Xu Hướng 11/2023 # Tiêu Chí Chấm Thi Chim Chào Mào # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tiêu Chí Chấm Thi Chim Chào Mào được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1.Tiêu chí chấm thi thứ nhất : Đây là tiêu chí quan trọng nhất và luôn được ban giám khảo lựa chọn đầu tiên là : dáng của chú chim và thái độ thi đấu của con chim.

_Chim thi đấu phải siêng sàn cầu,chạy cầu,xòe đuôi,bung cánh,thái độ phải linh hoạt.Nhảy cầu này cầu kia liên tục.

_Chim thái độ hung hăng,dọa nạt đối phương,luôn đứng vươn mình,cúp cầu hình chữ C.Thường xuyên ché chét để hù dọa những chú chim khác.

_Chim phải chơi liên tục đến khi hết cuộc thi.Không được rỉa lông,tắm nắng,tắm cóng nước.Những trường hợp này thường bị loại rất nhanh nhằm tránh những chú chim khác đang thi đấu học theo.

_Chim đang thi đấu không được bu lồng,chụp lồng,lộn mèo.Những chú chim chơi vậy cũng sẽ bị loại.

Với những chú chim chơi tốt như tiêu chí 1 sẽ được lựa chọn và tiếp tục với tiêu chí chấm thi thứ 2.

2.Tiêu chí chấm thi thứ 2 : Đây cũng là tiêu chí rất quan trọng đó là ra giọng,xổ bọng,hót đấu.

_Những chú chim ra giọng,đổ bọng trong suốt cuộc thi sẽ được chọn lựa.

_Chim ra phải nhiều giọng,đảo giọng liên tục,giọng luyến láy rõ ràng.Và những chú chim siêng hót và ché nhằm thị uy với đối thủ.

_Chim ra giọng cần phải rõ ràng và phải đạt từ 3 âm trở lên.Nhưng chú chim kêu huýt hiu,quýt qiu,quýt quýt…Thường sẽ bị loại,vì đây không phải giọng thi đấu mà là giọng gọi chim mái.

3.Tiêu chí chấm thi thứ 3 : Đây là tiêu chí cuối cùng để chọn chú chim đoạt giải đó là hình dáng bên ngoài chú chim.

_Chim thi đấu cần phải có thân hình thon gọn,nhanh nhẹn,dáng phải đẹp và cân đối.

_Chim phải thay lông xong,lông không bị xù,cụt đuôi,thiếu cánh.Và chim không bị tật lỗi.Nói đến chim cụt đuôi mới nhớ lúc trước có đi thi chim ( chỉ là cuộc thi miễn phí) vậy mà thấy người ta xách chú chim cụt đuôi vào thi và cũng vào được 3 vòng.

Chim có dáng bộ và thái độ thi đấu tốt kết hợp với xổ bọng nhiều sẽ được chọn đầu tiên.Chim có dáng bộ và thái độ thi đấu tốt nhưng đổ bọng ít hơn con kia thì sẽ được chọn thứ 2.Chim có dáng bộ và thái độ thi đấu bình thường nhưng chim lại đổ bọng,đảo giọng liên tục sẽ được chọn tiếp theo.Chim có dáng bộ và thái độ thi đấu tốt nhưng chim lười xổ bọng,lười hót mà chỉ siêng chuyền cầu,chơi cánh thì sẽ được chọn thứ 4Chim không chuyền cầu,thái độ thi đấu không linh hoạt.Chỉ đứng 1 chỗ hót,xổ bọng liên tục sẽ được chọn cuối cùng.Tùy theo người tham gia ít hay nhiều,và chim chơi có tốt không để quy định bao nhiêu vòng thi.Thường các cuộc thi lớn có 7,8 vòng thi.Vòng 1 chú chim nào không chơi thì sẽ bị loại,cứ loại dần cho đến khi nào còn khoảng 10 con thi bắt đầu vào vòng lựa chọn những con hay nhất.Sau mỗi vòng thi thì ban giám khảo thường đổi vị trí cho chim để tránh chim quen mặt không chơi.

Và thường có 5 giải thưởng là nhất,nhì,ba,tư và giải khuyến khích và thường tặng tiền + cờ lưu niệm,giá trị lớn nhỏ tùy nơi tổ chức.Người đoạt giải nhất thường ít quan tâm đến giải thưởng,vì khi đó chú chim thắng cuộc có thể được trả từ vài chục đến cả trăm triệu.(Sưu tầm)

Những Tiêu Chí Chấm Thi Chào Mào

1. Tiêu chí thứ Nhất (Dáng bộ và Thái độ thi đấu) · Chim thi đấu có thái độ linh hoạt, nhảy cầu, chuyền cầu, dáng đứng vươn mình · Chim thi đấu rê cầu (sàn cầu), ra đuôi, ra cánh dọa nạt đối thủ · Chim sục sạo tìm đánh ra giọng ché (chét) thị uy doạ nạt đối thủ Chú ý: Chim không bỏ nước đấu trong suốt quá trình thi, trường hợp chim xỉa lông, phơi nắng, tắm cóng dẫn đến việc mất hình bỏ nước chơi, thì sẽ bị loại để tránh ảnh hưởng đến phong độ thi đấu của những chú chim khác. 2. Tiêu chí thứ Hai (Giọng và đấu giọng) · Lựa chọn ra những chú chim mau mỏ ra giọng đều đặn bền bỉ trong suốt quá trình thi đấu, chim hót đổ nhiều giọng, đảo giọng, luyến láy âm tiết rõ ràng, chim ra giọng quát hoặc giọng ché (chét) thị uy doạ nạt đối thủ (Chim ra giọng tối thiểu phải đủ 3 âm tiết trở lên; không có âm tiết trùng lắp; vd: quýt quýt… những âm tiết không phải giọng chim mái) 3. Tiêu chí thứ Ba (Hình dáng) · Chào mào dự thi hình dáng đẹp, bóng bộ, cân đối, chim thon gọn, rắn chắc, nhanh nhẹn · Chim không tật lỗi (lông xơ, thiếu lông đuôi và cánh)

– Thứ nhất: chim có dáng bộ và thái độ thi đấu tốt + bọng nhiều (liên tục) sẽ được BGK chọn đầu tiên – Thứ hai: chim có dáng bộ và thái độ thi đấu tốt nhưng bọng ít (thưa) sẽ được BGK chọn thứ 2 – Thứ ba: chim có dáng bộ và thái độ thi đấu trung bình + nhưng bọng nhiều (liên tục) sẽ được BGK chọn thứ 3 – Thứ tư : chim có dáng bộ và thái độ thi đấu tốt nhưng mất bọng sẽ được BGK chọn thứ 4 – Thứ năm: chim không có dáng bộ và thái độ thi đấu nhưng bọng nhiều (chỉ đứng 1 chổ hót, hót ko ghim chim) sẽ được chọn sau thứ 5

Đó là các tiêu chí chấm thi,chúc anh em có chú chào mào căng lửa để đi thi

Tiêu Chí Chấm Thi Đấu Chim Chào Mào

Hiện nay, phong trào chơi chim cảnh rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là chim chào mào. Chào mào là một dòng chim dễ nuôi, chúng chủ yếu chỉ ăn hoa quả. Tuy dễ nuôi là thế nhưng để được tham gia thi đấu thì chúng cũng cần rất nhiều điều kiện khó khăn. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin về tiêu chí thi đấu chim chào mào để các bạn có thể lựa chọn cách nuôi chào mào tốt nhất để thi đấu.

Những tiêu chí chấm thi đấu chim chào mào

Tiêu chí thứ 1: Hình dáng

Chim thi đấu cần có thân hình thon gọn, nhanh nhẹn, dáng phải đẹp và cân đối. Chim phải thay lông xong, lông không bì xù, cụt đuôi hay thiếu cánh và chim không bị tật. Toàn bộ hình thể chim phải nhìn bóng bẩy mượt thể hiện được sự sung mãn còn hình dáng cho thấy sự hùng hũng và nét thẩm mĩ cao.

Tiêu chí thứ 2: Đấu giọng

Bạn nên lựa chọn ra những chú chim mau mỏ ra giọng đều, hót đều đặn bền bỉ trong suốt quá trình thi đấu. Chim phải hót đổ nhiều giọng, đảo giọng và luyến láy âm tiết rõ ràng. Chim có giọng ché (chét) thị uy doạ nạt đối thủ (Chim ra giọng tối thiểu phải đủ 3 âm tiết trở lên; không có âm tiết trùng lắp; vd: quýt quýt… những âm tiết không phải giọng chim mái) cũng sẽ được cộng nhiều điểm hơn. Những người mới chơi chim nên lưu ý điều này trong cách nuôi chào mào của mình.

Một cuộc thi đấu chim chào mào

Ngoài ra khi đấu giọng, chú chim đổ giọng tạo thế, búng cánh, chơi cánh sục sạo trong lồng lấn lướt đối thủ sẽ được ưu tiên hơn.

Tiêu chí thứ 3: Dáng bộ và thái độ thi đấu

Chim thi đấu phải có thái độ linh hoạt, chuyền cầu, nhảy cầu và có dáng đứng vươn mình. Những chú có thấy độ thi đấu tốt sẽ rê cầu (sàn cầu), ra đuôi, ra cánh dọa nạt đối thủ. Không những vậy chim còn sục sạo tìm đánh ra giọng ché (chét) thị uy doạ nạt đối thủ.

Lưu ý chim không bỏ nước đấu trong suốt quá trình thi, trường hợp chim xỉa lông, phơi nắng, tắm cũng dẫn đến việc mất hình bỏ nước chơi, thì sẽ bị loại để tránh ảnh hưởng đến phong độ thi đấu của những chú chim khác.

Tiêu chí cuối cùng: Độ bền

Các cuộc thi thường diễn ra với thời gian khá dài thường 2-3 tiếng đồng hồ, thậm chí có nhiều cuộc thi còn kéo dài hơn nữa nên đòi hỏi 1 con chim đi thi phải bền bĩ. Độ bền của một con chim thi phụ thuộc vào sức khỏe cũng như nết chơi của con chim đó, có những con vừa móc lên thì nhìn rất hung dữ, bung cánh xòe đuôi éc ché các kiểu rầm trời nhưng càng về sau lại càng đuối sức, chơi không hay nữa. Để cho chú chim của mình được trải nghiệm thì các bạn nên đem nó ra chơi, con nào xuyên suốt trong quá trình chơi mà không bỏ đấu, cứ tà tà mà chơi từ 2h trở lên, ít xỉa lông, không bỏ đấu thì đó đích thị là 1 con chim bền bỉ.

Qua bài viết trên hy vọng những người mới tham gia phong trào yêu chim cảnh sẽ có cách nuôi chào mào hợp lí và tốt nhất. Chúc chú chim chào mào của bạn luôn khỏe mạnh, xinh đẹp và có giọng hót tuyệt vời. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết cùng Chú Gióng.

Tiêu Chí Đánh Giá Chào Mào Hay

Thời gian: 8h30 – 12h và 13h – 17h30 thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 từ 8h30 – 12h, ngoài giờ hành chính bạn có thể email tới [email protected]

Chúng tôi không bán hàng trực tiếp. Để liên hệ mua hàng, vui lòng xem thông tin người bán tại trang chi tiết sản phẩm. Xin cảm ơn!

sausua

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHÀO MÀO HAY – HỘI CHÀO MÀO VIỆT NAM – MỖI VÙNG MIỀN MỖI LOẠI CHIM, MỖI KIỂU CHIM VÀ GIỌNG HÓT CŨNG NHƯ NƯỚC CHƠI KHÁC NHAU. CÓ NƠI CHIM HÓT KHÔNG HAY NHƯNG NƯỚC CHƠI ĐẤU ĐÁ LẠI RẤT HAY – HỘI CHÀO MÀO VIỆT NAM

Chào mào hay phải hội tụ đủ các yếu tối về giọng, dáng và nước chơi, có 1 số nơi Chào mào hót rất hay nhưng chưa chắc đem ra đấu có thể ăn 1 con Chào mào có nước chơi độc. Vậy làm sao để nhận ra được 1 con Chào mào hội tụ đủ các yếu tố anh tài để gọi là hay?

– Mào: Gốc mào to, khi dựng lên phải thẳng cạnh từ giữa mào xuống hết cổ – không gấp khấc ở cổ (nếu gấp khấc càng to thì gốc mào càng nhỏ – chim kém bền). Ở trên đầu con chim, phần lông nào dựng lên thì tính là mào. Từ giữa mào lên đỉnh mào phải gom gọn. Đỉnh mào nhọn, không loe hoe. Mào càng cao thì nhìn chim càng uy nghi, đĩnh đạc. Mào thẳng đứng gọi là mào đinh, chim bền bỉ, nhiều nước chơi hay, nhìn nó hào hoa phong nhã; Mào cong về phía trước là mào lân, chim dữ dằn, bản năng đàn áp, nhìn nó uy nghi oai dũng.

– Yếm: Yếm là nét chính tạo ra sự quyến rũ, thu hút của con CM. Yếm đẹp thì phải đen đậm cùng màu với mào, càng dày càng đẹp, càng sâu xuống hai bên vai càng quý phái, càng khít càng quyễn rũ…Hai bên yếm cân đối thì nhìn con chim rất đẹp

– Mỏ: Mỏ chim cần mảnh, thường thì nó bo tròn trịa nhưng vớ được con nào mỏ có cạnh rõ rệt (mỏ ba lá) thì quý – thứ này lắm mồm, to mồm, dễ sung. Hai bên mép càng rộng giọng chim càng to vang, ra đấu càng uy lực.

– Mí, má: Mí đỏ không những là đặc điểm để báo hiệu chim đã trưởng thành hãy chưa mà nó còn là điểm xuyến độc đáo, tô điểm cho nét mặt của con chim. Mí đẹp cần gọn, sắc phải thật tươi, thật sáng. Đặc biệt là hai mí phải đều nhau, thật cân đối – Má chim là phần được khoanh bằng một vệt lông đen ở ngay trên xương hàm. Má chim phải cân đối, hơi phồng đều nhau, vệt ngăn cách càng mảnh càng tốt – mặt chim dữ, nhưng không được đứt quãng, lông má phải trắng mịn.

– Hầu: Chim đẹp hay không, thì cũng 1 phần của hầu. Hầu chim không những tạo dáng mà nó còn báo hiệu nết chim bền, dữ, giọng chim khỏe, vang. Hầu chim là phần từ gốc mỏ dưới xuống cổ. Hầu to thì làm phần lông phồng căng lên, hầu nhỏ thì phần lông ấy chỉ phùng phùng lên thôi. Để nhìn chính xác thì các bạn nhìn cái xương ở cổ, dưới xương hàm ấy, nó đưa ra làm cho phần hầu căng to ra là com chim có hầu to và ngược lại, còn chỉ nhìn lông lá mà xét thì dễ bị nhầm lắm. Chim có hầu to thì đẹp, thường là nết bền, chim dữ, giọng tốt. Ngược lại chim hầu nhỏ thì thường có giọng đôi, giọng nhỏ nhưng lại đanh, vang.

– Mình chim: Mình em chim nhìn chung phải thon dài, nhìn như con thoi đan lưới cá thì mới đẹp. Bộ lông chim khỏe là phải bóng như tơ, mượt như nhung, ôm ép gọn vào thân hình.

– Vai: Vai phải nở nang nhìn con chim mới có lực, giúp cho bộ cánh nó linh họat. Vai nở thì nhạy cánh – chim siêng giang, búng. Vai nở mà hơi nhếch lên nữa thì tuyệt vời, nó làm cho bộ cánh lúc nào cũng xệ xệ như đang cự nhau – chim đẹp, quý.

– Ngực: nở, ưỡn ra, có lằn giữa ngực mới tốt, nhìn con chim nó lực, đẹp. Ngực to thường phổi bự – giọng chim vang, khỏe, chim bền nước.

– Lưng: hơi gù thì đẹp – chim có dáng đứng chữ C (lưng tôm). Phần thắt lưng, là phần phía trên hai đùi chim, cần thon gọn (chim có eo).

– Cặp cánh: Gọn, lông cánh không tưa, dài quá phao câu, ốp gọn như 2 cái vỏ trai hai bên hông chim thì nhìn mới thích. Cặp cánh đừng có xếp chéo nhau trên lưng – như vậy chim chưa có lửa, cánh là phải vai sách lên, đầu cánh xệ xuống nom mới khí thế.

– Chân: Đùi, cẳng phải dài. Đùi cần to chứ cẳng đừng to quá – nhìn xấu. Ngón chân thì phải to, dài. Móng thì cần to, ngắn gọn và cong đều. Cẳng chim mà càng tròn, bóng thì chim càng non tơ và ngược lại.

– Bộ lông đỏ ở phần hậu môn: Nhìn như củ tỏi là đẹp, cần nhìn thấy nó phân biệt rạch ròi với phần lông khác thì mới tốt, càng đỏ chim càng hay và sung.

– Đuôi: Đuôi phải dài và phải xếp thật gọn (đuôi một cọng). Đuôi phải đủ và đều để khi giang cánh xòe đuôi nhìn mới đẹp mắt.

– Nết bền: Chim chơi bền bỉ ngày này qua tháng nọ. Cảm giác như nó không biết mệt là gì, cứ đều đều chơi như thế.

– Nết siêng: là nó chơi suốt ngày, mau mồm miệng, lúc nào cũng chơi được từ sáng tới tối, hế móc ra là chơi.

– Nết dữ: là chim có bản tính cô hồn chuyên muốn chèn ép bắt nạt kẻ khác, khi đấu thì cố to mồm hơn, khi đá thì cố khỏe hơn, chim dữ thường hay chẻ nẹt để trấn át chim khác.

– Nết đằm: đằm chứ không phải hiền nhá – nết này hiểm. Con chim nó vẫn chơi đều đều nhưng mà không lăng xăng, nó biết làm thế nào để chim kia phải sợ nó – nhìn nó có cái thần rất khác biệt với đám kia.

HỘI CHÀO MÀO VIỆT NAM

Có phải bạn đang tìm kiếm ?

Tiêu Chí Lựa Chọn “Hoa Hậu” Chim Chào Mào

(vanhien.vn) Nhiều người ngoại đạo khi theo dõi những cuộc thi tiếng hót chim Chào mào bày tỏ băn khoăn không biết những vị giám khảo dựa vào những tiêu chỉ nào để đánh giá một chú chim tốt trong hàng trăm chú chim gần giống nhau về kích thước, màu lông, điệu bộ và tiếng hót. Qua theo dõi các cuộc thi Chim Chào mào và nghiên cứu thể lệ một số cuộc thi Chim Chào mào gần đây xin chia sẻ tới bạn đọc những tiêu chí chung để lựa chọn “hoa hậu” Chim Chào Mào

TOP 10 chú Chim Chào mào xuất sắc nhất tại Siêu Cúp Chào mào Việt Nam 2023

I. Cách thức tổ chức chấm thi: Treo tất cả số lượng lồng dự thi lên cùng một lúc tại các khu vực quy định theo SBD để bắt đầu cuộc thi. Mỗi trọng tài chỉ được chấm từ 15 – 20 lồng chim để dễ quan sát, không bỏ sót. Để phục vụ một cuộc thi có: Ban tổ chức (BTC), Ban Giám khảo (BGK), Ban Giám sát (BGS), Ban hỗ trợ trường thi (BHT).

Cách thức chấm là loại dần những chú chim yếu kém qua các vòng thi khỏi giàn đấu. Những chú chim nào trải qua tất cả các vòng và ở lại trên giàn liên tục đến cuối cùng là những chú chim xuất sắc nhất cuộc thi.

Ngoài ra, BTC trong quy chế thi yêu cầu: Chủ chim phải kiểm tra và đảm bảo an toàn, đầy đủ một cách tuyệt đối về lồng, nước uống, đồ ăn trong suốt thời gian trao lồng và chim cho BTC cho đến khi nhận lại; Tuyệt đối không vào khu vực BTC cấm vào, không được động chạm vào giàn treo chim; Tuyệt đối không được tạo ra tiếng xùy, xuỵ… kích chim, giữ trật tự, không tạo ra tiếng động lớn.

BTC cũng yêu cầu các nghệ nhân hãy quan sát tổng thể những chú chim trong bảng cùng với chú chim cưng của mình ở mỗi vòng thi, căn cứ vào tiêu chí chấm thi để có nhìn nhận khách quan và đúng; Tôn trọng quyết định của Ban giám khảo; Trường hợp có vấn đề gì thắc mắc, cần điều chỉnh hoặc có ý kiến khác với BTC thì gặp BTC để được xem xét và giải quyết.

II. Tiêu chí chấm thi 1. Tiêu chí thứ nhất: Dáng bộ và Thái độ thi đấu

– Đạt: Chim thi đấu có thái độ linh hoạt, nhảy cầu, chuyền cầu, dáng đứng vươn mình; Chim thi đấu rê cầu (sàn cầu), ra đuôi, ra cánh dọa nạt đối thủ; Chim sục sạo tìm đánh ra giọng ché (chét) thị uy doạ nạt đối thủ

– Không đạt: Đứng ủ rũ, không có thái độ muốn đấu, mặt quay đi hướng khác.

2. Tiêu chí thứ hai: Giọng và đấu giọng

– Đạt: Lựa chọn ra những chú chim mau mỏ ra giọng đều đặn bền bỉ trong suốt quá trình thi đấu, chim hót đổ nhiều giọng, đảo giọng, luyến láy âm tiết rõ ràng, chim ra giọng quát hoặc giọng ché (chét) thị uy doạ nạt đối thủ. Chim ra giọng tối thiểu phải đủ 3 âm tiết trở lên

– Không đạt: Khi thi đấu ít sổ giọng, giọng dưới 3 âm tiết, có những âm trùng lắp (ví dụ: wuýt wuýt, wuýt wiu, những âm giọng của chim mái)

3. Tiêu chí thứ ba: Hình dáng thể hiện

– Đạt: Chào mào dự thi hình dáng đẹp, bóng bộ, cân đối, chim thon gọn, rắn chắc, nhanh nhẹn, hình dáng chim lúc thi đấu hay còn gọi là giữ hình

– Không đạt: Xù lông, thiếu lông đuôi và cánh trên 30% hoặc các tật lỗi như lộn, bu nóc, phá cách, xoay dí đuôi.

Bộ chú chim đạt là: Nhất Dáng, Nhì Thanh, Tam Hình, Tứ Sắc III. Các vòng thi đấu

1. Vòng loại : Thời gian mỗi vòng 10 phút loại những chú chim chơi yếu, bỏ nuớc…

– Vòng loại 1,2 : Loại những chú chim thật sự không chơi… chấm cụ thể như sau: Trong vòng 5 – 8 phút đầu trọng tài quan sát và ghi chú những chú chim nào không chơi, xù lồng , tắm…. khi BTC có hiệu lệnh thông báo vòng loại còn 2 phút thì trọng tài tiến hành rà soát lại các chú chim đã ghi chú, nếu vẫn tiếp tục không chơi thì mới loại.

– Vòng loại 3 – 5: Loại những chú chim trong chơi yếu, tắm, xù rỉa lông…Lưu ý ở những vòng này thông báo rõ các tiêu chí chấm những tình huống dễ gây ra tranh cãi như: * Trường hợp 1: Chim bu chụp táp lồng nếu còn xuống cầu ra cánh, bọng… thì BGK không loại, nếu chim chỉ chụp quá 2/3 thời gian cuộc thi làm ảnh hưởng đến những chú chim khác thì BGK cân nhắc có thể loại chú chim đó nhưng ghi chú rõ ràng. * Trường hợp 2: Chim ăn uống , xuống bố lồng quá nhiều, bỏ đấu không chơi quá 2/3 thời gian vòng đấu, thì BGK có thể loại và ghi rõ nguyên nhân. * Trường hợp 3: Khi BTC thông báo còn 2 phút hết giờ vòng thi, BGK nên xem qua lại 1 lần cuối những chú chim mình dj kiến loại, nếu có chú nào trong danh sách loại mà chơi thật tốt, vượt trội hơn những con chim bên cạnh như Ché, sán cầu đi cánh đẹp mắt…thì có thể xem xét giữ lại không loại và ghi rõ cho BTC khi công bố có thể đọc tránh sự thắc mắc từ phía nghệ nhân.

– Từ Vòng loại 6 trở đi: Loại những chú chim chơi yếu hơn phần lớn các chú chim còn lại trên giàn thi nhưng cần lưu ý trong vòng này thông báo rõ các tiêu chí chấm những tình huống dễ gây ra tranh cãi như : * Trường hợp 1: Chim bu chụp táp lồng nếu còn xuống cầu ra cánh, bọng… thì BGK không loại, nếu chim chụp mà không ra cánh sổ bọng ảnh hưởng đến những chú chim khác trong tầm 2 đến 3 phút cũng có thể quyết định đánh dấu lại và ghi rõ nguyên nhân, nếu ghi được chi tiết thời gian thì càng tốt. * Trường hợp 2: Chim ăn uống , xuống bố lồng quá nhiều, bỏ đấu không chơi trong tầm từ 2 đến 3 phút thì BGK có thể loại và ghi rõ nguyên nhân. * Trường hợp 3: Khi BTC thông báo còn 2 phút hết giờ vòng thi, BGK nên xem qua lại 1 lần cuối những chú chim mình loại, nếu có chú nào trong danh sách loại mà chơi thật tốt, vượt trội hơn những chú chim bên cạnh như Ché, sán cầu đi cánh đẹp mắt…thì BGK có thể hội ý với Giám Sát xem xét loại hay không và ghi rõ lý do cho BTC khi công bố có thể đọc tránh sự thắc mắc từ phía nghệ nhân.

Cứ như vậy loại các chú chim qua các vòng đến bao giờ còn lại 10 chú chim xuất sắc nhất thì chọn vào vòng chọn:

2. Vòng chọn: Thời gian 10 phút thi để chọn ra 4 chú chim xuất sắc nhất trong 10 chú chim ở các vòng loại để lọt vào vòng Chung kết tranh giải Nhất, Nhì, Ba, Tư và Khuyến khích. Ở vòng này, BTC mời 10 nghệ nhân lên bốc thăm để xác định vị trí treo lồng, theo sơ đồ sau ngẫu nhiên theo lẻ lẻ, chẵn chẵn, chẵn lẻ, lê chẵn đan xen thứ tự các lồng với nhau.

3. Vòng Chung kết: Thời gian 10 phút BGK chấm để chọn ra giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích. Vòng này BTC sau khi chọn và hạ 6 chú chim Khuyến khích thì vẫn giữ nguyên vị trí các lồng vào vòng Chung kết chỉ cho xê dịch lại gần nhau và chỉnh cầu, không được đổi vị trí. Ở vòng Chung kết, BGK sẽ chấm độc lập cho 4 chú chim tranh Nhất, Nhì, Ba và Tư thời gian 10phút theo 3 tiêu chí ưu tiên như sau:

Ưu tiên 1: Bộ là điệu bộ, thái độ thi đấu, nước đấu của từng chú chim

Ưu tiên 2: Thanh là giọng hót, mật độ ra hót của chim , chú ý không phải những tiếng đơn như : Quit…quit.. .hay Quít… quiu…

Ưu tiên 3: Sắc là sắc thái , hình dạng đấu của chú chim lúc đó

Tất cả các phiếu chấm thi sau khi chấm xong của BGK sẽ tập kết về BTC để thống nhất bầu chọn ra các chú chim hay, toàn diện nhất và xét giải Nhất, Nhì, Ba. BTC sẽ tổng kết và công bố phát giải thưởng cho các nghệ nhân có chim đoạt giải

Tiêu Chí Chọn Chào Mào Hay

CÁCH CHỌN MỘT CON CHIM CÓ TỐ CHẤT ĐI THI 1: Ý nghĩa của từ chim chào mào tố chất?

Tôi để ý thấy rằng có rất nhiều anh em còn mơ hồ với vấn đề này, và một bộ phận không ít anh em vẫn không hiểu được 1 con chim tố chất là như thế nào? Và từ đó các anh em cứ lẩn quẩn không thể thoát ra được cái vòng mơ hồ đó. Trước tiên chúng ta cần phải biết cụm từ này được sử dụng phổ biến rộng rải khi nào? Xin được nói luôn là nó được sử dụng rộng rải bắt đầu khi các cuộc thì đầu tiên diễn ra, còn thời gian thì không ai có thể thể nói chính xác là khi nào. Nhưng chốt hạ 1 điều là từ tố chất này được xuất hiện từ khi có các cuộc thi. Ý nghĩa của từ tố chất đó chính là nhằm miêu tả được những chú chim hội tụ đầy đủ tiêu chí của ban tổ chức các cuộc thi diễn ra.

2: Thế nào là một con chim chào mào tố chất

Chim chào mào (Nguồn Internet)

Tiêu chí thứ 1:

Chim thi đấu phải siêng sàn cầu, chạy cầu, xoè đuôi, bung cánh, thái độ phải linh hoạt, nhảy cầu này sang cầu khác liên tục.

Chim thai độ hung hăng, doạ nạt đối phương, luôn đứng vươn mình, cup cầu hình chữ C. Ché chét để doạ nạt đối thủ.

Chim phải chơi liên tục đến khi hết cuộc thi. Không được rỉa lông, tắm nắng; tắm cóng nước. Chim đang thi đấu không được bu lồng, chụp lồng, lộn mèo, chụp đuôi, quay vòng, bu nóc, ngoáy lên xuống đáy lồng liên tục.

Tiêu chí thứ 2:

Những chú chim ra giọng, đổ bọng trong suốt cuộc thi sẽ được lựa chọn. Chim ra phải nhiều giọng, đảo giọng liên tục, giọng luyến láy rõ ràng. Và những chú chim siêng hót và ché nhằm thị uy với đối thủ. Chim ra giọng cần phải rõ ràng và phải đạt từ 3 âm tiết trở lên. Những chú chim kêu huýt hiu, quit quiu, quýt quýt không được chọn.

Tiêu chí thứ 3:

Chim thi đấu cần phải có thân hình thon gọn, nhanh nhẹn, dáng phải đẹp và cân đối. Chim phải thay lông xong, lông không bì xù, cụt đuôi, thiếu cánh. Và chào mào không bị tật lỗi.

4: Giọng hót chào mào đi thi 5: Dáng bộ chào mào đi thi

Dáng bộ nó làm tăng thêm vẻ đẹp của một chú chim lên, nhìn trông nó thêm uy lực, thường thì anh em bây giờ đều thích chọn những con thon dài, mình ống, mỏng lông, mũ lân. Vâng đúng thế những con như vậy thường rất đẹp chim, cho dù nó có chơi không thuyết phục thì cũng dễ mua bán các anh em nhỉ, vì con người chúng ta nhìn bằng mắt mà. Nhiều anh em nói rằng những con có dáng bộ đẹp, mũ lần, họng bò thương dữ chim và hay hơn. Nhưng thực chất là không phải con nào cũng như vậy, 1 con chim hay dỡ và dữ hay không nó phụ thuộc vào cái nết của con chim chứ không phụ thuộc vào dáng bộ. Chẳng qua những con mũ lân thường chúng ta để ý thấy cái mào của nó không bao giờ cụp cả, mà chào mào thì đẹp nhất ở cái mủ, nếu cái mủ không cụp thì nó mới đẹp. Có 1 điều oan ức dành cho những chú chim không phải mủ lân là thế này. Giả sử có 2 con chào mào thi đấu ngang nhau mà ta hay gọi là đấu 5 – 5 đấy thì dường như khi nào cũng vậy trọng tài sẽ nghiêng và chọn những con có dáng bộ đẹp mũ lân họng bò hơn là con kia. Nhưng trường hợp này rất hiếm khi xảy ra nên anh em cũng không cần thiết phải lo lắng lắm. Không cần phải dáng bộ đẹp mũ lân hay gì cả, miễn thì đấu tốt là được rồi

6: Nết chơi của chào mào đi thi 7: Thái độ thi đấu của chim thi

Thường thì ở những vòng đầu tiên thì không cần gì phải thái độ thi đấu cho nhiều cả vì những vòng đầu thường là khởi động nên chỉ cần chú chim linh hoạt, năng nổ một xíu là được rồi. Riêng đối với những vòng chọn hay những vào bắt đầu vào top thì lúc này thái độ thi đấu mới quan trọng. 1 con chim có thái độ thi đấu tốt thường thể hiện rất rỏ rệt, khi nào nó cũng luôn hướng về phía đối thủ của nó mà ra giọng đấu hót. Thái độ thi đấu như vậy còn được gọi là găm chim, một con chim mà đấu găm chim như vậy thường rất ít bỏ nước trong suốt quá trình thi đấu.

8: Độ bền của chim thi

( Nguồn: sưu tầm )

Cập nhật thông tin chi tiết về Tiêu Chí Chấm Thi Chim Chào Mào trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!