Xu Hướng 6/2023 # Top 4 Con Vật Chim Yến Sợ Và Tác Động Của Môi Trường Đối Với Việc Làm Tổ Của Chim Yến # Top 11 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Top 4 Con Vật Chim Yến Sợ Và Tác Động Của Môi Trường Đối Với Việc Làm Tổ Của Chim Yến # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Top 4 Con Vật Chim Yến Sợ Và Tác Động Của Môi Trường Đối Với Việc Làm Tổ Của Chim Yến được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chúng ta đều biết không phải ngẫu nhiên những con chim yến lại lựa chọn chỗ hang tối, ở những chỗ có vách đá cheo leo để làm tổ. Vậy thì chim yến sợ những con vật nào?

1/ Chim cú mèo

Trong tự nhiên, cú, chim diều hâu, rắn và chim cắt là những thiên địch của loài chim yến. Đây cũng là những con vật mà chim yến sợ nhất. Chúng ăn tổ yến, trứng yến, thậm chí tấn công và ăn chính chim yến. Đối với những người đang nuôi yến thì chuột, sóc, mèo, cầy cáo là những con vật nên phòng tránh.

Ngoài ra, dơi cũng là một loài thường xuyên leo vào tổ yến để cạnh tranh nơi, cho dù là yến đảo tự nhiên hay yến nuôi. Khi có dơi xâm nhập vào nhà yến, bạn không nên đánh đuổi chúng đi vì sau đó chúng sẽ dễ dàng quay trở lại. Chỉ có cách tốt nhất là đóng cửa lại và đập mà thôi.

2/ Kiến lửa đỏ

Loài côn trùng này tuy nhỏ bé nhưng sức công phá của chúng cực kỳ kinh khủng. Thường thì kiến lửa, chúng sẽ đi tìm thức ăn theo đàn và khi đường di chuyển của chúng đi ngang Tổ Yến thì bạn biết chúng sẽ chẳng tha cho bất kì một vật gì mà chúng nghĩ có thể mang về tổ được. Và những chú chim non mới sinh sẽ là món mồi ngon cho những con kiến lửa hung tợn.

3/ Tắc kè

Tắc kè (hay còn gọi là Đại Bích Hồ hoặc Cáp Giải) thức ăn ưa thích của loài này là dế mèn, gián, châu chấu, nhện, trứng chim, chim non. Nếu bạn đang nuôi cả một đàn Yến mà lại không có công cụ để chống lại những con Tắc kè hoang này thì đó là sự thiếu sót rất lớn vì tắc kè là một trong những kẻ thù không đội trời chung với chim yến, cụ thể là trứng chim. Chúng sẽ bò vào tổ yến để ăn trứng và chim non. Đây là một trong những loài vật rất nguy hiểm mà người nuôi yến cần đề phòng, tránh ảnh hưởng tới số lượng sinh trưởng của đàn chim.

4/ Gián, mối mọt

Gián, mối mọt tuy không gây hại đến chim yến hoặc chim non nhưng chúng lại có những tác động không nhỏ đến tổ yến. Gián, mối mọt ăn và đục khoét tổ yến, làm hư hỏng và từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến tính mạng của chim non.

Do vậy, đối với những người nuôi chim yến, bạn không nên bỏ thêm giấy hoặc báo vào bên trong nhà yến. Việc bỏ thêm giấy báo vào trong nhà yến sẽ càng tạo điều kiện để gián sẵn sàng tấn công tổ yến của bạn. Ngoài những con vật ở trên, chim yến còn phải đối mặt với rất nhiều kẻ thù khác trong tự nhiên như nhện, chuột, rết…Nên nếu có ý định nuôi chim yến, bạn cần phải đặc biệt cảnh giác với những loài vật này.

Chim yến rất nhạy bén với mùi vị. Chúng yêu thích mùi cũ như mùi tổ yến, phân yến cũ, mùi đồng loại…Vì vậy, khi nuôi yến, bạn cũng nên chú ý đến vị trí tổ yến để tổ không bị ám những mùi lạ khó chịu. Vì yến rất sợ mùi nhà mới, mùi những động vật gây hại, mùi hóa chất lạ, mùi khói, thuốc nổ và hơi người.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến vùng sinh sống như thế nào ?

Ở Việt Nam, chúng ta có 2 vùng khí hậu. Miền Bắc có mùa đông lạnh và ẩm, điều kiện này không thuận lợi cho chim yến sinh sống. Vào cuối mùa xuân và mùa hè sẽ có một số chim bay về trú ở. Hiện nay, cũng có nhiều mô hình nuôi yến tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, nhưng vào cuối năm 2023 và đầu 2023 có đợt lạnh kỷ lục làm chim không kịp di cư đã chết hàng loạt trong nhà yến.

Sau đợt lạnh qua đi, chim không hiểu từ đâu hay di cư từ đâu lại tiếp tục quay về các nhà yến và tiếp tục sống làm tổ? Đây cũng là câu hỏi khó làm đau đầu các chuyên gia nuôi yến suốt thời gian này. Ở miền Nam chỉ có mùa mưa và mùa khô nên rất thuận lợi cho chim sinh sống nên số lượng có nhiều. Những năm có nhiệt độ từ tháng 12 đến tháng 1 xuống thấp hơn 18 độ C thì chim làm rất chậm làm tổ.

Lượng mưa ảnh hưởng đến sản lượng tổ

Mưa là điều kiện lý tưởng cho các loài thực vật sinh trưởng tốt, côn trùng sinh sống phát triển, tăng lượng mồi cho chim ăn. Khi có nguồn thức ăn dồi dào, chim sớm tích lũy năng lượng đầy đủ, thành thục sinh sản. Thức ăn là yếu tố đóng vai trò quyết định đến thời điểm sinh sản sớm hay muộn và sản lượng tổ yến.

Gió ảnh hưởng đến tốc độ làm tổ của chim

Tốc độ gió ảnh hưởng đến việc làm tổ. Gió lớn chim phải bay nhiều và mạnh hơn để bắt mồi, vì công trùng bị gió phân tán, chim dễ bị đói vì năng lượng sản sinh ra không đủ bù đắp năng lượng mất đi. Gió từ cấp 6 trở lên làm chim ngưng làm tổ. Trong khu vực chim ở bị gió bão mưa lớn, chim sẽ tự điều chỉnh thời điểm đi kiếm mồi ăn như đi sớm hơn hay chờ lúc gió bão hay mưa suy yến và về nơi ở sớm hơn khi thời tiết thuận lợi.

Khí hậu ảnh hưởng đến chim sinh sống và chất lượng tổ ra sao ?

Trong nơi ở của chim yến, nếu hàm lượng oxy chỉ có 14 – 15%, độ ẩm thấp dưới 60% thì số chim sẽ ít đi, tổ sễ bị rộp chân và dễ bị rơi. Nếu hàm lượng oxy 19 – 20%, số chim ở và làm tổ sẽ tăng nhiều hơn, độ ẩm cao trên 65% giúp tổ yến dính chắc chắn hơn.

Những Loài Chim Quý Hiếm Qua Ống Kính Của Nhà Hoạt Động Môi Trường

Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bộ ảnh của nhà hoạt động môi trường Nguyễn Xanh. Đây là bộ ảnh chụp những loài chim quý đang hiện hữu ở Việt Nam.

Đây là Khướu mào cổ trắng (White-collared Yuhina). Loài chim này chỉ có tại vùng núi cao khu vực Tây Bắc. Khướu mào cổ trắng là loài có kích thước tương đối lớn trong nhóm khướu mào (khoảng 16 cm). Chim nổi bật với mào dựng có mảng trắng lớn, nhiều sọc nhạt màu nhỏ ngang tai, thân trên và ngực trên màu nâu xám, cánh đen và bụng trắng nhạt.

Khướu mào họng đốm (Stripe-throated Yuhina). Ảnh chụp tại dãy núi Fansipang. Phân bố tại các vùng núi cao Tây Bắc và Cao nguyên Lâm Đồng. Khướu mào họng đốm là loài có kích thước lớn trong nhóm khướu mào (khoảng 15cm). Chim có mào màu xám tro, dựng và cong về phía trước, ngực màu nâu nhạt với nhiều sọc đen, bộ lông phần lớn màu nâu xám với sọc vàng đậm ở trên cánh. Chim trống và chim mái giống nhau.

Chích chòe nước đốm trắng (Spotted Forktail) tại Đà Lạt. Loài này phân bố tại vùng núi phía bắc và cao nguyên Lâm Đồng. Đây là loài chim sống định cư dọc theo các suối đá ở vùng rừng núi, nơi có độ cao khoảng 900-2.500m. Loài chim này thường được tìm thấy ở Afghanistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam…

Một đôi chim Bách thanh vằn (Tiger shrike). Ảnh chụp tại vườn nhãn ngoại thành Hà Nội. Bách thanh vằn được tìm thấy trong môi trường sống rừng ở khắp phía đông châu Á. Nó là một con chim thường đơn độc nhút nhát, ít bị chú ý hơn so với hầu hết các chim bách thanh khác. Giống như chim bách thanh khác, chúng là loài ăn thịt, chúng ăn động vật nhỏ. Tổ của nó được xây dựng trên cây và chim mái đẻ mỗi lứa 3-6 trứng.

Nuốc bụng đỏ (Red-headed Trogon) chụp tại Di Linh (Lâm Đồng). Bộ lông nhìn chung có màu nâu đỏ. Chim mái và chim đực đều có một hình lưỡi liềm trắng ở ngang trên ngực. Khi bay dễ thấy lông đuôi ngoài màu trắng. Chim trống có đầu mỏ tối và phần thân dưới màu đỏ tươi. Có nhiều sọc lượn sóng màu xám ở lông bao cánh. Chim mái thì đầu và ngực trên có màu nâu nhạt. Có những vằn lượn sóng màu nâu sẫm ở lông bao cánh.

Loài chim này phân bố khắp các vùng rừng trong cả nước. Độ cao phân bố trong khoảng 50-2.600 mét.

Khướu đầu đỏ má xám (Silver-eared Laughingthrush). Đây là loài đặc hữu vùng Tây Bắc. Rất ít tài liệu nói về loài chim này bởi nó còn tồn tại rất ít trong tự nhiên.

Hoét mặt đỏ (Japanese Robin) Loài chim này di cư từ phương Bắc về đến Việt Nam. Chim trống có đặc điểm mặt và ngực màu vàng hung tươi rất dễ nhận. Chim mái màu nâu hung nhạt, và không có dải đen ở ngực như chim đực. Loài chim này phân bố chủ yếu ở Đông Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng thường sống trong những khu rừng xanh, độ cao khoảng 1.500m, đôi khi có thể gặp ở vườn.

Một chú Khướu được chụp tại Cao nguyên Lâm Đồng

Chim Cu rốc họng vàng (Golden- Throated Barbet) được chụp tại Vườn Quốc gia Ba Vì. Loài này hiện đang được phân chia thành loài 2 loại: Psilopogon auricularis được tìm thấy ở Trung và Tây Nguyên trong khi Barbet Psilopogon franklinii vàng được tìm thấy ở miền Bắc.

Chích đớp ruồi mặt đen (Black Faced Warbler) là loài chích nhỏ (chỉ khoảng 10 cm). Chim nổi bật với mảng lông vàng lớn ở lông mày và cổ, mặt đen, đỉnh đầu, gáy và phần ngang ngực trên màu xám nhạt, ngực dưới và bụng màu trắng, và lông bao đuôi dưới hơi vàng. Chim trống và mái giống nhau. Ảnh được chụp tại dãy núi Fansipang.

Khướu đuôi đỏ (red-taild Laughingthrush). Loài chim này phố biến ở các vùng núi phía Bắc và cao nguyên Kon Tum.

Hoét xanh (Blue Whistling Thrush) được chụp tại Tam Đảo. Hoét xanh có bộ lông màu xanh da trời đậm pha tím với những điểm trắng trên thân. Bụng và phần dưới đuôi cùng màu nhưng không có điểm trắng và cánh có tông màu xanh da trời hơi khác so với thân. Mỏ chim có thể màu vàng hoặc màu đen. Chim trống và mái giống nhau.

Chim Đuôi cụt bụng đỏ (Fairy Pitta) là loài di cư từ phương Bắc xuống Việt Nam. Đây là một loài chim dạng sẻ nhỏ. Nó ăn sâu, nhện, côn trùng, sên, ốc. Chim này được phân loại như là dễ bị tổn thương (theo BirdLife International), với số lượng ước tính từ 2.500 đến 10.000 cá thể. Số lượng suy giảm nhanh chóng do nạn phá rừng trong phạm vi sống của nó, chủ yếu do nông nghiệp và lấy gỗ. Ảnh chụp tại Mã Đà (Đồng Nai).

Nguyễn Xanh

Sự Khác Nhau Của Tổ Chim Én Và Tổ Chim Yến

Tổ Chim én chủ yếu ở trong hang sâu hoặc vùng núi. Chúng săn mồi trên không tại các nơi vắng vẻ, thưa thớt cây cối, ít dân cư hoặc các khu vực gần mặt nước. Chính vì vậy mà nhiều người thường lầm tưởng chim én và chim yến là cùng một loại nhưng trên thực tế nó khác nhau rất nhiều.

Tổ chim én

Chim én làm tổ trong hang, các tòa nhà cũ, đổ nát hay những công trình còn dang dở. Tổ của chúng thường làm bằng bùn, sình, đất sét hoặc cây cỏ.

Vào mùa sinh sản, những con chim én trống sẽ tìm nơi làm tổ và dùng tiếng hót để hút bạn tình.

Đặc tính chim én

Chim én bay giỏi, kỹ năng điêu luyện. Chúng thường bay lượn trên bầu trời theo bầy đàn hoặc đơn lẻ. Chúng chỉ đáp khi tới mùa sinh sản.

Chim én chung thủy theo cuộc sống một vợ một chồng.

Chim én cái một lần đẻ khoảng 1-6 trứng. Trứng chim én có màu trắng, nở sau 19-23 ngày ấp. Khi chim én con nở thường không mở mắt, thân không có lông.

Chim én đực và cái cùng chăm sóc những đứa con của chúng bằng 300-1000 con côn trùng.

Sau 6-10 tuần tuổi, chim én sẽ đủ lông đủ cánh và rời khỏi tổ, tự lực cánh sinh và tiếp tục vòng đời của chim én và không bao giờ quay trở lại tổ nữa.

Tổ chim yến

Chim yến làm tổ từ các chất liệu như: cỏ lông, rêu, lá cây và được gắn kết bằng chính nước bọt của chúng.

Đặc tính chim yến

Chim yến có bộ chân rất yếu, không phát triển; và không thể đậu được trên dây hoặc cây như chim én.

Chim yến có khả năng bay lượn liên tục trên bầu trời cả ngày

Chim yến có 2 loại là yến đảo và yến nuôi

Yến đảo (còn được gọi là tổ yến đảo) hình thành các tổ chim nằm ngoài đảo trên biển. Tổ của chúng được xây trên những vách đá cao dựng đứng hoặc những hang động sâu. Yến đảo có hình dạng giống cái chén, thân dài, chân cứng dùng để bảo vệ trứng và chim non không bị rớt. Với đặc thù tổ yến to, dày, thức ăn hoàn toàn tự nhiên. Vì vậy mà chất lượng dinh dưỡng của tổ yến đảo cao hơn so với yến nhà nuôi.

Yến nuôi là loại chim yến được nuôi trong nhà với các hệ thống tạo ẩm, tạo tiếng chim, tạo mùi hoang dã. Chim yến tự nhiên khi nghe tiếng kêu đồng loại sẽ bay tới thăm dò. Nếu thấy thích hợp sẽ làm nhà ở lại. Thức ăn của yến nuôi là những con côn trùng tự nhiên, không khác yến đảo. Tuy nhiên, do sống trong môi trường nhân tạo, có đặc điểm địa lý và các yếu tố tự nhiên khác biệt; nên tổ yến nuôi có hình dạng và màu sắc khác so với yến đảo. Tổ yến nuôi có màu trắng ngà và thân chắc chắn sẽ mỏng hơn tổ yến đảo.

Về giá cả thì tổ yến đảo có giá đắt nhất trong các loại tổ yến. Do yến đảo có giá trị dinh dưỡng cao và công thu hoạch tổ trên những vách đá cheo leo, dựng đứng nguy hiểm. Còn Yến nuôi do không có những yếu tố như ngoài thiên nhiên; nên phụ thuộc nhiều vào khu vực nuôi. Vì vậy mà giá yến nuôi sẽ thấp hơn yến đảo.

Chim én – Tổ chim én

Chim én có lông màu đen hoặc xanh đen, đuôi chẻ, mỏ lớn hơn chim yến, cánh dài nhọn, ngắn, rộng. Chim én bay lượn thấp hơn chim yến.

Chim yến

Chim yến có bộ lông màu đen, mỏ nhỏ hơn chim én, không chẻ đuôi. Chim yến không đậu được do chân yếu, bay lượn ở tầm cao.

4 Điều Không Nên Vi Phạm Đối Với Nhà Yến Mới.

Nghề dẫn dụ chim yến là một nghề đặc biệt, khi mới bắt đầu nhà yến không cần đến con giống mà phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật xây dựng nhà yến, âm thanh, mùi… để dẫn dụ chim yến đến ở trong nhà yến. Không ít các chủ nhà yến khi mới đưa nhà yến của mình vào hoạt động cảm thấy khó chịu, nôn nóng với tình trạng nhà yến mới của mình.

Nếu bạn đang gặp tâm lý ấy thì nên đọc bài viết “tâm lý chung của những chủ nhà yến mới đưa nhà yến vào hoạt động”.

Bạn cần biết rằng dẫn dụ nuôi chim yến không phải là phép màu mà là kỷ thuật. Bạn không thể có lợi nhuận tức thì và ngay lập tức. Nếu bạn muốn có lợi nhuận tức thì thì không nên đầu tư nhà yến vì đầu tư là cần có thời gian có thể 1 năm, 2 năm, 3 năm… còn bạn muốn có lợi nhuận tức thì thì nên đầu cơ một cái gì đó như đất, chứng khoán…

Việc đầu tư nhà yến thành công sẽ đem đến cho bạn một nguồn thu tài chính không hề nhỏ. Tuy nhiên nó cần thời gian và quá trình. Bạn cần trải qua từng giai đoạn và kiên nhẫn, đi kèm với đó là kiến thức, kiến thức phù hợp. Và Lộc Bụt tin chắc rằng website https://www.locbut.com sẽ mang đến cho anh chị nhiều kiến thức bổ ích về nghề dẫn dụ nuôi chim yến.

1. Thường xuyên vào nhà yến:

Nếu nhà yến của bạn vừa mới đi vào hoạt động, thì đừng có thường xuyên mà đi vào nhà yến. Chỉ khi nào thật sự cần thiết như cải tại lại hoặc có thiết bị hư hòng, địch hai. Hãy để những con chim yến mới đến tham quan và từ từ thích nghi với nhà yến của bạn mà không có bóng giáng can thiệp của con người. Nếu bạn thức sự muốn giám sát nhà yến từ xa thì nên lắp đặt hệ thống camera quan sát mà không cần phải vào nhà yến. Kiểm tra nhà yến định kỳ khoảng 3 tháng 1 lần. Hiện nay giá camera quan sát nhà yến khá rẻ, chỉ vài trăm ngàn là bạn đã có bộ camera quan sát nhà yến từ xa thông qua wifi và internet (dễ lắp đặt không cồng kềnh camera, đầu thu, dây trùng chằng như trước đây). Anh chị nào quan tâm có thể xem các mẫu camera wifi quan sát trong nhà yến vào ban đêm (rất dễ dàng mua trên các trang thương mại điện tử như:

Camera quan sat ban đêm tiki.

Camera quan sát ban đêm shopee.

Camera quan sát ban đếm lazada.

2. Thay đổi âm thanh nhà yến.

Trước khi đưa nhà yến vào hoạt động hãy chọn cho mình một bộ âm thanh tốt. Và bạn không còn quá lo lắng về vấn để âm thanh nữa. Đến khoảng 3 tháng sau khi lên kiểm tra định kỳ bạn sẽ đáng giá được kết quả và có các hướng đi tiếp theo về âm thanh, mùi mè… Việc đổi âm thanh thường xuyên sẽ tác động đến những con chim mới chúng có thể cảm thấy căng thẳng, còn chim yến đã ở trong nhà yến của bạn thì rất ít bị ảnh hưởng.

3. Điều chỉnh âm lượng quá lớn.

Một số người nghĩ rằng âm thanh mở càng lớn thì càng thu hút chim, âm thanh phát đi càng xa. Vì vậy họ cố gắng phát âm thanh to để mong muốn kéo càng nhiều chim về nhà yến càng tốt, rồi còn cố gắng chọn những amply có công suất lớn, công suất khủng để dùng cho nhà yến đó là một điều lãng phí (hãy cọn công suất amply phù hợp với công suất loa và số lượng loa, đừng chọn công suất amply vì công suất lớn thì phát âm thanh lớn). Bật âm thanh lớn đầu tiên tác động đến chính bản thân người đầu tư nhà yến, ngày nào cũng nghe âm thanh cường độ cao ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, sau là ảnh hưởng đến hàng xóm, lục đục cải vã… Đợt trước Lộc Bụt thấy có người đăng video hàng xóm bắt loa phát tiếng chim cú hướng thẳng đến nhà yến bên cạnh, làm thế thì có chim yến nào giám đến.

Mở âm thanh nhà yến lớn để thu hút chim yến là sai. Âm thanh lớn sẽ khiến chim yến không muốn đến gần nhà yến của bạn (lúc đầu mở lớn có thể chúng sẽ quan tâm, nhưng ngày này qua ngày khác âm thanh vẫn to thì chúng sẽ tránh xa nhà yến của bạn. Lấy ví dụ con người cho dễ hiểu, có ai đi xem nhạc điện tử (nhạc DJ) hàng đêm không, chắc chắn là không. Mà lâu lâu thưởng thức giải trí thì được, chứ ngày nào cũng nghe nhạc cường độ cao sẽ khiến sức khỏe và tinh thần của bạn bị ảnh hưởng).

Vì vậy hãy nên để âm thanh nhà yến ở mức dễ nghe (không quá to mà cũng không quá nhỏ).

Bạn nào quan tấm đến chỉnh âm thanh cho nhà yến có thể tham khảo bài viết “Cách chỉnh âm thanh nhà yến tham khảo”. “Cách dùng phần mềm điều chỉnh cường độ âm thanh nhà yến”.

4. Thiếu kiến thức và áp dụng không nhất quán.

Có rất nhiều bạn gặp vấn đề này, không nhất quán các phương pháp trong dẫn dụ và nuôi chim yến. Như hôm nay thấy người khác đăng lên thanh làm tổ bằng gỗ thế là lắp gỗ, hôm sau thấy người khác nói đó tốt thế là lắp thêm ít đá xem sao… Hôm nay người này nói dùng mùi này chim bu ở nhiều đem xịt, ngày mai người khác nói mùi này tốt tiếp tục đem xịt… Cuối cùng là một mớ hỗn độn trong nhà yến… Hãy xác định ngay từ đầu và trung thành với nó (kiểm tra kết quả theo lộ trình đạt hay không đạt mới thay đổi). Lộc Bụt vẫn trung thành với tạo mùi bằng phân chim yến và tạo côn trùng cho nhà yến.(cho dù ai có nói thế nào?).

Cập nhật thông tin chi tiết về Top 4 Con Vật Chim Yến Sợ Và Tác Động Của Môi Trường Đối Với Việc Làm Tổ Của Chim Yến trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!