Xu Hướng 3/2023 # Tìm Hiểu Cách Nuôi Chim Khướu # Top 11 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tìm Hiểu Cách Nuôi Chim Khướu # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Cách Nuôi Chim Khướu được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chim Khướu có nhiều ở Việt Nam ta, Bắc Trung Nam vùng nào cũng có. Có hai loai đặc biệt là Khướu Bạc Má và Khướu Mun.

Hình dáng :

Chim khướu có thân hình lớn hơn chim Họa Mi, lớn hơn Chim Sáo, có đuôi dài .Từ mỏ đến chót đuôi, trung bình dài khoảng 25 đến 30 phân, và thường thì Khướu Bạc Má nhỏ hơn Khướu Mun chút đỉnh.

Khướu Bạc Má toàn thân hung hung đỏ, hai bên má có hai đốm lông trắng bằng cái móng tay. Còn Khướu Mun thì toàn thân có lông màu xám đen, trông có vẻ tối, nhưng sạch.

Loại Khướu nào ở dưới cằm và ức cũng có một vệt lông đen, trung bình dài khoảng vài phân .Nhưng cũng có con, vệt đen đó lan xuống đến phần ngực.Theo những người nuôi chim Khướu lâu năm thì con nào có vệt

Cách nuôi chim khướu bổi :

Chim khướu bẩy về đem nhốt trong lồng thường thì rất nhát, hễ thấy người lại gần là nó bay nhảy tùm lum.Vì vậy ta phải biết cách thuần hóa chung.Khướu bổi chỉ chịu ăn chuối, ăn cào cào, chứ không chịu ăn thức ăn gì khác.

Vì vậy, trong mấy ngày đầu, ta để những thức ăn đó vào lồng, với nước uống đầy đủ để chim Khướu tạm thời thích nghi được với cuộc sống mới.Trước khi treo lồng vào một nơi thật yên tỉnh, ta cũng phải phủ áo lồng cẩn thận để Chim Khướu không nhảy hoảng loạn làm tróc trán gãy đuôi…

Khi thấy chim khướu chỉ ăn gạo trộn trứng, thì từ đây trở về sau ta chỉ cần cho chim khướu ăn thức ăn mới. Nói chung thì chim khướu rất dễ nuôi, dễ thuần hóa. Có nhiều con vừa thay lông xong, ta bắt về nuôi độ vài ngày là hót ngay. Đó là những con còn lửa rừng, ít nhát hơn những con khác.

Vì nó dễ nuôi, chỉ cho ăn gạo và chuối cũng sống, nên nhiều nhà ở vùng quê miền trung, miền bắc vẫn nuooi một con chim khướu trong lồng tre treo trước hiên nhà, để thỉnh thoảng được nghe năm ba câu hót vui tai.Giọng chim khướu to, vang nên nhà nuôi con chim khướu cũng vui cửa vui nhà.

Nhiều người nuôi chim ở thành phố không thích nuôi khướu, một phần họ không liệt khướu vào loại chim quí, phần nữa họ chê giọng chim Khướu quá to, lấn át giọng của các loài chim hót khác, có khi làm các chim khác “rót” luôn.Chỉ những ai có vường rộng, họ mới nuôi thêm chim khướu.

Thức ăn:

Ta nên nuôi chim Khướu ăn gạo rang bột trộn trứng, ta có thể mua ở tiệm hoặc tự chế biến. Đó là thức ăn mà hầu hết người nuôi chim Khướu đang áp dụng và có kết quả tốt.Ngoài ra, mỗi ngày ta nên cho chim Khướu ăn thêm cào cào, hoặc thằn lằn, dế, gián đất, hoặc thịt bò thái nhỏ.Nói chung là nuôi chim khướu rất dễ. Có điều là cho chim ăn no đủ thì chim sung, hót nhiều, đói khát thì chim suy, hót ít.

Lồng chim và cách chăm sóc :

Chim khướu là giống chim lớn nên ta phải chọn loại lồng lớn mà thôi.Lồng bằng tre hay bằng mây đều thích hợp cả.Với chim khướu, ta nên dùng cầu lớn cớ ngón tay cái để chim khướu đứng vững vàng.Độ hai ngày, ta cho chim khướu tắm một lần, và nên tắm vào lúc nắng ráo.Dịp này ta cọ sơn quét sạch đáy lồng.Sau đó, châm thêm thức ăn và nước uống đẩy đủ, trước khi cho chim sang lồng.

Trong thời gian chim khướu thay lông, cũng như các loại chim khác, chim khướu không hề hót.Chỉ khi thay lông xong, đủ lửa, chim khướu mới siêng hót và giọng lớn dần lên.

Nguồn: sưu tầm

Tìm Hiểu Về Cách Nuôi Yến Phụng Trong Nhà

Có hai cách nuôi yến phụng trong nhà là nuôi trong lồng hoặc nuôi trong chuồng.

Yến phụng có thể nuôi theo cặp hoặc theo đàn như chim bồ câu. Có hai cách nuôi yến phụng trong nhà là nuôi trong lồng hoặc nuôi trong chuồng. Cách nuôi lồng sẽ tốn diện tích hơn, bởi một lồng nuôi một cặp chim, phải có đủ không gian thoáng đãng để chim có thể tự do bay nhảy. Kích thước phù hợp nhất khoảng 80x40x40cm. Vị trí treo lồng không được quá nắng hay hắt mưa, tránh tầm với của mèo, chuột, chó sẽ làm chim hoảng sợ. Nếu làm chuồng cho yến phụng thì phải thiết kế hai phần: nhà ở và sân chơi. Phần sân chơi phải thông thoáng, bố trí nhiều cột kèo để chim bay nhảy, tắm nắng và cặp đôi. Phần nhà chiếm khoảng 1/3 diện tích chuồng, được xây bằng gạch, lợp mái thật kín để chim không bay ra ngoài. Nhà ở phải sạch sẽ, đủ máng ăn, máng uống, tổ đẻ cho chim.

Dinh dưỡng và vệ sinh là yếu tố quan trọng trong cách nuôi yến phụng trong nhà. Yến phụng thích ăn rau quả như xà lách, rau cải, rau muống, bắp cải, táo ngọt, các loại ngũ cốc như kê, thóc, lạc, đậu…Trong giai đoạn chim đang nuôi con phải tăng lượng thức ăn để chim nhanh cứng cáp. Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, tránh để ruồi bọ, kiến xuất hiện. Để chim yến sinh sản nhanh cho sản lượng lớn thì việc kiểm soát tổ đẻ cũng rất quan trọng trongcách nuôi yến phụng trong nhà. Trong một chuồng nuôi nên chọn chim tơ có cùng lứa tuổi, số lượng trống mái bằng nhau. Sau khoảng 5-7 năm nên thay lứa mới vì lứa chim cũ đã già sẽ sinh sản kém. Số lượng tổ đẻ phải nhiều hơn số cặp chim để tránh tình trạng chim tranh giành tổ, cắn mổ nhau. Chim yến phụng không thay đổi tổ, nên cần tránh di dời tổ sẽ làm chim bị sốc. Khi chim non cứng cáp, có thể tách chúng ra ở riêng để chim bố mẹ tiếp tục sinh sản. Chim yên phụng ngày càng được ưa chuộng bởi màu lông đặc biệt của nó. Cách nuôi yến phụng không khó nhưng vẫn phải tuân thủ những tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Nếu quan tâm đến mô hình nuôi chim yến phụng, hãy liên hệ với để được tư vấncách nuôi yến phụng trong nhà chi tiết, hiệu quả.

Đăng Ký Thiết Kế, Xây Dựng Và Lắp Đặt Thiết Bị Nhà Nuôi Yến

Tham gia Nhóm Facebook “Hội Yến Sào Tây Nguyên” vui lòng NHẤP VÀO ĐÂY

Theo dõi Fanpage “Xây Nhà Nuôi Yến” vui lòng NHẤP VÀO ĐÂY

Tìm Hiểu Kỹ Thuật Nuôi Dế Cơm

– Hiện tại có nhiều kỹ thuật nuôi dế cơm ở Việt nam và các nước trên thế giới.

– Người nuôi dế cơm có thể sử dụng thùng nhựa 80 lít có nắp đậy, hoặc thùng nhựa 40 lít có nắp đậy hoặc thau nhựa và có lồng bàn đậy trên thau nhựa đó; hoặc hồ nuôi phải có rãnh thoát nước, che đậy rãnh thoát nước, có tấm chắn hoặc màng để che hồ nuôi dế cơm nhằm tránh cho dế cơm bay ra ngoài hoặc nhảy ra ngoài

– Người nuôi dế cơm cần chú ý một điểm quan trọng là: dế cơm rất hay thường xuyên cắn nhau, chúng cắn nhau rất dữ dội và làm cho các chân của chúng bị cụt hoặc bị rụng. Do đó, người nuôi dế cơm không nên để các con dế cơm chung với nhau mà không có các vật che chắn như là cỏ, các loại lá cây xanh, để tạo khoảng cách che chắn giữa các con dế cơm với nhau.– Cho vào thùng nhựa 40 lít (hoặc thùng nhựa 80 lít, thau nhựa) một lớp đất có độ dày trên 25cm – 35 cm, đất xốp, hơi ẩm, không có đá, không có sỏi; không sử dụng đất cát; nên sử dụng đất ruộng hoặc đất trồng cây lâu năm; đất trồng cây kiểng.– Rải một lớp cỏ mỏng lên trên bề mặt đất trong thùng nhựa hoặc thau nhựa – nếu có thì tốt.– Thả dế cơm giống theo tỷ lệ 1:2 – một dế cơm trống và 2 dế cơm mái hoặc tỷ lệ 1:1 – một dế cơm trống và một dế cơm mái.Tổng số lượng dế cơm thả giống vào thùng hoặc thau là tùy thuộc vào tình hình thực tế; ví dụ: có thể thả tống dế cơm là 2, 3, 6, 10, 20, 30…– Cho một khay cám và một khay nước, bổ sung 2 hạt đậu phộng cho mỗi con cách nhau 3 ngày. Bốn ngày phun nước một lần để giữ ẩm cho dế. Cứ chăm sóc bình thường như thế đến khi dế trưởng thành.– Khi thấy hết khay cám, cho cám mới vào.– Khi thấy cỏ khô thì bổ xung cỏ mới vào.– Khi thấy hết khay nước, cho nước mới vào.– Khi thấy cám bị mốc, thay cám mới.– khu vực nuôi Dế cơm phải có mái che mưa, che nắng. Sô nuôi phải đậy nắp để tránh những con vật lớn vào ăn dế, phòng tránh kiến vào hại Dế.

– Quan sát 2 – 5 ngày đầu tiên thả giống dế cơm, nếu dế cơm chết nhưng còn nguyên vẹn thân hình, các chân còn nguyên thì nguyên nhân là do mật độ nuôi quá cao và nên phân đàn dế cơm trong thùng đó hoặc thau đó sang một thùng mới hoặc thau mới.– Quan sát 2- 5 ngày đầu tiên thả giống dế cơm, nếu dế cơm chết nhưng chân dế cơm bị thối rửa, bị ăn mòn, bị ăn loét thì nguyên nhân là do độ ẩm quá cao và nên không phun nước nữa; hoặc nên thay đất xốp mới.– Không phun nhiều nước vào thùng hoặc thau nuôi dế cơm; không phun nước vào khay cám bởi vì sẽ làm cám bị mốc. Nếu đất trong thùng hoặc thau nuôi dế cơm quá khô, không ẩm thì dế cơm sẽ vào khay nước và bún nước ra xung quanh thùng, thau nuôi dế cơm để cho tăng độ ẩm của đất trong thùng, thau nuôi dế.– Dế cơm mái sau khi đẻ trứng thì dế cơm mái đó rất yếu; có thể chết sau khi đẻ trứng một ngày đến vài tuần sau đó.– Một kg dế cơm trưởng thành có trung bình 200 – 250 con dế cơm– Số lượng thà nuôi dế cơm thương phẩm tùy thuộc vào thùng hoặc thau nuôi dế cơm; nên thả dế cơm từ 30 con dế cơm đến 250 con dế cơm

Tìm Hiểu Về Chim Vàng Anh

Chim vàng anh hay còn gọi là hoàng anh (danh pháp khoa học: Oriolus oriolus), là loài duy nhất trong họ Vàng anh (Oriolidae) thuộc bộ Sẻ (Passeriformes) sinh sản ở khu vực ôn đới của Bắc bán cầu. Nó là loài chim di cư, về mùa hè nó di cư đến khu vực châu Âu và miền tây châu Á còn mùa đông thì di cư đến khu vực nhiệt đới.

Vàng anh là loài chim đậu trên các cây cao lá sớm rụng trong các khu vực đồng ruộng gần cánh rừng, vườn cây ăn quả hay công viên. Một quần thể nhỏ tại Anh sinh sản trong các khu vực trồng cây dương đen (Populus nigra). Chúng làm tổ trên các chạc cây và đẻ từ 3-6 trứng. Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng và quả, được chúng tìm kiếm trên các tán lá.

Ở Việt Nam hiện có bốn loài chim vàng anh: Vàng anh gáy đen, Vàng anh mỏ mảnh, Vàng anh đầu đen, Vàng anh đỏ. Ở nước ta, loài chim này tập trung nhiều nhất ở rừng miền Trung, miền Đông Nam bộ.

Vàng anh có 16 giọng hót được phân khúc rất đặc sắc và hai giọng hót ru khi chúng nuôi con.

Ở Nhật, có một phương pháp để nuôi chim hoàng anh rất đặc biệt: Khi mùa xuân sắp đến, thì lên núi tìm những con chim hoàng anh vừa mới nở trong trứng ra.

Lợi dụng trước lúc chúng chưa hề nghe qua bất cứ tiếng chim rừng nào hót, thì để một con chim hoàng anh lớn có tiếng hót nghe rất vui tai một bên, để cho con chim hoàng anh nhỏ ấy lớn lên từng ngày, đều nghe tiếng hót rất hay của con chim hoàng anh lớn ấy.

Qua một thời gian, thì đem con chim hoàng anh lớn ấy rời khỏi đó. Chim nhỏ sau khi lớn lên thì tiếng hót của nó nghe rất hay và vui tai như con chim hoàng anh lớn vậy.

Nhưng nếu đi bắt chim nhỏ về nuôi, thì nó đã nghe qua tất cả tiếng hót của các loại chim rừng, và tiếng hót của nó rõ ràng là khác rất nhiều.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Cách Nuôi Chim Khướu trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!