Bạn đang xem bài viết Thú Chơi Chim Chào Mào được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nha Trang hiện có tới hàng chục cửa hàng kinh doanh chim cảnh, nhiều hội quán, tụ điểm hội tụ nhiều nghệ nhân chơi chim. Chơi chim cảnh hiện nay, phổ biến nhất là chào mào…
Thời của chim chào mào
Được tạo hóa tô điểm bằng những nét độc đáo, với hai chấm son đỏ thắm dưới hai khóe mắt, hai dải cườm đen đậm như chiếc khăn vắt qua cổ, xõa xuống trước ngực, chóp mào nhọn cao vút trên đỉnh đầu luôn hướng về phía trước… chim chào mào toát lên một phong thái uy nghi hùng dũng như “bậc quân vương” giữa muôn loài chim cảnh. Ngoài tướng dáng đẹp, loài chim này còn sở hữu giọng hót rất nhiều âm tiết và giàu giọng điệu đã chinh phục niềm đam mê của nhiều người có thú chơi chim cảnh.
Theo ông Nguyễn Văn Quang – Trưởng bộ môn Chim cảnh – Hội Sinh vật cảnh Khánh Hòa, Chủ tịch Hội Chim chào mào Nha Trang, trước đây giới chơi chim cảnh ở Nha Trang chủ yếu chơi các loài chim như: Họa mi, sơn ca, chích chòe than, chích chòe lửa, vành khuyên… nhưng không trở thành trào lưu phổ biến như chơi chim chào mào những năm gần đây, nhất là thời điểm hiện nay. “Chim chào mào rất dễ nuôi. Ngoại trừ những chú chim có nết chơi đẳng cấp, hay có màu lông khác lạ có giá từ hàng chục triệu đồng cho đến vài trăm triệu đồng, nhìn chung đây là loài chim cảnh rất bình dân, chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng là có thể sở hữu một chú chim chào mào. Vì thế, loài chim này ngày càng được nhiều người chơi lựa chọn”, ông Quang cho biết.
Hội thi chim chào mào chào xuân Giáp Ngọ vừa qua.
Hiện nay TP. Nha Trang đã hình thành hơn 20 hội quán, thu hút rất đông nghệ nhân chơi chào mào không chỉ ở Nha Trang mà còn đến từ các địa phương khác trong tỉnh.
Nét văn hóa đẹp
Tại các hội quán chim chào mào lớn ở Nha Trang như: A. Du (phường Vĩnh Trường), Việt Cường (phường Phước Hải), Cầu Đá (phường Vĩnh Nguyên), Phong Lan Trẻ (phường Lộc Thọ), Thiên Nhiên (xã Vĩnh Thái), Yến Phi (Công viên Yến Phi)… vào những ngày cuối tuần luôn thu hút rất nhiều nghệ nhân mang chim chào mào đến thi đấu và giao lưu. Anh Út, chủ hội quán chim chào mào Yến Phi chia sẻ: “Hơn chục năm nay, vào mỗi buổi sáng (trừ lúc mưa), tôi đều mang chim chào mào đến đây chơi và bán cà phê phục vụ những người cùng đam mê thú chơi tao nhã này. Ngoài mục đích tập dượt cho chim, đây cũng là nơi để những người cùng chung sở thích gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nuôi chim và mang đến cho họ nhiều cảm xúc thú vị trong thú chơi của mình”.
Không chỉ vậy, để thu hút khách cũng như tạo thêm không khí sôi nổi ở nơi gặp gỡ, giao lưu giữa các nghệ nhân, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, các hội quán chim chào mào đều tổ các cuộc thi chim chào mào. Tuy giải thưởng cho chủ nhân những chú chim thắng cuộc có khi chỉ là lá cờ lưu niệm, chiếc cúp tượng trưng hay một lồng chim… nhưng mỗi cuộc thi luôn thu hút hàng trăm người chơi chim cảnh tham dự. “Nhằm tạo thêm không khí cho anh em nghệ nhân, từ Tết Giáp Ngọ 2014 đến nay, tôi đều tổ chức các cuộc thi tuần, thi tháng. Giải thưởng của các cuộc thi tuy chủ yếu mang giá trị tinh thần, nhưng có lẽ nhờ thường xuyên tổ chức và có được không gian rộng rãi, yên tĩnh nên hội quán của tôi luôn thu hút rất đông anh em có chung niềm đam mê, trong đó có không ít nghệ nhân đến từ các địa phương khác trong tỉnh”, anh Dũng, chủ hội quán A. Du cho biết.
Ông Nguyễn Đình Huấn – Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Khánh Hòa cho biết: “Ở Nha Trang, hội thi chim chào mào lớn nhất được tổ chức trong dịp Festival biển 2013, tiếp đó là tại Hội hoa xuân Giáp Ngọ 2014. Và có lẽ hội thi chim chào mào chào xuân sẽ được duy trì hàng năm. Tôi rất vui mừng vì bên cạnh các phong trào chơi bon sai, non bộ…, hiện nay ở Khánh Hòa nói chung và TP. Nha Trang nói riêng, thú chơi chim chào mào cũng đã trở thành một trào lưu như một nét văn hóa đẹp”.
NAM ANH
Thú Chơi Chim Chào Mào Của Người Sài Gòn
Dưới những tàn cây mát mẻ, lắng tai nghe những tiếng hót líu lo của những chú chim chào mào đẹp nhất ngân vang tựa như dàn hợp xướng mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Cảnh tượng bình yên đó diễn ra giữa lòng Sài Gòn xô bồ khiến lòng ta thấy nhẹ bẫng, quên đi những muộn phiền, ồn ào nơi thành phố phồn hoa. Vào mỗi cuối tuần hay những khi rảnh rỗi, thay vì đi đến những khu ăn uống, khu mua sắm, các bạn có thể đến những khu chợ chim ở Sài Gòn để tận hưởng lối sống thi vị cũng như thú chơi chim chào mào của người Sài Gòn.
Hiện nay, ở Sài Gòn có một số nơi thường tập trung những người có chung sở thích chơi chim nói chung, chơi chim chào mào nói riêng và cũng là nơi tập trung những giống chim chào mào đẹpnhất là cà phê chim Tao Đàn và chợ chim Lê Hồng Phong.
Nơi thường tập trung dân yêu thích chim chào mào là chợ chim Lê Hồng Phong ( quận 10). Nằm trên con đường chính của quận, chợ chim không phải là một nhóm tụ lại mà những lồng chim được treo dọc những ngôi nhà nằm san sát nhau tạo thành một khu chợ nổi tiếng ở Sài Gòn. Thú nuôi chim ở đây như là một thú vui truyền thống. Dọc hai bên đường, dưới những tàn cây mát rượi người dân treo nhữn lồng chim với những chú chim chào mào đẹp nhất mà họ tuyển chọn được cùng với nhiều loài chim khác cùng nhau cất tiếng hót vang vọng một dải đường. Điều này cũng chính là một trong những điều thu hút khác du lịch đến với Sài Gòn.
Thú chơi chim chào mào của người Sài Gòn vô cùng bình dị, mọi người rất dễ dàng hòa nhập với cộng đồng những người có cùng sở thích chơi chim, chỉ cần xách theo lồng chim thì khách có thể hòa chung niềm vui và sở thích mà không cần quen biết từ trước. Thú chơi chim chào mào không đơn thuần chỉ là một sở thích nữa mà là một nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Sài Gòn.
Nâng Tầm Thú Chơi Chim Cảnh
(GLO)- Hội thi Tiếng hót chim chào mào là dịp để các câu lạc bộ chào mào trong tỉnh có thể gắn kết, giao lưu, học hỏi các câu lạc bộ ngoài tỉnh. Đây còn là dịp để các nghệ nhân phát huy tính đoàn kết, tương thân tương ái bằng hoạt động nhân đạo.
Sáng 15-3, Hội Chào mào tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức Hội thi tiếng hót chim chào mào tại Trường Tiểu học Chu Văn An (TP. Pleiku). 7 giờ sáng đã có hàng trăm lồng chim đến đăng ký chuẩn bị cho hội thi bắt đầu vào lúc 9 giờ. Những chiếc lồng chim được chạm khắc tinh xảo và tiếng hót hàng trăm chú chào mào đã khuấy động cả một góc phố, rất nhiều người không tham gia tại hội thi cũng bị thu hút đã ghé vào chiêm ngưỡng và cổ vũ hội thi.
Quang cảnh hội thi. Ảnh: H.S
Tham gia hội thi, nghệ nhân Đỗ Trần Huy chia sẻ: “Để có một chú chim đủ yếu tố tranh tài, người chơi tốn rất nhiều công sức. Ban đầu phải sưu tầm hàng chục chú chim có ngoại hình đẹp, sau đó bỏ ra ít nhất một năm để thuần dưỡng. Khi chim đã thuần, người chơi sẽ sàng lọc để chọn chú chim có tố chất tốt nhất như: xiêng bọng, chớp cánh, sàng cầu bền bỉ, có khả năng dọa nạt chim cùng thi đấu”. Nghệ nhân Trần Quốc Trung-Hội phó Câu lạc bộ Chào mào phường Trà Bá (TP. Pleiku) cho hay: “Hội thi chào mào lần này quy tụ các nghệ nhân trên ba miền đất nước, chất lượng hội thi được đánh giá cao. Bên cạnh đó, Ban tổ chức đã phát động phong trào nhân đạo, khơi dậy tính nhân văn trong mỗi nghệ nhân. Sân chơi này là dịp đẩy mạnh phong trào chơi chim cảnh tỉnh nhà, là cơ hội để các nghệ nhân trên toàn quốc giao lưu, học hỏi và thắt chặt tình bằng hữu. Ngoài ra, các nghệ nhân còn được chiêm ngưỡng những chú chim hay, chim độc có giá trị từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng, đặc biệt là các chú chim đột biến có lông trắng, số lông trắng càng nhiều giá trị chim càng cao”.
Nhằm nâng cao tính chuyên môn và tính khách quan cho hội thi, tất cả thành phần Ban giám sát và Ban giám khảo đều là các nghệ nhân có uy tín tại các Câu lạc bộ Chào mào ngoài tỉnh như: TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Lạt… Ông Trương Đình Hoàng-Trưởng ban giám sát hội thi đến từ TP. Hồ Chí Minh đánh giá: “Đội ngũ giám sát và giám khảo có chuyên môn tốt, qua đó tạo tâm lý thoải mái cho các nghệ nhân tham gia hội thi, tránh những bức xúc có thể gây ảnh hưởng xấu đến sân chơi vốn mang tính tao nhã, lành mạnh. Ngoài ra, khi tham gia hội thi các nghệ nhân ngoài tỉnh như tôi có thể tham quan và khám phá phong cảnh, con người tại Gia Lai”.
Ảnh: H.SHội thi lần này có tổng số 429 lồng dự thi, với 13 vòng thi đấu, trong đó 10 vòng sơ loại và 3 vòng chung kết. Cơ cấu giải thưởng khá hấp dẫn với giải nhất là một xe Honda Air Blade, giải nhì ti vi LG 42 inch, giải ba ti vi LG 32 inch và nhiều giải khác. Bên cạnh đó, 42 doanh nghiệp, các câu lạc bộ chào mào và anh em nghệ nhân tham gia hội thi đã quyên góp 60 triệu đồng tổ chức hoạt động từ thiện. Ông Trần Văn Tính-Chủ tịch Hội Chào mào tỉnh Gia Lai cho biết: “Trước lúc bắt đầu hội thi, Ban tổ chức hội thi và Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã trao 600 suất quà, mỗi suất trị giá 100.000 đồng bằng hiện vật cho trẻ em nhiễm chất độc da cam; 36 suất quà, mỗi suất trị giá 350.000 đồng cho người già không nơi nương tựa và 10 suất học bổng, mỗi suất trị giá 700.000 đồng cho các em học sinh nghèo, khuyết tật vượt khó”.
Kết thúc hội thi, giải nhất thuộc về nghệ nhân Ngô Thanh Hùng là chủ nhân chú chim cảnh mang số báo danh 168. Hội thi khép lại trong không khí vui tươi, hồ hởi. Không chỉ những nghệ nhân đoạt giải trong hội thi lần này mà những nghệ nhân ra về “tay trắng” ai cũng vui, bởi cái quan trọng nhất đọng lại sau hội thi chính là một sân chơi lành mạnh, qua đó các nghệ nhân có thể giao lưu học hỏi lẫn nhau, phát triển thêm mối thâm tình bằng hữu giữa các nghệ nhân trong và ngoài tỉnh. Và, điều đặc biệt nữa là ngoài thú chơi ra, mỗi nghệ nhân đã có sự đóng góp để giúp đỡ những trẻ em nhiễm chất độc da cam, những người già neo đơn và trẻ em nghèo vượt khó có thêm nghị lực khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Người Huế Với Thú Chơi Chim Cảnh
Tiếp tục tìm hiểu quanh một số tụ điểm chơi chim khác , biết được giá cả các loại chim cảnh trên địa bàn Thừa Thiên Huế rất khác nhau , tùy theo chất lượng (đẹp, hót hay, đá giỏi) của mỗi loại chim mà giá trị của chúng cũng cao thấp khác nhau. Giá một con chim chào mào mới bẩy về có giá 80 đến 150 ngàn đồng. Chim chào mào “đứng lồng” (khi người đến gần chim không hoảng sợ) giao động từ khoảng 200 – 250 nghìn đồng/con; chim chích chòe lửa, chích chòe than bổi mới bẩy về có giá 250 – 300 nghìn đồng/con; chim họa mi, khướu bổi có giá từ 700 – 900 nghìn đồng/con và các loại chim như cu gáy, vành khuyên, sơn ca thì giá từ vài chục nghìn đồng đến vài trăm triệu đồng tùy thuộc vào tố chất từng con. Những con có tố chất tốt thường có giá rất cao mà chỉ những người sành chơi mới định giá được.
Anh Tuấn, chủ một của hàng bán chim trên đường Đinh Tiên Hoàng cho biết: “Gần đây phong trào chơi chim rất phát triển nên chim bán rất chạy. Chúng tôi lấy hàng từ nhiều nguồn, nhưng nhiều nhất vẫn là từ những người đi bẫy chim ở các vùng núi như Bình Điền, A Lưới, Phong Điền… và một số tỉnh lân cận. Kinh doanh thế này thôi chứ chủ yếu là thỏa mãn đam mê là chính. Ở đây chim có giá bao nhiêu cũng có từ tiền trăm đến tiền triệu”.
Lý do khiến ngày càng có nhiều người theo đuổi thú chơi chim cảnh bởi nó giúp con người thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, chơi chim cảnh giúp người ta kiềm chế được tính nóng nảy của bản thân và tập tính kiên nhẫn. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có khá nhiều quán cà phê nhỏ vừa kinh doanh cà phê, vừa là nơi gặp gỡ của những người yêu chim. Quán cà phê “Những người thích chơi Chim” ở đường Điện Biên Phủ là một ví dụ. Mặt dù số lượng lồng chim ở đây không nhiều, thế nhưng lại có nhiều người đến để được nghe chim hót. Vừa ngồi nhâm nhi ly cà phê, vừa lắng nghe tiếng hót thánh thót của những chú chim thật không gì có thể thoải mái hơn. Qua tiếng chim, người sành chơi có thể đánh giá được chú chim đó là như thế nào. Anh Ngọc Duy, hiện đang là nhân viên lái taxi hãng Mai Linh cũng có sở thích chơi chim cho biết: “Để có thể đánh giá được một con chim thì phải căn cứ vào giọng hót của nó là chủ yếu. Mỗi loài cho một giọng khác nhau và tùy thuộc vào sở thích mỗi người mà họ chọn cho mình những con chim ưng ý. Dung mạo của những chú chim cũng khá quan trọng. Nhìn màu lông, sải cánh, vảy chân… người chơi chim có thể biết được “cá tính” của từng con. Đó là những kinh nghiệm lựa chọn chim của những người sành chơi”.
Ngoài việc lựa chọn cho mình một chú chim ưa ý, người chơi chim còn phải lựa chọn cho mình một chiếc lồng phù hợp với chim cũng như tình hình kinh tế của bản thân. Mâu thuẫn lớn nhất của thú chơi chim cảnh chính là lồng nhốt. Chim cảnh thường được nhốt trong lồng nhưng chính yếu tố này lại làm mất “tự do” của chim. Vì vậy, việc thiết kế đặc điểm lồng chim hợp lý sẽ làm giảm mâu thuẫn ấy. Sự phù hợp đó cũng chỉ tồn tại với từng loại chim khác nhau. Nếu là chim sơn ca hay họa mi, người chơi thường làm lồng bằng tre hay gỗ vót nhỏ, lồng cao và mảnh. Còn hồng hoàng, ngọc yến thì dùng lồng thấp và nhỏ hơn. Sáo, két, nhồng, cưỡng… thường được nuôi trong những chiếc lồng có hình quả chuông úp. Ngoài tre và gỗ, vật liệu làm lồng chim có cả đồi mồi và ngà voi. Thường những chiếc lồng tre, lồng sắt có giá từ 150 đến 500 ngàn/cái. Còn những chiếc lồng bằng gỗ có chạm trổ tinh vi có giá từ 2 triệu đồng đến vài chục triệu đồng/cái. Người chơi chim có thể mua lồng ngay ở cửa hàng bán chim.
Việc chăm sóc và phòng bệnh cho chim cũng được người chơi quan tâm đặc biệt. Thức ăn của mỗi loài chim là khác nhau. Tuy nhiên, đa số đồ ăn này được bày bán sẵn ngoài chợ. Người sở hữu những chú chim lý thú cần chú ý tắm cho chim, chữa trị cho chúng mỗi khi bị bệnh, chống rét vào mùa đông, chống nắng mùa hè…
Theo THANH NHÀN (TRT)
Tuy nhiên, điều đáng bàn là khi nuôi chim trở thành phong trào rộng khắp thì kéo theo đó là nạn săn bắt, bẫy chim rừng, nhất là những loài quý hiếm nằm trong sách Đỏ. Người chơi chim trên địa bàn tỉnh đều mong muốn địa phương cần sớm thành lập Hội chơi chim cảnh để giới chơi chim có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tổ chức các cuộc thi, bảo tồn, lai tạo các giống chim quý, không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thú Chơi Chim Chào Mào trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!