Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp Các Bệnh Phổ Biến Ở Chân Họa Mi được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chào các bạn yêu thích Họa Mi!
Thời gian vừa qua tôi rất bận nên suốt mùa xuân không thể viết bài trả lời được. Từ tháng 10 năm 2023 tới nay có nhiều bạn gửi câu hỏi đến, nhờ giải đáp và xin phương án điều trị một số bệnh của chim họa mi cùng một số loài chim cảnh khác. Số câu hỏi các bạn gửi tới có nhiều nội dung nhưng tập trung nhất vào vấn đề chim bị đau chân.
Chim đau chân có rất nhiều nguyên nhân và mức độ khác nhau. Trong phạm vi bài trả lời này, tôi chỉ có thể trình bày một số trường hợp thường hay gặp nhất. Mong các bạn tham gia ý kiến, ai có phương án giải quyết nào hay, xin cứ nêu ra để chúng ta cùng tìm hiểu và rút kinh nghiệm nhằm ngày càng nâng cao sự hiểu biết về cách chăm sóc những chú chim yêu của chúng ta.
Do tình hình thời tiết từ mùa đông năm ngoái tới nay, trên miền bắc nước ta mưa nhiều, độ ẩm cao, đó là điều kiện thuận lợi để côn trùng, vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Nếu chúng ta không lưu ý giữ gìn vệ sinh cho chim, để chuồng trại bẩn sẽ dẫn đến chân chim bị nhiễm trùng nhiễm nấm, gây sưng tấy, viêm nhiễm tạo mủ hoặc nứt nẻ vảy sừng rồi bội nhiễm. Con chim sẽ đau đớn, co chân, bỏ ăn, xuống lửa và suy kiệt dần, có thể tử vong.
Xin mời các bạn xem một số hình ảnh phía dưới bài. Để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng này, điều quan trọng nhất là phải làm vệ sinh chuồng lồng thật tốt mỗi ngày. Đặc biệt là cầu đứng của chim, một tuần hoặc mười ngày nên tháo cầu đứng đánh rửa bằng xà phòng, hong hoặc hơ lửa cho khô rồi mới lắp lại vào lồng cho chim đậu.
Trường hợp chim đã mắc bệnh, nếu vết đau có bọc mủ nên bắt chim ra, dùng kim sát trùng chích hết mủ rồi bôi thuóc sát trùng cho vết đau. Ta có thể tự chế một loại thuốc kháng sinh cực mạnh dùng bôi hoặc ngâm chân cho chim như sau:
Hòa tan ba thứ trên với nhau dùng để bôi đẫm vào vết đau của chân chim hoặc có thể ngâm chân đau của chim vào dung dịch đó 15 giây một lần, ngày ngâm 2 lần. Chú ý: Vì phải bắt chim nhiều lần nên cần nhẹ nhàng, thận trọng, tránh làm chim quá hoảng sợ, gây ra những tật lỗi khác hoặc gãy chân chim.
Trường hợp chân chim bị nhiễm nấm, ngứa nên chim mổ gãi tạo ra các vết xước gây bội nhiễm làm chân chim sưng đau. Chúng ta có thể dùng thuốc chống nhiễm trùng như trên, đồng thời mua thuốc chồng nấm gia cầm ở hiệu thuốc thú y, sử dụng theo hướng dẫn.
Tôi xin nhắc lại một lần nữa. Với bệnh này thì PHÒNG BỆNH LÀ CHÍNH, LÀM TỐT VIỆC VỆ SINH CHUỒNG LỒNG.
Thơ Về Chim Họa Mi ( Tổng Hợp Nhiều Bài )
Hoạ mi, ai vẽ nên mi
Trông mi mi đẹp, hót thì mi hay!
Ai đưa mi đến chốn này?
Nước trong gạo trắng mi ngày ăn chơi!
Lồng son cửa đỏ thảnh thơi,
mi bay mi nhảy sướng đời nhà mi!
Nghĩ cho mi cũng gặp thì, rừng xanh…
MÓN NỢ TRUYỀN KIẾP Hồi xưa trong cánh rừng bên Họa mi làm tổ ở trên cây đào Hàng ngày chim hót ngọt ngào Véo von ca tụng trăng sao đất trời Gốc cây phía dưới thảnh thơi Có chàng rắn nọ nằm chơi, lành hiền Nghe chim hót, rắn mê liền Đôi bên kết bạn ngày thêm mặn nồng. Hồi xưa loài vật nói chung Trời sinh một mắt để dùng mà thôi. Một hôm bướm ghé qua chơi Báo tin đám cưới sẽ mời chim đi, Mong rằng tiếng hót họa mi Giúp cho đôi cánh bướm kia nhịp nhàng Múa may uyển chuyển dịu dàng Thêm phần khởi sắc cho bàn tiệc hoa. Chim mừng, nhưng lại lo xa Sợ rằng tiệc cưới người ta chê mình Lông không đẹp, dáng chẳng xinh So cùng anh bướm đa tình lẳng lơ. Thở dài than ngắn hàng giờ Chim bay tìm rắn, trông chờ ý hay. Rắn khuyên: “Yên chí! Đi ngay! Giọng anh quyến rũ đắm say tuyệt vời Bà con mê mẩn mất rồi Không còn để ý đến người anh đâu!” Cúi đầu ngẫm nghĩ hồi lâu Mơ màng chim nói: “Tôi cầu có thêm Một con mắt đẹp dịu hiền Thành hai con mắt thêm duyên mặn mà Bà con chú ý thêm ra, Anh cho mượn mắt thật là quý thay Mượn đi ăn cưới một ngày Anh nằm quanh gốc cây này nghỉ ngơi Tiệc xong trả lại anh rồi Mình thân nhau quá! Giúp tôi! Bạn hiền!” Thoạt tiên rắn chẳng chịu liền Họa mi nài nỉ, van xin đủ điều Rắn ta cảm động xuôi chiều Hứa cho mượn mắt vì xiêu lòng rồi! Đến ngày tiệc cưới đẹp trời Mượn thêm một mắt, nhìn đời đẹp thêm Chim vui, chải chuốt làm duyên Điểm trang óng mượt xong liền bay đi. Rắn nằm ẩn gốc cây kia Mắt mù tăm tối nên chi rụt rè. Tiệc tùng đám cưới thỏa thê Khách vui cùng bướm, không hề hỏi chim Đến khi chim được mời lên Trổ tài ca hát êm đềm du dương Mọi người thán phục giọng vàng Cùng nhau xúm lại rộn ràng ngợi khen, Khen thêm lông đẹp như tiên Khen đôi mắt lạ, dịu hiền như nhung. Lời qua tiếng lại tưng bừng Chim nghe ca tụng vui mừng, ba hoa: “Trời sinh tôi khác người ta Mắt nguyên một cặp thật là mộng mơ, Giọng thời quyến rũ vang đưa Giúp cho thiên hạ được nhờ biết bao Rắn mù kia dưới gốc đào Chán đời. Muốn chết. Nghe vào mê ngay Tôi an ủi rắn hàng ngày Giải sầu bằng giọng hót hay giúp người Lại bay đi khắp mọi nơi Kiếm về lương thực giúp hoài cho ăn!” Chim nói khoác, khách phục lăn Khen lòng hào phóng, khen tâm nhân từ. Tiệc tàn. Theo cánh gió đưa Chim ôm danh vọng say sưa bay về, Rắn nằm cuộn dưới trăng thề Mù lòa, sợ hãi, yên bề ngủ đây Chim không đánh thức rắn ngay Nghĩ mai trả lại mắt này được thôi! Chim bay lên tổ nằm chơi Suy tư trằn trọc rối bời tâm can: “Ta giờ danh vọng vẻ vang Có đôi mắt đẹp, giọng vàng, từ tâm Mọi người thán phục vô ngần Ngày mai trả mắt lỡ làng tiếng tăm, Rắn kia dưới gốc cây nằm Chỉ bò quanh quẩn có cần mắt đâu!” Thế là tội lỗi hố sâu Kéo chim phản bạn lao đầu xuống đây, Họa mi dời tổ đi ngay Đêm khuya lén lút khẽ bay xa rừng. Rắn mù tội nghiệp vô cùng Bò quanh dò dẫm truy lùng họa mi Nghe chim hót, vội bò đi Muốn đòi cho được mắt về mới thôi Tiếc thay thấy rắn tới nơi Chim kia bay trốn mất rồi còn chi. Một đêm chim ngủ say mê Giật mình tỉnh giấc thấy kề cạnh bên Lắc lư đầu rắn như điên Chim ta sợ hãi la lên kinh hoàng Bay đi trốn vội trốn vàng, Kể từ đêm đó hoang mang trong lòng Chẳng còn say ngủ giấc nồng Chẳng còn yên tĩnh tâm hồn như xưa. Những mùa lạnh lẽo gió mưa Rắn thường sợ lạnh chẳng ưa ra ngoài Chim yên, ngủ một giấc dài, Nhưng mùa Xuân đến đất trời ấm êm Chim đành bay hót liên miên Xua cơn buồn ngủ, suốt đêm canh chừng. Đêm Xuân rừng núi chập chùng Họa mi tấu khúc vang lừng vui tươi Tiếng chim bay bổng tuyệt vời Như mang hạnh phúc cho người trần gian, Buồn thay hạnh phúc chóng tàn Mong manh sương khói vì mang nỗi niềm Thoáng vương hối hận, ưu phiền: “Lòng tham nổi dậy, tâm hiền mất đi!”. Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Họa Mi Ơi Thôi Đừng Lảnh LótTác giả: Diệp Minh Tuyền
Họa mi ơi, thôi đừng lảnh lót
Cho buồn lòng ta lúc chia tay
Em đi mãi biết bao giờ trở lại
Sao chẳng mang tiếng chim hót
theo cùng Họa mi ơi,
thôi đừng lảnh lót Hót làm chi
nào có ai nghe Chỉ còn ta,
người tình đã khuất
Người đi rồi tim ta tắt tiếng theo.
DMT 8/1995
Hoạ Mi Và SáoTác giả: Tôn Nữ Thu Thủy
Trong khu vườn mùa xuân Hoạ mi cất tiếng hót Êm dịu và trong ngần.
Nghiêng đầu trên cành cây Hoạ mi nói cùng sáo: – Có gì đâu bạn ơi; Bạn nói giọng của ban Tôi hót tiếng của tôi Chúng mình cùng đón nhận Sự khác biệt giữa đời…
Những Chú Họa Mi Ẩn Trong Lá Thì ThầmTác giả: Mr.Smile
Nỗi Niềm Chim Họa MiTác giả: TamMuội
Nỗi Niềm Chim Họa Mi
September 30, 2023 Tam Muội
Chim Hót Mừng XuânTác giả: VUHUNGVIET & P.NAM
CHIM HÓT MỪNG XUÂN Xuân về ÉN lượn ngắm hoa tươi NHẠN liệng tầng không quyện đất trời SÁO hót ngân nga trao nghĩa bạn KHỨƠU kêu ríu rít chúc tình người Ra CÔNG ý tứ mời em dạo San SẺ thơ văn đón khách chơi HẠC tất dâng lên mừng đất nước HOẠ MI chúc tết khắp muôn nơi… PNam
CHIM HÓT MỪNG XUÂN Cánh Én chào xuân sắc thắm tươi. HỌA MI múa hót tiếng vang trời. KHỨU đang vổ cánh vui bè bạn. SÁO lại vờn bay giỡn với người. Chú HẠC rỉa lông nhìn khách dạo. Cô CÔNG đưa mắt ngắm em chơi. CHÍCH CHÒE chao luyện tìm phương hướng. Chim NHẠN lạc bầy kiếm khắp nơi. VH.
Hát Lên TìnhNỗi Niềm Chim Hoạ Mi
Tác giả: Mr.Smile
September 30, 2023 Tam Muội
Khu Vườn Buổi SớmTác giả: Nguyễn Mai Kiều Anh
Mình Ơi !Tác giả: Mi Pha
Sông tương chảy xiết đêm ngày Giang đầu ai đợi mưa bay ngõ buồn Bóng hồng lất phất mưa tuông Lầu cao ai xót ai thương vô cùng …. Bao chàng ngốc nghếch mông lung Thương thầm nhớ trộm ngại ngùng …mình ơi ! Họa mi lãnh lót vang trời Rừng cây thin thít ,mây trời phiêu diêu …. Đêm về chấp mộng mơ chiều Vườn hoa khoe sắc tiếng tiêu ngập lòng Nhiễu nhương cũng tại tơ mong Bể dâu xin đổi tiếng lòng … Mình ơi !
Mưa XuânTác giả: Kim Thư
Mùng 1 tết Ất Mùi 2023.
Trong Phố Nghe Chim HótTác giả: Xuân Hoài
19-10-97
Các Giống Chim Bồ Câu Cảnh (Kiểng) Phổ Biến
Như quý vị đã biết, trên thị trường Bồ câu thế giới hiện nay đã có hơn 10 ngàn nòi Bồ câu khác nhau, tất nhiên mỗi nòi đều có một dáng vẻ khác nhau. Điều này đã gây cho giới thích nuôi chim Bồ câu hồ hởi, vì nhu cầu của mỗi người rồi đây sẽ được đáp ứng đầy đủ.
Thế nhưng, do sở thích của mỗi người có khác nhau nên không phải tất cả các giống Bồ câu đều được mọi người ưa chuộng.
Thường thì đa số người nuôi Bồ câu đều thích loại chim lớn con (Les grosses races) hoặc là giống nhỏ con (Miniature), còn Bồ câu có trọng lượng trung bình, trừ những giống quá đặc sắc, thì ít người chuộng nuôi.
Các giông Bồ câu lông xoắn ((Les cravatés) tức là Bồ câu có chùm lông ở đầu, ở cổ, ở gáy, ở bụng… như các giống Cravatés Francais, Cravatés Chinois, Cravatés Tunisie, và Cravaté Italien thường có thân mình nhỏ, như giống Bồ câu Satinette chẳng hạn cũng rất được mọi người Ưa chuộng.
Các giống Bồ câu thịt thừa (Pigeons Caronculés) như Bồ câu Antwerp, Ostava Bagdad, Syrian Bagdad hoặc Barb… cùng là giống lạ, trong đó có con rất to Grand Bagadais của Pháp, con trống nặng gần một kí, con Bagadais Allement cũng hơn 700g…
Giới nuôi Bồ câu kiểng của ta từ trước đến nay, thường thích nuôi những nòi Bồ câu sau đây :
– GIỐNG LỚN CON: Các nòi Bồ câu lớn con (trên 500g) người mình thường gọi chung một tên là “Bồ câu gà”, sự thực ra gọi như vậy không đúng, vì giống nào có tên riêng của giống ấy, chứ không phải hễ Bồ câu nào lớn con đều có tên là Bồ câu gà cả đâu.
Thật ra, trên thế giới cũng có giống Bồ câu gà (Les Pigons Poules), chỉ những Bồ câu có dáng dấp như con gà mái, đuôi chúng vểnh cao lên. Chẳng hạn như Bồ câu Gazzi của Ấn Độ, Bồ câu Florentin (miền trung Ý), Bồ câu Schietti của Pháp, Bồ câu Maltese của Ý…
– Bồ câu ROMAIN: Người mình gọi Bồ câu Romain là Bồ câu Ma Mã. Giống này được biết đến từ thuở xa xưa. Xuất xứ là của Ý, nhưng lại hạp thủy thổ ở nước Pháp. Đây là giống Bồ câu lớn con nhất và được nhiều người chơi chim cảnh chọn nuôi nhất, vì vậy giá nó thường cao.
Romain có chiếc đầu khá to, mỏ cũng to và hơi cong. Mắt chim lồi và lớn, mí mắt màu đỏ, con ngươi trắng như mắt cá, trên mỏ có hai rìa thịt nhỏ.
Cổ Bồ câu Romain ngắn nhưng to, ức trung bình, lưng rộng mình dài, cánh có lông dày và dài đến 70 phân hai chót cánh gác lên đuôi nhưng không chéo vào nhau. Tuy cánh dài nhưng giống Bồ câu này bay cao không được, vì vậy ổ chim thường đặt sát nền chuồng để chim dễ ra vô ổ. Romain có đuôi khá dài khoảng 20 phân và rộng 10 phân; đuôi cắt cao khỏi mặt đất khoảng 10 phân và có từ 12 đến 16 lông đại vũ.
Đôi chân Bồ câu Romain thấp nhưng mạnh giúp chim có thể đứng vững vàng. Chân màu đỏ, ngón dài, hai chân đứng thường giãn xa ra như cố chịu sức nặng của thân mình trì xuống.
Nói đến màu lông thì Bồ câu Romain có đến 8 màu:
– Romain lông biếc được ưa chuộng nhất. Giống này lớn con nhất.
– Romain lông biếc lợt, có sọc đen.
– Romain lông vàng lợt như da nai.
– Romain màu hung như lông sư tử, trừ cánh và đuôi có màu nâu bánh mật.
– Romain lông đỏ tươi.
– Romain lông xám đốm đen, trắng đốm đen.
– Romain lông màu đen huyền, có ánh sắc kim loại xanh.
– Romain lông màu trắng tinh.
Bồ câu Romain mỗi năm chi đẻ được 6 lứa. Do thân chim khá nặng (Bồ câu trống nặng 1,3 kí) nên chúng rất nặng nề và vụng về trong việc ấp trứng. Chúng thường đạp bể trứng và giẩm chết chim con, vì vậy cần phải nhờ chim vú ấp và nuôi con hộ.
– Bồ câu FLORENTIN: Bồ câu Florentin xuất xứ từ miền trung nước Ý (vùng Florence), nó thuộc giống Pigeon Poule vì đuôi ghếch cao 45 độ như đuôi gà mái. Cổ và thân mình chim thường là lông trắng, nhưng đầu và đuôi thì có nhiều màu khác nhau trông rất mạnh mẽ và hấp dẫn.
– Bồ câu MONTAUBAN: Montauban thân mình nhỏ và ngắn hơn chim Romain một chút, nhưng sức nặng cũng làm vừa ý đa số giới nuôi kiểng: 900g.
Giống Montauban trông rất quí phái, sau gáy của nó có chùm lông hình con sò dựng lên như chiếc mũ của một vị công nương khuê các nào đó.
Bồ câu Montauban có bốn sắc lông: trắng, đỏ, đen và bông. Hễ là chim trắng thì bộ lông tuyền trắng, hễ là chim đỏ thì toàn bộ lông đều đỏ. Chỉ trừ chim bông thì màu sắc lộn xộn, trông không được bắt mắt nên ít ai nuôi.
Thân hình Montauban rất đẹp, ức nở vai rộng, phần thân dài nhưng đuôi ngắn hơn Romain nên trông có vẻ tròn trịa hơn. Do lớn con nên ấp trứng rất dở, cũng thường đạp bể trứng và giẫm chết chim con như giống Romain vậy. Vì vậy nuôi Montauban phải có chim kèm làm vú.
– Bồ Câu – Gà POULE MALTAIS: Bồ câu Poule Maltais chưa rõ xuất xứ tại đâu, nhưng theo chúng tôi có thể nguồn gốc của nó ở hải đảo Malta thuộc Địa Trung Hải. Giống Bồ câu này thân mình to và nặng nên bay dở, nhưng lại nổi tiếng đẻ sai và nuôi con giỏi.
Poule Maltais được nuôi nhiều nhất ở Áo và Đức, người ta dùng làm chim kiểng và cả chim thịt nữa. Nuôi làm kiểng vì chúng vừa lớn con, vừa trông giống như con gà mái ở bộ phận đuôi, khi đi thì cổ ưỡn về phía sau, đều lắc lư như cách đi của gà mái vậy. Mặt khác, Bồ câu này cũng có nhiều màu lông rất đẹp như trắng, vàng, đen và bông.
Do Poule Maltais bay dở, và chim con lai biết tập bay sớm nên người nuôi chim được chỉ dẫn là nên đặt ổ đẻ sát nền chuồng, như vậy chim con sẽ không bị chết.
– BỒ câu KING: Bồ câu King có xuất xứ tại Mỹ, được lai tạo từ năm 1890 và xuất hiện tại nước ta khoảng nửa thế kỷ nay. Tại nước ta giống này được nuôi làm chim kiểng do lớn con (nặng khoảng 800g), có ba màu lông là trắng tuyền, vàng tuyền, và màu lông hung đỏ. Giống King vàng được nhiều người ưa chuộng hơn là giống trắng, nhưng chim có bộ lông hung đỏ thì giá thấp hơn.
Hình dáng Bồ câu King thường dễ lầm lẫn với Bồ câu Mondain vì nó to lớn, ngực nở, vai rộng, có điều ngắn đòn hơn Mondain một chút.
Bồ câu King (người Hoa gọi là Bồ câu Thính) sinh sản tốt, đẻ sai nuôi con giỏi, nên lúc nào cũng được nhiều người chọn nuôi.
Bồ câu King có Khaking, Utilitiking Silver King, Auto sexing King, King trắng King đen, King vàng.
– Bồ câu FRENCH MONDAIN: Giống này có xuất xứ tại Pháp và đã có mặt hàng thế kỷ nay, sau đó du nhập vào Hoa Kỳ rồi nhiều nước khác. Bồ câu French Mondain ở Pháp có hai loại: một loại không lông chân và một loại có lông chân. Giống ở Mỹ thì không lông chân.
Được biết, Bồ câu French Mondain được lai giống từ những giống Bồ câu Gros Mondain, Montau ban, Mondain de Bourgoyne, Mondain Picard, và giống Mondain Conte.
Đây là giống chim kiểng lớn con được phổ biến tại Mỹ, Pháp và nhiều quốc gia khác hiện nay.
Bồ câu French Mondain có bộ lông sát và cứng, thân mình thấp, ức rộng, vai nở trông như một khối thịt chắc nịch. Trọng lượng của chim khoảng một kí lô, chim mái nhẹ hơn một chút. Giống Bồ câu này có nhiều màu lông như: trắng, xanh, vàng, đỏ, nâu, bạc.
Tại nhiều quốc gia, người ta biết đến French Mondain phổ biến như giống King và hiện nay giống chim này được bảo trợ bởi Hiệp hội giống chim Mondain quốc gia Pháp (The national French Mondain Association).
– Bồ câu POLISH LYNS: Bồ câu Polish Lyns xuất xứ từ Ba Lan. Ở Đức nó có tên là Polnische Luchstaube, ở Pháp nó lại có tên là Le Lynx de Pologne. Nhiều người tin rằng nó được phối giống từ giống chim đồng Balan lớn con, giống có màu xanh với vệt trắng, và giống Pouter có đầu và lông cánh trắng hiện nay còn tồn tại.
Đây là giống chim lớn con, nặng khoảng hơn 600g thường được nuôi làm kiểng và lấy thịt. Chim có đầu trơn, chân thấp và không lông. Polish Lyns đã du nhập vào Mỹ gần một thế kỷ nay, nhưng hình như ở đây nó ít được ưa chuộng, vì trong các cuộc trưng bày thường vắng mặt nó.
– Bồ câu HUNGARIAN: Bồ câu Hungarian có xuất xứ từ nước Áo, và mới được phát triển khoảng năm 1850. Nhiều người cho rằng giống Bồ câu này được phối giống bởi Bồ câu Florentine, Nurem berg Swallow, và giống Turkish của Ấn Độ.
Hungarian được nuôi làm Bồ câu kiểng tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác, được coi là “thành viên” của nhóm “Hen Pigeon”, có đôi chân cao, và đuôi cũng được cắt lên cao. Đầu trơn và đôi chân không lông.
Quan hệ giữa Hungarian với Bồ câu Florentine rất dễ nhận biết, bộ lông cũng nhiều màu như đen, xanh với các vệt đen, trắng, đỏ, vàng và bạc.
Được biết trọng lượng chuẩn của Câu lạc bộ Bồ câu giống Hungraian Hoa Kỳ (The United Hungarian Pigeon Club) là :
– Hungarian trống lớn: nặng khoảng 780g, tương đương với 28 ounces.
– Hungarian mái đẻ: nặng khoảng hơn 700g, tương đương 26 ounces.
– Hungrian trống tơ: nặng khoảng hơn 700g, tương đương 26 ounces.
– Hungarian mái tơ: nặng khoảng 650g, tương đương với 24 ounces.
Được biết một ouncews bằng 28,35g.
Bồ câu Hungarian được nhập vào Hoa Kỳ khoảng năm 1890, nhưng được phổ biến rộng vì được nhiều người chọn nuôi.
– Bồ câu DUCHESS: Hiện nay chưa có 1 tài liệu nào xác định giống Bồ câu Duchess có xuất xứ từ đâu. Chỉ biết đầu năm 1870, các nhà điểu học Mỹ đặt cho một giống Mondain Âu châu với cái tên Duchess này. Hình dáng Bồ câu Duchess trông gần giống Bồ câu Romgnol của Ý Đại Lợi. Giống này lông trắng giống như Mondain.
Theo một tài liệu được viết từ năm 1898, thì cho rằng giống Bồ câu này từ Đức hoặc Hà Lan đến Hoa Kỳ, và có những tên Dutchies, rồi Dutchesse, rồi Duchesse, và cái tên này giữ mãi đến ngày nay.
Vào khoảng năm 1900, người ta dùng Bồ câu Duchess phối giống chéo với giống Dragoons, Hom-ers và Runts để tạo ra các dòng chim con mới. Và hình như White King cũng lai từ Bồ câu Duchess này.
Duchess được coi là thuộc loài Mondaine, trông có vẻ to lớn, nhưng thực ra chỉ nặng khoảng 600g thôi. Bồ câu Duchess tính khí dịu dàng, đầu không chóp, tức đầu trơn chân có chùm lông rộng và nặng nề. Trước đây giống này cũng có nhiều màu, nhưng hiện nay chỉ còn giống lông trắng.
Ngày nay Bồ câu Duchess thuộc loại Bồ câu hiếm quí, do có bộ lông chân xòe ra quá đẹp và lạ nên giá bán của Duchess khá cao, nó là nguồn lợi lớn trong thương mại.
– Bồ câu OSTRAVA BAGDAD: Giống chim này có xuất xứ từ Tiệp Khắc (Czechoslovakia), đúng ra là xuất phát tại thành phố Ostrava, bang Moravia của Tiệp Khắc. Có người cho rằng nó là tổ tiên cùa các giống chim Nuremberg, French Bagdad, English Carrier, Dragoon, Coburg Lark và Frilleđ Owl.
Được biết tại Cộng hòa Czech Bồ câu này có tên là Ostravska Bagdate, và ở Pháp nó có tên là Le Bagadais Tcheque.
Bồ câu Ostrava Bagdad là giống chim kiểng có thân hình cao ráo, lông đuôi cứng cáp, đôi cánh mạnh mẽ. Thế nhưng cần cổ lại mảnh khảng, thon thả và có đường cong, có đường diền xếp nếp dài theo cổ. Mắt nó lanh lợi và phần mỏ trên có yếm thịt. Bồ câu Ostrava Bagdad có đầu phẳng, trán lỏm, mỏ cong làm cho nó trông rất lạ.
Đây là giống Bồ câu lớn, chim trông có trọng lượng trung bình 650g, và chim mái có trọng lượng khoảng 600g. Chim có nhiều sắc lông như trắng, đỏ, vàng, đen, hoặc màu xanh với những vết đen, màu trắng với những vệt đỏ và vàng, cánh và đuôi màu trắng…
Đây là giống chim kiểng được coi là… lạ đời, và mới được nuôi tại Mỹ khoảng nửa thế kỷ nay thôi.
– BỒ CÂU GIỐNG NHỎ: Với Bồ câu kiểng có thân hình nhỏ có trọng lượng dưới 500g cũng được đa số người thích nuôi Bồ câu kiểng chọn nuôi.
Thường thì Bồ câu nhỏ con có hình dáng thanh thoát, đẹp nhẹ nhàng. Hơn nữa, đa số chúng có “trang trí” một vài thứ gì đó trên mình nên tạo sự hấp dẫn cho người nuôi hơn. Chúng tôi xin đơn cử độ mươi giống nhỏ này đến quí tộc giả:
– Bồ câu THE ORIENTAL FRILL: Sự lai tạo giống Bồ câu này do người Hy Lạp và người Anh thực hiện và nhờ đó mà nó được hoàn hảo hơn. Bồ câu Oriental Frill có kích thước nhỏ, được giới chơi chim đánh giá là Bồ câu duyên dáng và có tính thân thiện. Đôi chân chúng ngắn có lông, khi đứng trông như đang… ngồi xổm vậy. Đối với những chim có lông đầu màu sáng thì mắt chúng có màu cam, còn những chim có lông đầu màu tối thì mắt chúng sẽ là màu trắng.
Bồ câu Oriental Frill có những màu sắc đặc biệt khác nhau, nhưng bộ lông có những đường viền rất đẹp.
Giống Bồ câu này mỏ ngắn rất khó cho ăn, đối với chim con còn non ngày tuổi nên chăm sóc cẩn thận mới sống được.
– Bồ câu THE OLD DUTCH OWL: Có xuất xứ từ Netherlands là giống Bồ câu có kích thước trung bình. Trên đầu Bồ câu này có chỗ bề ngang lớn nhất là phía trước mắt nó. Ngực chim được bảo vệ bằng lớp lông dài và có những đường viền rất đẹp.
Bồ câu The Old Dutch Owl có đôi mắt màu đen vừa to vừa tròn tạo cho chim nét sống động. Giống này cùng được giới chơi chim chọn nuôi.
– Bồ câu JACOBIN: Giống Bồ câu kiểng Jacobin đã có từ lâu đời, cho nên hiện nay không ai dò tìm được xuất xứ của nó từ đâu. Nhiều nhà điểu học cho rằng xuất xứ của Jacobin là Ấn Độ. Nhưng cũng có người cho rằng Bồ câu xuất xứ từ quần đảo Cyprus, vì nơi này có giống Bồ câu Cyprus có hình dáng gần giống với Jacobin.
Trước đây tổ tiên Bồ câu Jacobin vừa nhỏ con, vừa có bộ lông bó sát với chỉ một nhúm lông xù nên nó có thể nhìn ra mọi hướng. Sau đó nhiều nhà tạo giống đã nỗ lực tạo ra lông trang trí thì thân mình của chúng được to ra và bộ lông bó sát trước kia nay đã biến mất.
Người ta chuộng nuôi Jacobin vì nó có bộ lông đẹp và lạ. Cả thân mình chim xù lên bởi nhiều lớp lông xoắn trông rất ngộ nghĩnh. Lông đầu của chim xòe ra chẳng khác gì một đóa hoa hồng. Chiếc đầu của chim hoàn toàn bị che khuất đến nỗi hình như nó không thấy gì khi ăn uống.
Trong suốt mùa động dục, người nuôi phải cắt tỉa bớt bộ lông để Jacobin trong gặp trở ngại trong việc sinh con. Đây là giống chim kiểng có kích thước trung bình, nặng dưới 500g, chim trống thường lớn hơn chim mái.
Phải công nhận rằng bộ lông trang trí ở đầu và cô Jacobin đã tạo nên vẽ đặc biệt về hình dáng bên ngoài của chim. Đôi măt của nó như hai hòn ngọc…
Màu sắc của Bồ câu Jacobin rất đa dạng: màu đen, màu xanh với các vệt đen, màu đỏ, vàng, bạc và có vằn như da cọp. Phần lông ở hoa hồng gồm có màu đỏ và vàng, cùng với màu trắng.
Được biết Bồ câu Jacobin được trưng bày vào đầu năm 1873, và từ đó đến nay, Jacobin đến đâu cũng được giới hâm mộ thích thú chọn nuôi, và giống này bao giờ cũng được “bán với giá cao. Theo thời giá tại nước mình, với một cặp Jacobin trưởng thành khoảng trên dưới mười triệu!
– Bồ câu CHINESE OWL: Đây không phải là Bồ câu có xuất xứ từ Trung Quốc, mà là của nhiều quốc gia khác nhau. Hiện nay có nhiều giống như White Chinese Owl, như Lavender Chinese Owl, Blue Checkered Chinese Owl, Black Tail Marked Chinese Owl, Bleu Barred Chinese Owl, hoặc Red Schield Marked Chinese Owl… Tất cả các giống thuộc loại này đều mang trên mình bộ lông nổi bật nhất, mỗi con mỗi vẻ khác nhau.
Giống Chinese Owl còn gọi là chim mỏ Cú, vì mỏ chúng vừa ngắn vừa khoằm khoằm như mỏ chim cú, có xuất xứ từ Châu Phi với kích thước trung bình. Hiện nay giống Bồ câu này được nuôi rất nhiều ở Đức, nơi có kỹ thuật nuôi dưỡng rất hoàn hảo.
Đây là Bồ câu kiểng nhỏ rất đẹp nên ai cùng thích nuôi.
– Bồ câu BRUNNER POUTER: Giống Bồ câu kiểng Brunner Pouter có xuất xứ từ Bohemia, Prague. Được biết sau đó từ đây chim được nuôi tới vùng Moravia, rồi tới Vienne và các nơi khác. Nhưng theo nhà điểu học Schachtzabel (1910) thì cho rằng giống này xuất xứ tại nước Áo.
Được biết, giống Brunner Pouter ở Cộng hòa Czech có tên là Brnensky Volac, ở Đức lại có tên là Brunner Kropfer và ở Pháp nó mang tên là Brulant Brunner.
Đây là giống chim đẹp nuôi để làm kiểng. Bồ câu này có hai giống được gọi là phiên bản, đó là giống Bohemian của nước Anh, và giống Lille hay Pigmy Pouter của Pháp.
Bồ câu Brunner Pouter có thân mình nhỏ, chỉ cân nặng khoảng dưới 300g, đầu không có lông trang trí và chân cũng không lông. Nhìn chung, có thể nói đây là giống Bồ câu kiểng nhỏ được thừa hưởng từ giống Columbia Livia (Wild Rock) về kiểu dáng.
Trước đây giống Bồ câu này ít sắc lông, nhưng ngày nay nó được lai tạo nên bộ lông rất đa dạng: trắng, đen, đỏ, vàng và nhiều màu đẹp khác nữa.
Bồ câu kiểng Brunner Pouter đang được nhân giống rộng rãi tại Hoa Kỳ, và tính hấp dẫn của chim sẽ còn được nhiều nước hâm mộ chọn nuôi.
– Bồ câu THE GERMAN SHIELD OWL: Giống Bồ câu kiểng này có nguồn gốc từ châu Á, nhưng sau được lai giống tại Đức rồi lan ra nhiều nước khác, và đến đâu cũng được chọn nuôi. Chúng có hình dáng tương tự như The African Owl vậy.
Bồ câu The German Schield Owl là loại Bồ câu trắng mình tròn, chân thấp, cánh có màu như nâu, đen hay xanh… đầu có chóp và lông xoắn từ sau gáy xuống tận vai. Cũng có giống lông xoắn từ hàm dưới xuống tận ức trông rất quí phái. Đây là giống Bồ câu kiểng nhỏ con tuyệt đẹp.
– Bồ câu ITALIAN OWL: Bồ câu này có xuất xứ tại Ý, trông rất khỏe mạnh với đôi chân cao nghêu, và khi đi thì đi trên những ngón chân như cách đi của chim Đà Điểu. Loại Bồ câu này nhỏ con, trung bình nặng khoảng 300g, cổ cao trung bình, và chim có biệt tài quay ra phía sau một cách tài tình.
– Bồ câu STARGARD SHAKER: Xuất xứ của giống chim Bồ câu này là Pomeriana và vùng chung quanh thành phố Stargard. Đây là giống Bồ câu kiểng xuất hiện lâu đời, có thể trên 300 năm nay.
Ở Pháp Stargard Shaker có tên là Haut Volant de Stargard, ở Đức nó có tên là Stargarder Zitterhals, nó còn được đặt cho một cái tên mỹ miều khác là Bồ câu Sman Neck tức là Bồ câu có cái cổ như chim Thiên nga. Thật ra, từ lâu nhiều người đã cố tìm hiểu xem từ những giống chim nào phối giống ra được giống Stargard Shaker này.
Giống Bồ câu này nuôi con rất giỏi, cổ dài và cong cánh ôm sát đuôi, trọng lượng trung bình khoảng 300g.
Bồ câu Stargard Shaker có màu lông đa dạng như đỏ, vàng, trắng, xanh vệt. Nhưng các màu lông đỏ và vàng của giống này được phổ biến nhất. Nó còn có các màu như hoa râm, trắng đen, và màu vằn vện như da cọp thì rất hiếm thấy.
Đây là giống Bồ câu kiểng nhỏ rất được chuộng nuôi, nhưng số lượng khá hiếm hoi.
– Bồ câu SPANISH BARE: Giống này còn có tên là Naked Neck Pigeon, có xuất xứ từ quần đảo Ibérian.
Do ở Tây Ban Nha nó có cái tên là Pigeon of Barbary (Peloma de Berberia) cho nên có người đưa giả thuyết cho rằng giống Spanish Bare này được mang tới quần đảo Iberian bởi cuộc chinh phục của người Ả Rập trong thời kỳ thống trị của họ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 15 (?).
Bồ câu Spanish Bare bay rất giỏi, đôi cánh của chim gần như lúc nào cũng nằm sát trên đuôi, đầu trơn và đôi chân không có lông, đặc biệt là phần cổ trụi lông như cổ gà nòi. Số lông trắng nằm ở ngực tạo thành bộ lông ngực đầy hấp dẫn như một vòng hoa xung quanh cổ. Nói chung màu lông của Spanish Bare chủ yếu là màu đỏ, vàng và lông đuôi màu trắng. Đây là giống Bồ câu kiểng nhỏ con, trung bình chỉ nặng khoảng 250g mà thôi.
Hiện nay, Spanish Bare chỉ có hai sắc lông là đỏ và vàng là nhiều, còn những sắc lông khác gần như không thấy. Chỗ da cổ trần trụi ở cổ chim sẽ trở nên màu đỏ khi gặp ánh nắng mặt trời. Mắt của chim như ngọc trai, và vùng thịt quanh mắt ửng lên màu xanh đỏ. Còn lớp thịt quanh mũi thì lại trắng như bột.
Nhiều nhà điểu học lo ngại ằng Bồ câu Spanish Bare càng ngày càng hiếm nên có khá năng bị tuyệt chủng. Trong sự phối giống với chim khác thì thế hệ đầu tiên (F1) cái cổ khỏng có lông, trong khí đó cổ họng và phần trán lại có một ít sự phát triển của lông, phủ lấy vùng có dạng hình nón, bắt đầu từ đáy chạy lên phía đầu.
– Bồ câu AMERICAN CREST: Giống Bồ câu này xuất xứ tại Mỹ. Đây là giống chim kiểng có kích thước trung bình trọng lượng dưới 500g. Nó có mào ở đỉnh đầu và có đôi chân sạch đẹp. Hình dáng Bồ câu American Crest giống như Bồ câu Bantam, nhưng nhỏ hơn. Sắc lông của giống này rất đa dạng: trắng, vàng, đỏ, hạnh đào và màu cát.
Đây là giống chim kiểng mới được lai tạo khoảng nửa thế kỷ nay bởi nhà điểu học H. Eric Buri của bang Ney Jersey.
– Bồ câu SATINETTE: Bồ câu Satinette là giống Bổ câu kiểng tuyệt đẹp, thuộc loại lông xoắn (cravaté), chân có lông dài sắc nổi bật, nên được nhiều người chuộng nuôi. Có cả thảy bốn giống là Laced Satinette, Black Laced Satinette, Blue Satinette và Brown chúng tôi là đen là xanh, là bạc là vàng, nhưng màu liing chỉ phơn phớt nên trông rất hấp dẫn…
Đây là giống chim kiểng nhỏ con, nhưng đẹp tuyệt, giá bán khá cao.
Tổng Hợp Những Cách Nuôi Chim Họa Mi Hót Sung Bạn Nên Biết
Những cách nuôi chim họa mi hót hay
– Lưu ý khi chọn giống
Với bất cứ vật nuôi nào cũng vậy, việc lựa chọn giống là điều đầu tiên cần quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, muốn sở hữu một chú chim họa mi đẹp, hót hay và nhiều bạn nên thực sự cẩn thận để chọn mua giống tốt. Những đặc điểm của cơ thể sau đây bạn có thể tham khảo để chọn giống chim họa mi thật sự tốt:
Những chú chim họa mi xà đầu (đầu rắn): Biểu hiện là nhìn ngang thấy mỏ trên, trán và đỉnh đầu tạo thành một đường thẳng, bạn chú ý đặc điểm này để lựa chọn giống tốt.
Lựa chọn chú chim sở hữu lông tơi, xốp và mềm min: Lông đầu mỏng và ôm sát da đầu, còn lông cánh mềm hơn.
Cẳng chân chim to, còn các vảy chân có viền thẫm, ngón ngắn và có hình dạng móng mèo.
Mắt chim họa mi không có giác mạc là lựa chọn tốt nhất, những chú chim có chấm đen ở đồng tử nhỏ hơn những con khác. Từ đồng tử lóe ra bốn tia mắt, bạn nên chọn những chú chim có tia càng to, rõ và càng dày lại càng tốt.
– Cách lựa chọn lồng chim
Việc mua lồng chim cũng khá quan trọng trong việc chăm sóc những chú chim của bạn. Cụ thể, lồng chim nên có khoảng 60 nan là hợp lý, đường kính đáy lồng nhỏ hơn hoặc bằng 40 phân. Về chất liệu nên ưu tiên chọn tre hoặc mây để làm lồng. Bạn nhớ nên vệ sinh lồng chim thường xuyên để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho chú chim nhà mình. Vì chim họa mi là loại động vật ưa khí hậu lạnh nên bạn không nhất thiết phải cho chúng phơi nắng nhiều, tuy nhiên cũng không được cho chúng ra quá nhiều gió nên tốt nhất tối đi ngủ bạn nên đậy kín áo lồng chim lại.
– Kết hợp nuôi thêm chim mái
Đây là một trong những cách nuôi chim họa mi căng lửa, bởi khi bạn kết hợp nuôi thêm một chim mái ở cách xa đó một chút (nên khuất mặt nhau), tiếng chim mái kêu sẽ kích thích chim trống hăng lên và mau dạn hơn rất nhiều. Thông thường, một chim mái có khả năng giúp khoảng 2-3 chú chim trống tăng lửa và hót hăng hơn rất nhiều.
– Chú ý về chế độ dinh dưỡng cho chim
Có thể bạn cũng biết, chim họa mi là loài chim ăn uống giản dị nhất trong các loài chim. Thức ăn của chúng chỉ cần đơn giản là trộn gạo với trứng, cào cào là được. Lượng thức ăn chúng bổ sung vào cơ thể cũng không nhiều, chỉ một thìa cà phê nhỏ mà thôi. Do vậy, cung cấp thức ăn cho chim cũng đơn giản, để chúng sung sức và hót nhiều mỗi ngày bạn nên cho chúng ăn mỗi ngày khoảng 20 – 30 con cào cào.
Thức ăn cho chim khá đơn giản, thế nhưng có một điều lưu ý, bạn không nên thay đổi thức ăn một cách quá đột ngột. Vì chim họa mi khá nhạy cảm với thức ăn lạ và rất dễ dị ứng, nôn mửa và suy nhược nhanh chóng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng và khả năng hót hay của chúng cũng bị giảm đi rất nhiều.
Cách nuôi chim họa mi hót hay, khỏe mạnh
Cách nuôi chim họa mi thay lông được các chuyên gia chia sẻ
– Lựa chọn thức ăn cho chim
Về thức ăn cho chim họa mi thông thường là cám trộn trứng hoặc ngô với trứng, chỉ cần cho chim ăn cám – lòng đỏ trứng gà theo tỷ lệ 3 – 4. Giai đoạn chim thay lông cần phải có sức khỏe tốt, nên lúc này bạn cần tăng cường mồi tươi cho chúng như châu chấu, dế một cách thường xuyên và đều đặn.
Lưu ý: Khi nuôi chim họa mi bạn nên tập cho chúng ăn mồi tươi vì đây là thức ăn giàu dinh dưỡng rất tốt cho chim. Một điều hết sức lưu ý, không nên cho chúng ăn sâu quy vì khi đó chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn, xấu.
– Về lồng trại cho chim họa mi
Lựa chọn lồng sao cho chim được sống yên tĩnh, thoáng mát và độ ẩm tốt. Về buổi tối đêm, chim được ngủ ở nơi tránh gió nên được phủ kín áo lồng. Vệ sinh lồng thường xuyên (khoảng 1 tuần trở lên) để tránh bị hôi, mất vệ sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của chim.
– Vệ sinh cho chim họa mi thay lông
Việc tắm cho chim họa mi hợp lý, đúng cách sẽ giúp chúng thay lông nhanh chóng hơn. Nên nếu có điều kiện, bạn nên cho chim tắm buổi chiều để tuột lông rất nhanh. Chim họa mi thường thay lông theo trình tự như sau: lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông sau cánh cuối cùng, sau mỗi một lần thay lông, chim sẽ nuôi lông măng ra hẳn rồi mới thay tiếp đợt mới.
Lưu ý chăm sóc khi chim họa mi thay lông để chúng phát triển tốt
Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp Các Bệnh Phổ Biến Ở Chân Họa Mi trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!