Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp Công Thức Các Món Ăn Siêu Ngon Với Nồi Chiên Không Dầu được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tổng hợp công thức các món ăn siêu ngon với nồi chiên không dầu không thể bỏ lỡ, bạn đã biết chưa?
Rau củ chiên bằng nồi chiên không dầu vừa ngon vừa khỏe Chế biến hải sản siêu ngon bằng nồi chiên không dầu Tổng hợp công thức các món gà với nồi chiên không dầu Mâm cơm đủ vị thơm ngon dễ làm nhờ có nồi chiên không dầu
Gà quay tiêu KFC
Món gà quay tiêu như ở KFC luôn các bạn ơi, chúng ta có thể làm tại nhà với nồi chiên không dầu đó, ngon cực kì, thịt gà mềm thơm nức mà ko bị khô mất nước, ướp qua đêm nên gia vị thấm vào gà lắm đó nha.
Nguyên liệu
500g gà (phần gà nào cũng đc)
40ml nc mắm
50g tương cà
50g tương ớt
20g đường
5g tiêu
2 quả ớt nhỏ đập dập( ko ăn cay có thể bỏ qua)
1 ít dầu điều
1 củ hành
1 củ tỏi
1 mẩu gừng nhỏ
1 ít hạt tiêu sọ (hạt tiêu còn nguyên hạt to)
Cách làm
Gà rửa sạch, cắt bớt mỡ dưới da nếu có.
Lấy 1 ít gừng đập dập rồi chà sát lên gà sau đó rửa sạch, để ráo.
Hành tỏi đập dập, rồi cho tất cả các nguyên liệu vào ướp gà qua đêm hoặc ít nhất là 3 tiếng đồng hồ cho gà thấm gia vị
Sau đó cho gà vào giấy bạc, phần nước sốt rưới lên gà để quay gà không bị khô, đập hạt tiêu sọ cho vỡ ra rồi rắc lên gà, sau đó bọc thật kín lại
Cho gà vào nồi chiên không dầu quay 200 độ trong 40 phút
Sườn cốt lết nướng
MÓN SƯỜN CỐT LẾT NƯỚNG cực kỳ quyến rũ, thứ mà bạn thường thấy khi đi tiệm ăn kèm cơm, kiểu như là cơm tấm vậy đó.
Nguyên liệu
Sườn: 1 kg
6 muỗng đường
4 muỗng nước mắm
2 muỗng dầu hào
1 muỗng nước tương
1 chút muối (chỉ cần khoảng 1/4 muỗng cà phê)
2 muỗng sữa đặc
1/2 quả cam sành
2 muỗng coca
2 muỗng canh dầu ăn
Cách làm
Cho tất cả các gia vị vừa kể trên vào nồi nhỏ nấu tan khuấy đều, để nguội.
Sườn thì rửa sạch rồi dùng búa đập nhẹ nhẹ một chút, để ráo nước.
Cho nước ướp vào ướp sườn và để ở ngăn mát ít nhất là 4 tiếng trước khi nấu, nếu để qua đêm thì càng tốt, thịt rất thấm sẽ ngon hơn. Quan trọng nhất của món này là phải nấu cho gia vị tan ra cùng nhau!
Bạn có thể dụng mật ong thêm nếu thích, nhưng nếu theo nguyên liệu trên thì không cần nữa vì đã có sữa đặc và coca, khi nướng lên màu cũng sẽ rất đẹp.
Bên cạnh đó, công thức trên không dùng tỏi và hành vì sẽ cho mùi thịt nướng hơn mùi hành tỏi. Nếu bạn có dùng tỏi thì nên dùng bột tỏi bột hành hoặc vắt lấy nước, không bỏ cả xác vào vì khi nướng sẽ bị cháy.
Tuỳ vào công suất của nồi chiên không dầu và độ dày của miếng sườn mà bạn canh thời gian, thường thì phần lớn nồi chiên không dầu sẽ trung bình max là 200 độ. Bạn nên set nhiệt ở nhiệt độ cao nhất, và vừa nướng vừa mở ra xem thử chứ không có thời gian cố định.
Lúc nướng bạn nên lót thêm một lớp giấy bạc.
Bí quyết nằm ở đoạn cuối, lúc thịt chín, nếu ở nhà có hộp giữ nhiệt thì mình nên giữ thịt trong đó khi nào ăn thì lấy ra ăn thịt vẫn sẽ mềm mịn và nóng hổi, để ở ngoài không khí thịt sẽ dễ bị khô và cứng.
Chim cút quay mật ong
Nguyên liệu
Chim bồ câu hoặc chim cút đã sơ chế sạch: 3 -5 con
Mật ong: 2 thìa cà phê
Ngũ vị hương: 1/3 gói
Tỏi, hành khô, sả, lá móc mật
Gia vị, hạt nêm, đường vàng, đường thốt nốt, dầu hào.
Cách làm
Bỏ chim đã sơ chế sạch vào bát, đun sôi nước vs 1 thìa cà phê mật ong rồi nhúng qua chim vào nước để khử vị tanh của chim.
Tỏi, sả, hành khô, bóc vỏ sạch sau đó cứ cho tất cả vào máy xay, xay vài lần đỡ công đoạn phải đạp hành thái xả rất tiện.
Trộn chim cùng với hỗn hợp gia vị bao gồm: tỏi, sả, hành khô, lá móc mật cùng 1/3 gói ngũ vị hương, 1 thìa dầu hào, 1 thìa cafe đường thốt nốt, 1 thìa cafe đường vàng rồi trộn đều, để nghỉ 2 phút tưới chút dầu ăn lên rồi bỏ hộp kín cho vào tủ lạnh ướp tối thiểu 4 tiếng để ngấm gia vị.
Sau khi ướp sau các bạn cho chim vào quay bằng nồi chiên không dầu, vừa sạch, ko nhiều dầu mỡ lại ngon.
Nhớ giữ lại phần hỗn hợp gia vị tẩm ướp với chim, khi quay chim chín tới chưa vàng thì quết hỗn hợp này vào và quay tiếp tới khi chim đạt màu vàng sậm là hoàn thành.
Vịt nướng cam
Nguyên liệu
1/2 con vịt (có thể cả con tuỳ sức ăn của từng nhà)
Cách làm
Vịt rửa sạch với giấm, chanh, gừng, rửa lại thật sạch để ráo nước vì vịt làm ẩu sẽ rất hôi.
Khứa nhẹ phần đùi vịt và phần lườn, chỗ thịt dày vì vịt nướng nguyên tảng thường khó chín đều.
Vắt cam, bỏ hạt, lấy khoảng 120-140ml nước
Hỗn hợp ướp: hành tỏi băm nhỏ, cho các gia vị ở trên cùng nước cam vào trộn thật đều. Mình không có bột nghệ nên dùng 2 thìa cafe tinh bột nghệ thay thế, nếu dùng bột nghệ thì giảm bớt vì bột nghệ mùi hắc và nồng hơn tinh bột nghệ nhiều.
Dùng bao tay phết đều lên hay mặt vịt, ướp khoảng 2 tiếng. Trong thời gian đó khoảng 3-4 lần trở đi trở lại miếng vịt và rưới đều phần hỗn hợp ướp lên vịt cho ngấm đều.
Nướng vịt:
Các Món Ăn Bổ Dưỡng Với Tam Thất Bắc Bạn Không Nên Bỏ Qua
Tam thất bắc thuộc họ hàng với nhân sâm và có nhiều chất dinh dưỡng, giá thành lại không quá đắt, khá thích hợp để dùng làm như một nguyên liệu trong các món ăn để bồi bổ cơ thể và phục hồi sức khỏe cho các người thân trong gia đình mình.
Tam thất bắc hầm gà ác
Công dụng
Phụ nữ sau sinh ăn vào để bồi dưỡng cơ thể, tiêu huyết, sạch sản dịch sau sinh và phục hồi sức khỏe nhanh
Nam giới ăn vào thì bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực và tốt cho gân cốt
Người ốm dậy ăn thì nhanh chóng hồi phục và tăng cường sức khỏe cũng như hệ miễn dịch, giúp người bệnh nhanh chóng khỏe mạnh trở lại
Cách chế biến
Chúng ta chon 1 con gà ác từ 5 – 8 lạng. Dùng tam thất bắc tươi thái lát (nếu không có thì dùng tam thất bắc đã nghiền thành bột, nhưng không thể tốt bằng tam thất bắc còn tươi) với một ít đương quy, kỷ tự, đại táo, hạt sen hoặc ngó sen.
Nên bỏ phần da gà để tránh ngán cho người ăn và bớt đi phần nào độ ngấy từ da gà
Cho tất cả các nguyên liệu trên nhồi vào bụng gà, hầm cách thủy 2 tiếng hoặc chỉ hấp cách thủy 1h nếu người dùng không muốn ăn quá mềm.
Tuy nhiên gà ác sẽ khó hiếm con nặng đến 8 lạng, cho nên bạn có thể chọn gà mái tơ vừa mới nhảy ổ, gà kiến chân đen. Nhưng với 2 loại gà này thì lại không có tác dụng cho nam giới trong việc bổ dương mà chỉ giúp tăng cường sức khỏe và ngủ sâu, ngủ ngon giấc hơn.
Công dụng
Đây cũng được xem là một trong những món ăn có giá trị dinh dưỡng hàng đầu được dùng cho những người bệnh mới ốm dậy
Phụ nữ sau sinh phụ hồi thể trạng tốt và có nhiều chất dinh dưỡng cho con bú
Đặc biệt là những người cao tuổi đang bị ốm. Bồ câu mới ra ràng rất tốt cho sức khỏe và có nhiều chất dinh dưỡng lại đảm bảo việc hầm dễ mềm hơn loại bồ câu khác.
Cách làm
Bồ câu làm sạch, lấy hết nội tạng
Cho các loại gia vị đã sơ chế như củ tam thất bắc tươi cắt lát, hạt sen, đậu xanh, gạo nếp nhồi vào bụng bồ câu và khâu nhẹ lại
Ninh nhừ, dùng lấy nước để uống, tốt ngang ngữa với một số loại sâm, thịt mềm ngon và có hương vị của tam thất bắc cùng vị bùi của hạt sen và thơm ngon từ gạo cùng đậu xanh đã bung như bông cao, cực lỳ tốt cho sức khỏe
Công dụng
Đây là món ăn được nấu lên chủ yếu để lấy nước dùng, giúp cho những người bệnh sau khi ốm dậy hoặc phụ nữ sau sinh chán ăn hoặc ăn không ngon miệng là chủ yếu. Nước dùng này giúp người bệnh cảm thấy ngon miệng và ngủ ngon giấc hơn để lấy lại sức khỏe.
Cách làm
500gr xương ống chặt nhỏ thành nhiều khúc và bỏ tủy, rửa sạch rồi cho vào nồi nấu cùng lúc với 100gr tam thất bắc và 200gr hạt sen cùng với 2 lít nước.
Trong quá trình hầm bạn có thể cho thêm ít gia vị như muối, bột ngọt, nếu có tiêu sọ có thể cho thêm khoảng 10 – 20 hạt tùy vào sở thích của từng người
Hầm cho đến khi còn lại 1 lít nước thì cho người bệnh và phụ nữ sau sinh dùng
Tam thất bắc nếu biết kết hợp vào các món ăn hay đúng cách sẽ phát huy rất nhiều tác dụng cho sức khỏe của mọi người. Tuy vậy, bất kể sự kết hợp nào cũng có nguyên do của nó, bạn không nên kết hợp một cách bừa bãi. Đặc biệt là việc dùng tam thất bắc cùng với tỏi và gừng là điều cực kỳ tối kị tuyệt đối không được nấu chung hoặc ăn chung với nhau.
Tổng Hợp Kiến Thức Chơi Chim Vành Khuyên Của Các Nghệ Nhân
Trong hàng vạn chú chim bị nhốt trong lồng phải “tinh” để nhận ra được những đặc điểm của một chú khuyên “vô địch” trong tương lai.
PHẦN 1 : Cách chọn chim Vành Khuyên hót Chim Vành Khuyên ( Thuộc bộ Sẽ) được phân bố đều trên thế giới . Tại Việt Nam có 3 họ: 1 -Chim Vành Khuyên Nâu – Sống tại các tỉnh miền nam Trung Quốc(Giáp các tỉnh miền Bắc nước ta) và các tỉnh phía Bắc. Chim có hình giáng to (Trường chim) nhưng giọng hót không hay chính vì vậy rất ít người nuôi. 2 – Chim Vành khuyên Xanh – Sống tại hầu hết các tỉnh bắc Trung bộ , Trung bộ, Nam Trung Bộ. Chim có hình dáng thon nhỏ và có giọng hót rất hay ( Do là bộ Sẽ lên ngoài giọng hót của Khuyên. Chim còn học được các giọng hót của các loài chim khác ví dụ như Chích chòe ) 2 – Chim Vành khuyên Vàng – Sống tại các tỉnh miền Nam nước ta. Chim có giọng hót rất hay nhưng tinh thần hót đấu không bằng chim Vành khuyên Xanh.
Để chọn được chim Vành khuyên hót dân chơi chim thường chọn chim theo bộ ( Bộ đầu quả táo, bộ đầu xà, bộ lưng quy đầu xà, bộ đuôi chuột nhưng phải ngắn vì khi líu chim thường líu xòe rất đẹp)
Cách chọn chim trong lồng mộc: Ngoài chợ chim người bán chim thường nhốt hàng trăm con chim mộc vào 1 lồng làm sao có thể chọn được 1 con chim hay thật là rất khó nhưng theo kinh nghiệm của người nuôi lâu năm. người ta thường bắt ra khoảng 10 con chim nhanh nhẹn khỏe mạnh trong lồng có bộ gần giống như kể trên sau đó tách ra những con có mỏ mỏng có giọng quát to( vì hầu hết những con có giọng quát to là chim đực). Nếu còn nghi ngờ thì phải bắt ra tay để thổi tu nếu con nào có tu cuồn cuộn thì là chim đực, chim cái hoàn toàn không hót tu nhỏ. Chú ý những con mái già tu cũng cuồn cuộn đấy (tôi đã bắt phải 1 con khuyên mơ đẹp khủng khiếp giáng bộ miễn chê tu cuồn cuộn thế mà là chim mái sau biếu tặng Anh Hùng Nguyễn Siêu để Anh ghép đẻ nhưng không thành công). Còn cách phân biệt chim già và chim bánh tẻ cũng rất cần thiết vì chim bánh tẻ thường thuần dưỡng dễ hơn chim già thường rất lâu công và khó nhưng ngược lại chim già thường có giọng hót hay hơn có vần có điệu và líu rất dài khoảng từ 15 mỏ trở lên tối đa lên đến 40 mỏ.Cách phân biệt ta lên nhìn vào chân chim con nào chân có vẩy sừng cứng và nhiều là chim già. Ngoài ra yếu tố may mắn đóng góp 10%
PHẦN 2 : Cách vào cám và thuần dưỡng chim Khi đã chọn được chim ưng ý bạn nên mua cho chim 1 chiếc lồng tiêu chuẩn là loại lồng có đường kính đáy 21cm, chiều cao tính từ đáy lên nóc lồng 35cm, lồng có 48 – 50 nan chỉ sử dụng tối đa 2 cóng thức ăn 1 ống thủy tinh đựng nước nắp ở ngoài lồng. Nên sử dụng đĩa CD hoặc miếng nhựa trong được gắn vững chắc lên đỉnh lồng ở phía trong có tác dụng ngăn cho chim nhảy lộn (Chim càng hay càng có nhiều tật ngoái tiện lộn) Để chim vào cám các bạn nên mua chuối tây bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ bóp với cám đậu xanh trứng gà (Cách làm cám sẽ được viết vào mục sau) có thể cho thêm Sâu Quy, Sâu gạo, hoặc Châu chấu non (nhớ bỏ càng) cho chim ăn như vậy sau 3 ngày bạn từ từ giảm bớt chuối, sâu, châu chấu đến khi còn cám không (thời gian khoảng 10 ngày). Những ngày này chim còn yếu hay hoảng loạn bạn nên treo chim ở chỗ cao yên tĩnh, tránh nắng, gió. Sau 13 ngày bạn đã có 1 con chim mộc đã biết ăn cám và sức khỏe tạm ổn định. Bạn mới bắt đầu chuyển sang cách thuần dưỡng chim. 1. Bạn nên chọn chỗ treo chim nơi đông người qua lại khoảng cách treo ngang mặt người. 2. Hàng ngày bạn dành cho chim khoảng nửa tiếng vào lúc chiều tối để ôm chim vào lòng hai tay thỉnh thoảng vỗ nhè nhẹ vào lồng. Sau 15 ngày bạn đã có 1 con chim mộc thuần. Về phần dưỡng bạn nên cho chim 1 cóng cám đủ ăn trong khoảng 1 -2 ngày (sau hết ngày thứ 2 nếu chim ăn không hết nên đổ bỏ để tránh mốc cám) buổi sáng khoảng 5 con sâu, buổi chiều khoảng 4h cho tiếp 5 con. Nếu không có sâu bạn có thể thay bằng châu chấu. Hai ngày bạn cho ăn 1/2 lát chuối tây mỏng khoảng 1/2cm (có thể thay bằng các loại hoa quả khác được nhưng những loại thay thế phải mang tính ôn ấm), cách 1 ngày cho chim tắm 1 lần. Nếu sử dụng loại cám có chất lượng tốt tôi đảm bảo sau 3 tháng bạn có 1 con chim líu khá hay.
o Lấy bàn tay đập vừa đủ lực vào lồng, khi đó theo dõi xem con nào còn bám cầu. Những con còn bám trên cầu ngoại trừ những con yếu ra thì là những con bản lĩnh. o Xin ít chuối tây, bỏ miếng vào trong bu, hoặc chim đói bạn cho cám vào, bạn sẽ thấy ngay 1 đến 2 con cực gấu, nó sẵn sàng chiến đấu với những con bén bảng đến gần. Những con đấy là những con bản lĩnh đấy.
2- Mẹo chọn bộ chim mau hay: Theo tôi 1 bộ chim hay bao gồm: Mỏ phải mỏng cả trên và dưới nếu được, còn ko thì mỏ duới mỏng cũng ổn rồi.. Mỏ mỏng thì mỏ nhẹ, mỏ nhẹ thì sẽ dễ mở miệng ra hót. Tiếp đến Mỏ phải đóng sâu vào mặt, càng sâu càng tốt. Đóng sâu thì độ mở mỏ con chim càng rộng, tiếng tốt, hơi lấy nhiều hơn, đặc biệt là khi đi thi dễ nhìn mỏ hơn. Nếu nhìn thẳng mặt con chim thì mỏ phải có độ mở, độ rộng hay còn là hàm rộng. Hầu phải nở. có nghĩa là nếu nhìn nghiêng thì độ vát từ mỏ xuống ít, ko vát nhiều. Hầu nở trước hết là khi nhìn nó líu hoặc chuyện thì sướng, thứ đến là con chim có hơi tốt, hầu thắt thường hay bỏ đòn, khôg đủ hơi. Mắt chọn con chim mắt treo cao lên trán, có độ lồi, nếu đựoc họa kép thì càng tốt, ko đựoc thì cũng ko quan trọng. Trán phải rộng, thường thì trán tròn hay bẹt tôi ít quan tâm vì nó đi lièn theo hàm rồi. Cổ không nên chọn cổ dài (dễ ngoái lộn), cổ vừa, ngắn tý cũng đựoc nhưng to Ngực con chim phải có bộ ngực đầy đặn, nở nang, sáng mầu Lưng nhìn nghiêng con chim có độ cong trên lưng chút là tuyệt, chứ đừng vớ những em lưng phẳng, thứ 1 là phong thái về sau sẽ kém thứ đến là chim hèn. Chim lưng gù đuôi cụp là bộ chim quý, những con đấy hay cả trăm con. Dân gian còn có câu LƯNG QUY. Hậu nở, bản đuôi to dầy. Những con thế lực tốt, sâu, líu ko biết mệt mỏi. Đấy là một vài điều về chọn chim mộc mình muốn chia sẻ, tuy nhiên có nhiều con chim chẳng thuộc bộ dạng nào nhưng líu thì khỏi nói, hoặc có nhược điẻm này điểm kia nhưng lại mau và chịu đấu. Những trừong hợp đó thì đúng là khó nói thật. Nhưng dù sao ta cũng sẽ tìm đựoc điểm hay về bộ dạng của con chim đó để tích thêm vào kho tàng bộ dáng của mình. Nhưng theo tôi, có lẽ quan trọng hơn cả là chim bản lĩnh + MỎ, ĐẦU, MẮT. Còn nhiều nét về chim hay nữa nhưng có lẽ mỏi tay quá, hẹn anh em lần khác. Chúc anh em chọn đựoc những con chim hay.Bài viết của bạn rất hay,chọn đc chú chim mộc như vậy là căn bản và tương đối rồi .Nhưng muốn chọn con khuyên xuất xắc nhất trong số đó thì phải có sự so sánh,mà điều này trong nghề ko phải ai cũng biết và chia sẻ cả.
PHẦN 4 : Sử dụng loại cám nào cho những chú chim Hiện tại trên thị trường có bán rất nhiều loại cám nhưng theo tôi nó được chia làm 3 – Cám nuôi thông thường (Cám đậu xanh trứng) – Cám sử dụng cho chim căng (Cám líu) – Cám công kích (Được sử dụng cho chim đi thi đấu) cả 3 loại này đều có của Việt Nam và Trung Quốc 1- Cám nuôi thông thường là loại cám mà trong Topic này tôi đã viết trên những trang trước.Của Trung Quốc cũng có với giá thành khoảng 80.000VND/5 lạng sử dụng tốt để nuôi chim mộc và chim trong thời kỳ thay lông. Ưu điểm: Chim cho ra mầu lông đẹp, khỏe mạnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp như đi ỉa hoặc cúm.Nhược điểm: Không có 2- Cám sử dụng cho chim căng (Cám líu): A: Của Việt Nam được chế tạo dựa trên cám nuôi thông thường nhưng được tăng thêm hàm lượng đạm (Ví dụ: Đưa thêm cật gà – Ngọc kê gà không phải quả tối gà – với tỷ lệ 10%, cộng thêm không quá 5% kỳ tử, khởi tử hoặc tam thất – Đây là những vị thuốc bắc – có tác dụng bổ dương ích khí. Ưu điểm: Chim líu khỏe hơn nhiều đạt được độ căng đỉnh điểm, thời gian đỉnh điểm kéo dài. Nhược điểm: Thời gian nên đỉnh điểm của chim lâu, người nuôi phải chuyển từ cám nuôi thông thường sang cám líu một cách từ từ bằng cách trộn đều 2 loại cám trên từ 30% – 50% – 90% tránh sốc cám dẫn đến chim mắc bệnh đi ỉa. B: Của Trung Quốc được chế tạo như cám nuôi thông thường ( Tất nhiên là cám nuôi của họ không phải là đậu xanh trứng mà là đậu lành và các loại hoa quả được sấy khô tán nhỏ trộn đều và ép hạt) được tăng thêm thuốc kích dục với tỷ lệ bí mật chỉ có nhà sản xuất mới biết được. Ưu điểm: Chim líu rất khỏe đạt được độ căng đỉnh điểm rất nhanh khoảng 21 ngày kể từ ngày chim thay lông xong và chuyển từ cám nuôi của họ sang cám líu cũng của họ. Nhược điểm: Thời gian chim ở đỉnh điểm ngắn, mầu lông chim ở vụ thay lông sau xấu, thời gian thay lông kéo dài. 3- Cám công kích: Của Việt Nam và Trung Quốc đều tăng mạnh hàm lượng thuốc kích dục. Ưu điểm: Chim líu đến điên cuồng. Nhược điểm: Nếu sử dụng quá 20 ngày chim bị bó lông, xoắn lông, hóc lông, dẫn đến chim không thay được lông, có thể dẫn đến hỏng chim ( Những người sử dụng loại cám này là những kẻ háo danh vô lương tâm và độc ác ).
PHẦN 6 : Chu kỳ sinh lý của chim Vành Khuyên Chim Vành Khuyên đực sử dụng tiếng hót để dụ chim Vành Khuyên cái trong mùa giao phối, Vành Khuyên đực là giống chim có trách nhiệm cùng con chim cái ấp trứng và cùng nuôi con trong suốt mùa sinh sản. Thông thường mùa giao phối của chim Vành Khuyên là từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm (dương lịch) và đấy cũng là mùa chim căng trong tự nhiên cũng như nuôi nhốt. Và cũng đã có người hỏi tôi rằng tại sao chim của tôi vẫn hót trong những tháng 10 đến tháng 2 sang năm, tôi đã giải thích và lý giải rằng đấy là chim căng trái vụ trường hợp này được lý giải như sau: Những con chim non được sinh ra trong những tháng đầu vụ được sống trong môi trường tự nhiên tốt hoặc nuôi nhốt tốt sau 5 đến 6 tháng đã căng và những con chim già gặp trở ngại trong mùa chim căng (Như bệnh tật, hoảng loạn trong nuôi nhốt) sẽ dẫn đến mùa căng trái vụ nhưng chắc chắn rằng sau 1 đến 2 vụ thay lông chim sẽ dần dần điều chỉnh cơ thể để dẫn đến căng đúng vụ. Trong mùa căng trái vụ này chim thực sự không hót hay được bằng chim đúng vụ thời gian chơi hót không được dài bằng chim đúng vụ.
PHẦN 8 : Phòng và chữa bệnh chim Vành Khuyên Bệnh đi ngoài
Cách nhận biết: Phân loãng toàn nước không có cứt.
Nguyên nhân: Thay đổi cám đột ngột, cám ẩm mốc, lồng cóng bẩn thủi không hợp vệ sinh, nước uống bị bẩn do không thay hàng ngày
Cách chữa: Đối với tình trạng bệnh nhẹ hoặc mới mắc phải cho chim uống nước chè loãng khoảng 3 – 5 ngày thì khỏi. Nhưng ghi nhớ rằng sau ngày thứ 5 nước chè ngày càng loãng hơn chứ không được chuyển đột ngột sang nước lã.
Đối với bệnh nặng: Cho chim uống nước chè loãng và chuyển sang sử dụng cám Ba Vì + 2 Trứng 1 thời gian dài khoảng 2 tháng rồi mới được chuyển đổi.
Đối với bệnh nặng hơn: Mua 1 quả chuối tây thật to và ngon cho chim ăn trong 3 ngày, rút hết cám, nước uống trong 3 ngày này ( Mỗi ngày đưa thêm 3 con sâu gạo chia làm 3 buổi). Sau 3 ngày chuyển sang cám Ba Vì khoảng 2 tháng để chim ổn định lại đường ruột rồi mới được chuyển sang loại cám khác khi chuyển sang loại khác phải chuyển từ từ nếu đột ngột thì bệnh cũ tái phát nên thả chim.
Bệnh về chân của chim
Cách nhận biết: Ngón chân chim bị sưng tấy, mưng mủ, bị lệnh ngón, chim thường xuyên co chân lại, dùng mỏ rỉa vào vết thương.
Nguyên nhân: Chim nhẩy bị vướng vào nan cửa lồng hoặc do cầu chim được chạm trổ không đúng cách, bị vật cứng nhọn cứa vào (Xiên chuối bằng sắt hoặc inox), hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng.
Cách chữa: Dùng nước muối loãng rửa sạch vết thương ở chân, sau bôi thuốc đỏ hoặc mỡ tra mắt tetracycin bôi kỹ vào vết thương, rút cầu chim hàng ngày rửa sạch và bôi nhẹ mỡ tra mắt lên là được.
Bệnh ký sinh trùng làm hại chim
Cách nhận biết: Lông chim sơ xác, lông rất ít không che phủ được thân chim, thỉnh thoảng chim nhẩy cuồng loạn không phải nhẩy do hoảng loạn vì tác động từ phía ngoài lồng gây ra
Nguyên nhân: Do ký sinh trùng chúng bám vào lông và da chim, ăn dần lông, da và thậm chí hút cả máu của chim, do lồng cóng không sạch sẽ, khô ráo, lây bệnh từ những con chim khác.
Cách chữa: Đối với chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hỏa (dầu tây) tắm cho chim, đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim ( Phải xoa nhẹ để bột thấm sâu vào tới da của chim). Làm như vậy ta có thể diệt được ký sinh trùng làm hại chim, Ngoài ra ta phải cọ rửa lồng sạch sẽ và nhúng cả lồng cóng vào nước sôi già.
PHẦN 9 : Chữa bệnh lộn cầu của Chim Vành Khuyên Trước tiên các bạn kiếm một chiếc lồng vuông có chiều dài 40cm và rộng khoảng 30cm chiều cao khoảng 35 cm.Chất liệu tùy ý.nhưng bằng tre trúc thì tốt nhất.Khi đã có lồng,việc tiếp theo các bạn để cầu cho chim đứng.Khoảng cách từ cầu đến nóc lồng là 12 đến 15 cm.Giờ đến việc tiếp theo là các bạn chuẩn bị 1 miếng giấy bóng kính.trong suốt.có chiều dài và chiều rộng bằng nóc lồng.Nhớ là phải giấy bóng kính trong suốt.Sau khi xong các bạn lấy chiếc giấy bóng kính căng đều và gắn chặt phía trong nóc lồng.Xong bước này các bạn đến bước đặt cóng nước và cóng thức ăn.đối với cóng nước và cóng thức ăn các bạn đặt sát xuồng dưới đáy lồng.Một bên cóng nước một bên cóng thức ăn.Vì sao lai như vậy vì khi chim muốn ăn chúng phải đứng từ trên cầu nhảy xuống và từ đây ta đã tập cho chim một thói quen nhảy xuống.mà quên đi khả năng lộn lên trên.và cũng rất có lợi khi ta chuyển sang lồng tròn.Sau khi xong các bước này các bác mới chỉ thành công được 50% còn 40% quyết định vào việc treo lồng và lựa ánh sáng .5 hôm đầu ta lên để chim vào chỗ tối đều,nhưng vẫn đảm bảo cho chim đủ nhìn để lấy thức ăn thời gian này tuyệt đối không phủ áo lồng.Tránh tranh chấp tối sáng.Sau thời gian 5 hôm các bạn bắt đầu mang chim ra chỗ sáng đều và treo cao.cũng tránh tranh chấp tối sáng.và để chim khoảng 15 hôm.Sau khi đủ ngày các bạn đã có thể chuyển cho chim vào lồng tròn.Đối với chiếc lồng tròn các bạn chuyển các bạn nên lót 1 tấm giấy bóng kính trên nóc lồng.Để khoảng 2 hôm cho chim quen lồng rồi các bạn bỏ ra.Từ đây các bạn đã có 1 chú chim không ngoái lộn.
PHẦN 10 : Kinh nghiệm đưa chim Vành Khuyên đi thi Một chút kinh nghiệm khi đưa chim Vành Khuyên đi thi.
Ngày hôm trước phải cho chim tự tắm nước và sau đó tắm nắng thật kỹ nó có tác dụng làm cho chim sạch sẽ ít rỉa lông vào hôm sau.
Đặt chim vào chỗ tĩnh cao áp sát 2 con chim nhà quen mặt để chim đi thi ít hót và yên tâm nghỉ ngơi .
Đối với lồng tham gia dự thi phải cọ rửa sạch sẽ đáy lồng nên lót thảm dầy chỉ 1 mầu và không nên sặc sỡ ( Không nên lót báo như thường ngày) vì nó có tác dụng tránh cho chim khi thi nhẩy xuống cậy thảm để tìm sâu. Lồng chim tham gia dự thi tốt nhất nên không nên để đồ thừa. VD: Rọ Châu chấu…. nó có tác dụng tránh ngăn cản tầm nhìn của Trọng tài.
Lồng chim dự thi tốt nhất là lồng mà chim dự thi đã ở quen tránh thay đổi cầu, cóng ăn, cóng uống sát hôm thi nó có tác dụng ngăn chim dự thi mất thời gian tìm thức ăn khi thi.
Hôm đi thi nên cho chim dậy sớm hơn ngày thường khoảng 30 phút nên thay nước mới, cám mới, cho khoảng 5 – 7 con sâu trắng không nên nhiều hơn. Khi đi thi chọn đường đi có ít ổ gà, tới trường thi trước giờ thi khoảng 30 phút nên để lồng ra xa nơi dự thi tránh cho chim nghe được tiếng hót của đồng loại và hót theo.
PHẦN 11 : Giải độc cám kích Trung quốc Về giải độc cám kích Trung Quốc thì tôi chuyển sang sử dụng cám Ba vì trộn thêm hai trứng sử dụng đến khi thay lông xong không sử dụng sâu được thay thế hoàn toàn bằng dế hoặc Châu chấu ngày nào cũng ăn cam, và tắm thường xuyên thì sau 1 thời gian là giải độc xong còn cám Sài gòn mình chịu chưa biết nó thế nào làm sao mà giải độc nó được. Tại sao lại dùng cám Ba Vì mà không sử dụng cám đậu xanh trứng là vì nguyên nhân sau: cám kích Trung Quốc rất nóng nếu chuyển sang cám đậu xanh trứng có tính hàn cao chim sẽ đi ỉa nát ngay chính vì vậy sử dụng cám Ba Vì + 2 trứng rất ít chất lại có 1 số thuốc phòng bệnh đi ỉa của chim nên phân khô hơn, bổ xung chất đạm bằng Dế và Châu chấu hoàn toàn mát không nóng như sâu, rồi cam, tắm đều có tác dụng làm mát từ trong ra ngoài chim sẽ hạ nhiệt và mát trong người sẽ ra đều lông và không gây xoắn lông hoặc bại chim.
Mùa Khoai Sọ Với 7 Món Ngon
Khoai sọ – một đặc sản của đồng bào Mông huyện Kỳ Sơn. Nhìn bề ngoài, khoai sọ không được bắt mắt, hơi sần sùi, to, thậm chí nếu mới được đào lên còn lẫn cả đất thì sẽ rất dễ bỏ qua… một cách đáng tiếc…
Nếu một lần được thưởng thức khoai sọ, thực khách khó tính nhất sẽ mê và nhớ rất lâu cái vị ngọt bùi, dẻo thơm của thức khoai chỉ có nơi đây. Trong một món ăn có thể nếm được cả chất dân giã, cái khoáng đạt của núi rừng, cái tình của con người mộc mạc.
Khoai sọ Kỳ Sơn được trồng tập trung tại các xã Huồi Tụ, Mường Lống, Đoọc Mạy, Na Ngoi và Tây Sơn. Đây là những vùng đồi núi cao, khí hậu mát, điều kiện thổ nhưỡng thích hợp với khoai sọ. Trước đây, vào mùa giáp hạt, khoai sọ trở thành nguồn lương thực không thể thiếu đối với bà con nơi đây, chủ yếu luộc, hấp hoặc nấu canh.
Tuy nhiên, từ khoai sọ có thể chế biến được một số món ăn rất hấp dẫn, dễ làm và vẫn giữ được hương vị của khoai sọ miền Tây xứ nghệ .
– Cắt nhỏ khoai sọ thành từng thanh mỏng, ngâm nước muối loãng chừng 30 phút để khi rán khoai giòn hơn.
– Hòa bột mỳ, không quá đặc thêm chút muối để ủ 20 phút.
– Sau đó để ráo khoai sọ cho vào bát bột, thêm đường, quấy đều.
– Chảo để nóng, ngập dầu, rán lửa đều.
Lưu ý: ăn nóng vừa có vị giòn vừa có vị bùi.
– Xương lợn hoặc sườn non: 300gram
– Xương lợn luộc qua, bỏ nước đầu. Đun kỹ để thịt chín mềm. Khi nước sôi cho thêm chút muối. Mở hé vung.
– Cắt nhỏ khoai sọ thành miếng to vừa ăn. Cà rốt cắt khoanh tròn hoặc tỉa hoa.
– Nấm tươi rửa ráo, có thể chần qua nước ấm.
– Khi thịt chín mềm thì bỏ cùng lúc khoai, cà rốt, nấm vào, đun chừng 10p.
– Khi tất cả đều chín thì nêm nếm lần nữa, cho hành hoa vào
Lưu ý: ăn nóng với cơm rất tuyệt. Có thể thay thế nấm bằng cải xong, cà chua… Món canh sẽ rất phong phú.
– Món này nấu khá đơn giản. Trước hết nấu chín nếp, nhiều nước. Khi nấu bỏ chút muối.
– Cắt nhỏ khoai sọ thành miếng nhỏ hình cờ rô vừa ăn. Có thể lúc chờ nếp nhừ thì ướp khoai sọ với đường để tăng vị đậm đà.
– Khi nếp chín nhừ thì bỏ khoai sọ vào. Thêm chút đường thắng để lấy màu.
– Tiếp tục đun đến lúc tất cả đều chín.
Lưu ý: ăn nóng vị dẻo bùi của cả nếp và khoai. Có thể thêm lạc để tăng vị bùi.
– Thịt ba chỉ hoặc thịt vai, mông: 400gram
– Nước mắm, đường, hành, tiêu.
– Cắt thịt thành miếng vừa ăn, ướp gia vị hành, nước mắm chừng 15p.
– Thắng đường lên cho màu đẹp. Cho thịt vào đảo săn, thêm nước vào đun. Chừng 5 phút. Sau đó cho khoai đã cắt miếng vuông vừa ăn vào.
– Đun nước xâm xấp để cả khoai và thịt ngấm gia vị nêm nếm đủ độ mặn và ngọt. Nếu thích có thể cho chút hạt tiêu.
Lưu ý: ăn nóng cùng với cơm trong mùa lạnh này sẽ rất ngon. Khi nấu món này cần chú ý thời điểm thắng đường để cho thịt vào, sẽ tăng độ thơm của thịt. Khoai dễ chín nên không cần đun quá lâu. Cắt miếng vuông vắn sẽ đẹp mắt hơn.
– Cắt thịt thành miếng hấp để tránh bị nhão.
– Khoai chín giã nhuyễn, trộn với đường. Viên thành từng viên tròn.
– Nếu muốn làm nhân thì đậu xanh đã được ngâm trước đó 3h. Hấp để đậu xanh khô ráo, giã nhuyễn, viên thành viên nhỏ ở giữa khoai.
– Lăn viên khoai sọ qua bột chiên xù.
– Cho chảo nóng già, rán ngập dầu.
Lưu ý: ăn nóng để có độ giòn.
– Cắt từng miếng thanh, không quá mỏng, ngâm nước muối loãng 20 phút. Sau đó rửa ráo.
– Món này khá đơn giản, nếu thích vị giòn và dẻo thì đây là món ngon không nên bỏ qua. Chỉ cần cho chảo nóng già, rán ngập dầu.
Lưu ý: ăn nóng để vẫn giữ được độ giòn.
– Cắt từng miếng thanh, không quá mỏng hoặc từng miếng vừa ăn.
– Món này nấu rất đơn giản, chỉ cần cho vào vỉ và hấp lên. Hấp sẽ tránh bị nhão, cũng cần lưu ý thời gian chừng 10p để khoai không bị ướt.
Lưu ý: ăn nóng cùng đường. Bùi, dẻo, thơm là đặc trưng của món đơn giản mà ngon này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp Công Thức Các Món Ăn Siêu Ngon Với Nồi Chiên Không Dầu trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!