Bạn đang xem bài viết Thú Chơi“Ném… Tiền Lên Trời” được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Yêu thích vóc dáng dũng mãnh, tốc độ như “tên lửa” cùng những cú chao liệng trên không đẹp mắt, những người chơi chim săn mồi ở Huế thỉnh thoảng có những buổi “offline” để cùng chia sẻ kinh nghiệm về cách nuôi dưỡng, thuần phục cũng như tránh bị “ném tiền lên trời”…
Như nuôi “con mọn”
Sáng chủ nhật, một góc đường Huỳnh Thúc Kháng đông đúc hẳn. Trong đám đông đang tụ tập trên vỉa hè, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng còi “te… te…”, và mọi ánh mắt dồn lên cây dừa cao nghễu nghện sát bờ sông. Chú mục thật lâu mới thấy một chú đại bàng ưng đang lấp ló trên tán lá khô, thỉnh thoảng ngó nghiêng quan sát phía dưới bằng ánh mắt sắc lẻm.
Bên dưới, chủ nhân tiếng còi một tay đeo găng, một tay vung vung miếng thịt như để hấp dẫn ánh mắt của chú chim. Rồi tiếng còi mỗi lúc mỗi thúc giục hơn. Nhưng sau hơn nửa tiếng, chú đại bàng ưng vẫn không phản ứng. Lúc này, đám đông hiếu kỳ trên vỉa hè đã tản đi, chỉ còn lại 3 người. Bàn bạc một hồi, một người trong nhóm chạy đi lấy câu liêm, nối thêm một sào tre. Sau một lúc loay hoay, chiếc câu liêm mới móc được vào sợi dây da buộc ở 2 chân chú chim để kéo xuống.
Anh Nguyễn Châu Hân và chú đại bàng ưng 3 năm tuổi của mình
Gạt mồ hôi, anh Nguyễn Châu Hân, chủ nhân của chú đại bàng ưng thở phào: “Tí nữa thì mất mười mấy triệu. Bình thường chỉ cần nghe còi lệnh là nó bay về. Chắc tại sáng nay cho ăn no quá nên nó “lơ” mình”. Nói rồi, nhóm 3 người cùng chú chim quay xe về quán cà phê cóc dọc bờ sông Gia Hội – địa điểm gặp mặt vào mỗi chủ nhật hàng tuần của hội chơi chim săn mồi Huế với gần 100 thành viên, được thành lập khoảng 1 năm nay.
Anh Hân nhà ở đường Tô Hiến Thành, nuôi chú đại bàng ưng từ lúc còn đỏ hỏn, đến nay đã được 3 năm. Tầm 10 năm trước, anh cũng nuôi vài ba con, nhưng không con nào giữ được lâu, đa phần đều bay mất. “Những lúc như vậy tiếc lắm. Mất tiền không nói, nhưng với mình thì chim cũng như chó, mèo…, là đứa con tinh thần nên quyến luyến, có tình cảm”. Thời gian sau, thông qua mạng xã hội, anh Hân kết nối được một số người có cùng niềm đam và cũng từng… để chim bay mất. Họ gặp nhau, thành lập Hội Chim săn mồi Huế để chia sẻ kinh nghiệm nuôi dưỡng, thuần phục loài chim được mệnh danh là “vua bầu trời”.
Hai chú ưng Ấn Độ tại buổi offline của Hội chim săn mồi Huế
Chim săn mồi là tên gọi chung cho các loài như: ưng, cắt, đại bàng, ó biển, cú…, mỗi loài được chia ra nhiều “chi”. Như ưng Ấn Độ, đại bàng ưng…; cắt nhỏ, cắt Pere (cắt lớn); đại bàng núi, đại bàng bụng hung, đại bàng thảo nguyên… Để sở hữu “vua bầu trời”, người chơi phải bỏ ra từ vài trăm ngàn đến hàng trăm triệu đồng, tùy theo “đẳng cấp” từng loài. Như ưng Ấn Độ, giá cả xê xích từ 1,3 triệu – 2 triệu đồng/con tùy vào chim non và chim bổi (chim lớn mới bắt về). Nhưng nếu là đại bàng núi, chim non thấp nhất cũng vài chục triệu đồng, còn chim trưởng thành có thể lên đến 200-300 triệu đồng/con.
Găng tay da 3 lớp, lục lạc, thịt tươi – đồ nghề cơ bản để huấn luyện chim săn mồi
Găng tay da 3 lớp, lục lạc, thịt tươi – đồ nghề cơ bản để huấn luyện chim săn mồi
“Hiện ở Huế, đa phần đều là người mới tập nên chủ yếu chơi chim ưng Ấn Độ, đại bàng ưng, diều lửa – những loài có giá tương đối mềm. Có lẽ, sau một thời gian, nếu thấy tự tin với khả năng huấn luyện của mình thì họ mới bỏ ra số tiền lớn để sở hữu những loài đẳng cấp hơn”, Minh Thuận – thành viên Hội chim săn mồi Huế cho biết.
Nuôi dưỡng “vua bầu trời” chẳng khác nào nuôi con mọn. Từ chú chim bông gòn (chim non), người chơi phải thiết kế chỗ ở thoáng sạch và mát mẻ vào ban ngày, ấm áp và yên tĩnh vào ban đêm, thức ăn chủ yếu là chim cút, chuột, rắn…, tránh cho ăn quá nhiều thịt heo và thịt bò. Mỗi ngày, 7-8h sáng phải đem ra phơi nắng để chim hấp thụ vitamin D, calcium. Lúc cho ăn phải cắt nhỏ thức ăn sao cho vừa miệng chim, loại bỏ những xương sắc nhọn, một ngày cho ăn 3-4 lần. Ăn xong, dùng bình xịt cho chim uống nước và vệ sinh móng vuốt rồi cho nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát…
Một chú ưng Ấn Độ
Một chú ưng Ấn Độ
Đến thời điểm chim có thể huấn luyện được, người chơi phải tập luyện cho chim thuần thục 4 bước: Đứng và ăn trên găng, qua tay, vồ mồi trên không và săn trong môi trường tự nhiên với thời gian từ 1-3 tháng, nhưng có người mất cả năm ròng. Giai đoạn này, phải sắm găng tay, chụp đầu, lục lạc, còi lệnh. Cuối cùng, nếu sở hữu một chú chim với giá trị hàng trăm triệu đồng, người chơi nhất thiết phải sắm cho mình bộ định vị GPS để có thể tìm lại “đứa con tinh thần” nếu chẳng may bị bắt trộm hoặc bay mất.
Chim săn mồi nói chung thông minh, rất quyến luyến người nuôi. Tuy nhiên, nếu người nuôi tỏ thái độ áp đặt quá mức, hay to tiếng, dọa nạt trong giai đoạn huấn luyện thì chú chim hoặc là không chịu hợp tác, nghe theo hiệu lệnh, hoặc là một đi không trở lại. “Ngoài việc phải tìm hiểu tập tính từng loài, nếu không có tính kiên nhẫn, tốt nhất đừng theo đuổi thú chơi này. Bởi sau khi bỏ một đống tiền, thời gian và cả tình cảm để nuôi dưỡng, chăm sóc, huấn luyện mà chim không nghe lời, bỏ người nuôi bay đi thì khác nào cầm tiền ném lên trời”, Lê Đức Thuận – Hội trưởng Hội chim săn mồi Huế ví von.
Bỏ tiền triệu săn… chuột
Tầm 2h30 chiều, trên cánh đồng vừa mới gặt ở Quảng Điền, hơn chục thành viên của Hội chim săn mồi Huế tổ chức huấn luyện cho chim tập bài vồ mồi trên không. Lê Minh Thuận chia sẻ: “Không gian ở thành phố ít nên anh em thỉnh thoảng lại di chuyển đến những vùng có đồng lúa rộng lớn để chim có thể tự do bay lượn, đồng thời trong lúc tập luyện có thể khôi phục được bản năng săn mồi tự nhiên của mình”.
Bùi Ngọc Điền cùng chú đại bàng ưng với bài tập vồ mồi trên không
Ngay lúc này, Bùi Ngọc Điền, một thành viên trong nhóm vung mạnh tay cho chú đại bàng ưng bay ra xa hàng trăm mét. Tiếp đó, Điền dùng miếng thịt tươi đặt ở bao tay rồi thổi còi lệnh. Lập tức, chú đại bàng ưng quay ngoắt lại bằng tốc độ “tên lửa”, dùng đôi chân với những móng vuốt sắc nhọn dũng mãnh vồ lấy miếng mồi. Cứ tưởng sau khi vồ được, chú chim nhanh chóng xử lý chiến lợi phẩm. Nhưng không, miếng thịt vẫn được chú chim giữ chắc dưới chân, rồi nó hướng ánh mắt về phía người nuôi, gục gặc đầu như kiểu dò hỏi “có được ăn không?”…
Kết thúc thời gian huấn luyện trong ngày, những chú chim quay về nơi ở của mình. Đó là những chiếc giá đỡ thiết kế vững chắc được đặt ở sân thượng, hay những nơi có không gian trong nhà, ngoài sân vườn. Để theo đuổi thú chơi này, ngoài đam mê, kiên nhẫn, cần phải có sự đồng điệu giữa người và chim. Dòng chim săn mồi vốn quen với bay lượn, nếu bị nhốt trong lồng thì chẳng mấy chốc đổ bệnh, trong khi người chơi cũng không muốn thấy thú cưng của mình bị gò bó, tù túng trong chiếc lồng chật hẹp.
Người nuôi phải leo cao để bắt lại thú cưng khi chưa huấn luyện thuần thục
Người nuôi phải leo cao để bắt lại thú cưng khi chưa huấn luyện thuần thục
Khi không có nhiều điều kiện để chim săn mồi phát huy bản năng ở môi trường tự nhiên, những thành viên của Hội chim săn mồi Huế sáng tạo bằng cách cho thú cưng săn bắt chuột, rắn trong vườn, nhà. “Vườn nhà em cây cối um tùm nên chuột nhiều. Từ ngày con này biết săn mồi, chỉ cần nghe ngoài vườn có tiếng sục sạo thì một lúc sau, kiểu gì nó cũng tha về một hai con mồi. Bây giờ, ở trong nhà, nhất là gian bếp, đố thấy con chuột nào bén mảng phá phách như trước”, Võ Nguyên chỉ vào con ưng Ấn Độ khoe.
Ở Huế, người chơi sở hữu chim săn mồi thông qua 2 cách: mua – bán giữa những thành viên với nhau và mua từ những thương lái trong Nam ngoài Bắc. Khi mua từ những thương lái, người chơi cần phải tỉnh táo để phân biệt được loài nào nằm trong Sách Đỏ, nếu chim có nguồn gốc nước ngoài thì phải có giấy phép của cơ quan chức năng.
Thú Chơi Chim Chào Mào
Nha Trang hiện có tới hàng chục cửa hàng kinh doanh chim cảnh, nhiều hội quán, tụ điểm hội tụ nhiều nghệ nhân chơi chim. Chơi chim cảnh hiện nay, phổ biến nhất là chào mào…
Thời của chim chào mào
Được tạo hóa tô điểm bằng những nét độc đáo, với hai chấm son đỏ thắm dưới hai khóe mắt, hai dải cườm đen đậm như chiếc khăn vắt qua cổ, xõa xuống trước ngực, chóp mào nhọn cao vút trên đỉnh đầu luôn hướng về phía trước… chim chào mào toát lên một phong thái uy nghi hùng dũng như “bậc quân vương” giữa muôn loài chim cảnh. Ngoài tướng dáng đẹp, loài chim này còn sở hữu giọng hót rất nhiều âm tiết và giàu giọng điệu đã chinh phục niềm đam mê của nhiều người có thú chơi chim cảnh.
Theo ông Nguyễn Văn Quang – Trưởng bộ môn Chim cảnh – Hội Sinh vật cảnh Khánh Hòa, Chủ tịch Hội Chim chào mào Nha Trang, trước đây giới chơi chim cảnh ở Nha Trang chủ yếu chơi các loài chim như: Họa mi, sơn ca, chích chòe than, chích chòe lửa, vành khuyên… nhưng không trở thành trào lưu phổ biến như chơi chim chào mào những năm gần đây, nhất là thời điểm hiện nay. “Chim chào mào rất dễ nuôi. Ngoại trừ những chú chim có nết chơi đẳng cấp, hay có màu lông khác lạ có giá từ hàng chục triệu đồng cho đến vài trăm triệu đồng, nhìn chung đây là loài chim cảnh rất bình dân, chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng là có thể sở hữu một chú chim chào mào. Vì thế, loài chim này ngày càng được nhiều người chơi lựa chọn”, ông Quang cho biết.
Hội thi chim chào mào chào xuân Giáp Ngọ vừa qua.
Hiện nay TP. Nha Trang đã hình thành hơn 20 hội quán, thu hút rất đông nghệ nhân chơi chào mào không chỉ ở Nha Trang mà còn đến từ các địa phương khác trong tỉnh.
Nét văn hóa đẹp
Tại các hội quán chim chào mào lớn ở Nha Trang như: A. Du (phường Vĩnh Trường), Việt Cường (phường Phước Hải), Cầu Đá (phường Vĩnh Nguyên), Phong Lan Trẻ (phường Lộc Thọ), Thiên Nhiên (xã Vĩnh Thái), Yến Phi (Công viên Yến Phi)… vào những ngày cuối tuần luôn thu hút rất nhiều nghệ nhân mang chim chào mào đến thi đấu và giao lưu. Anh Út, chủ hội quán chim chào mào Yến Phi chia sẻ: “Hơn chục năm nay, vào mỗi buổi sáng (trừ lúc mưa), tôi đều mang chim chào mào đến đây chơi và bán cà phê phục vụ những người cùng đam mê thú chơi tao nhã này. Ngoài mục đích tập dượt cho chim, đây cũng là nơi để những người cùng chung sở thích gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nuôi chim và mang đến cho họ nhiều cảm xúc thú vị trong thú chơi của mình”.
Không chỉ vậy, để thu hút khách cũng như tạo thêm không khí sôi nổi ở nơi gặp gỡ, giao lưu giữa các nghệ nhân, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, các hội quán chim chào mào đều tổ các cuộc thi chim chào mào. Tuy giải thưởng cho chủ nhân những chú chim thắng cuộc có khi chỉ là lá cờ lưu niệm, chiếc cúp tượng trưng hay một lồng chim… nhưng mỗi cuộc thi luôn thu hút hàng trăm người chơi chim cảnh tham dự. “Nhằm tạo thêm không khí cho anh em nghệ nhân, từ Tết Giáp Ngọ 2014 đến nay, tôi đều tổ chức các cuộc thi tuần, thi tháng. Giải thưởng của các cuộc thi tuy chủ yếu mang giá trị tinh thần, nhưng có lẽ nhờ thường xuyên tổ chức và có được không gian rộng rãi, yên tĩnh nên hội quán của tôi luôn thu hút rất đông anh em có chung niềm đam mê, trong đó có không ít nghệ nhân đến từ các địa phương khác trong tỉnh”, anh Dũng, chủ hội quán A. Du cho biết.
Ông Nguyễn Đình Huấn – Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Khánh Hòa cho biết: “Ở Nha Trang, hội thi chim chào mào lớn nhất được tổ chức trong dịp Festival biển 2013, tiếp đó là tại Hội hoa xuân Giáp Ngọ 2014. Và có lẽ hội thi chim chào mào chào xuân sẽ được duy trì hàng năm. Tôi rất vui mừng vì bên cạnh các phong trào chơi bon sai, non bộ…, hiện nay ở Khánh Hòa nói chung và TP. Nha Trang nói riêng, thú chơi chim chào mào cũng đã trở thành một trào lưu như một nét văn hóa đẹp”.
NAM ANH
Thú Chơi Chim Ở Tp Hà Tĩnh
Nghề chơi cũng lắm công phu
Chào mào Hồng y giáo chủ (Cardinalis cardinalis) – một trong 10 loại chim đẹp nhất hành tinh. Ảnh: Scienceray.com
Như thường lệ vào mỗi buổi sáng thứ 7 tại quán Cà phê Chim cảnh Khánh Linh trên đường Cao Thắng- TP. Hà Tĩnh lại diễn ra hội dợt chim. Tại đây tất cả những người chơi chim trên địa bàn thành phố và các vùng phụ cận lại tập trung mang chim đến đây để tập dợt cho những chú chim của mình hót hay hơn, căng hơn và tập được nhiều giọng hơn. Có dịp ghé vào đây ngồi nhâm nhi ly cà fê chúng ta sẽ được nghe hàng trăm chú chim với đủ các loại khác nhau như chào mào, chích choè, hoạ mi, vành khuyên… cùng nhau “đua” tiếng hót. Với những người có thâm niên trong nghề chơi chim thì họ sẽ phân biệt được giọng hót của từng chú chim. Còn đối với những người vừa mới tập tễnh bước vào trò chơi tao nhã này thì ít ra khi nghe tiếng chim hót cũng thấy vui tai và thích thú.
Anh Nguyễn Tân Lý là chủ quán cà phê Chim cảnh Khánh Linh và cũng là một “cao thủ” chơi chim “có số má” ở Hà Tĩnh. Hiện anh đang sở hữu một dàn chim đủ loại cộng với những chiếc lồng chim có tổng trị giá hơn vài trăm triệu đồng. Theo anh Lý, ở thành phố Hà Tĩnh, hiện người chơi chim lên tới con số hàng trăm người. Người chơi ít nhất cũng sở hữu đôi ba con, vừa vừa cũng dăm bảy lồng, còn nhiều thì phải là hàng chục con. Các loại chim được ưa thích nhất là chào mào, chích choè than, chích choè lửa, hoạ mi, vành khuyên, khướu, cu…Cũng là một người say mê chim, tôi thường hay la cà tại các tụ điểm mua bán chim, vì thế tôi đã gặp Cường, một tay chơi chim có thâm niên tại thành phố Hà Tĩnh, mà giới chơi chim gắn cho cái tên nghe qua đủ biết là sành chim đó là Cường chim. Tuy là một cán bộ công tác tại Ban QL chợ thành phố Hà Tĩnh, nhưng phần lớn thời gian rảnh Cường đều dành cho chim. Hiện bộ sưu tập chim của Cường có đến dăm chục con đủ loại. Cường chim cho biết: Việc mua được cho mình một chú chim bổi (chim vưa mới bẫy về) như chào mào, chích chòe hay vành khuyên thì rẻ thôi, chỉ mất vài trăm ngàn đồng nhưng để luyện chim hay, đấu tốt, đặc biệt là có “số má” trong làng chim cảnh thì người chơi không chỉ cần có nhiều kinh nghiệm mà còn phải mất không ít thời gian chăm bẵm, tập luyện rất công phu. Để có một chú chim hay đúng nghĩa theo Cường thì phải hội đủ 4 tiêu chí sau đây: Thanh, Sắc, Bộ, Bền. Thanh có nghĩa là dọng hót; Bộ là điệu bộ khi mà đứng hót nó nhảy múa, bật cầu, vẩy đuôi…; Bền là có sức chơi từ đầu đến cuối; Sắc là đẹp hài hòa.
Công đoạn chọn chim phải cực kỳ tỷ mẩn. Chẳng hạn, để chọn được một chú chim Vành khuyên phải là những chú khuyên có đầu to, trán rộng, mỏ vàng, hàm sâu, lông óng… Vì đây là những chú khuyên có khả năng nhanh hót (líu) và líu nhiều. Chọn chim, mới chỉ là công đoạn đầu. Tiếp theo là công đoạn chăm sóc và tập luyện, mỗi người có một bí kíp riêng. Công đoạn chăm sóc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kỳ từ việc chọn thức ăn, bổ sung các dưỡng chất để tăng sức đề kháng, cũng như chế độ tắm đặc biệt. Cường chim cho biết thêm đối với chim Vành khuyên chế độ chăm sóc hết sức công phu và cẩn thận nếu không chúng sẽ xuống rất nhanh, không bao giờ cất tiếng líu.
Cặp chào mào chọi đang chuẩn bị cuộc chiến
Đối với thức ăn cho chim vành khuyên phải làm hết sức cầu kỳ mà Cường chim tiết lộ: Đậu xanh đãi vỏ, đồ chín, nghiền mịn, lòng đỏ trứng gà, nhộng tằm, mật ong trộn đều cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và cho vào lò vi sóng quay khoảng 15 phút khi đã quay chín đem ra tiếp tục cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ rồi sấy khô và cất vào tủ lạnh cho chim ăn dần. Ngoài thức ăn này ra phải thường xuyên cho khuyên ăn hoa quả để chim mượt lông và nhanh nhẹn, siêng líu. Còn đối với các loại chim khác như họa mi, chào mào, chích chòe thì đơn giản hơn: Chỉ cần mua thức ăn đã được làm sẵn bán tại các điểm bán chim cho chúng ăn là được. Thời điểm chim thay lông là lúc chúng xuống sức nhất vì thế cần phải tăng cường chất đạm cho chúng. Đối với chim họa mi thì chúng ta có thể cho thêm lòng đỏ trứng gà, tôm đất xay nhuyễn trộn vào thức ăn đã có sẵn và sấy qua lò vi sóng cho thức ăn chín là được. Còn đối với chào mào thì cho ăn thêm cào cào, hoa quả chín, chích chòe thì cho ăn thêm sâu quy…Riêng đối với họa mi và chào mào thì tuyệt đối không nên cho ăn sâu quy nếu cho chúng ăn sâu quy thì sẽ bị quăn lông trông chim rất xấu. Cũng theo Cường chim thì trong quá trình nuôi chim người nuôi cần phải chú ý thay nước, thức ăn thường xuyên tránh để tình trạng thức ăn quá lâu sẽ dẫn đến thức ăn bị mốc, chim ăn sẽ bị tiêu chảy. Nước uống cũng vậy, nếu để quá lâu nước sẽ bị chua do chim làm rơi thức ăn vào nước gây tiêu chảy và dẫn đến chim chết. Việc treo chim cũng phải thật để ý, nếu treo chim ở chỗ ánh sáng quá nhiều và lâu thì chim dễ bị mù.
Tắm cho chim cũng là một công đoạn hết sức quan trọng không thể thiếu đối với người nuôi chim. Theo Cường chim thì bất kể mưa hay nắng đều phải tắm cho chim 2 ngày một lần, không những sau khi tắm chim sẽ mượt lông, loại bỏ ký sinh trùng trên mình mà trong khi cho chim tắm chúng ta có thời gian để vệ sinh lồng sạch sẽ, bổ sung thêm thức ăn, nước uống cho chúng. Ngoài ra muốn cho chú chim của mình nuôi mau dạn (quen) và mến chủ ngoài việc chăm sóc hàng ngày thì phải cho nó tắm thường xuyên thì nó mới nhanh quen người. Chuồng tắm cho chim cũng phải được chia thành nhiều loại, mỗi loại chim chỉ thích tắm một chuồng quen thuộc nếu cho nó vào chuồng lạ thì nó sẽ không chịu tắm.
Chim “độc”, chuồng “độc”
Chiếc lồng chim này có giá 25 triệu đồng
Thông thường, các hội chim đều có những cuộc thi cho riêng mình. Những cuộc thi chim thu hút đông đảo người chơi chim tham dự và các chú chim đoạt giải sẽ được định giá rất cao. Anh Nguyễn Tân Lý cho biết, chú họa mi Hương Sơn của anh Hoàng Văn Hổ (thị trấn Đức Thọ), hiện đã được định giá 35 triệu đồng bởi đã nhiều lần đoạt giải trong các hội thi chọi chim đến nay trên địa bàn tỉnh ta vẫn chưa có đối thủ.
Nhưng chỉ chơi những loại chim thông thường như vừa kể, thì chưa đủ. Gần đây, giới mê chim cảnh Hà Tĩnh còn săn lùng những chú chim “độc”, lạ và đặc biệt là giá trị của mỗi con lên đến hàng chục triệu đồng. Ở Hà Tĩnh, người đam mêm chim cảnh không thể không kể tới anh S. Gần chục năm nay, anh đã bổ sung vào bộ sưu tập chim cảnh độc đáo của mình dàn chim chào mào từ bông, đốm, màu sôcôla đến hoàng, bạch, hay chỉ trắng phần đầu…có giá đến hàng trăm triệu đồng. Tiếp đến là bộ sưu tập Khuyên (hoàng khuyên có lông màu vàng), chào mào xanh, họa mi chiến của anh Võ Văn Sinh, thị trấn Đức Thọ; dàn chào mào chọi của anh T. thành phố Hà Tĩnh tạo ra một thú chơi chim cảnh “độc”, “không đụng hàng” ở Hà Tĩnh, rất phong phú, đa dạng.
Quay lại câu chuyện mà Cường chim kể với chúng tôi, anh bảo rằng, người chơi chim cảnh không chỉ “ganh” nhau trong mỗi cuộc thi, xem chú chim nào líu hay, líu khỏe mà họ còn ganh nhau trong việc “độ” lồng son cho những chú chim quý của mình. Giá cả các loại lồng phụ thuộc vào độ tinh xảo trong cách xử lý chất liệu chế tạo lồng. Lồng đục chạm càng cầu kỳ giá càng cao. Nếu thêm các chất liệu quý như ngà voi, đồi mồi, sừng, xương để thay một số hay toàn bộ tre trúc thì giá càng đắt. Ngay như những chiếc lồng được làm bằng tre già, có chạm trổ tinh tế cũng ở mức từ 25 triệu tới cả trăm triệu đồng/chiếc.
4 chiếc lồng có giá hơn 100 triệu đồng
Hiện ở thành phố Hà Tĩnh chỉ có anh Lý chủ quán cà phê chim Khánh Linh là có cặp lồng Tàu bằng tre ngà chạm trổ hết sức cầu kỳ tinh xảo trị giá 50 triệu đồng, ngoài ra Lý còn sở hữu vài chục chiếc lồng khuyên, họa mi, chào mào có giá từ 5-10 triệu đồng. Theo anh Lý thì: “Con chim quý phải ở lồng son”. Mặc dù con chim đẹp, giọng hót hay không phụ thuộc vào chiếc lồng nhưng dẫu sao chiếc lồng đẹp thì sẽ tôn chú chim lên rất nhiều.
Ngoài việc chọn chơi chim đẹp, hót hay, lồng đỉnh, giới chơi chim Hà Tĩnh còn đầu tư tiền triệu cho những phụ kiện đi kèm như cống đựng thức ăn, nước uống cho chim. Có những bộ cống có giá gần chục triệu đồng như những bộ cống được làm bằng ngà voi, đồi mồi, xương, sừng, gỗ quý… còn đối với các loại cống bình dân được làm từ sứ, thủy tinh, nhựa có giá từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng.
Đức Thiện
Báo Hà Tĩnh
Thú Chơi Chim Chào Mào Ở Huế
VTV.vn – Có một loại chim được mệnh danh là “bậc quân vương” chim cảnh ở Việt Nam đó là chim chào mào. Và chắc hẳn phải có lý do nào đó để chim chào mào được mệnh danh như vậy.
Chào mào là loài chim thuộc họ Chào mào sống chủ yếu ở châu Phi và vùng nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, chim chào mào phân bố ở khắp mọi vùng trên cả nước. Tùy thuộc vào vùng miền như Bắc, Trung hay Nam mà chim chào mào có giọng hót đặc trưng khác nhau. Và chỉ có những người chuyên nuôi chim chào mào mới có thể phân biệt được giọng hót của loại chim này có nguồn gốc ở vùng nào. Với đặc tính nguồn đa dạng sinh học cao, chim lại không khó chăm sóc và giọng hót hay nên Chào mào trở thành loài chim được ưa chuộng nhất trong giới chim cảnh hiện nay.
Ở Huế, phong trào nuôi chim chào mào phát triển cách đây khá lâu. Ban đầu, những người đến với chim chào mào chủ yếu là người đã từng nuôi các loài chim cảnh khác. Về sau, phong trào nuôi chim chào mào ngày càng được nhân rộng ở nhiều nơi. Những người yêu chào mào ở Huế thường xuyên giao lưu gặp gỡ để trao đổi kinh nghiệm, chủ yếu là vào các buổi sáng. Điểm hẹn của họ thường là những quán cafe có không gian thoáng đãng phù hợp cho việc trưng bày và thưởng thức giọng hót của những chú chim. Ít thì có một vài người. Nhiều thì lên đến vài chục người đem chim đến cùng nhau thưởng lãm.
Chào mào là một loài chim dễ nuôi. Việc chăm sóc chim chào mào không cầu kỳ như nhiều loài chim khác, nhưng rất cần niềm đam mê và sự khéo léo, kiên trì. Bằng tình cảm dành cho chú chim mà mình yêu quý, nhiều người chơi chim chào mào ở Huế đã chú trọng việc chăm sóc, từ việc chuẩn bị thức ăn đến tắm cho chim.
Để sở hữu một chú chào mào không quá khó. Tuy nhiên, cũng có nhiều chú chào mào có giá lên đến vài triệu hay hàng chục triệu đồng. Đây là những chú chim thuộc dạng quý, hiếm và đặc biệt là có vẻ ngoài quyến rũ cùng giọng hót đặc biệt hay.
Để đánh giá một chim chào mào đẹp, phải dựa vào nhiều yếu tố. Có người thích chim với vẻ bề ngoài như nhanh nhẹn, thể hiện sự oai phong mỗi khi thấy chim lạ; có người lại chú trọng đến giọng hót của chim. Chim chào mào Huế hót hay thì giọng phải ấm, trầm. Không ít người đã dành thời gian săn tìm cho được một chú chào mào ưng ý.
Chơi chim nói chung và chim chào mào nói riêng là hình thức giải trí lành mạnh, không quá khó nhưng người chơi phải thực sự đam mê. Sau những ngày làm việc căng thẳng lại được ngắm nhìn và thưởng thức tiếng hót của chim chào mào, chắc hẳn lòng ta sẽ cảm thấy dịu nhẹ. Chính vì lẽ đó mà ngày càng có nhiều người tìm đến loại chim này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thú Chơi“Ném… Tiền Lên Trời” trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!