng: Đầu xà, cổ thắt, mỏ thon nhỏ (mép mỏ dưới càng mỏng thì chim càng siêng hót), mình thon dài, lông đuôi thì tùy người (Người thích đuôi dài, người thích đuôi ngắn) nhưng nếu bạn chỉ nuôi hót thì chỉ cần chọn những con có lông đuôi cân đối với hình dáng của con chim là được, móng trắng ….. + Thanh: Giọng hót to khỏe chim thường xuyên thay đổi giọng khi hót, để lựa đươc những em hót giọng to thì bạn nên chọn những em có khóe muỗi thông xuốt (ngồi bên này có thể nhìn xuyên qua khóe muỗi ở phía bên kia) ….. + Sắc: Lông phải ôm sát, màu lông phải sắc và bóng mượt …. + Bộ (Đây là yếu tố quyết định chim bạn có tài hay không): Chim ngoài yếu tố siêng hót và đổi giọng liên tục thì cũng cần phải đánh đuôi và chạy cầu liên tục….

Chăm sóc chim đang thay lông:

Một số loài có phương pháp chăm sóc lúc thay lông khá giống nhau. Tuy nhiên riêng chim Chích Chòe Lửa bạn phải kỹ lưỡng hơn đôi chút.

Thời gian chim Chích Chòe Lửa thay lông khá lâu từ lúc chim đổ lông đến khi có lửa để chúng hót lại khoảng 3 tháng, bạn lưu ý đừng mở áo lồng quá sớm, nhất là cho chúng đi đấu khi lông đuôi chưa ra đủ hết cỡ, như vậy sẽ làm hạn chế chiều dài của đuôi, cũng như làm cho đuôi của chúng bị chẻ làm hai thành chữ V, khi chân lông chưa cứng cáp, chỉ vì chúng ta nôn nóng mà làm mất đi về thẩm mỹ của chim Chích Chòe Lửa…. muốn làm lại ta phải đợi mùa thay lông năm tới. Như vây chịu khó đợi không lâu nữa thì sẽ là biện pháp tốt hơn…

Chim thay lông và cách chăm sóc

Mỗi năm chim hót thay lông một lần, nếu hoàn cảnh sống bị đổi thay đột ngột thì chúng có thể thay lông nhiều lần.Chim thay lông thường là vào đầu mùa mưa. Thời gian thay lông thường kéo dài từ ba đến bốn tháng. Thường thì chim thay lông từ đầu trở xuống, phần đuôi thay sau cùng. Lông cũ không rụng ngay một lần, mà nay một ít, mai một ít. Cái nào rụng trước thì chỗ đó thay lông mới trước, cái nào rụng sau thì chỗ đó thay lông mới sau. Chính vì sự thay lông có tính cách tiệm tiến như vậy, nên trong thời gian thay lông, chim có thể bay đi kiếm mồi (nếu là chim rừng) và thân nhiệt của chim được bảo vệ.

Với chim nuôi trong lồng, trong thời gian chúng thay lông, sức khỏe chúng sút kém, chim hết “lửa” nên không hót; nếu có hót thì hót ít và giọng nhỏ như kiểu chim “nói chuyện đi gió” vào lúc ban trưa.Trong thời gian chim thay lông, ta vẫn cho chim ăn uống và tắm như thường lệ. Có điều là nên treo lồng vào những nơi mát mẻ, yên tĩnh. Tốt hơn cả là ta nên trùm kín áo lồng cho chim để chúng được tĩnh dưỡng nhiều hơn. Suốt thời gian chim thay lông, chim không hót nên người chăn nuôi không tránh được sự buồn lòng.

Có nhiều người lại cố ý để cho lồng dơ dáy để chim thay lông để chim thay lông được nhanh. tuy nhiên đây là phương pháp không thuyết phục, vì như chúng ta biết trong lúc chim thay lông sức khỏe cũng giảm đi rất nhiều nếu lồng chim không giữ vệ sinh chim dễ bị nhiễm bệnh…Khi bạn thấy chim có hiện tượng thay lông thì pha 1 ly dấm ăn vào thau nước cho chim tắm, khi tắm xong trùm áo lồng lại và treo vào nơi mát mẻ làm khoảng 2 đến 3 lần chim đổ lông rất nhanh đây là phương pháp mà tôi đã làm có hiểu quả khá hay mà lại không ảnh hưởng sức khỏe của chim. ( đây là phương pháp mà những người chuyên nhận nuôi chim thuê cho đổ lông ở Sài gòn họ đều thực hiện phương pháp này)…Khi chim thay lông nếu chúng trút bỏ được bộ lông cũ hoàn toàn, thì hy vọng mùa lông tới chim mới chơi hay được, còn ngược lại nếu chim chì thay dặm lác đác thì chắc chắn trong mùa tới chim không thể hay, đặc biệt các loài chim đá như chích chòe than hay họa mi…

Kinh nghiệm để chọn 1 con than Hót-Múa hôm nay mình xin gửi đến các bạn với hy vọng tiền học phí cho thành viên mới tham gia. Kinh nghiệm để chọn 1 con than Hót-Múa hôm nay mình xin gửi đến các bạn với hy vọng tiền học phí cho thành viên mới tham gia,yêu thích cách chơi mới này giảm xuống thấp hơn nếu phải tự tìm tòi. Trước tiên mình xin định nghĩa lại thế nào là 1 con Than Hót-Múa(HM). Chim không đá được,đưa ra chơi hót,chưa hẳn là chim HM. Chim HM chưa hẳn là chim đá không hay.Thế nào là HM? HM là cách đấu của Choè nói chung khi gặp đối thủ,giống như cách so găng của 2 võ sĩ Quyền Anh trước khi vào trận. Tuy nhiên,khác ở chỗ,đây là cách đấu,chim hơn thua từ lúc này,nếu 2 đối thủ không phân thấp cao,sẽ tính đến chuyện dụng tay chân. Vậy,chim hót múa là chim biết dùng cách này làm thế mạnh cho mình,biết sử dụng để áp đảo tinh thần đối phương.Những con chim này thường là chim có mùa lồng từ 2-3 mùa trở lên. Ta có thể hình dung chim HM và chim đá như Quan Văn-Quan Võ. Vô hình chung,cách đấu hót này cũng là lúc chim phơi bày hết vẻ đẹp từ Thanh đến Sắc làm mê hoặc lòng người,dù đó là người không am hiểu.

Tuy nhiên,trước khi quyết định,nên kiểm tra thêm 1 bước nữa: Lộn mèoCách chọn mua chim cu gáy chuẩn nhất Kinh nghiệm nuôi chim cu gáy Cách chọn chim vành khuyên đẹp nhất Kinh nghiệm nuôi chim vành khuyên Cách chọn chích chòe đất cực chuẩn – Cách chọn chim vành khuyên bổi chuẩn nhất Kinh nghiệm nuôi chim chào mào Vì sao lại kiểm tra,chim lộn thì lộn từ đầu rồi mà? Xin thưa chính tôi cũng không ít lần dở khóc dở cười vì mua nhầm những con chim Lộn mèo mà bị chính con chim đành lừa!Thậm chí cả người chủ cũ cũng không biết con chim của mình có tật xấu này. -Có những con chim,khi treo sào,đấu hót hay cực kỳ,nhưng khi mang xuống đất hoặc đặt lên bàn thì Lộn. -Số khác,khi chơi tại cội,vì mê Đấu Hót mà tạm quên làm trò,nhưng khi mang về nhà lại Lộn mèo. Vì vậy,khi chọn mua,không có cách gì khác hơn,dù không thấy chim Lộn,nhưng bạn vẫn phải yêu cầu chủ chim bảo đảm.