Bí Quyết Nuôi Chim Chào Mào / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Bí Quyết Nuôi Chim Chào Mào Để Chúng Hót Hay

Chọn lồng cho chim chào mào không nên quá cầu kỳ quá, chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim có thể nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì nếu nuôi lồng hẹp quá chim sẽ không được vận động tốt, dẫn đến cặp chân yếu đi, đặc biệt khi nuôi từ chim con. Hay khi chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì lúc đó loại này đã dạn. Bạn không nên dùng lồng nhỏ để nuôi vì tuổi của chim con đang phát triển, nếu không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động không hợp lý thì chim sẽ yếu đi.

Bạn nên treo lồng chim cạnh cửa ra vào. Vì đây là nơi có nhiều ánh sáng để chim chào mào mạnh dạn hơn, tiếp xúc với những người xung quanh nhiều hơn, tránh việc đặt lồng chim ở những nơi thiếu ánh sáng.

Chào mào là loại chim dễ nuôi, chúng ăn thức ăn đa dạng. Các loại trái cây đứng đầu danh sách cho chào mào ăn là chuối, táo, đu đủ, bơ mướp khía, cà chua, xoài, cam…Những loại trái cây này cũng cần luân phiên thay đổi cho chim, vì mỗi loại chứa vitamin và các hàm lượng khoáng chất khác nhau. Giúp cho chim của bạn luôn khỏe mạnh, phòng chống được bệnh tật và chim luôn đạt đỉnh điểm là sẽ hót rất hay.

Chế độ chăm sóc và tập dợt cho chào mào hàng ngày

Thay đổi thức ăn, tắm nắng, hay tắm nước, tập dợt, bạn nên đem chim đến những câu lạc bộ nuôi chim hót, hoặc các tụ điểm nuôi chim do một số nghệ nhân tổ chức để chim có dịp “học hỏi” những âm điệu của các giống chim khác mà tích lũy cho giọng hót trầm bổng của mình. Được đến các tụ điểm chim sẽ hăng say đấu giọng hàng giờ, chúng sung sức lên, về nhà sẽ hót mãi…

Như vậy bạn nên lưu ý việc quan trọng khi đưa chim chào mào đi cội lúc chim còn nhát là bạn phải trùm áo lồng; Loại áo này phải thật khít với lồng vì thời gian đầu chở đi chim sẽ hoảng và bay loạn xạ; Bạn cũng nên soi lồng, và nếu không trùm áo lồng loại khít thì chim rất dễ bị toét đầu.

Bí Quyết Chăm Sóc Chào Mào Lên Lửa

Thức ăn của chào mào

Thức ăn chiếm 20% quyết định một chú chim hay. Thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng, năng lượng hoạt động hàng ngày cho chim. Lượng dinh dưỡng cần cung cấp vừa đủ thì chim sẽ dễ lên lửa. Cần kết hợp các thành phần, bao gồm : Tinh bột, các loại vitamin, canxi, đạm, khoáng chất…

Mồi tươi quan trọng và yêu thích nhất của chào mào là châu chấu (cào cào). Đây là nguồn đạm tươi cho chim căng lửa. Nên cho chim ăn 3 lần 1 tuần, mỗi lần 10-15 con. Lâu lâu bạn có thể bổ sung cho chim 1 cóng trứng kiến. Lưu ý, nên kết hợp cho chim ăn cách nhật. Ngày mồi tươi, ngày trái cây như chuối, cam, táo, đu đủ…

Chế độ tắm cho chim

Cơ thể khỏe mạnh đến từ việc tắm gội hàng ngày. Tắm táp sẽ giúp chim có bộ lông óng mượt. diệt các loại ký sinh trùng sống trên cơ thể. Đồng thời giúp chim hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời giúp chim căng lửa nhanh.

Nên tắm cho chim 3 lần 1 tuần vào buổi trưa 11-12h để tạo cho chim thói quen đến giờ đó sẽ tắm. Nên dùng lồng chim inox để tắm cho chim. Tránh trường hợp chim mới thi xong đã cho vào cóng để tắm. Tắm xong phải treo chim ra ngoài 10 phút cho khô lông rồi mới cho vào nhà. Cứ 2 tuần nên pha nước muối loãng cho chim tắm để diệt ký sinh trùng trên lông, chim không tự rỉa lông khi đang chơi.

Chế độ ngủ nghỉ đều đặn

Nên cho chim ngủ đúng thời gian. Hằng ngày, khoảng 7h sáng nên treo chim ở ngoài cho phơi nắng hót chào ngày mới. Đến 17h thì trùm áo lồng lại treo vào nơi yên tĩnh cho chim ngủ. Nếu không gian thoải mái nên treo mỗi con một góc là tốt nhất.

Tập lực cho chào mào

Rất nhiều người hỏi tại sao chào mào đang chơi được 1 tiếng lại không chơi nữa. Chim chơi hay nhưng không lâu là do không có sức bền. Để chào mào chơi dai, khỏe sức cần tập lực cho nó. Nhằm mục đích buộc chim phải bay nhảy qua lại với khoảng cách xa.

Nuôi thú cưng – Phương pháp giảm bệnh tim 05 Thiết kế bàn cà phê độc đáo

Bí Quyết Phân Biệt Chim Chào Mào Trống Mái Chính Xác 100% Bạn Cần Biết

Khi bắt hoặc mua chim Chào mào non về bạn có thể dễ dàng phân biệt trống mái bằng các cách như sau:

Đối với chim non cùng tổ, tỷ lệ chim trống sẽ cao hơn, khoảng 95%. Chào mào mẹ thường đẻ 2 đến 3 trứng. Đối với tổ Chào mào có 2 trứng, con mái sẽ thường là cái trứng nở đầu tiên. Nhưng đối với tổ 3 trứng thì lại khác, trứng nở thứ 2 lại là con cái và 2 trứng còn lại thường là chim trống.

Nếu bạn không quan sát từ khi chim mẹ đẻ trứng mà chỉ bắt được tổ có chim non thì bạn chỉ cần nhìn hình dạng của nó. Chim non trống thường người của chúng sẽ to, đầu to và có mắt méo hơn những con chim cái.

Sau đó, bạn hãy để ý đến lông đuôi và lông chân của chú Chào mào. Lúc xòe đuôi ra, lông đuôi của chú chim Chào mào trống sẽ dài hơn, do con mái sẽ phát triển chậm hơn. Điều này sẽ giúp bạn phân biệt được Chào mào trống và Chào mào cái đúng lên đến 99%.

Đối với chim non khác tổ thì cách chọn này sẽ hơi khó hơn. Vì lúc này, ngày con chim nở sớm muộn sẽ khác nhau. Nếu muốn mua một chú chim Chào mào trống thì bạn có thể chọn 1 chú Chào mào có đầu to, mình to, mào của nó có màu sẫm hơn.

Tiếp đến, bạn hãy nhìn lông đuôi của chú Chào mào. Lông đuôi nào dài hơn, ôm gọn hơn và có mắt méo thì sẽ là chim trống. Hơn nữa, một chú chim Chào mào trống thường vẫy cánh và rất hay đòi ăn. Cách này có thể giúp bạn chọn được Chào mào trống với tỷ lệ cao hơn.

2. Phân biệt Chào mào bổi trống mái

Chào mào trống thường sẽ có thân hình to và dài, mào cao, khuôn mặt hung dữ. Nhưng Chào mào cái thì ngược lại. Chúng có cái đầu nhỏ, mình ngắn, mào thấp và đôi chân mảnh mai. Bên cạnh đó bạn có thể so sánh một số yếu tố sau để chọn được chú chim chuẩn xác nhất.

Chim Chào mào trống sẽ thường xổ bọng từ âm 5 trở lên. Nếu lúc đánh nhau, chú chim Chào mào nào bổ giọng từ 5-12 âm thì chắc chắn đó chính là chú chim trống. Nghe âm vang nó cũng sẽ khác hẳn, giọng chim trống thường sẽ to, vang và gắt hơn. Giọng chim trống khi hót âm cuối thường cao lên.

Đối với chim mái thì lại khác, Chào mào mái thường xổ bọng từ 3-4 âm. Cũng có một số com chim mái đặc biệt bổ giọng đến 5 âm, nhưng điều này rất hiếm. Khác với chim trống, tiếng hót của chim mái âm cuối thường trầm xuống, nhỏ lại và kéo dài ra.

Nếu bạn có thể được tận mắt chiêm ngưỡng, thì xác suất bạn tuyển chọn được chim trống sẽ là 90%. Bạn hãy lấy một chú chim trống chơi tốt lại gần chú chim bạn muốn thử. Nếu chú chim kia chớp cánh, xù lông hay hót đấu thì chắc chắn đó là Chào mào trống.

Hoặc khi bạn bỏ một chú chim Chào mào cái vào lồng. Nếu chú chim kia không có thái độ gì mà có vẻ ngơ ngác thì nó cũng chính là Chào mào trống.

Nếu bạn không thể nghe được chim hót hay đặt bẫy như cách tên thì bạn có thể kiểm tra bộ mặt của Chào mào. Bạn chỉ cần chú ý một số đặc điểm về đầu, mào, mắt, tách đỏ thì có thể nhận biết được.

Đối với một chú Chào mào trống, đầu của nó sẽ to hơn, khuôn mặt cũng có vẻ hung dữ hơn nhiều phần. Mào của chim trống cũng sẽ cao hơn, mỏ dài hơn và đặc biệt tách đỏ sẽ có nhiều lông hơn và dài hơn chim mái. Đây là một tiêu chí cao nhất khi bạn phân biệt Chào mào trống và Chào mào cái.

Khác với vẻ mặt hung tợn của Chào mào trống, Chào mào cái có vẻ hiền lành hơn. Chào mào cái có đầu nhỏ, mỏ ngắn, mào sẽ thường ngắn và cụp xuống. Bên cạnh đó, lông ở má của Chào mào cái thường ửng màu đỏ tươi và rất ít.

Ngoài những đặc điểm như đã nói trên thì Chào mào cái cũng có màu lông nhạt hơn so với chim trống. Bên cạnh đó lông cánh của Chào mào trống cũng dài hơn so với Chào mào cái. Chào mào trống trông cũng sẽ nhanh nhẹn hơn con cái.

Nhìn lông mao sau gáy của loài chim này bạn cũng có thể phân biệt được con trống và con mái. Ở chim trống, chúng sẽ thường có 1-3 cọng lông mao và có một sợi dài nhất trong khi chim mái thì sẽ không có.

Nếu có cơ hội được cầm chim trên tay thì bạn có thể dễ phân biệt hơn nhờ cách sau. Bạn cầm nhẹ con chim trên tay sau đó để phần bụng chú chim quay xuống dưới đất, thả lỏng nhẹ nhàng nhưng nhớ cẩn thận kẻo chú chim bay mất. Tiếp đến bạn quay chú chim ngược lại và cho bụng chim lên trời.

Bạn hãy quan sát thật kỹ khi làm việc này. Vì nếu là một con chim trống thì đầu của chúng thường rướn về phía trước và xòe lông đuôi ra trong khi chim mái thì rụt đầu lại, không xòe lông đuôi và 2 chân sẽ dạng ra.

Bí Quyết Chọn Chim Vành Khuyên Như Ý

Để phân biệt vành khuyên trống mái có rất nhiều cách phân biệt dựa theo kinh nghiệm giúp người mới chơi có thể phân biệt. Cách phân biệt vành khuyên trống mái theo kinh nghiệm:

Để phân biệt vành khuyên trống mái có rất nhiều cách phân biệt dựa theo kinh nghiệm giúp người mói chơi có thể phân biệt, ví dụ như thổi tu, màu lông, tiếng gọi, nhìn đầu mặt, nhìn vạch bụng….

1./ Phân biệt vành khuyên trống mái bằng cách thổi tu: Ta phải phân biệt theo mùa, đầu mùa xuân chim ghép đôi và đang căng tu của con chim mái cũng cao và to như con đực cho nên tỉ lệ chính xác ko cao. Sau khi sinh sản xong tu của chim mái cũng vẫn to cho nên chúng ta hay bị nhầm. Vào mùa thu tỉ lệ sẽ cao hơn lúc này tu con mái sẽ nhỏ và ngắn thấp hơn so với con đực. Thông thường thì tu con đực cao hơn con mái nhưng lựa trống mái theo cách này không cao lắm chiếm tỉ lệ chính xác là khoảng 60%.

2./ Phân biệt vành khuyên theo mầu lông:

– Chim trống thì có mầu lông tươi hơn và đẹp hơn chim mái ở những đặc điểm như lông người trên lưng có mầu xanh tươi hơn và có ánh vàng ở đầu lông chim, chim mái thì mầu xanh xỉn hơn trông không được tươi tắn.

– Lông đuôi phía dưới và lông cổ chim trống có màu vàng tươi, chim mái màu lông ở cổ và lông đuôi dưới thì có màu vàng nhạt giống màu nõn chuối.

– Lông bụng phía dưới của chim trống có mầu trắng sáng như cục bông, còn chim mái thì mầu trắng hơi xỉn. Thường thì các con trống sẽ có vạch vàng dưới bụng tuy nhiên cũng có một số rất ít con mái có vạch vàng. Cách chọn này hiệu quả cũng không cao lắm chiếm 70%.

– Có một đăc điểm cần lưu ý: họa của chim trống thường to và dầy có mầu trắng sáng, còn chim mái họa thường nhỏ và mầu sẽ xỉn và tối hơn. Theo cách chọn này thì cũng không chính xác tuyệt đối.

3./ Phân biệt vành khuyên trống mái bằng tiếng kêu:

– Khuyên trống thì có mấy loại tiếng gọi: gọi đôi, gọi đơn, gọi giật. Khuyên mái thì chỉ có một tiếng là tiếng đơn.

– Khuyên trống âm thường đanh, cao và gắt hơn, khuyên mái thì âm không đanh và tiếng rất cộc. Chim trống siêng kêu hơn, còn khuyên mái thì ít. Các bạn lưu ý là có rất ít những con trống kêu giọng mái mà vẫn líu như thường. Cách phân biệt này là có tỉ lệ cao nhất so với các cách kia chiếm 95%.

Các cách chọn khuyên mộc:

Xin nói trước với các bạn là vóc dáng không quyết định gì tới tiếng hót hay, chỉ thuần túy để ngắm cho sướng mắt thôi, nếu mà dáng đẹp tiếng hay thì ai mà chẳng thích.

– Bộ đẹp thì nhỏ dài cao, thường những con nhỏ chim thì vai của nó hẹp hơn các bạn chú ý điểm này là sẽ thấy. Đầu mặt nhỏ nhọn nhìn con chim sẽ dữ tướng hơn.

– Đầu con chim theo kinh nghiệm thì khi cầm trên tay nhìn ngang chú ý vào đỉnh đầu và mỏ trông như một đường thẳng thì đầu và mặt của con chim sẽ rất đẹp.

– Họa có hai loại: họa đơn và họa kép, họa kép nhìn đẹp hơn trông dữ tướng hơn.

– Mỏ con chim nhỏ trông như gai bưởi là đẹp, mắt con chim đóng sát đỉnh đầu và mỏ con chim thì trông sẽ dữ tướng hơn.

– Hàm con chim rộng cổ con chim dài hơn gọi là cổ thừa theo kinh nghiệm thì những con chim này sẽ mau mỏ.

– Lông đuôi của con chim thế nào là đủ tiêu chuẩn: lông đuôi của con chim phải đủ 12 cái là chuẩn có những con 11 cái thì vẫn được, nhưng có những con chỉ có 9 cái sau này chim căng trông đuôi tóp sẽ mất cân dối với con chim.

Xin nêu một số kinh nghiệm chọn vành khuyên mộc, nếu muốn chọn được con chim mộc đẹp mà trong lồng nhiều quá nhìn sẽ khó chọn.

– Nhìn thẳng cửa lồng: Bình thường chúng ta hay nhìn thẳng cửa lồng như vậy thì chỉ nhìn được mỏ và mặt.

– Nhìn từ đỉnh lồng: nếu muốn nhìn vóc dáng con chim xem dài hay ngắn đuôi xòe hay ko xòe thì các bạn nhìn thẳng từ đỉnh lồng chim xuống thì nhìn rõ hơn .

– Nhìn thẳng theo chiều rộng của lồng: Còn muốn nhìn đầu con mặt con chim thì nhìn thẳng chỉ rõ được môt phần, các bạn nên nhìn từ chiều rộng của lồng lúc đó con chim mộc sẽ không hoảng đứng yên các bạn có thể nhìn rất rõ con nào đầu mặt mỏ có đẹp hay không, chân nó có cao hay không, móng trắng hay đen, họa dày hay mỏng sẽ lộ hết.

Chú ý khi nhìn bắt mộc lúc các bạn nhìn tay cầm cây móc chim gõ nhẹ vào lồng con chim hơi giật mình và mặt sẽ ngơ ngác lúc đó là lúc sẽ lộ ra hết vẻ đẹp của con chim.

Các bộ vóc dáng của chim vành khuyên

BỘ NHỎ DÀI, CAO

Thường những con nhỏ chim thì vai của nó hẹp hơn các bạn chú ý điểm này là sẽ thấy. Đầu mặt nhỏ nhọn nhìn con chim sẽ dữ tướng hơn. Đầu con chim theo kinh nghiệm thì khi cầm trên tay nhìn ngang chú ý vào đỉnh đầu và mỏ trông như một đường thẳng thì đầu và mặt của con chim sẽ rất đẹp. Mỏ con chim nhỏ trông như gai bưởi là đẹp, mắt con chim đóng sát đỉnh đầu và mỏ con chim thì trông sẽ dữ tướng hơn.

BỘ NGŨ ĐOẢN

Bài ở trên là bộ chim nhỏ dài, còn có một loại bộ chim đẹp các bạn lưu ý đừng bỏ qua đó là bộ chim NGŨ ĐOẢN, bộ này còn hiếm hơn bộ nhỏ dài, tướng con chim, mỏ ngắn, vóc dáng ngắn, chân ngắn, cổ ngắn, đuôi ngắn tóm lại là cái gì cũng ngắn. Những con này cũng được liệt vào bộ dạng cổ quái sẽ có những điểm hay riêng của nó.

BỘ TO DÀI

Những con khuyên to dài cũng được coi là ít gặp vóc dáng to như con khuyên nâu. Có những con to gần bằng con thạch yến. Có vài người ở HÀ NỘI được sở hữu em cũng có một con như vậy có một đặc điểm các bạn lưu ý là tất cả những con to của các bác ở HN cũng như của em là líu rất tệ líu ngắn ko đảo tiếng tất nhiên là cũng có thể có những con tiếng hay. Phải nói là nhìn thì rất đẹp gọi to tiếng đanh các bạn cứ lấy tiêu chuẩn của khuyên nâu ra so là sẽ thấy khác ngay

BỘ VAI TO ĐẦU TRÒN

Những con chim này thường thì người ta không thích lắm vì trông ko được đẹp lí do là nhìn vai to đầu tròn mặt con chim nhìn sẽ ko dữ chim, vóc dáng con chim thì người chơi hay gọi là mình CỦ ĐẬU. Theo kinh nghiệm thì những con chim này nuôi khá mau líu chơi bền, dễ chơi tất nhiên là cũng có con hay con dở. Vì đây là sở thích hình dáng con chim của mỗi người. Nếu mà con chim tiếng hay dễ nuôi mà vóc dáng có xấu một tí thì vẫn chấp nhận được. Những con chim có vóc dáng đẹp thường thì nuôi rất õng ẹo mà chưa chắc tiếng đã hay hơn những con ô mai xấu, mà đĩ tìm được con chim đẹp tiếng hay thì quả thực là khó và mất nhiều thời gian.