Xu Hướng 6/2023 # Tổ Yến Nhập Khẩu Đang Chiếm Lĩnh Thị Trường # Top 12 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tổ Yến Nhập Khẩu Đang Chiếm Lĩnh Thị Trường # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Tổ Yến Nhập Khẩu Đang Chiếm Lĩnh Thị Trường được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những người nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh đang đau đầu vì sản phẩm của mình phải cạnh tranh với tổ yến nhập khẩu. Hiện chưa có đánh giá cụ thể nào về tỷ lệ tổ yến nhập khẩu đang được bày bán trên thị trường nhưng điều nhìn thấy rõ nhất là giá tổ yến trong nước đã giảm gần 50%.

80% LÀ TỔ YẾN NHẬP KHẨU?

Để có lời giải cho tình trạng này, chúng tôi đã tìm về ông Trần Văn Thiết, nhiều người gọi thân mật là ông Mười Thiết (Khương Ninh, Long Bình, Gò Công Tây) là một trong những người đầu tiên gây nuôi chim yến và hiện có quy mô nuôi đứng nhất, nhì của tỉnh hiện nay. Trang trại nuôi chim yến của ông hiện có gần 3 triệu con, với số lượng tổ yến được thu hoạch hàng năm trên 100 kg.

Ông Mười Thiết khẳng định tình trạng tổ yến nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia được bày bán trên thị trường đã diễn ra nhiều năm nay, với nhiều loại khác nhau. Chỉ có những người trong nghề mới có khả năng phân biệt đâu là tổ yến được nhập khẩu hay được nuôi trong nước.

Còn đối với người tiêu dùng, mua tổ yến rẻ hơn đồng nào thì đỡ đồng nấy. “Đúng ra hàng nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia có giá bán chênh lệch với hàng trong nước rất nhiều. Nhưng người bán đâu có nói, chỉ kê lên thấp hơn hàng trong nước vài phân là người mua đã thích rồi. Có trường hợp khách hàng về Gò Công mua tổ yến về sử dụng rồi sau đó phản ánh là mua lầm” – ông Mười Thiết cho biết.

Thật ra, hiện chưa có kết quả khảo sát cụ thể nào về tỷ lệ tổ yến nhập khẩu đang được bày bán trên thị trường, dù biết nó chiếm thị phần rất lớn. Nhưng thực tế có thể dễ dàng nhìn thấy là giá tổ yến trong nước đã giảm đi rất sâu, trong đó có áp lực cạnh tranh về giá từ hàng nhập khẩu. Bởi giá trung bình trên thị trường hiện nay đối với tổ yến thô cũng chỉ khoảng 20 triệu đồng/kg, riêng loại 1 cũng khoảng 25 triệu đồng/kg.

Ông Mười Thiết cho biết, thực tế từ cuối năm 2013 đến nay tổ yến đã 3 lần giảm giá, chứ vào cuối năm 2013 giá tổ yến loại 1 còn trên 30 triệu đồng mỗi kg. Còn khi chim yến mới xuất hiện trên địa bàn tỉnh, giá tổ yến có thể lên đến trên 50 triệu đồng/kg.

“Một số khách hàng nước ngoài đến Gò Công tìm hiểu, lấy tổ yến bỏ vào nước ngâm khoảng 15 phút đem ra tổ yến không tan ra; còn tổ yến khác thì sau một thời gian ngâm, tổ dễ vỡ ra, bời rời.

Đối với tổ yến Gò Công khi đưa vào mũi ngửi có mùi rất tanh, những ai mới làm sơ chế tổ yến chưa quen chịu không nổi. Chỉ có những người trong nghề nhìn tổ yến mới có thể biết được đâu là tổ yến trong nước do sợi nhuyễn, làm sơ chế xong vắt lại dính như keo, chứ không bời rời.

Tuy nhiên, tổ yến nhập khẩu còn đỡ hơn là hàng giả. Bởi tình trạng tổ yến giả cũng đã xuất hiện trên thị trường, nhất là ở thị trường tiêu thụ lớn như TP. Hồ Chí Minh” – ông Mười Thiết phân tích thêm.

Anh Quốc Nam, một trong những người nuôi và kinh doanh tổ yến ở TX. Gò Công cũng khẳng định với chúng tôi rằng, hiện tại tổ yến được lấy tại nhà nuôi ở Gò Công tối đa là 17 triệu đồng/kg, đã giảm gần 50% so với khi phong trào nuôi yến mới phát triển.

Thực tế là do số lượng tổ yến khai thác không nhiều trong khi nhu cầu tiêu dùng tổ yến ngày càng tăng cao nên việc nhập khẩu tổ yến cũng là điều đương nhiên. Bởi đối với những nhà nuôi chim yến trong nước, ít nhất 3 tháng mới lấy tổ một lần.

Còn đối với những nhà mới xây để nuôi, lượng tổ yến lấy được cũng rất ít, chỉ vài trăm gram trong khi nhu cầu tiêu thụ rất lớn, đòi hỏi phải nhập yến ngoại về. “Tổ yến Malaysia gần như chiếm khoảng 80% thị phần và được người tiêu dùng chấp nhận. Nhưng hiện nay thật sự rất khó phân biệt. Những người kinh doanh tổ yến chuyên nghiệp, đủ đội ngũ có kinh nghiệm cũng phải chấp nhận thực tế này.

Hiện tại tổ yến ở Gò Công được bán khắp nơi, nhưng thời gian tới các nơi đều có nuôi, nhu cầu tiêu thụ không còn cao nên khả năng giá giảm thêm là đương nhiên” – ông Quốc Nam cho biết.

ÁP LỰC TỪ NHỮNG NGÔI NHÀ NUÔI MỚI

Dẫu trên thị trường tiêu thụ hiện có những điều bất thường đang xảy ra nhưng những ngôi nhà nuôi chim yến vẫn cứ mọc lên. Theo tìm hiểu của chúng tôi, trên địa bàn TX. Gò Công bên cạnh người dân địa phương, cũng có nhiều nhà đầu tư từ TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương đến đầu tư xây dựng nhà để nuôi chim yến.

Thậm chí cũng có nhóm của Tập đoàn Việt Úc xuống đầu tư xây dựng mấy chục căn nhà nuôi chim yến. Nhiều người đã ví von rằng, thu hút đầu tư nhiều nhất ở vùng Gò Công, nhất là ở TX. Gò Công là đầu tư vào nhà nuôi chim yến. Điều này có lẽ không sai vì chỉ cách một thời gian ngắn đã có hàng loạt ngôi nhà nuôi chim yến mới được mọc lên.

Anh N.T.T, ở phường 1, TX. Gò Công nói rằng, tới đây người dân vẫn tiếp tục nuôi chim yến do tận dụng thiên nhiên ưu đãi. Khi xây dựng nhà mới nhiều người tận dụng 1, 2 tầng để nuôi chim yến nên cũng không phát sinh thêm nhiều chi phí đầu tư, bất kể khu vực nào ở vùng Gò Công hiện nay đều có thể nuôi.

Chứ đầu tư xây mới nhà nuôi yến riêng chắc không còn nhiều do hiệu quả mang lại không còn cao như trước. Trước đây có thể 5 năm thu hồi được vốn nhưng nay lên đến 10 năm. Bởi những ngôi nhà nuôi yến mới xây thường số lượng chim yến về lưu trú và làm tổ thưa thớt, do đặc thù chim yến sống theo bầy đàn, ít lưu trú ở những ngôi nhà mới.

Lãnh đạo Phòng Kinh tế TX. Gò Công tính toán cho chúng tôi biết rằng, mỗi căn nhà nuôi chim yến có vốn đầu tư ít nhất 1,5 tỷ đồng (thường trên 2 tỷ đồng/căn). Thống kê sơ bộ, ở TX. Gò Công hiện có gần 300 căn nhà nuôi chim yến, nên tổng vốn đầu tư cho nhà nuôi chim yến trên địa bàn thị xã cũng xấp xỉ 600 tỷ đồng.

Đây là con số không nhỏ. Nhưng vấn đề đáng bàn ở đây không phải là số vốn đầu tư đã thu hút được vào lĩnh vực này mà cái chính là ở hiệu quả đầu tư đạt được đến mức độ nào. Bởi theo tính toán sơ bộ hiện nay có đến 70% nhà nuôi chim yến ở Gò Công kém hiệu quả do nhiều nguyên nhân.

Còn theo thống kê gần đây của Sở NN&PTNT, trên địa bàn tỉnh hiện có 452 cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến, tập trung trên địa bàn TX. Gò Công, huyện Gò Công Tây, huyện Tân Phú Đông…

Khía cạnh cạnh tranh sản phẩm cũng đáng được bàn luận. Giả sử tất cả những ngôi nhà ở Gò Công có đông đúc chim yến, yếu tố cạnh tranh về giá bán sản phẩm cũng làm cho những nhà đầu tư khó tìm được hiệu quả cao.

Bằng chứng là các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Thái Lan có truyền thống nuôi chim yến, với số lượng tổ đã được thu hoạch hàng năm rất lớn và với giá bán cũng rất thấp. Số lượng tổ yến này đang dần chuyển vào tiêu thụ ở thị trường Việt Nam ngày càng nhiều.

Thực tế là giá tổ yến thương phẩm nhập ngoại từ các nước có truyền thống nuôi chim yến trên thị trường trong nước chỉ từ 16 – 17 triệu đồng/kg, trong khi tổ yến Gò Công hiện dao động cũng chỉ trên dưới 20 triệu đồng/kg.

Tất nhiên, tổ yến Gò Công được đánh giá là có chất lượng tốt hơn do điều kiện tự nhiên ưu đãi. Như vậy, những nhà đầu tư nuôi chim yến ở Việt Nam nói chung và ở Tiền Giang nói riêng thực sự đang đứng trước những bài toán khó.

Vườn Chim Việt Chuyên Nhập Khẩu Các Loại Động Vật

Công ty xuất nhập khẩu động vật Ngày nay, thú chơi chim gà cảnh ,thú cưng độc lạ đang ngày càng phát triển. Đặc biệt là những người có điều kiện về tài chính đã không tiếc tiền để săn lùng và tìm mua được cho mình con vật yêu thích để về nuôi cảnh hoặc biếu tặng.Tại Vườn Chim Việt hiện đang gây nuôi và phân phối các loài chim gà cảnh, thú cưng được nhập khẩu từ các nơi uy tín trên thế giới. Các loài lộng vật nhập khẩu tiêu biểu và đang được phân phối tại Vườn Chim Việt như:Vườn chim Việt cung cấp động vật nhập khẩu uy tín, giá cạnh tranh.Vườn Chim Việt là trang trại gây nuôi động vật nhập khẩu chim gà cảnh, thú cưng với quy mô lớn nhất tại nước ta. Vì vậy, nếu quý khách có nhu cầu chọn mua các loại chim gà cảnh, thú cưng trưởng thành hoặc con giống chất lượng cao thì hãy liên hệ với Vườn Chim Việt để được hưởng chính sách ưu đãi và giá thành tốt nhất. Mua động vật nhập khẩu chim gà cảnh, thú cưng ở đâu uy tín, chất lượng?

Bên cạnh đó, xu hướng nuôi thú cưng cũng được những người trẻ nhiệt tình hưởng ứng giống như một trào lưu mới trong xã hội bởi những lợi ích mà thú cưng mang lại. Ngoài ra, với sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch nhà vườn, du lịch sinh thái, các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này cũng thường xuyên tìm mua những động vật nhập khẩu đẹp để về trưng cảnh phục vụ nhu cầu của khách thăm quan. Năm bắt được nhu cầu của thị trường, với thâm niên nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực gây nuôi chim gà cảnh, thú cưng Vườn Chim Việt đã tăng cường hợp tác với các đối tác tại nhiều nước trên thế giới để nhập khẩu những loài động vật đẹp thích hợp để nuôi cảnh. Động vật nhập khẩu tại Vườn Chim Việt luôn đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và được cấp phép gây nuôi theo đúng quy định của nhà nước.Các loài động vật nhập khẩu đang được bán chạy tại Vườn Chim Việt

Các Loại Gia Cầm-Thủy Cầm:

Các Loại Thú Cưng

Thị Trường Chim Cảnh: Thật Giả Lẫn Lộn

Trong một lần trò chuyện với những cụ hưu trí, chúng tôi nghe các cụ thở dài: “Bây giờ cái gì người ta cũng ngụy tạo che đậy bằng lớp vỏ bên ngoài.

Giới trẻ hiện nay tóc đen nhuộm thành tóc hung, tóc vàng đã đành, nhưng chim thú cũng được phủ lên một lớp màu tinh tế, sắc sảo để thiên hạ bị… lừa thì quả là hết biết”.

Đằng sau cánh cửa “trại chim”

Trong vai một người buôn chim mới vào nghề, tôi cùng một bạn đồng nghiệp chạy dọc theo khu chợ trời ở Thuận Kiều (Q.5 – TPHCM). Đây là điểm thu gom chim lý tưởng cho các điểm kinh doanh chim cảnh ở TP. Sau đợt cúm gia cầm, chợ trời này hoạt động nhộn nhịp hẳn lên.

Thấy chúng tôi có vẻ “hai lúa” khi chọn từng loại chim, bà Tám Phượng, chủ một điểm bán chim cảnh có tiếng ở đường Lê Hồng Phong (Q.10), nói: “Chần chờ gì nữa, hốt đại đi rồi về tính tiếp, hơi đâu mà săm soi, chọn lựa”. Vậy là tất cả nhanh tay hốt đại không kể lớn bé, chủng loại… rồi cho hết vào chuồng lớn đậy lồng kỹ càng.

Anh Ngô Lê D., một người kinh doanh chim có hạng ở quận 4, hỏi chúng tôi: “Mới vào nghề hả? Làm cái nghề này phải chịu khó, công phu mới mau giàu. Đừng sợ lỗ, đi buôn phải biết liều”(!). Giới mua bán chim thường gọi anh D. là ông chủ “trại chim”. Mang tiếng “trại chim” chứ thật ra đó là nơi “xử lý” chim, một hoạt động khá âm thầm diễn ra sau góc khuất căn nhà thuộc cầu Kiệu (Q. Phú Nhuận). Có thể nói lượng chim thu gom về đây lên tới hàng ngàn con, bao gồm nhiều loại, như: khướu, chích chòe lửa, chích chòe than, hắc yến, họa mi, hoàng anh, ý nhi, hoàng yến… Anh D. cầm lấy lồng chim mới hốt về, lựa ra những con chim lanh lợi, được mắt. Những loại chim được xếp vào “hạng nhất” này thường sau khi được chăm sóc với một chế độ đặc biệt, mới được bay nhảy trong những chiếc lồng sặc sỡ. Tất cả chúng được nuôi từ một đến hai tháng, lúc này những chú chim săn bắt ở rừng trở nên dạn dĩ hơn. Để gột bỏ lớp cánh “phong trần” của lũ chim này, chúng sẽ qua một lớp nhuộm “ma-ki-dê” (maquiller – hóa trang).

Qua tìm hiểu, chúng tôi “học lỏm” được chút đỉnh nghề của họ để biến những loại chim từ rừng núi hoang dã thành những con chim mượt mà, sặc sỡ. Họ chỉ khéo léo cho một lớp thuốc nhuộm là xong ngay. Tưởng thuốc gì ghê gớm, ai dè đó chỉ là những thuốc nhuộm vải rẻ tiền. “Với những loại thú này thì thuốc nhuộm này mới thích hợp chứ mấy đứa thử với thuốc nhuộm tóc là xong đời đấy” – anh Tư, một anh chàng “ma-ki-dê”, giải thích. Quan sát quá trình pha chế, chúng tôi phát hiện họ bỏ vào lớp thuốc nhuộm một ít chất keo chống thấm nước. Chim là một loại rất thích tắm hằng ngày, nếu không nhờ chất keo chống thấm nước này những lớp thuốc nhuộm sẽ bay màu chỉ sau vài lần tắm.

Nâng “tuổi thọ” cho chim

Sau khi nhuộm, lớp chim này được bày bán ở cửa tiệm. Những con chim được “để mắt” đến sẽ có giá từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng/con (gồm hắc yến, chích chòe lửa, hoàng anh…), còn các chim loại hai như khướu, ý nhi… được bán với giá mềm hơn, từ 35.000 đồng đến 50.000 đồng/con.

Rời khỏi “trại chim” của anh D., chúng tôi tiếp tục hòa vào dòng người mua chim ở đường Lê Hồng Phong (Q.10), dọc Công viên Lê Thị Riêng. Đối tượng mua chim đa số là những người trung niên hoặc các cụ cao tuổi. Đối với họ, chọn cho mình một con giống tốt, hót hay thì dù “có mất bao nhiêu tiền cũng chịu vì đó là thú vui tao nhã không nên… cò kè tính toán”.

Đánh vào tâm lý đó, những ông chủ ở đây thường lừa khách hàng bằng trò… nâng “tuổi thọ” của chim. Chim thường trưởng thành qua 4 giai đoạn (chim lứa, chim chuyền, chim bội và chim thuộc). Qua giai đoạn này nó sẽ trở thành chim mùa (một mùa một năm), càng nhiều mùa chừng nào chim sẽ khôn chừng đó. Thường với những con chim cứng cựa, lâu năm, nhất là chim trống sẽ hót hay và bắt chước tiếng người rất sõi. Chim bội giá chỉ 45.000 đồng/con được “nâng cấp” thành chim thuộc (chim dạn dĩ, không sợ khi tiếp xúc với người) với giá 150.000 đồng đến 200.000 đồng/con. Hoặc với những con chỉ được một mùa chúng sẽ được nâng lên thành hai, ba mùa. Nếu để ý những con lâu năm sẽ thấy dưới chân chúng một lớp vẩy trắng có đường sóng, chân thường dẹt, còn những con chim chưa đến mùa thì chân thườngcó màu hồng đỏ, tròn trịa và chưa nổi vẩy.

Biến chim mái thành chim trống

Không như những giống, loài khác, chim trống được thiên nhiên ban cho nhiều ưu điểm mà chim mái không có. Một trong những ưu điểm đó là tiếng hót (gáy). Do đặc điểm này, chim trống thường được người mua chuộng hơn nên có giá khá cao. Ví dụ chích chòe lửa trống thì bán với giá 150.000 đồng trong khi chích chòe mái chỉ 50.000 đồng. Lợi dụng đặc điểm này, các ông chủ ở đây đã tìm cách biến đổi “giới tính” khiến nhiều người mua chim thường nhầm lẫn. Ví dụ chim yến phụng rất khó phân biệt trống mái vì hình dáng và màu sắc của chúng rất giống nhau, nhất là ở giai đoạn chim non, chưa trưởng thành. Khi chim đã qua 4 – 5 tháng tuổi, chúng sẽ có một lớp da như chất sáp nằm ở chung quanh mũi. Với con mái, lớp da này sẽ có màu trắng đục (những con già hơn sẽ chuyển sang màu xám đen). Ở con trống thì lớp da này sẽ có màu xanh đậm (những con có lông màu xanh dương, xanh đọt chuối), còn với những con có lông màu trắng, mắt đỏ hay vàng, thì lớp da này sẽ có màu hồng. Nắm chắc đặc điểm này, các ông chủ ở đây thường cho chim mái và chim trống vào cùng một lồng với thủ thuật đơn giản: Sơn một lớp màu xanh hoặc màu hồng lên lớp da trên mũi là xong. Khi đưa tay vào bắt, lũ chim này thường bay loạn xạ trong lồng, do đó khách thường không biết được sự “đánh tráo” này. Hoặc với chim chích chòe đất, con trống thường có đốm lông trắng ở trên đầu hoặc phía sau hậu môn có một chỏm lông màu trắng, còn chim mái thì chỉ một màu đen tuyền từ trên xuống. Để biến hóa, những tay “ma-ki-dê” sẽ phết lên một lớp sơn màu trắng trên đầu và phía sau đuôi, lúc này đố ai mà nhận ra!

Bác Nguyễn Minh Đức, một cán bộ hưu trí sành nuôi chim ở lô 2 cư xá Thanh Đa, hướng dẫn cách phân biệt chim trống, mái: “Đa số chim trống thường có màu sắc sặc sỡ, mình dài, thon, đầu to, ức lớn, mắt quắc sắc (nhìn dữ hơn con mái). Còn con mái lông ngắn hơn, màu không sặc sỡ bằng. Ví dụ chim hoàng anh, con mái có màu vàng hơi xanh, còn con trống có màu vàng đậm hơn. Chích chòe lửa trống lông dài và mướt còn chim mái lông ngắn, màu bạc, rất xấu. Hay chim ý nhi (còn gọi chim gáy) cườm ở cổ con trống dài hơn, trong khi cườm con mái ngắn và bầu bĩnh hơn. Rõ nhất là phân biệt nó qua tiếng hót. Chim họa mi trống hót rất hay trong khi chim mái chỉ kêu “xùy”, với con mái là khướu thì chỉ kêu “ro”.

Ông Phạm Viết Trung, một hội viên nuôi chim cảnh, đưa ra một cách phân biệt khác: “Không khó lắm khi quan sát chúng dưới ánh nắng mặt trời. Chim nhuộm có màu sắc sặc sỡ còn chim thiên nhiên có màu dịu hơn. Đặc biệt những con chim nhuộm lông rất thích tắm vì lông chúng lúc này rất nặng nề nên chúng tắm để gột bỏ lớp màu sơn trên đôi cánh”.

Thông Tin Giá Cả Thị Trường Xe Máy Yamaha Mới Nhất

Cập nhật thông tin chi tiết về Tổ Yến Nhập Khẩu Đang Chiếm Lĩnh Thị Trường trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!