Bạn đang xem bài viết Tiếng Hót Chim Họa Mi được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ấn tượng sâu lắng còn lưu giữ trong tôi mãi tới giờ đó là một sáng mùa hè nắng nóng khi tôi còn bé. Bất chợt tôi bị đánh thức không phải là tiếng mẹ gọi như mọi ngày mà là tiếng hót lảnh lót tuyệt hay của một con chim lạ.
Tôi còn ngái ngủ nên cứ nằm sấp, áp một bên má xuống chiếu, mắt vẫn còn nhắm nhưng tai tôi đã tỉnh. Tiếng chim phát ra từ phía cuối nhà, ban đầu tiếng hót khẽ khàng tựa hồ như còn ngần ngại gì đó, dường như vừa hót nó vừa nghe ngóng những động tĩnh xung quanh. Anh tôi chồm dậy lay và kéo tay tôi ngồi dậy, anh tỏ vẻ bí mật nói khẽ : “Này, mày có nghe thấy gì không? Con Hoạ Mi nó hót rồi đấy!”. Anh khoái chí cười tít mắt. Đó là con chim mà anh tôi đã rất kỳ công mới bẫy được từ hơn tuần nay. Bỗng tiếng chim im bặt một lúc lâu. Đang vui anh tôi bỗng lo lắng, bối rối. Anh ra hiệu cho tôi im lặng, đoạn kéo tay tôi chui ra khỏi màn, hai anh em lặng lẽ, rón rén tiến về phía lồng chim. Chúng tôi men đến sát ô cửa sổ. Con chim Hoạ Mi dáng nhỏ thó, bộ lông màu nâu bạc, trông vẻ bề ngoài bình dị, cũ kỹ. Nó đang nghiêng ngó cái đầu nhỏ nhắn, cặp mắt ánh lên vẻ linh lợi, nó nghể cổ ngóng lên khoảng trời cao vời vợi. Con chim vừa nhảy nhót, xập xoè đôi cánh, vừa ngó nghiêng, nghe ngóng động tĩnh bên ngoài. Rồi như không kìm nén được nữa, nó rướn cao cổ cất lên tiếng hót lảnh lót, diệu kỳ.Tôi nín thở lắng nghe chỉ sợ gây tiếng động, nó sợ sẽ không hót nữa. Tiếng hót lúc đầu nghe véo von, vui nhộn tựa như lời giới thiệu, mời chào. Tiếng hót rộn lên giữa không gian tĩnh lặng của buổi sớm bình minh nghe thật trong trẻo lạ kỳ, rồi cứ thế giọng hót vang lên, bay vút vào khoảng không, xa vời. Cả khu vườn khi đó như lặng đi vì tiếng hót hay tuyệt vời ấy.Bỗng tiếng chim vút cao nghe réo rắt lạ thường. Tôi nghe trong đó như có tiếng reo của gió, tiếng rì rầm của khe suối giữa đại ngàn, lúc trầm, lúc bổng, lúc khoan, lúc nhặt, dập dìu, nhẹ nhàng như gợn sóng lan toả mặt hồ buổi sớm bình minh… Chúng tôi lặng đi trước giai điệu mê li, kỳ diệu ấy! Rồi đột nhiên tiếng chim trở nên trầm đục, sau lại oà lên nghe như tiếng thổn thức, nghẹn ngào hoà lẫn sự nhớ nhung, nuối tiếc và cả sự oán thán, xen lẫn bất lực!…Nhìn con Hoạ Mi lúc đó tôi thấy chiếc đầu nhỏ nhắn với cặp mỏ nhọn, đôi mắt linh lợi lúc đầu giờ đây không còn ngẩng lên cao nữa mà nó hơi cúi xuống vẻ u uất, nghẹn ngào tựa như nó đang tự sám hối! Cứ thế nó hót chừng nửa giờ rồi ngừng hót…Từ đấy mỗi sớm tôi thức dậy cùng tiếng chim Hoạ Mi. Tiếng chim Hoạ Mi nhanh chóng trở nên thân quen, gắn bó với chúng tôi, nó đem lại cho chúng tôi tôi những giây phút thư thái sau bộn bề bao công việc. Nhưng rồi vào một ngày mưa gió cuối hè, tôi thức dậy mà không hề nghe tiếng chim Hoạ Mi hót nữa. Linh tính mách bảo tôi hẳn đã có điều gì chẳng lành, tôi dụi mắt chui ra khỏi màn và chạy ngay đến chỗ lồng chim. Một cảnh tượng thương tâm đập vào mắt tôi, con chim Hoạ Mi bị kẹt giữa hai nan lồng, nó đã chết! Cái đầu ngật sang một bên, hai mắt nhắm nghiền! Tôi bỗng hiểu ra tất cả! Mấy hôm trước đó nó trở nên lười biếng, không chịu ăn và tìm cách thoát ra ngoài, mặc cho anh em tôi hết lòng chăm bẵm cho nó. Có lẽ sự giam hãm đã vượt quá sức chịu đựng của nó và rồi chuyện đã xảy ra… Anh em tôi buồn bã đem xác chim chôn nơi cuối vườn! Từ hôm ấy khu vườn nhà tôi trở nên vắng hơ, vắng hắt suốt một dạo dài… Ít lâu sau vào một sớm đầu thu, tôi theo bố vào rừng và bỗng nhiên nghe tiếng chim Hoạ Mi hót. Nhưng tôi nhận ra tiếng chim Hoạ Mi nơi rừng sâu khác hẳn với tiếng hót của con chim mà anh em tôi đã nuôi mấy tháng qua. Tiếng chim nơi rừng sâu này nghe rộn rã lạ thường, nó như tự tin và thoáng đãng hơn rất nhiều làm tôi thực sự ngạc nhiên!…
Sau này tôi suy nghĩ nhiều về cái chết của con chim Hoạ Mi và tôi hiểu vì sao khi hót nó thường ngẩng cao đầu, ngước mắt lên, hướng về bầu trời cao xanh vời vợi… Có lẽ lúc đó nó đang nghĩ tới bầu trời tự do mà một thời nó đã cũng bạn bầy thả sức bay lượn, hót ca… Còn những lúc tiếng hót của nó như nức nở, nghẹn ngào hẳn là nó nhớ về bạn bầy của nó chốn rừng sâu ! Thì ra đó đâu phải là tiếng hót của nó, mà đó là tiếng kêu than đấy chứ! Bố tôi bảo: “Chim Hoạ Mi ưa sống tự do. Cho dù có giam hãm, nuôi nấng, chăm bẵm tốt đến mấy nhưng khi được sổ lồng nó vẫn tìm về chốn rừng xanh với bạn bầy của nó và chỉ ở đó nó mới có tiếng hót đích thực mà thôi!”. Tôi bỗng hiểu vì sao có sự khác lạ giữa tiếng hót của những con Hoạ Mi nơi rừng sâu với tiếng chim bị giam trong lồng. Tôi thấy xót xa cho thân phận những con chim bị giam hãm và tôi thấu hiểu tự do quí giá biết nhường nào?! Và phải chăng con người chúng ta từ lâu đã quá ngộ nhận về tiếng hót của các loại chim?!
Họa Mi Trong Tiếng Tiếng Anh
Truyện “Chim họa mi” của Andersen thường được coi là một tặng phẩm mà ông dành cho cô.
Andersen’s “The Nightingale” is generally considered a tribute to her.
WikiMatrix
“Ca sĩ Họa Mi: Tôi sẽ trở về”.
“Prodrive: we’ll be back”.
WikiMatrix
Chồng về Việt Nam còn Họa Mi ở lại một tay chăm sóc ba đứa con.
A widower and father has to take care of his three children.
WikiMatrix
♪ Chú chim họa mi với cuốn sổ của mình ♪
The throstle with his note so true
OpenSubtitles2018.v3
Chim họa mi!
Nightingale!
OpenSubtitles2018.v3
Khi hoàng đế gần chết thì tiếng hót của chim họa mi đã phục hồi sức khỏe cho ông ta.
When the Emperor is near death, the nightingale’s song restores his health.
WikiMatrix
Hoàng đế Trung Hoa biết rằng một trong những điều đẹp nhất trong vương quốc của mình là tiếng hót của chim họa mi.
The Emperor of China learns that one of the most beautiful things in his empire is the song of the nightingale.
WikiMatrix
(Mi-chê 1:1) Những minh họa Mi-chê dùng để nhấn mạnh các điểm trong thông điệp của mình cho thấy ông quen thuộc với đời sống thôn dã.
(Micah 1:1) The prophet’s familiarity with rural life is evident in the type of illustrations he uses to stress the points of his message.
jw2019
Thật kỳ lạ, truyện “chim họa mi” đã trở thành một hiện thực cho Jenny Lind trong các năm 1848-1849, khi cô yêu nhà soạn nhạc Ba Lan Frédéric Chopin (1810-1849).
Strangely enough, the nightingale story became a reality for Jenny Lind in 1848–1849, when she fell in love with the Polish composer Fryderyk Chopin (1810–1849).
WikiMatrix
Sibley & Ahlquist (1990) hợp nhất “chích Cựu thế giới” với chim dạng khướu/họa mi và các đơn vị phân loại khác trong siêu họ Sylvioidea theo kết quả từ các nghiên cứu lai ghép ADN-ADN.
Sibley & Ahlquist (1990) united the “Old World warblers” with the babblers and other taxa in a superfamily Sylvioidea as a result of DNA–DNA hybridisation studies.
WikiMatrix
Đi ngang qua, chữa lành hai người mù; đến nhà Xa-ki-ơ; minh họa: mười mi-na
Passing through, heals two blind men; visits Zacchaeus; ten minas illustration
jw2019
Ngài điều chỉnh quan điểm đó bằng cách đưa ra minh họa về mi-na.
He corrected that idea by giving them the illustration of the minas.
jw2019
Bạn có thể giải thích minh họa của Mi-chê về cái nồi không?
Can you explain Micah’s illustration involving a cooking pot?
jw2019
Mặc dù không đa dạng như họ Timaliidae (họ Họa mi) (một “đơn vị phân loại thùng rác” khác chứa nhiều dạng giống như hoét), ranh giới giữa họ “liên-Muscicapidae” trước đây còn mờ mịt hơn.
Though by no means as diverse as the Timaliidae (Old World babblers) (another “wastebin taxon” containing more thrush-like forms), the frontiers between the former “pan-Muscicapidae” were much blurred.
WikiMatrix
Truyện “Chim họa mi” khiến cho Jenny Lind được gọi là Chim họa mi Thụy Điển trước khi cô trở thành một siêu sao quốc tế và nhà từ thiện giàu có ở châu Âu và Hoa Kỳ.
“The Nightingale” made Jenny Lind known as The Swedish Nightingale well before she became an international superstar and wealthy philanthropist in Europe and the United States.
WikiMatrix
Cùng với các loài khướu mào (và có thể là cả một số chi khác của họ Timaliidae), thì các giới hạn giữa nhánh vành khuyên với nhánh họa mi “thật sự” của Cựu thế giới trở nên không rõ ràng.
Combined with the yuhinas (and possibly other Timaliidae), the limits of the white-eye clade to the “true” Old World babblers becomes indistinct.
WikiMatrix
Ở cấp độ chi tiết hơn, hiện nay một số tác giả đặt sơn ca ở gần như mức bắt đầu của siêu họ Sylvioidea cùng với các loài nhạn, các nhóm “chích Cựu thế giới” và “khướu và họa mi” khác nhau.
At a finer level of detail, some now place the larks at the beginning of a superfamily Sylvioidea with the swallows, various “Old World warbler” and “babbler” groups, and others.
WikiMatrix
Vài ngày trước, tại Giê-ri-cô, ngài đã đưa ra minh họa về mi-na để cho thấy Nước Trời vẫn còn xa.
A few days earlier, while he was at Jericho, he gave the illustration of the minas to show that the Kingdom was yet far off in the future.
jw2019
Jeffrey và Diane Crone Frank đã lưu ý rằng truyện thần kỳ này “là chắc chắn lấy cảm hứng từ lòng say mê của Andersen đối với Jenny Lind, người đang trở nên nổi tiếng khắp châu Âu và Hoa Kỳ như là một chim họa mi của Thụy Điển.
Jeffrey and Diane Crone Frank have noted that the fairy tale “was no doubt inspired by Andersen’s crush on Jenny Lind, who was about to become famous throughout Europe and the United States as the Swedish Nightingale.
WikiMatrix
“Chim họa mi” (tiếng Đan Mạch: “Nattergalen”) là một truyện thần kỳ của nhà văn người Đan Mạch Hans Christian Andersen về một hoàng đế thích tiếng leng keng của một con chim giả có trang bị bộ máy phát ra tiếng kêu hơn là tiếng hót của con chim họa mi thật.
“The Nightingale” (Danish: “Nattergalen”) is a literary fairy tale written by Danish author Hans Christian Andersen about an emperor who prefers the tinkling of a bejeweled mechanical bird to the song of a real nightingale.
WikiMatrix
Theo nhật ký năm 1843 của Andersen thì truyện “Chim họa mi” được sáng tác trong ngày 11 và 12 tháng 10 năm 1843, và “bắt đầu viết ở công viên giải trí Tivoli”, một công viên giải trí ở trung tâm Copenhagen với các hoa văn trang trí kiểu Trung Quốc, được khai trương trong mùa hè năm 1843.
According to Andersen’s date book for 1843, “The Nightingale” was composed on 11 and 12 October 1843, and “began in Tivoli”, an amusement park and pleasure garden with Chinese motifs in Copenhagen that opened in the summer of 1843.
WikiMatrix
“Học từ minh họa về mười mi-na”: (10 phút)
“Learn From the Illustration of the Ten Minas”: (10 min.)
jw2019
Học từ minh họa về mười mi-na
Learn From the Illustration of the Ten Minas
jw2019
232 100 Minh họa về mười mi-na
232 100 His Illustration of Ten Minas
jw2019
Tại sao Chúa Giê-su kể minh họa về những mi-na?
What prompts Jesus’ illustration of the minas?
jw2019
Phương Pháp Chữa Bệnh Khàn Tiếng Cho Chim Họa Mi
Nguyên nhân dẫn đến bệnh khàn tiếng ở chim họa mi rất đơn giản, chỉ cần chim họa mi không may bị nhiễm lạnh thì chúng sẽ bị cảm, dẫn đến viêm hộp minh quản làm hai dây thanh quản bị tổn thương.
Hệ quả của bệnh khàn tiếng ở chim họa mi: trường hợp nhẹ có thể phục hồi hoàn toàn, nếu bị nặng có thể hỏng hẳn tiếng hót vì vết viêm nhiễm sưng đau có mủ và các dây thanh quản dính nhau hoặc dính vào thành mình quản, lúc khỏi bệnh sẽ tạo ra sẹo vĩnh viễn không thể chữa được nữa.
Các cách chữa bệnh khàn tiếng ở chim họa mi hiệu quả nhất
Đối với trường hợp chim họa mi bị bệnh nhẹ, ta có thể áp dụng các cách sau
Cách thứ nhất: Dùng một viên than củi bằng quả trứng gà đang cháy đỏ, ngâm vào nửa bát nước lã sau một đêm, lọc lấy nước đó, vắt thêm mười giọt nước chanh và bỏ thêm vài hạt muối, đổ vào cóng cho chim uống, khoảng một tuần sau tiếng hót sẽ phục hồi dần.Cách thứ hai: Có thể dùng 100g giá đỗ, luộc lên lấy một cóng nước, hòa thêm vài giọt mật ong cho chim uống trong vài ngày sẽ khỏi.Đối với chim họa mi bị bệnh nặng: Trước hết cần dùng kháng sinh để chữa cho chim khỏi viêm họng đã để chim không bị tử vong. Sau đó tiến hành chữa như hai cách trên, nếu dây thanh quản không bị dính do sẹo thì chim sẽ khỏi, trường hợp vết viêm thành sẹo sẽ rất khó lấy lại giọng hót cũ, hiện nay chưa thấy có bài thuốc điều trị một cách hữu hiệu
Lưu ý: Trường hợp chim bị khàn tiếng do hung hăng hót thét lên trong khi thi đấu hoặc gặp chim khác dẫn đến giãn thanh quản và khàn giọng chứ không phải do điều kiện thời tiết thì bạn hãy phủ áo lồng, cho uống nước giá đỗ, đặt nơi yên tĩnh, không cho hót một tuần sẽ hồi phục.
Nguồn: https://camnangthucung.com/phuong-phap-chua-benh-khan-tieng-cho-chim-hoa-mi/
Tiêu Chuẩn Chọn Chim Họa Mi Nuôi Hót
Theo tâm lý chung của giới nghệ nhân nuôi chim Họa Mi hót, khi chọn cho mình một chú chim vừa ý mà nuôi thì ngoài yếu tố giọng hót hay ra, người ta còn chú ý đến dáng vóc bên ngoài và cả điệu bộ của con chim nữa.
Vì rằng, nuôi chim vừa để nghe giọng hót, người ta còn muốn được hưởng cái thú chiêm ngưỡng dáng hình và điệu bộ của con chim quý nữa. Nếu giọng hót cực hay mà hình dáng bên ngoài lại đẹp, con chim đó đã đem lại cho người nuôi một sự sướng thỏa khôn lường. Ngược lại, dù con chim có giọng hót hay mà vóc dáng quá tầm thường thì giá trị của nó bị giảm sút, vì ít ai ưa chuộng.
Nuôi được con chim hợp với ý thích, tình cảm của ta dành cho nó sẽ tăng lên, cho dù tốn kém công của bao nhiêu cũng không hề tiếc.
Thế nhưng, biết như thế là một chuyện, mà thực hiện được điều sở cầu đó của mình hay không lại là một chuyện khác.
Nhiều người khi mua chim gần như không cân cân nhắc, tính toán, vừa cảm thấy hợp ý là mua ngay. Có người còn nhẹ dạ, cả tin vào lời khen của người khác rồi nhắm mắt mua liều…Có thể ý kiến người ta trung thực, nhưng liệu những nhận định của người có phù hợp với ý mình hay không? Và, xin lỗi cũng nên xem qua trình độ hiểu biết cũng như kinh nghiệm của người đó về chim ra sao nữa…
Chính vì chọn một cách tùy hứng như vậy nên nhiều người cả đời cứ “tiền mất tật mang” chịu cảnh “mua vải bán áo” nên thua lỗ mãi! Con chim khi mua vào tốn đến ba bốn trăm ngàn bạc, nhưng khi bán ra phải “trầy vi tróc vảy” mà may lắm cùng thu về được nữa giá là cùng! Đó là chưa nói đến những tốn hao công của vì phải nuôi dưỡng một thời gian …
Xin được phép lạm bàn thêm một chút, đã bước vào nghề nuôi chim thì bất cứ ai cìmg phải chấp nhận sự lỗ lã. Người khôn ngoan, có nhiều kinh nghiệm thì lỗ ít, còn người nông nỗi, nhẹ dạ, làm viẹc tùy hứng thì lỗ nhiều vì con chim nuôi hót đều là chim trống nên đâu có sinh sản mà sinh lợi?
Trong nghề nuôi chim, chuyện “mua vải bán áo” là chuyện gần như ai cũng phải nếm trải. Dù không là con buôn, lắm khi mình cũng phải nghĩ đến chuyện mua bán, đổi chác.
Chẳng hạn, mình có con chim hay mà người khác lại có con chim hay hơn, muốn bán hay đổi, nếu đủ phương tiện đáp ứng thì lẽ nào mình lại làm ngơ? Bán thì tránh sao được cảnh “bán tháo bấn đổ”, mà dù có đổi thì cũng ở thế thua thiệt!
Trong việc mua bán, đổi chác chim với nhau, dù có lời được chút ít tiền thì liệu có bù đủ với những tốn kém cho khoản… cào cào, trứng kiến, sâu tươi… Nghề chơi chim hót rừng thường là vậy. Nhưng, một khi đã chịu chơi, đã bước vào vòng, thì đâu ai lại ngại tốn kém?
Họa Mi là giống chim hót rất đắt tiền. Chim bổi bẫy được từ rừng đem về đã có giá cả trăm ngàn bạc. Còn chim đã nuôi thuộc vài ba mùa trỏ lên, tùy theo xấu tốt mà có giá từ vài trăm đến vài triệu bạc mỗi con. Khổ nỗi đây là giống chim trong nhất thời khó phân biệt được ngay tốt xấu, nhất là đối với người chưa rành về Họa Mi, chưa đủ trình độ chuyên môn để đánh giá nó. Vì vậy, khi chọn chim nuôi ta nên hết sức thận trọng trong việc chọn lựa. Nếu dễ dãi hớ hênh lắm khi phải trả giá đắt vì mua lầm.
Chọn Họa Mi nuôi hót phải căn cứ vào ba tiêu chuẩn mà trong chúng tôi đã đề cập đến, là Giọng hót, Vóc dáng và Điệu bộ.
Nếu đem chim Họa Mi dự thi hót, Ban Giám Khảo cuộc thi cũng dựa trên ba tiêu chuẩn này để chấm điểm, và số điểm của ba tiêu chuẩn đó được chấm bằng nhau;
-Giọng hót: Từ 0 điểm đến 10 điểm.
-Vóc dáng: Cũng từ 0 điểm đến 10 điểm.
-Điệu bộ: Cũng ấn định số điểm như trên.
Do đó, việc chọn lựa một con Họa Mi tốt phải đời hỏi có sự cân nhắc chín chắn, chứ không thể bốc đồng, tùy hứng được.
-Như chọn giọng hót: Đã là chim hót thì đòi hỏi chim phải có giọng hót thật hay. Hay ở đây nghĩa là giọng phải to, lảnh lót, thanh trong. Chim phải siêng hót và hót được nhiều giọng.
Nên lắng nghe chim hót vào buổi sáng, đó là giờ cao điểm của sự hứng khởi và hăng say nên giọng chim xuất thần hơn. Rồi nghe chim “đi chuyện” vào buổi trưa để tìm hiểu chất giọng của nó phong phú ra sao mà định ra mức hay dở.
Phải chọn cho được những chim có tài chuyển đổi giọng, càng luyến lấy nhiều lại càng hay. Và loại ra một bên những chim chỉ biết lập đi lập lại một số câu hót nghèo nàn, y như của con chim học bài, nghe chán ngắt!
Tiện đây chúng tỏi ccũng xin trả lời một số thắc mắc của độc giả là bài hót của chim Họa Mi hót và đá có khác biệt không? Trong đời sống hoang dã không có giọng Họa Mi hót và Họa Mi đá, và tài hót của chúng đều như nhau, có khác là con khôn, con dại, con hót hay con hót dở mà thôi. Nhưng, khi bắt về, người chuyên nuôi mới căn cứ vào hình tướng của chim mà phân biệt con này nuôi đá và con này chỉ để nuôi hót. Cái hình tướng đó, như chúng tôi vừa nói, nó có sự khác nhau. Từ đó, Họa Mi nào có dạng nuôi hót thì người nuôi giúp chim phải huy tài nghề hót lên cao. Còn Họa Mi nào thuộc dạng nuôi đá thì nuôi theo cách đặc biệt, sao cho phát huy tài đá và giảm thiểu tài hót vốn có của nó.
Nói một cách dễ hiểu hơn: Cùng là hai thanh niên, nhưng anh có sức vóc thì cho theo ngành võ, còn anh dáng vẽ thư sinh thì cho theo ngành văn. Sau này tất nhiên, anh theo ngành văn thì giỏi văn, và anh theo ngành võ tất nhiên phải gịỏi võ.
Cũng từ đó cho la thấy, những con Họa Mi đã từng nuôi đá, bây giờ muốn chuyển qua nuôi hót thì cần phải cỏ thời gian để luyện tập thêm thì giọng hót của nó mới hay lên được.
-Như chọn vóc dáng: Dù là nuôi hót, ta cũng nên chọn những con trống Họa Mi có thân hình to khỏe, vì những chim này có nội lực thâm sâu. Và vì là chim hót nên chim phải có dáng vóc đẹp, các bộ phận bên ngoài phải cân đối, hài hòa, và nhất là không bị một tật bệnh nào lộ liễu ra trước tầm nhìn của thiên hạ cả, ngay cả móng chân cũng không được thiếu một cái nào.
Thực tế cho thấy, con Họa Mi dù nổi tiếng hay đến đâu mà bị thương tật, hay tật bẩm sinh như đui một mắt, đuôi vẹo, chân khuỳnh, thậm chí chỉ mất một cái móng không thôi, nó cũng bị sụt giá thê thảm, được chừng một phần mười là cùng! Người ta có mua cũng chỉ là để ngưỡng mộ cái tài hiếm có của nó mà thôi, chứ bán buôn thì…càng thêm lỗ nặng!
Những chim ngũ trường, ngũ đoản là những chim tốt tướng nên chọn nuôi. Những chim đầu dài, mỏ thẳng, mắt xanh lông vàng, ức màu gạch cua, chân cao ráo… là chim tốt, lại có biệt tài.
Nên nhớ vóc dáng một con chim đẹp, tự nó sẽ toát được ra sự thu hút cao độ ở người xem. Mà người đời thì ai ai cũng ái mộ đến vẻ đẹp, dù đó là vẻ đẹp của một con chim. Với bộ lông mượt mà, với vóc dảng thanh tú dễ nhìn…
Với Họa Mi có dáng đẹp, chỉ cần nhìn không thôi, cũng đủ sướng mắt!
-Như chọn điệu bộ: Nhiều người nuôi Họa Mi hót thường cố tình chọn cho được những chim có giọng hót thật hay, hoặc ít ra hợp với ý thích của mình nhưng lại xem thường đến việc chọn vóc dáng, nhất là phần điệu bộ của chim. Thật ra, điệu bộ con chim đã góp phần không nhỏ trong việc tạo dáng đẹp toàn diện cho chim.
Điệu bộ chính là cái nét của con chim. “Cái nết đánh chết cái đẹp” là chuyên thường tình.
Nuôi chim, ai cũng muốn treo lồng trước tầm mắt của mình mà nhìn ngắm. Vì vậy, nên chọn cho bằng được những chim có điệu bộ tốt mà nuôi. Nếu gặp con chim có tật xấu sàng cầu, tắm cóng, hoặc khi đứng như ngồi xổm trên cầu thì càng nhìn càng chán mắt mà thôi.
Các tật xấu đó thường lộ ra trước mắt, không cần nhìn lâu cung thấy được ngay. Tuy vậy với những điệu bộ xấu mà xét ra có thể chữa mẹo được thì đừng nên quan trọng hóa nó, vì chim cũng… vô thập toàn như người. Tìm được con chim có điệu bộ tuyệt hảo không phải là chuyện dễ…
Tóm lại, nuôi chim Họa Mi khó chứ không phải dễ như một số người lầm tưởng. Khó từ khâu chọn lựa cho mình một con chim tốt, vì vậy, người nuôi chim Họa Mi thì đông, nhưng người thật sự nuôi giỏi xét ra cũng chỉ là con số ít.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tiếng Hót Chim Họa Mi trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!